Soạn Tiếng Việt 5 VNEN Tập 2

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 5: tại đây

A. Hoạt động cơ bản

(Trang 14 Ngữ Văn 5 VNEN tập 2) 1. Chơi trò chơi: Ai tài lắp ghép?

Hai bạn chơi, bạn thứ nhất nói một vế câu ghép, bạn thứ hai nói về câu tiếp theo rồi đổi lượt. Ai nói sai hoặc dừng lại thì thua cuộc.

Trả lời

-Trong lúc mẹ đi chợ, em ở nhà học bài.

-Nếu tôi được điểm cao mẹ tôi sẽ rất vui.

-Mặc dù Lan không hát hay nhưng bạn ấy học rất giỏi.

-Diễn viên Trấn Thành diễn hài rất hay khiến tôi thích thú.

(Trang 14 Ngữ Văn 5 VNEN tập 2) 2. Tìm hiểu về cách nối các vế câu ghép

(Trang 14 Ngữ Văn 5 VNEN tập 2) a. Dùng dấu gạch chéo (/) để ngăn cách các vế câu trong mỗi câu ghép dưới đây:

– Súng kíp của ta mới bắn một phát thì súng của họ đã bắn được năm, sáu mươi phát. Quan ta lạy súng thần công bốn lạy rồi mới bắn, trong khi ấy, đại bác của họ đã bắn được hai mươi viên.

Theo Hà Văn Cầu – Vũ Đình Phòng

– Cánh vật xung quanh tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.

(Thanh Tịnh)

– Kia là những mái nhà đứng sau lũy tre ; đây là mái đình cong cong ; kia nữa là sân phơi.

(Trang 14 Ngữ Văn 5 VNEN tập 2) b. Khoanh tròn vào những từ hoặc dấu câu nối các vế câu

Trả lời

– Súng kíp của ta mới bắn một phát / (thì) súng của họ đã bắn được năm, sáu mươi phát. Quan ta lạy súng thần công bốn lạy rồi mới bắn/ (,) trong khi ấy, đại bác của họ đã bắn được hai mươi viên.

Theo à Văn Cầu – Vũ Đình Phòng

– Cảnh vật xung quanh tôi đang có sự thay đổi lớn(:) / hôm nay tôi đi học.

(Thanh Tịnh)

– Kia là những mái nhà đứng sau lũy tre(;) /đây là mái đình cong cong (;) / kia nữa là sân phơi.

(Trang 14 Ngữ Văn 5 VNEN tập 2) 2. Các vế câu trong câu ghép được nối với nhau bằng cách nào?

Trả lời

Các vế trong câu ghép được nối với nhau bằng hai cách:

-Cách 1: Nối bằng từ nối (ví dụ: và, nên, thì, nhưng..)

-Cách 2: Nối bằng các dấu câu (dấu phẩy, dấu chấm phẩy hoặc dấu hai chấm.)

B. Hoạt động thực thành

(Trang 14 Ngữ Văn 5 VNEN tập 2) 1. Tìm các câu ghép có trong 3 đoạn văn sau và ghi vào bảng nhóm theo mẫu:

a. (1) Tôi ngắt một chiếc lá sòi đó thắm thả xuông dòng nước. (2) Một chú nhái bén tí xíu như đã phục sần từ bao giờ nhảy phóc lên ngồi chễm chệ trên đó. (3) Chiếc lá thoáng tròng trành, chú nhái bén loay hoay cố giữ thăng bằng rồi chiếc thuyền đỏ thắm lặng lẽ xuôi dòng.

(TRẦN HOÀI DƯƠNG)

b. (1) Anh bắt lấy thỏi thóp hồng như bắt lấy một con cá sông. (2) Dưới nhừng nhát búa hăm hở của anh, con cá lửa ấy vùng vầy, quằn quại, giãy lên đành đạch. (3) Nó nghiến răng ken két, nó cường lại anh, nó không chịu khuât phục.

(Theo NGUYÊN NGỌC)

c. (1) Những cánh buồm đi như rong chơi nhưng thực ra nó đang đẩy con thuyền chơ đầy hàng hóa. (2) Từ bờ tre làng, tôi vẫn gặp nhừng cánh buồm lên ngược về xuôi.

(Theo BẢNG SƠN)

Trả lời

Câu ghép Cách nối các vế câu
a.Câu 3 Dấu phẩy, từ nối “rồi”
b.Câu 3 Dấu phẩy
c.Câu 1 Từ nối “nhưng”

(Trang 15 Ngữ Văn 5 VNEN tập 2) 2. Viết vào vở đoạn văn từ 3 đến 5 câu tả ngoại hình một người bạn của em, trong đoạn văn có ít nhất một câu ghép.

Trả lời

Đoạn 1:

Em rất quý bạn Tuấn. Tuấn là lớp trưởng của lớp em. Tuấn bằng tuổi em nhưng bạn ấy lớn hơn chúng bạn cùng lứa. Tuấn rất cao và dễ mến. Mái tóc Tuấn cắt ngắn để lộ vầng trán thông minh và khuôn mặt khôi ngô, tuấn tú. Đôi mắt Tuấn sáng ngời, ẩn dưới đôi chân mày đen nhánh. Cách ăn mặt sạch sẽ, gọn gàng làm cho vóc dáng của bạn ấy cứng cáp hơn. Tuấn gây được cảm tình với mọi người ngay từ cái nhìn đầu tiên bởi bạn ấy có hai lúm đồng tiền rất duyên.

Đoạn 2

Bạn Hương lớp em rất xinh xắn. Dáng người bạn mảnh mai. Hương ăn mặc rất giản dị, quần áo của bạn bao giờ cũng gọn gàng. Nước da bạn trắng hồng tự nhiên. Hương có khuôn mặt tròn, nổi bật lên là đôi mắt to, đen láy.

(Trang 15 Ngữ Văn 5 VNEN tập 2) 4. Trong hai đoạn văn kết bài của bài văn tả người dưới đây, đoạn nào kết bài mở rộng? Đoạn nào kết bài không mở rộng? Hai đoạn Văn có điểm nào giống và khác nhau?

a. Đến nay, bà đã đi xa nhưng những kỉ niệm về bà vẫn đọng mãi trong tâm trí tôi. (Đề bài: Tả một người thân trong gia đình em.)

b. Nhìn bác Tư cần mẫn cày ruộng giữa buổi trưa hè nắng gắt, em rất cảm phục bác. Em cũng hiểu thêm điều này: có được hạt gạo nuôi tất cả chúng ta là nhờ có công sức lao động vất vả của những người nông dân như bác Tư. (Đề bài: Tả một bác nông dân đang cày ruộng.)

Trả lời

Trong hai kết bài trên:

      • Đoạn a: Cách kết bài tự nhiên.

      • Đoạn b: Cách kết bài mở rộng.

Điểm khác nhau và giống nhau của hai đoạn văn kết bài trên:

Giống nhau: Cả hai đoạn đều nêu lên được tình cảm của người viết đối với nhân vật được tả.

Khác nhau:

      • Đoạn a: Kết bài nói lên tình cảm của bạn nhỏ đối với bà.

      • Đoạn b: Kết bài nói lên tình cảm với bác nông dân và công sức lao động của bác.

(Trang 15 Ngữ Văn 5 VNEN tập 2) 5. Viết đoạn kết bài cho một trong các đề dưới đây theo hai cách: Mở rộng và không mở rộng

a. Tả một người thân trong gia đình em.

b. Tả một người bạn cùng lớp hoặc người bạn ở gần nhà em.

c. Tả một ca sĩ đang biểu diễn.

d. Tả một nghệ sĩ hài mà em yêu thích.

Trả lời

a.

-Kết bài tự nhiên: Tôi rất yêu quý ông tôi. Tôi mong hè nào cũng được về quê chăm ông, cùng ông tưới cây, thả diều.

– Kết bài mở rộng: Những năm tháng vất vả còn hằn sâu trên khuôn mặt nhiều nếp nhăn của ông. Tuổi trẻ ông tham gia chiến đấu vì dân, vì nước, tuổi già ông lao động vì niềm vui với con cháu. Mỗi lần ăn quả ổi ngọt lịm, ngắm bông hoa ngọc lan bán ở ven đường tôi lại nhớ ông.

b.

-Kết bài tự nhiên: Có Hoàng lớp tôi lúc nào cũng vui vẻ, sôi nổi. Cả lớp tôi ai cũng mến yêu bạn.

-Kết bài mở rộng: Tôi và Hoàng rất thân nhau. Có bất cứ chuyện gì chúng tôi cũng chia sẻ cùng nhau. Nhiều lúc tôi thầm nghĩ: “Cuộc sống sẽ ra sao nếu không có tình bạn”. Tình bạn thật thiêng liêng và cao quý. Tôi mong sao ai cũng có một người bạn tốt như tôi có Hoàng.

   

Các chủ đề khác nhiều người xem

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 1124

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống