VBT Tiếng Việt 5 Tập 1

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 5: tại đây

Bài 1:

a) Chép vần của các tiếng in đậm trong câu sau vào mô hình cấu tạo vần:

b) Nêu nhận xét : các tiếng ấy có gì giống nhau và khác nhau về cấu tạo?

Trả lời:

a)

Nhận rõ tính chất phi nghĩa của cuộc chiến tranh xâm lược, năm 1949, ông chạy sang hàng ngũ quân đội ta, lấy tên Việt là Phan Lăng

Tiếng Vần
Âm đệm Âm chính Âm cuối
nghĩa …………………. ia ………………….
chiến …………………. n

b)

Giống nhau:

Hai tiếng đều có âm chính gồm hai chữ cái.

Khác nhau:

– Có hay không có âm cuối ? Tiếng “chiến” có âm cuối, tiếng “nghĩa” không có âm cuối.

– Dấu thanh đặt ở chữ cái nào ? – Tiếng “chiến” dấu thanh đặt ở chữ cái thứ hai của âm chính (nguyên âm đôi), tiếng “nghĩa” dấu thanh đặt ở chữ cái đầu của âm chính.

Bài 2: Nêu quy tắc ghi dấu thanh ở các tiếng trên :

Trả lời:

– Đối với tiếng có âm cuối, đặt dấu thanh ở chữ cái thứ hai của âm chính (nguyên âm đôi).

– Đối với tiếng không có âm cuối, đặt dấu thanh ở chữ cái thứ nhất của âm chính (nguyên âm đôi).

Bài 1:Gạch dưới từng cặp từ trái nghĩa trong mỗi thành ngữ, tục ngữ dưới đây:

Trả lời:

a) Gạn đục khơi trong.

b) Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.

c) Anh em như thể chân tay

Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần.

Bài 2: Điền vào mỗi chỗ trống một từ trái nghĩa với từ in đậm để hoàn chỉnh các thành ngữ, tục ngữ sau:

Trả lời:

a) Hẹp nhà rộng bụng.

b) Xấu người đẹp nết.

c) Trên kính dưới nhường.

Bài 3: Tìm những từ trái nghĩa với mỗi từ sau:

Trả lời:

a) Hòa bình : Chiến tranh, xung đột

b) Thương yêu : Căm ghét, ghét bỏ, thù hận, đối địch

c) Đoàn kết : Chia rẽ, xung khắc

d) Giữ gìn : Phá hoại, tàn phá, phá hủy

Bài 4: Đặt hai câu để phân biệt một cặp từ trái nghĩa vừa tìm được ở bài tập 3:

Trả lời:

a) Nhân loại luôn yêu hòa bình, sợ hãi chiến tranh.

b) Mẹ em thường dạy: “Anh em phải thương yêu, không được ghét bỏ nhau”.

c) Đội bóng mạnh cần có các cầu thủ không có tư tưởng chia rẽ, luôn phải đoàn kết với nhau.

d) Người dân ở Hội An luôn giữ gìn từng ngôi nhà xưa để không phá hủy cảnh quan của phố cổ.

Bài 1: Từ những điều đã quan sát được về trường em, hãy lập dàn ý cho bài văn tả ngôi trường.

Trả lời:

1. Mở bài : Giới thiệu về trường em

2. Thân bài :

– Tả bao quát ngôi trường

     + Hình dạng

     + Màu ngói, màu tường

– Sân trường:

     + Cột cờ, cây cối, ghế đá.

– Hoạt động vào giờ chào cờ

– Hoạt động vào giờ ra chơi

– Hoạt động vào giờ học

– Lớp học :

     + Số phòng học

     + Trang thiết bị bên trong (bàn, ghế, quạt, ảnh Bác Hồ…)

– Vườn trường:

     + Cây trong vườn, chăm sóc cây trong vườn.

3. Kết bài:

– Em rất tự hào về trường em.

– Em mong muốn trường ngày càng đẹp hơn.

– Mời các bạn ghé thăm trường em.

Bài 2: Viết một đoạn văn theo dàn ý trên :

Trả lời:

Mỗi buổi sáng, vào lúc sáu giờ, sau khi đã vệ sinh cá nhân và ăn sáng xong, em hớn hở tới trường – Ngôi trường thân yêu của em mang tên: Trường Tiểu học Kim Đồng.

Nhìn từ xa, trường em thật nổi bật, ba dãy nhà hai tầng xinh xắn tạo thành hình chữ u, mặt trước quay ra sân. Màu ngói đỏ tươi, màu tường vàng, xen kẽ là các ô cửa kính màu nâu sậm, tất cả đều toát lên vẻ thân thương, gần gũi.

Qua chiếc cổng sắt bên trên có dòng chữ: Trường Tiểu học Kim Đồng là vào đến sân trường được tráng xi măng phẳng phiu. Trước cửa phòng Ban Giám hiệu, cột cờ oai vệ vươn cao, trên đỉnh cột, lá cờ đỏ sao vàng phần phật trước gió. Hai hàng phượng trồng xen lẫn với bàng tỏa bóng mát rượi. Gốc cây được quét vôi trắng xóa và có một hàng rào nhỏ bao quanh, dưới mỗi gốc cây đặt một ghế đá. Nơi đây, mỗi sáng thứ hai, chúng em nghiêm trang chào cờ Tổ quốc, cũng là nơi chúng em chơi đùa, tập thể dục.

Ba dãy nhà lớn, nhìn thật khang trang. Các phòng học đều được trang trí như nhau : trước cửa lớp ghi rõ số phòng, tên lớp học. Trong phòng, phía trên tấm bảng đen nổi bật dòng chữ . “Học tập tốt, lao động tốt, đoàn kết tốt”. Phía góc lớp, trên tường treo tấm bảng ghi rõ năm điều Bác Hồ dạy. Phía trên, giữa bức tường chính là tấm ảnh Bác Hồ đang mỉm cười, nhìn cả lớp đầy trìu mến.

Sau dãy lớp học là khu vườn của nhà trường, có rất nhiều loại cây xanh tốt, do chúng em trồng và chăm sóc. Lối đi trải sỏi trắng, dọc hai bên là những bồn hoa đủ màu sắc xinh tươi.

Vào giờ học, sân trường vắng lặng, ba tòa nhà đứng nghiêm trang, cột cờ, hai hàng cây cũng lặng im nghe tiếng giảng bài…. Vậy mà khi giờ ra chơi đến, sân trường trở nên ồn ào. Trên các ghế đá, vài bạn gái sẽ ngồi nói chuyện với nhau, vài nhóm bạn khác chơi nhảy dây, ô ăn quan. Các bạn nam thì chơi đuổi bắt, đá cầu…

Em rất yêu quý và tự hào về trường em. Em mong muốn trường mình luôn đẹp, khang trang hơn. Khi có dịp, em đều kể cho các bạn nghe về trường của mình và mong muốn các bạn ghé thăm trường em. Em tin rằng khi đến, các bạn cũng sẽ yêu mến ngôi trường như em vậy.

Bài 1: Gạch dưới những từ trái nghĩa nhau trong mỗi thành ngữ, tục ngữ sau:

Trả lời:

a) Ăn ít ngon nhiều.

b) Ba chìm bảy nổi.

c) Nắng chóng trưa,mưa chóng tối.

d) Yêu trẻ, trẻ đến nhà ; kính già, già để tuổi cho.

Bài 2: Điền vào mỗi chỗ trống một từ trái nghĩa với từ in đậm:

Trả lời:

a) Trần Quốc Toản tuổi nhỏ mà chí lớn.

b) Trẻ già cùng đi đánh giặc.

c) Dưới trên đoàn kết một lòng.

d) Xa-xa-cô đã chết nhưng hình ảnh của em còn sống mãi trong kí ức loài người như lời nhắc nhở về thảm họa của chiến tranh hủy diệt.

Bài 3: Điền vào mỗi chỗ trống một từ trái nghĩa thích hợp :

Trả lời:

a) Việc nhỏ nghĩa lớn.

b) Áo rách khéo vá, hơn lành vụng may.

c) Thức khuya dậy sớm.

Bài 4: Tìm những từ trái nghĩa nhau (làm 2 trong 4 ý a, b, c, d) :

Trả lời:

a) Tả hình dáng:

mập – gầy, mũm mĩm – tong teo, múp míp – hom hem, – cao – thấp, cao – lùn; to tướng – bé tẹo

b) Tả hành động:

khóc – cười, nằm – ngồi, đứng – ngồi, lên – xuống, vào – ra.

c) Tả trạng thái:

sướng – khổ, hạnh phúc – khổ đau, lạc quan – bi quan, phấn chấn – ỉu xìu

d) Tả phẩm chất:

hiền – dữ, ngoan – hư, khiêm tốn – kiêu căng, trung thành – phản bội, tế nhị – thô lỗ.

Bài 5: Đặt câu để phân biệt các từ trong một cặp từ trái nghĩa em vừa tìm được ở bài tập trên.

Trả lời:

– Chú lợn ỉn nhà em béo múp míp còn con mèo thì thật hom hem.

– Mẹ đi chợ về muộn, chị em Hoa hết đứng lại ngồi chừng như sốt ruột lắm.

– Sống đừng nên bi quan, phải thật lạc quan yêu đời.

– Vì tính kiêu căng, Thỏ phải chịu thua bác Rùa khiêm tốn.

Lập dàn ý chi tiết một trong các đề bài gợi ý sau :

1. Tả cảnh một buổi sáng (hoặc trưa, chiều) trong một vườn cây (hay trong công viên, trên đường phố, trên cánh đồng, nương rẫy).

2. Tả một cơn mưa.

3. Tả ngôi nhà của em (hoặc căn hộ, phòng ở của gia đình em).

Trả lời:

Dàn ý chi tiết

(Đề số 3)

– Mở bài : Giới thiệu ngôi nhà em.

– Thân bài :

– Tả hình dáng nhìn từ phía ngoài của ngôi nhà

     + Cánh cổng, cánh cửa (cửa lớn, cửa sổ)

     + Màu ngói, màu tường.

– Bên trong các phòng:

     + Vị trí từng phòng.

     + Cách trang trí từng phòng.

     + Cách trang trí của riêng em cho phòng của mình.

– Vườn nhà:

     + Cây cỏ trong vườn

– Ngoài phòng mình ra em yêu nhất căn phòng nào, vì sao ?

– Hoạt động của gia đình

– Kết bài:

– Em rất yêu quý ngôi nhà của mình

– Nếu có điều kiện, mời các bạn ghé thăm.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 1094

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống