VBT Tiếng Việt 5 Tập 2

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 5: tại đây

Bài 1: Tìm những cái thích hợp điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh bài văn sau:

(1) Chữ r, d hoặc gi.

(2) Chữ o hoặc ô (thêm dấu thanh thích hợp).

Trả lời:

Tháng giêng của bé

Đồng làng vương chút heo may

Mầm cây tỉnh giấc, vườn đầy tiếng chim

Hạt mưa mải miết trốn tìm

Cây đào trước cửa lim dim mắt cười

Quất gom từng hạt nắng rơi

Làm thành quả – những một trời vàng mơ

Tháng giêng đến tự bao giờ ?

Đất trời viết tiếp bài thơ ngt ngào.

Bài 2:

Trả lời:

a) Điền vào chỗ trống tiếng bắt đầu bằng r, d, hoặc gi :

Làm việc cho cả ba thời

Có một con ve thấy bác nông dân nọ làm việc miệt mài, từ sáng đến tối chẳng lúc nào ngơi, liền tò mò hỏi :

– Bác làm việc quần quật như thế để làm gì ?

Bác nông dân đáp :

– Tôi làm cho cả ba thời nên không thể ngừng tay.

Ve nghĩ mãi không ra lại hỏi :

– Thế nào là làm việc cho cả ba thời ?

Bác nông dân ôn tồn giảng giải:

– Trước hết, tôi phải làm việc để nuôi thân. Đó là làm việc cho hiện tại. Nhà tôi còn bố mẹ già .Làm việc để phụng dưỡng bố mẹ là làm vì quá khứ. Còn làm để nuôi con là dành dụm cho tương lai. Sau này tôi già, các con tôi lại nuôi tôi như bây giờ tôi đang phụng dưỡng cha mẹ.

b) Điền vào chỗ trống vần chứa o hoặc ô. Giải câu đố :

– Hoa gì đơm lửa rực hồng

Lớn lên hạt ngọc đầy trong bị vàng ?

Là hoa lựu

– Hoa nở trên mặt nước

Lại mang hạt trong mình

Hương bay qua hồ rộng

Lá đội đầu mướt xanh.

Là cây hoa sen

1. Nhận xét: Đọc đoạn văn sau (các câu văn đã được đánh số thứ tự) và thực hiện yêu cầu ở dưới.

Trả lời:

1. Gạch một gạch ( – ) dưới bộ phận chủ ngữ, gạch hai gạch ( = ) dưới bộ phận vị ngữ trong mỗi câu văn trên.

2. Xếp các câu trên vào nhóm thích hợp :

a) Câu đơn (câu do một cụm chủ ngữ – vị ngữ tạo thành): Câu số 1

b) Câu ghép (câu do nhiều cụm chủ ngữ – vị ngữ bình đẳng với nhau tạo thành): Câu số 2

2. Luyện tập:

Bài 1:

Trả lời:

a) Đọc các câu văn đã được đánh số thứ tự. Ghi dấu x vào ô trống trước những câu là câu ghép :
b) Đánh dấu gạch xiên ( / ) để xác định các vế câu trong từng câu ghép vừa tìm được.

Bài 2: Có thể tách mỗi vế câu ghép vừa tìm được ở bài tập trên thành một câu đơn được không ? Vì sao ?

Trả lời:

Không thể tách mỗi vế câu ghép ở các câu trên thành câu đơn, vì mỗi ý trong câu có sự liên kết với nhau rất chặt chẽ, ý này nối tiếp ý kia.

Bài 3: Thêm một vế câu thích hợp vào chỗ trống để tạo thành câu ghép :

a) Mùa xuân đã về, hoa trong vườn đua nhau khoe sắc.

b) Mặt trời mọc, không khí ấm dần lên.

c) Trong truyện cổ tích Cây khế, người em chăm chỉ, hiền lành, còn người anh thì tham lam, xảo quyệt.

d) Vì trời mưa to nên đường trơn trượt.

Bài 1: Đọc hai đoạn mở đầu bài văn tả người (bài 1, sách Tiếng Việt 5, tập hai, trang 12) và cho biết cách mở bài ở hai đoạn này có gì khác nhau ? Viết câu trả lời vào bảng sau :

Trả lời:

Đoạn mở bài Cách mở bài
a Mở bài trực tiếp: giới thiệu một cách trực tiếp người định tả.
b Mở bài gián tiếp: giới thiệu hoàn cảnh, sau đó mới giới thiệu người được tả.

Bài 2: Viết hai đoạn mở bài (trực tiếp và gián tiếp) cho một trong bốn đề văn dưới đây :

Trả lời:

– Đoạn mở bài trực tiếp :

Đề a : Trong nhà em yêu nhất là chị Hai em.

Đề b : Trong số những người bạn của mình, em chơi thân nhất là bạn Lệ.

Đề c : Mỗi người đều thích một hoặc vài ca sĩ khác nhau, riêng em rất thích ca sĩ nhỏ tuổi Hải Như ở Nhà Văn hóa Thiếu nhi quận 10.

Đề d : Em rất thích xem hài, nhất là các chương trình “Gặp nhau cuối tuần” có cô Hồng Vân biểu diễn.

– Đoạn mở bài gián tiếp :

Đề a : Tan học, vừa xếp hàng xong em liền chạy ngay ra cổng. Ngày nào cũng vậy, em biết chị Hai đang đứng chờ em ngoài đó. Lần nào ra đến nơi em cũng đã thấy chị, với nụ cười hiền từ chị hỏi han tình hình học tập trong ngày của em rồi chị hai ra về.

Đề b : Có một người bạn thân hiểu mình và cùng chơi, cùng học thật là thích ! Em và Lệ vẫn thường bảo nhau như thế, vì em và bạn ấy chơi với nhau rất thân. Nhà hai đứa ở gần, lại học chung một lớp, ngồi chung một tổ, không còn gì bằng !

Đề c : Nhà em ai cũng yêu âm nhạc. Ba bảo vì âm nhạc có tác dụng kết nối tình bè bạn. Ba và mẹ đều thích nghe nhạc hòa tấu, anh hai thích nghe nhạc nước ngoài, còn em, em rất thích cô ca sĩ nhỏ tuổi Hải Như. Nhìn bạn ấy biểu diễn trên sân khấu em cảm thấy bạn ấy rất nhập tâm, bạn hát bằng cả trái tim.

Đề d: “Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ”. Ba em vẫn thường nói vui như thế mỗi khi đưa cả nhà đi xem hài kịch. Ba rất thích danh hài Bảo Quốc, còn em và mẹ thích cô Hồng Vân. Em thường bảo : “Xem cô Hồng Vân biểu diễn vừa duyên dáng vừa được cười thoải mái”. Nghe em nói, mẹ mỉm cười đồng ý.

1. Nhận xét:

Bài 1: Đánh dấu gạch xiên (/) ngăn cách các vế câu trong từng câu ghép dưới đây :

Trả lời:

a) (1)Súng kíp của ta mới bắn một phát / thì súng của họ đã bắn được năm, sáu mươi phát. (2)Quan ta lạy súng thần công bốn lạy rồi mới bắn /, trong khi ấy đại bác của họ đã bắn được hai mươi viên.

b) (3)Cảnh tượng xung quanh tôi đang có sự thay đổi lớn /: hôm nay tôi đi học.

c) (4)Kia là những mái nhà đứng sau lũy tre /; đây là mái đình cong cong ; / kia nữa là sân phơi.

Bài 2: Ranh giới giữa các vế câu được đánh dấu bằng những từ hoặc những dấu câu nào ? Viết câu trả lời vào bảng sau :

Trả lời:

Câu ghép Ranh giới giữa các vế câu được đánh dấu bằng
1 Hai vế câu được đánh dấu ranh giới bằng từ “ thì ”.
2 Hai vế câu được đánh dấu ranh giới bằng dấu phẩy (,).
Câu ghép Ranh giới giữa các vế câu được đánh dấu bằng
3 Hai vế câu được đánh dấu ranh giới bằng dấu hai chấm (:)
4 Ba vế câu được đánh dấu ranh giới bằng dấu chấm phẩy (;)

2. Luyện tập:

Bài 1: Gạch dưới các câu ghép :

Trả lời:

a) Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.

b) Anh bắt lấy thỏi thép hồng như bắt lấy một con cá sống. Dưới những nhát búa hăm hở của anh, con cá lửa ấy vùng vẫy, quằn quại, giãy lên đành đạch. Nó nghiến răng ken két, nó cưỡng lại anh, nó không chịu khuất phục.

c) Tôi ngắt một chiếc lá sòi đỏ thắm thả xuống dòng nước. Một chú nhái bén tí xíu như đã phục sẵn từ bao giờ nhảy phóc lên ngồi chễm chệ trên đó. Chiếc lá thoáng tròng trành, chú nhái bén loay hoay cố giữ thăng bằng rồi chiếc thuyền đỏ thắm lặng lẽ xuôi dòng.

– Trong mỗi câu ghép nói trên, các câu nối với nhau bằng cách nào ?

Câu ghép Cách nối các vế câu
Trong đoạn a Trong đoạn có một câu ghép, 4 vế trong câu ghép được nối với nhau trực tiếp, giữa các vế có dấu phẩy.
Trong đoạn b Trong đoạn có một câu ghép. Trong câu ghép có 3 vế câu, các vế câu được nối với nhau trực tiếp, giữa các vế là dấu phẩy.
Trong đoạn c Trong đoạn có một câu ghép. Trong câu ghép có 3 vế câu, vế 1 và vế 2 nối với nhau trực tiếp, giữa hai vế có dấu phẩy, vế 2 nối với vế 3 bằng quan hệ từ “rồi”.

Bài 2: Viết đoạn văn từ 3 đến 5 câu tả ngoại hình một người bạn của em, trong đoạn văn đó có ít nhất một câu ghép. Gạch dưới câu ghép có trong đoạn văn. Cho biết các về trong câu ghép được nối với nhau bằng cách nào.

Trả lời:

(1) Bạn Thùy lớp em có làn da ram rám nắng. (2)Mái tóc bạn ấy dài và mượt / , thường được bạn ấy thắt thành hai bím xinh xinh. (3) Bạn ấy thường đi một đôi giầy màu hồng, khoác chiếc áo cũng màu hồng / nên mọi người thường gọi bạn ấy là “ Thùy hồng”

Trong đoạn có hai câu ghép :

+ Câu (2) có hai vế câu, vế 1 và vế 2 nối với nhau trực tiếp, giữa hai vế có dấu phẩy.

+ Câu (3) có hai vế câu, vế 1 và vế 2 nối với nhau bằng quan hệ từ “nên”.

Bài 1:Đọc hai đoạn kết bài (bài tập 1, sách Tiếng Việt 5, tập hai, trang 14) và cho biết cách kết bài ở hai đoạn này có gì khác nhau. Viết câu trả lời vào bảng sau :

Trả lời:

Đoạn kết bài Cách kết bài
a Kết bài không mở rộng : Sau lời tả về bà là lời nhấn mạnh tình cảm đối với bà.
b Kết bài mở rộng : Tả xong bác Tư người viết còn nói lên tình cảm với bác, bình luận về vai trò quan trọng của người nông dân đối với xã hội.

Bài 2: Viết hai đoạn kết bài theo hai cách đã biết cho một trong bốn đề văn sau :

Trả lời:

a) Tả một người thân trong gia đình em.

b) Tả một người bạn cùng lớp hoặc người bạn ở gần nhà em.

c) Tả một ca sĩ đang biểu diễn.

d) Tả một nghệ sĩ hài mà em yêu thích.

– Đoạn kết bài không mở rộng :

Đề a : Em rất yêu quý chị Hai, em muốn mình lớn lên cũng giỏi giang và dịu dàng như chị vậy.

Đề b : Vì gắn bó với nhau như vậy nên em và Lệ đều mong muốn sau này hai đứa mãi thân thiết với nhau, tình bạn càng ngày càng bền chặt.

Đề c : Em rất thích xem Hải Như biểu diễn nên em mong bạn ấy luôn có sức khỏe tốt, giữ được giọng hát của mình để tiếng hát ấy ngày càng vút cao hơn nữa.

Đề d : Tiết mục biểu diễn của cô Hồng Vân và nhóm hài của cô ấy kết thúc. Mọi người vừa cười vui vẻ vừa vỗ tay tán thưởng. Em cũng dành cho cô ấy một tràng pháo tay thật nồng nhiệt.

– Đoạn kết bài mở rộng :

Đề a : Chị Hai em giỏi giang, dịu dàng lại xinh đẹp như vậy nên trong xóm mọi người ai cũng yêu quý chị. Hôm trước, đi học về ngang nhà chú Tư hàng xóm, em nghe cô Tư nói với bé Na: “Na ăn mau, chóng lớn để xinh đẹp và giỏi như chị Hai nhà bác Tùng kìa!”, bé Na nghe mẹ nói vậy cười toe toét.

Em nghe vậy thấy trong lòng mình vui lắm. Em yêu chị mình vô cùng.

Đề b : Lệ vẫn nói với em rằng bạn ấy mong muốn mai này khi lớn lên bạn ấy sẽ trở thành cô giáo. Em tin rằng bạn ấy sẽ thực hiện được ước mơ của mình, vì bây giờ không những bạn ẩy học giỏi, chăm chỉ mà còn tốt bụng với mọi người. Trong lớp, ai cũng yêu mến bạn ấy. Em rất vui khi có một người bạn thân như Lệ.

Đề c : Bài hát kết thúc trong sự cổ vũ của mọi người. Mỗi lần xem Hải Như biểu diễn em lại càng yêu mến cô ca sĩ nhí với giọng hát vui tươi, hồn nhiên ấy. Em thầm nghĩ mai này lớn lên Hải Như sẽ trở thành một cô ca sĩ thành danh. Em tin là như vậy.

Đề d : Khi tiết mục biểu diễn kết thúc, cô Hồng Vân và nhóm hài của cô cúi chào khán giả trong tiếng pháo tay giòn giã và tiếng cười sảng khoái của mọi người. Ba em luôn nói: Những nghệ sĩ hài thật sự rất quan trọng, họ đem tài năng và sự dí dỏm của mình ra để giúp mọi người trút bỏ phiền muộn. Hãy biết yêu quý và trân trọng họ.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 969

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống