Chương 4: Sự bảo toàn và chuyển hóa năng lượng

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 9: tại đây

Giải Vở Bài Tập Vật Lí 9 – Bài 59: Năng lượng và sự chuyển hóa năng lượng giúp HS giải bài tập, nâng cao khả năng tư duy trừu tượng, khái quát, cũng như định lượng trong việc hình thành các khái niệm và định luật vật lí:

A – HỌC THEO SGK

I – NĂNG LƯỢNG

C1. Trường hợp dưới đây vật có cơ năng:

+ Tảng đá được nâng lên khỏi mặt dất (có khả năng thực hiện công cơ học).

+ Chiếc thuyền chạy trên mặt nước có năng lượng dưới dạng động năng.

C2. Trường hợp dưới đây là biểu hiện của nhiệt năng: Làm cho vật nóng lên.

Kết luận: Ta nhận biết được một vật có năng lượng khi vật đó có khả năng thực hiện công, có nhiệt năng khi làm nóng các vật khác.

II – CÁC DẠNG NĂNG LƯỢNG VÀ SỰ CHUYỂN HOÁ GIỮA CHÚNG

C3

Thiết bị A:

      Trong bộ phận (1) cơ năng chuyển thành điện năng.

      Trong bộ phận (2) điện năng chuyển thành nhiệt năng, quang năng.

Thiết bị B:

      Trong bộ phận (1) điện năng chuyển thành cơ năng.

      Trong bộ phận (2) động năng chuyển thành động năng.

Thiết bị C:

      Trong bộ phận (1) hoá năng chuyển thành nhiệt năng.

      Trong bộ phận (2) nhiệt năng chuyển thành cơ năng.

Thiết bị D:

      Trong bộ phận (1) hoá năng chuyển thành điện năng.

      Trong bộ phận (2) điện năng chuyển thành nhiệt năng.

Thiết bị E:

      Trong bộ phận (1) quang năng chuyển thành nhiệt năng, quang năng.

      Trong bộ phận (2) quang năng chuyển thành nhiệt năng.

C4:

Dạng năng lương ban đầu Dạng năng lượng cuối cùng mà ta nhận biết được.
Hoá năng Cơ năng trong thiết bị C, nhiệt năng trong thiết bị D
Quang năng Nhiệt năng trong thiết bị E
Điện năng Cơ năng trong thiết bị B

Kết luận 2

Con người có thể nhận biết được các dạng năng lượng như hoá năng, quang năng, điện năng khi chúng được biến đổi thành cơ năng hay nhiệt năng.

Nói chung, mọi quá trình biến đổi trong tự nhiên đều có kèm theo sự biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác.

III – VẬN DỤNG

C5:

Khối lượng của 2 lít nước là: 2 kg

Nhiệt năng của nước tăng thêm là:

Q = m.c.(t2 – t1) = 2.4200.(80 – 20) = 504.000 (J)

Điện năng của dòng điện đã truyền cho nước là: A = Q = 504.000 (J)

I – BÀI TẬP TRONG SBT

Câu 59.1 trang 166 VBT Vật Lí 9:

Chọn B. Làm nóng một vật khác.

Câu 59.2 trang 166 VBT Vật Lí 9:

Điện năng biến đổi thành nhiệt năng. Ví dụ như bàn là, nồi cơm điện.

Câu 59.3 trang 166 VBT Vật Lí 9:

Trong chu trình biến đổi của nước biển (từ nước thành hơi, thành mưa trên nguồn, thành nước chảy trên suối, sông về biển) có kèm theo sự biến đổi của năng lượng từ dạng

Quang năng của ánh sáng mặt trời sang dạng nhiệt năng làm nước nóng bay hơi, thành động năng của nước chảy.

Câu 59.4 trang 166 VBT Vật Lí 9:

Con người cần phải ăn. Thức ăn vào cơ thể xảy ra các phản ứng hóa học, hóa năng biến đổi thành nhiệt năng làm nóng cơ thể, hóa năng thành cơ năng làm các cơ bắp hoạt động.

Câu 59a trang 166 VBT Vật Lí 9: Căn cứ vào đâu mà ta nhận biết được dòng điện có năng lượng?

Lời giải:

Căn cứ vào việc dòng điện có thể thực hiện công và cung cấp nhiệt lượng

Câu 59b trang 166 VBT Vật Lí 9: Hãy mô tả một hiện tượng trong đó cơ năng được biến đổi thành điện năng rồi thành nhiệt năng.

Lời giải:

Ví dụ máy phát điện tua bin quay là cơ năng chuyển sang điện năng,đồng thời tỏa nhiệt là nóng máy là nhiệt năng.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 924

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống