Chương 5: Tiêu hóa

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 8: tại đây

Giải Vở Bài Tập Sinh Học 8 – Bài 28: Tiêu hóa ở ruột non giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:

    I – Bài tập nhận thức kiến thức mới

    Bài tập 1 (trang 72 VBT Sinh học 8): Căn cứ vào thông tin trong SGK, dự đoán xem ở ruột non có thể diễn ra các hoạt động tiêu hóa nào?

    Trả lời:

    Ruột non diễn ra các hoạt động tiêu hóa thức ăn về mặt lí học và hóa học, trong đó, biển đổi về mặt hóa học là chủ yếu.

    Bài tập 2 (trang 72 VBT Sinh học 8):

    1.Thức ăn xuống tới ruột non còn chịu sự biến đổi lí học nữa không? Nếu còn thì biểu hiện như thế nào?

    2.Sự biến đổi hóa học ở ruột non được biểu hiện đối với những loại chất nào trong thức ăn? Biểu hiện như thế nào?

    3.Vai trò của lớp cơ trong thành ruột non là gì?

    Trả lời:

    1.Thức ăn xuống tới ruột non vẫn chịu sự biến đổi lí học. Sự co bóp phối hợp của các cơ thành ruột giúp thức ăn được đảo trộn, thấm đều dịch tiêu hóa và tạo lực đẩy đẩy thức ăn dần xuống các phần tiếp theo của ruột.

    2.Ở ruột, có đủ các loại enzim biến đổi thức ăn từ các chất phức tạp thành chất dinh dưỡng có thể hấp thụ được:

    – Tinh bột và đường đôi → đường đơn

    – Prôtêin → axit amin

    – Lipit → axit béo và glixêrin

    – Axit nuclêic → các thành phần cấu tạo của nuclêôtit

    3.Lớp cơ trong thành ruột giúp tạo lực đẩy thức ăn dần xuống phần tiếp theo của ruột, đồng thời giúp thức ăn thấm đều dịch mật, dịch tụy và dịch ruột.

    II – Bài tập tóm tắt và ghi nhớ kiến thức cơ bản

    Bài tập (trang 72 VBT Sinh học 8): Điền nội dung thích hợp vào chỗ trống của những câu sau:

    Trả lời:

    Thức ăn xuống đến ruột non được biến đổi tiếp về mặt hóa học là chủ yếu. Nhờ có nhiều tuyến tiêu hóa hỗ trợ như gan, tụy, các tuyến ruột, nên ở ruột non có đủ các loại enzim phân giải các phân tử phức tạp của các thức ăn (gluxit, lipit, prôtêin) thành các chất dinh dưỡng có thể hấp thụ được: đường đơn, glixêrin, axit béo và axit amin.

    III – Bài tập củng cố, hoàn thiện kiến thức

    Bài tập 1 (trang 72-73 VBT Sinh học 8): Một người bị triệu chứng thiếu axit trong dạ dày thì sự tiêu hóa ở ruột non có thể thế nào?

    Trả lời:

    Một người bị triệu chứng thiếu axit dạ dày thì sự tiêu hóa ở ruột non có thể diễn ra như sau :

    Môn vị thiếu tín hiệu đóng nên thức ăn sẽ qua môn vị xuống ruột non liên tục và nhanh hơn, thức ăn sẽ không đủ thời gian thấm đều dịch tiêu hóa ở ruột non nên hiệu quả tiêu hóa sẽ thấp.

    Bài tập 2 (trang 73 VBT Sinh học 8): Hãy đánh dấu × vào ô ở đầu câu trả lời không đúng.

    Trả lời:

    Với một khẩu phần thức ăn đầy đủ các chất và sự tiêu hóa diễn ra ở ruột non có hiệu quả thì thành phần các chất dinh dưỡng sau tiêu hóa là:

    x a) Axit amin.
    x b) Glixêrin.
    x c) Đường đơn.
    x d) Chất xơ.
    x e) Axit béo.

     

    Bài giải này có hữu ích với bạn không?

    Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

    Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1117

    Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

    --Chọn Bài--

    Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

    Tải xuống