Giải Vở Bài Tập Sinh Học Lớp 9

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 9: tại đây

Giải Vở Bài Tập Sinh Học 9 – Bài 50: Hệ sinh thái giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:

Bài tập 1 trang 117 VBT Sinh học 9: Quan sát hình 50.1 SGK và cho biết:

a) Những thành phần vô sinh và hữu sinh có thể có trong hệ sinh thái rừng.

b) Lá và cành cây mục là thức ăn của những sinh vật nào?

c) Cây rừng có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống động vật rừng?

d) Động vật rừng ảnh hưởng như thế nào tới thực vật?

e) Nếu như rừng bị cháy mất hầu hết các cây gỗ lớn, nhỏ và cỏ thì điều gì sẽ xảy ra đối với các loài động vật? Tại sao?

Trả lời:

a) Thành phần vô sinh: đất, đá, nước, thảm mục, không khí, ánh sáng, nhiệt độ,…

Thành phần hữu sinh: thực vật, động vật, nấm, vi sinh vật,…

b) Lá và cành cây là thức ăn của sinh vật phân giải: nấm, vi khuẩn, giun đất,…

c) Cây rừng cung cấp thức ăn, nơi ở, … cho các động vật sống trong rừng.

d) Động vật sử dụng thực vật làm thức ăn, nơi ở, các chất thải từ động vật làm màu mỡ đất đai để thực vật phát triển, động vật cũng giúp phát tán thực vật.

e) Nếu rừng bị cháy, các động vật sẽ mất đi nơi ở và nguồn thức ăn, môi trường sống của các loài động vật sẽ bị thay đổi theo hướng tiêu cực.

Vì: rừng là nơi ở và sinh sống của các loài động vật, rừng bị tàn phá thì động vật sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng.

Bài tập 2 trang 117-118 VBT Sinh học 9: Quan sát hình 50.2 SGK và thực hiện các bài tập sau đây:

a) Hãy điền nội dung phù hợp vào chỗ chấm của các chuỗi thức ăn sau:

………………….. → Chuột → ……………………..

………………….. → Bọ ngựa → .…………………….

………………….. → Sâu → ……………………..

………………….. → ………….. → ……………………..

………………….. → ………….. → ……………………..

b) Nhận xét về mối quan hệ giữa một mắt xích với mắt xích đứng trước và mắt xích đứng sau trong chuỗi thức ăn:

c) Hãy điền tiếp các từ phù hợp vào mỗi chỗ trống trong câu sau:

Chuỗi thức ăn là một dãy gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau. Mỗi loài trong chuỗi thức ăn vừa là sinh vật tiêu thụ mắt xích phía …………, vừa là sinh vật bị mắt xích …………… tiêu thụ.

Trả lời:

a) cây cỏ → Chuột → rắn

sâu ăn lá → Bọ ngựa → rắn

lá cây → Sâu → cầy

chuột → cầy → đại bàng

cây cỏ → hươu → hổ

b) Mối quan hệ giữa các mắt xích liên tiếp: mắt xích đứng trước là thức ăn của mắt xích đứng sau.

c) Chuỗi thức ăn là một dãy gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau. Mỗi loài trong chuỗi thức ăn vừa là sinh vật tiêu thụ mắt xích phía trước, vừa là sinh vật bị mắt xích phía sau tiêu thụ.

Bài tập 3 trang 118 VBT Sinh học 9: Quan sát hình 50.2 SGK và cho biết:

a) Sâu ăn lá cây tham gia vào những chuỗi thức ăn nào?

b) Hãy xếp các sinh vật theo từng thành phần chủ yếu của hệ sinh thái.

