Chương 1: Chất – Nguyên tử – Phân tử

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 8: tại đây

A. Lý thuyết & Phương pháp giải

– Khái niệm: Hóa trị là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử nguyên tố này với nguyên tử nguyên tố khác.

– Quy ước: H hóa trị I; O hóa trị II.

(Lấy hóa trị của H làm đơn vị, hóa trị của oxi được xác định bằng hai đơn vị).

– Quy tắc hóa trị: Trong công thức hóa học, tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố này bằng tích của hóa trị và chỉ số của nguyên tố kia.

– Tổng quát: Hợp chất có dạng:

Với:

A, B là nguyên tố hoặc nhóm nguyên tử.

a, b lần lượt là hóa trị của A, B.

x, y chỉ số nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử.

Theo quy tắc hóa trị: x.a = y.b

⇒ biết x, y và a thì tính được b =

⇒ biết x, y và b thì tính được a =

– Chú ý: Quy tắc này được vận dụng chủ yếu cho các hợp chất vô cơ.

B. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Xác định hóa trị của S trong các hợp chất sau: H2S và SO2.

Hướng dẫn giải:

– Trong hợp chất H2S:

H có hóa trị I, gọi hóa trị của S là a ta có:

2.I = 1.a ⇒ a = II.

Vậy trong hợp chất H2S thì lưu huỳnh có hóa trị II.

– Trong hợp chất SO2:

O có hóa trị II, gọi hóa trị của S là b, ta có:

1.b = 2.II ⇒ b = IV.

Vậy trong hợp chất SO2 thì lưu huỳnh có hóa trị IV.

Ví dụ 2: Biết trong công thức hóa học K2SO4 thì K có hóa trị I. Hãy xác định hóa trị của nhóm (SO4).

Hướng dẫn giải:

Gọi hóa trị của nhóm (SO4) là a.

Theo quy tắc hóa trị ta có: 2.I = 1.a ⇒ a = II.

Vậy nhóm (SO4) có hóa trị II.

Ví dụ 3: Hãy chọn công thức hóa học phù hợp với hóa trị IV của nitơ trong số các công thức sau:

A. NO.

B. N2O5.

C. NH3.

D. NO2.

Hướng dẫn giải:

Chọn D

Trong các công thức hóa học trên H có hóa trị I, O có hóa trị II.

– Xét NO:

Gọi N có hóa trị là a, ta có:

1.a = 1.II ⇒ a = II (loại).

– Xét N2O5:

Gọi N có hóa trị là a, ta có:

2.a = 5.II ⇒ a = V (loại).

– Xét NH3:

Gọi N có hóa trị là a, ta có:

1.a = 3.I ⇒ a = III (loại).

– Xét NO2:

Gọi N có hóa trị là a, ta có:

1.a = 2.II ⇒ a = IV (thỏa mãn).

C. Bài tập vận dụng

Câu 1: Dựa vào quy tắc hoá trị cho biết trường hợp nào viết đúng quy tắc với công thức tổng quát

(với a, b lần lượt là hoá trị của A, B)

A. a : x = b : y

B. ay = Bx

C. a.x = b.y

D. a + x = b + y

Chọn C.

– Quy tắc hóa trị: Trong công thức hóa học, tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố này bằng tích của hóa trị và chỉ số của nguyên tố kia.

⇒ Theo quy tắc hóa trị: x.a = y.b.

Câu 2: Cho hợp chất có công thức hóa học P2O5, biết P có hoá trị V và O có hoá trị II. Vậy biểu thức nào sau đây viết đúng quy tắc?

A. V.2 = II.5

B. V.5 = II.2

C. II.V = 2.5

D. V + 2 = II + 5

Chọn A.

Câu 3: Có các hợp chất: PH3, P2O3 trong đó P có hoá trị là

A. II.

B. III.

C. IV.

D. V.

Chọn B.

– Xét hợp chất PH3:

H có hóa trị I, gọi hóa trị của P là a.

Theo quy tắc hóa trị có: 1.a = 3.I ⇒ a = III.

– Xét hợp chất P2O3:

O có hóa trị II, gọi hóa trị của P là b.

Theo quy tắc hóa trị có: 2.b = 3.II ⇒ b = III.

Vậy trong các hợp chất PH3 và P2O3 thì P có hóa trị III.

Câu 4: Một oxit có công thức Mn2Ox có phân tử khối là 222. Hoá trị của Mn trong oxit là

A. III.

B. IV.

C. VII.

D. V.

Chọn C.

Theo bài ra ta có: 2.55 + 16.x = 222.

Giải phương trình được x = 7.

Vậy oxit có công thức hóa học là Mn2O7.

Oxi có hóa trị II, gọi hóa trị của Mn là a. Theo quy tắc hóa trị có:

2.a = 7.II ⇒ a = VII.

Câu 5: Một hợp chất của lưu huỳnh với oxi trong đó oxi chiếm 60% về khối lượng. Hoá trị của S trong hợp chất đó là

A. IV.

B. V.

C. II.

D. VI.

Đặt công thức hóa học của hợp chất có dạng: SOx.

Theo bài ra: %mO= 60% x = 3

Vậy công thức hóa học của oxit là SO3.

Hóa trị của O là II, đặt hóa trị của S là a. Ta có:

1.a = 3.II ⇒ a = VI.

Câu 6: Biết trong công thức hóa học BaSO4 thì Ba có hóa trị II. Hóa trị của nhóm (SO4) là

A. I.

B. II.

C. III.

D. IV.

Chọn B.

Đặt hóa trị của nhóm (SO4) là a.

Theo quy tắc hóa trị, ta có: 1.II = 1.a ⇒ a = II.

Vậy nhóm (SO4) có hóa trị II.

Câu 7: Cho công thức hóa học H3PO4. Hóa trị của nhóm (PO4) là

A. I.

B. II.

C. III.

D. IV.

Chọn C.

H có hóa trị I, gọi hóa trị của nhóm (PO4) là a.

Theo quy tắc hóa trị có: 3.I = 1.a ⇒ a = III.

Vậy nhóm (PO4) có hóa trị III.

Câu 8: Một oxit có công thức Al2Ox có phân tử khối là 102. Hóa trị của Al là

A. I.

B. II.

C. III.

D. IV.

Chọn C.

Ta có: 27.2 + 16.x = 102.

Giải phương trình được x = 3. Vậy oxit là Al2O3.

Đặt a là hóa trị của Al. Ta có:

2.a = 3.II ⇒ a = III.

Câu 9: Dãy nào sau đây gồm các nguyên tố có hóa trị I trong hợp chất?

A. H, Na, K.

B. Mg, O, H.

C. O, Cu, Na.

D. O, K, Na.

Chọn A.

Câu 10: Một oxit của Crom là Cr2O3. Muối trong đó Crom có hoá trị tương ứng là

A. CrSO4.

B. Cr2(SO4)3.

C. Cr2(SO4)2.

D. Cr3(SO4)2.

Theo quy tắc hóa trị xác định được Crom có hóa trị III.

Muối mà crom có hóa trị III là Cr2(SO4)3.

Chọn B.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 1174

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống