Xem toàn bộ tài liệu Lớp 9: tại đây
- Sách Giáo Khoa Sinh Học Lớp 9
- Giải Sinh Học Lớp 9
- Giải Sách Bài Tập Sinh Học Lớp 9
- Sách Giáo Viên Sinh Học Lớp 9
- Sách Bài Tập Sinh Học Lớp 9
Giải Vở Bài Tập Sinh Học 9 – Bài 30: Di truyền học với con người giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:
Bài tập 1 trang 67 VBT Sinh học 9: Nghiên cứu trường hợp sau: Người con trai và người con gái bình thường, sinh ra từ gia đình đã có người mắc chứng câm điếc bẩm sinh. Trả lời các câu hỏi sau:
a) Em hãy thông tin cho đôi trai, gái này biết đây là loại bệnh gì?
b) Bệnh do gen trội hay gen lặn quy định? Tại sao?
c) Nếu họ lấy nhau, sinh con đầu lòng bị câm điếc bẩm sinh thì họ có nên tiếp tục sinh con nữa không? Tại sao?
Trả lời:
a) Câm điếc bẩm sinh là bệnh di truyền ở người.
b) Bệnh do gen lặn quy định, vì trong gia đình của hai người đều có người bị câm điếc bẩm sinh nhưng không phải tất cả mọi người đều bị bệnh.
c) Nếu họ lấy nhau, sinh con đầu lòng bị câm điếc bẩm sinh thì nghĩa là cả cơ thể bố và mẹ đều mang alen gây bệnh, tuy nhiên xác suất sinh ra con không bị bệnh của họ trong mỗi lần sinh là 75%. Do đó, cặp vợ chồng này vẫn có thể sinh thêm con.
Bài tập 2 trang 67 VBT Sinh học 9: Hãy trả lời các câu hỏi sau:
a) Tại sao kết hôn gần làm suy thoái giống nòi?
b) Tại sao những người có quan hệ huyết thống từ đời thứ tư trở đi thì được Luật Hôn nhân và gia đình cho phép kết hôn với nhau?
Trả lời:
a) Kết hôn gần làm tăng khả năng các đột biến lặn có hại được biểu hiện ở cơ thể đồng hợp lặn, do đó gây nên nhiều các bệnh tật không mong muốn, làm suy thoái giống nòi.
b) Trải qua 3 đời trước, các đột biến lặn đã được trung hòa bớt bởi các cơ thể không có cùng huyết thống, do đó khi các cặp vợ chồng có quan hệ huyết thống từ đời thứ 4 kết hôn với nhau sẽ hạn chế nguy cơ xuất hiện trạng thái đồng hợp lặn ở các gen gây bệnh.
Bài tập 3 trang 67-68 VBT Sinh học 9: Sử dụng tư liệu bảng 30.1 SGK để giải thích cho quy định “Hôn nhân một vợ, một chồng” của Luật Hôn nhân và gia đình là có cơ sở sinh học. Vì sao nên cấm chẩn đoán giới tính thai nhi?
Trả lời:
“Hôn nhân một vợ, một chồng” đảm bảo hạnh phúc gia đình, cha mẹ có đủ thời gian chăm lo cho các con, vợ chồng tin tưởng và chăm sóc lẫn nhau và đảm bảo được nam/nữ đến tuổi đều có thể kết hôn.
Cấm chẩn đoán giới tính thai nhi để tránh hiện tượng sinh con theo giới tính mong muốn, đảm bảo tỉ lệ nam/nữ luôn ở trạng thái cân bằng
Bài tập 4 trang 68 VBT Sinh học 9: Dựa vào tư liệu bảng 30.2 SGK, hãy cho biết: Nên sinh con ở lứa tuổi nào để đảm bảo giảm thiểu tỉ lệ trẻ sơ sinh mắc bệnh Đao?
Trả lời:
Nên sinh con ở lứa tuổi từ 20 – 34 để đảm bảo giảm thiểu tỉ lệ trẻ sơ sinh mắc bệnh Đao.
Bài tập 1 trang 68 VBT Sinh học 9: Chức năng của Di truyền học tư vấn là (chọn phương án trả lời đúng nhất)
A. cung cấp thông tin về các tật, bệnh di truyền ở người
B. chẩn đoán các tật, bệnh di truyền ở người
C. cho lời khuyên liên quan đến tật bệnh di truyền ở người
D. cả A, B và C
Trả lời:
Chọn phương án D. cả A, B và C
Giải thích: dựa vào nội dung SGK mục I trang 86
Bài tập 2 trang 68 VBT Sinh học 9: Điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau:
Di truyền học người đã giải thích quy định trong Luật Hôn nhân và gia đình “những người có quan hệ huyết thống trong vòng ………….. không được kết hôn với nhau” và cho thấy hôn nhân một vợ một chồng, phụ nữ tuổi đã cao không nên ……………. là có cơ sở sinh học.
Các chất phóng xạ và các hóa chất có trong tự nhiên hoặc do con người tạo ta đã …………….. độ ô nhiễm môi trường, tăng tỉ lệ người mắc bệnh, tật di truyền nên cần phải đấu tranh chống vũ khí hạt nhân, vũ khí hóa học và chống ô nhiễm môi trường.
Trả lời:
Di truyền học người đã giải thích quy định trong Luật Hôn nhân và gia đình “những người có quan hệ huyết thống trong vòng 3 đời không được kết hôn với nhau” và cho thấy hôn nhân một vợ một chồng, phụ nữ tuổi đã cao không nên sinh con là có cơ sở sinh học.
Các chất phóng xạ và các hóa chất có trong tự nhiên hoặc do con người tạo ta đã làm tăng độ ô nhiễm môi trường, tăng tỉ lệ người mắc bệnh, tật di truyền nên cần phải đấu tranh chống vũ khí hạt nhân, vũ khí hóa học và chống ô nhiễm môi trường.
Bài tập 1 trang 69 VBT Sinh học 9: Di truyền y học tư vấn có những chức năng gì?
Trả lời:
Chức năng của di truyền y học tư vấn: chẩn đoán, cung cấp thông tin và cho lời khuyên về bệnh, tật di truyền ở người.
Bài tập 2 trang 69 VBT Sinh học 9: Các quy định sau đây dựa trên cơ sở khoa học nào: Nam giới chỉ được lấy một vợ, nữ giới chỉ được lấy một chồng, những người có quan hệ huyết thống trong vòng 3 đời không được kết hôn với nhau?
Trả lời:
Cơ sở khoa học của “Nam giới chỉ được lấy một vợ, nữ giới chỉ được lấy một chồng”: tỉ lệ nam/nữ luôn dao động cân bằng quanh tỉ lệ 1:1, nếu nam (nữ) lấy nhiều hơn 1 vợ (chồng) thì sẽ phá vỡ cân bằng giữa hai giới.
Cơ sở khoa học của “những người có quan hệ huyết thống trong vòng 3 đời không được kết hôn với nhau”: kết hôn gần làm tăng tỉ lệ đột biến lặn có hại được biểu hiện ở cơ thể đồng hợp.
Bài tập 3 trang 69 VBT Sinh học 9: Tại sao phụ nữ không nên sinh con ở độ tuổi ngoài 35? Tại sao cần phải đấu tranh chống ô nhiễm môi trường?
Trả lời:
Phụ nữ không nên sinh con ở độ tuổi ngoài 35 vì sẽ làm tăng khả năng sinh ra trẻ mắc bệnh Đao (trên 0,33%)
Cần đấu tranh chống ô nhiễm môi trường nhằm hạn chế nguyên nhân gây nên các bệnh, tật di truyền ở người