– Sinh vật sản xuất:

– Sinh vật tiêu thụ cấp 1:

– Sinh vật tiêu thụ cấp 2:

– Sinh vật tiêu thụ cấp 3:

– Sinh vật phân giải:

Trả lời:

a) Sâu ăn lá tham gia các chuỗi thức ăn:

    + cây gỗ – sâu ăn lá – bọ ngựa – rắn

    + cây gỗ – sâu ăn lá – chuột – rắn

    + cây gỗ – sâu ăn lá – cầy – đại bàng

    + cây gỗ – sâu ăn lá – cầy – hổ

    + cây gỗ – sâu ăn lá – chuột – cầy – đại bàng

    + cây gỗ – sâu ăn lá – chuột – cầy – hổ

b) – Sinh vật sản xuất: cây cỏ, cây gỗ

– Sinh vật tiêu thụ cấp 1: chuột, sâu ăn lá, hươu

– Sinh vật tiêu thụ cấp 2: rắn, cầy, chuột, bọ ngựa

– Sinh vật tiêu thụ cấp 3: đại bàng, hổ , rắn

– Sinh vật phân giải: vi sinh vật, giun đất, nấm, địa y.

Tùy từng lưới thức ăn dể xác định nhóm sinh vật cho phù hợp.

Bài tập 1 trang 118 VBT Sinh học 9: Điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau:

Hệ sinh thái bao gồm ……………… và ……………… của quần xã (sinh cảnh), Hệ sinh thái là một hệ thống …………….. và tương đối …………….

Các sinh vật trong quần xã gắn bó với nhau bởi nhiều mối quan hệ, trong đó quan hệ ……………… có vai trò quan trọng được thể hiện qua ………………….. và ……………..

Trả lời:

Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và môi trường sống của quần xã (sinh cảnh). Hệ sinh thái là một hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định.

Các sinh vật trong quần xã gắn bó với nhau bởi nhiều mối quan hệ, trong đó quan hệ dinh dưỡng có vai trò quan trọng được thể hiện qua chuỗi và lưới thức ăn.

Bài tập 2 trang 118-119 VBT Sinh học 9: Một lưới thức ăn hoàn chỉnh gồm những thành phần chủ yếu nào? (chọn phương án trả lời đúng nhất)

A. Sinh vật sản xuất

B. Sinh vật tiêu thụ

C. Sinh vật phân giải

D. Cả A, B và C

Trả lời:

Chọn đáp án D. Cả A, B và C

Giải thích: dựa theo nội dung mục Ghi nhớ SGK trang 152.

Bài tập 1 trang 119 VBT Sinh học 9: Hãy cho ví dụ về một hệ sinh thái, phân tích các thành phần chính trong hệ sinh thái đó.

Trả lời:

Ví dụ: Hệ sinh thái ao nước tự nhiên

Thành phần chính: sinh vật sản xuất: các loài thực vật thủy sinh; sinh vật tiêu thụ: cua, tôm, cá,… ; sinh vật phân giải: vi sinh vật, động vật đáy.

Bài tập 2 trang 119 VBT Sinh học 9: Hãy vẽ một lưới thức ăn, trong đó có các sinh vật: cây cỏ, bọ rùa, ếch nhái, rắn, châu chấu, diều hâu, nấm, vi khuẩn, cáo, gà rừng, dê, hổ. Một số gợi ý thức ăn như sau:

– Cây cỏ là thức ăn của bọ rùa, châu chấu

– Ếch nhái ăn bọ rùa, châu chấu

– Rắn ăn ếch nhái, châu chấu

– Gà ăn cây cỏ và châu chấu

– Cáo ăn thịt gà

Trả lời:

Bài tập 3 trang 119 VBT Sinh học 9: Các hệ sinh thái bao gồm những nhóm chính nào? (chọn phương án trả lời đúng nhất)

A. Nhóm các hệ sinh thái trên cạn, nhóm các hệ sinh thái nước mặn

B. Nhóm các hệ sinh thái nước mặn, nhóm các hệ sinh thái nước ngọt

C. Nhóm các hệ sinh thái nước ngọt, nhóm các hệ sinh thái trên cạn

D. Cả A, B và C

Trả lời:

Chọn đáp án D. Cả A, B và C

Giải thích: Dựa theo nội dung mục Em có biết? SGK trang 153.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1139

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống