1. Con người và sức khỏe

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 3: tại đây

Câu 1 (trang 21 Vở bài tập Tự nhiên và Xã hội 3): Dựa vào các hình ở trang 32 sách giáo khoa để phân tích một số việc làm có lợi hoặc có hại đối với cơ quan thần kinh rồi điền vào bảng sau:

Trả lời:

Hình Việc làm Tại sao việc làm đó là có lợi? Tại sao việc làm đó là có hại?
1 Một bạn đang ngủ Khi ngủ, cơ quan thần kinh được nghỉ ngơi.
2 Các bạn đang chơi trên bãi biển Khi vui chơi thoải mái, cơ quan thần kình được nghỉ ngơi.
3 Một bạn đang thức đến 11 giờ đêm để đọc sách Thức muộn, cơ quan thần kinh sẽ bị hoạt động nhiều gây mệt mỏi
4 Chơi trò chơi điện tử Chơi nhiều sẽ làm mỏi mắt, làm mỏi bộ não
5 Xem biểu diễn văn nghệ Xem văn nghệ giúp bộ não giải trí, thoải mái đầu ốc
6 Bố, mẹ chăm sóc bạn nhỏ trước khi đi học. Tạo tâm lí thoải mái giúp bạn nhỏ trước khi đến trường
7 Một bạn nhỏ đang bị bố hoặc người lớn đánh. Tạo nên sự sỡ hãi và nỗi đau đớn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến bạn nhỉ

Câu 2 (trang 22 Vở bài tập Tự nhiên và Xã hội 3): Đánh dấu x vào (. . .) trước câu trả lời đúng.

Trả lời:

* Theo bạn, trạng thái nào dưới đây là có lợi đối với cơ quan thần kinh?

   (. . .) Căng thẳng

   (. . .) Sợ hãi

   (. . .) Tức giận

   ( X ) Vui vẻ, thư giãn

Câu 3 (trang 22 Vở bài tập Tự nhiên và Xã hội 3): Viết chữ Đ vào (. . .) trước câu trả lời đúng, chữ S vào (. . .) trước câu trả lời sai.

Trả lời:

a) Những gì dưới đây nếu đưa vào cơ thể sẽ gây hại cho sức khỏe, đặc biệt là cơ quan thần kinh?

   ( Đ ) Ma túy

   ( Đ ) Rượu

   ( Đ ) Thuốc lá

   ( S ) Bánh, kẹo

b) Những gì dưới đây nếu đưa vào cơ thể sẽ kích thích cơ quan thần kinh, gây mất ngủ?

   ( Đ ) Cà phê

   ( Đ ) Nước chè (trà) đặc

   ( S ) Nước cam

Câu 1 (trang 23 Vở bài tập Tự nhiên và Xã hội 3): Viết chữ Đ vào (. . .) trước câu đúng, chữ S vào (. . .) trước câu sai.

Trả lời:

   ( Đ ) Giấc ngủ tốt là giấc ngủ sâu (ngủ say) và ngủ đủ số giờ cần thiết.

   ( Đ ) Khi ngủ, bộ não, các giác quan, cơ bắp, … được nghỉ ngơi nhiều nhất, sức khỏe được phục hồi và giúp kéo dài sự sống.

   ( S ) Có thể nghỉ ngơi bằng cách nằm thoải mái và nghe nhạc hoặc đọc sách để thay thế cho giấc ngủ.

   ( S ) Trẻ em chỉ ăn nhiều mà không cần ngủ nhiều như người lớn

   ( Đ ) Trẻ càng nhỏ càng cần ngủ nhiều để cơ thể khỏe mạnh, mau lớn.

   ( S ) Ở người có bệnh thì ngủ là biện pháp chữa bệnh tốt, làm giảm tác hại của bệnh và các biến chứng, giúp bệnh mau khỏi.

Câu 2 (trang 23 Vở bài tập Tự nhiên và Xã hội 3): Chọn các từ trong khung để điền vào chỗ … cho phù hợp (Một cụm từ có thể điền vào nhiều chỗ)

Sạch sẽ, đánh răng, rửa mặt, yên tĩnh, đúng giờ, kích thích, thay quần áo, vệ sinh, ăn, uống

Trả lời:

   – Để giữ đúng giờ giấc ngủ cần:

   – Xây dựng được thói quen ngủ và dậy đúng giờ, ngủ đủ số giờ cần thiết.

   – Trước khi đi ngủ không nên ăn quá no, uống qua nhiều, không dùng chất kích thích như thuốc lá, rượu, bia, cà phê, trà đặc.

   – Làm vệ sinh cá nhân như đánh răng, rửa mặt và tay chân, tiểu tiện, thay quần áo trước khi lên giường.

   – Chỗ ngủ sạch sẽ, yên tĩnh, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông.

Câu 3 (trang 24 Vở bài tập Tự nhiên và Xã hội 3): Viết thời gian biểu của bạn vào bảng sau:

Trả lời:

Buổi Giờ Công việc/ Hoạt động
Sáng 5h30’ Dậy tập thể dục
6h00’ Vệ sinh cá nhân
6h15’ Ăn sáng
6h35’ Đi học buổi sáng
Trưa 11h00’ Ăn trưa
12h00’ Ngủ trưa
Chiều 14h00’ Học buổi chiều
16h00’ Tan học và đi đá bóng
Tối 18h00’ Về nhà và tắm rửa
18h30’ Ăn cơm tối
19h30’ Học bài
Đêm 22h30’ Đi ngủ

Câu 4 (trang 24 Vở bài tập Tự nhiên và Xã hội 3): a) Thời gian nào trong ngày bạn học tập có kết quả nhất?

…………………………………………………………………………………….

b) Thời gian nào trong ngày bạn thường mệt mỏi, buồn ngủ?

…………………………………………….

Trả lời:

   a) Thời gian buổi sáng là lúc bạn học tập có kết quả nhất, do lúc đó chúng ta vừa mới dậy, đầu óc còn minh mẫn để học tập.

   b) Vào buổi trưa, đêm là mệt mỏi, buồn ngủ nhất. Lúc đó cơ thể chúng ta đã mệt mỏi sau một ngày làm việc, vui chơi.

Câu 1 (trang 25 Vở bài tập Tự nhiên và Xã hội 3): Hoàn thành bảng sau

Trả lời:





Câu 2 (trang 26 Vở bài tập Tự nhiên và Xã hội 3): Vẽ tranh vận động mọi người sống lành mạnh, không sử dụng các chất độc hại như: thuốc lá, rượu, ma túy

Trả lời:

Câu 1 (trang 27 Vở bài tập Tự nhiên và Xã hội 3): Quan sát hình vẽ sau:

Trả lời:

a) Điền số vào chỗ … cho phù hợp với hình vẽ.

   – Gia đình A có 3 thế hệ

   – Gia đình B có 2 thế hệ

   – Gia đình C có 1 thế hệ

b) Hoàn thành bảng sau:

Gia đình Thành viên gia đình
Thế hệ thứ 1 Thế hệ thứ 2 Thế hệ thứ 3
A Ông bà Bố mẹ Con
B Bố mẹ Con
C Vợ chồng

Câu 2 (trang 28 Vở bài tập Tự nhiên và Xã hội 3): a) Đánh dấu x vào (. . .) trước từ chỉ thành viên có trong gia đình bạn.

Trả lời:

a) Đánh dấu x vào (. . .) trước từ chỉ thành viên có trong gia đình bạn.

   (. . .) Ông

   ( X ) Bà

   (. . .) Bố

   ( X ) Mẹ

   (. . .) Anh

   ( X ) Chị

   (. . .) Em

   ( X ) Bản thân

b) Điền số hoặc từ vào chỗ … cho phù hợp với gia đình bạn.

   – Gia đình tôi có 3 thế hệ

   – Bà là người nhiều tuổi nhất.

   – Tôi là người ít tuổi nhất

Câu 3 (trang 28 Vở bài tập Tự nhiên và Xã hội 3): Đánh dấu x vào (. . .) trước câu trả lời đúng.

Trả lời:

a) Gia đình một thế hệ là gia đình có:

   ( X ) Vợ và chồng cùng chung sống.

   (. . .) Bố, mẹ và các con cùng chung sống.

   (. . .) Ông, bà, bố, mẹ và các con cùng chung sống.

b) Gia đình hai thế hệ là gia đình có:

   (. . .) Vợ và chồng cùng chung sống.

   ( X ) Bố, mẹ và các con cùng chung sống.

   (. . .) Ông, bà, bố, mẹ và các con cùng chung sống.

c) Gia đình ba thế hệ là gia đình có:

   (. . .) Vợ và chồng cùng chung sống.

   (. . .) Bố, mẹ và các con cùng chung sống.

   ( X ) Ông, bà, bố, mẹ và các con cùng chung sống.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 950

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống