Tiếng Việt – Tập làm văn 11 tập 2

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 11: tại đây

Sách giải văn 11 bài đặc điểm loại hình của tiếng việt (Cực Ngắn), giúp bạn soạn bài và học tốt ngữ văn 11, sách giải ngữ văn lớp 11 bài đặc điểm loại hình của tiếng việt sẽ có tác động tích cực đến kết quả học tập văn lớp 11 của bạn, bạn sẽ có những lời giải hay, những bài giải sách giáo khoa ngữ văn lớp 11, giải bài tập sgk văn 11 đạt được điểm tốt:

A. KIẾN THỨC CẦN NHỚ

– Có hai loại hình ngôn ngữ quen thuộc:

       + Loại hình ngôn ngữ đơn lập

       + Loại hình ngôn ngữ hòa kết

– Đặc điểm loại hình ngôn ngữ tiếng Việt:

       + Tiếng là đơn vị cơ sở của ngữ pháp. Về mặt ngữ âm, tiếng là âm tiết. Về mặt sử dụng, tiếng có thể là từ (hoặc yếu tố tạo từ).

       + Từ không biến đổi hình thái.

       + Biện pháp chủ yếu để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp là sắp đặt từ theo thứ tự trước sau và sử dụng các hư từ.

Thay đổi trật sự sắp đặt từ (hoặc thay đổi các hư từ được dùng) thì nghĩa của cụm từ, của câu sẽ đổi khác (hoặc trở thành vô nghĩa).

B. LUYỆN TẬP CỦNG CỐ

Bài 1:

Lựa chọn hư từ thích hợp (trong những hư từ cho dưới đây) điền vào chỗ trống trong đoạn thơ sau:

Cuộc đời /…/ dài thế

Năm tháng /…/đi qua

/…/ biển kia /…/rộng

Mây /…/ bay về xa.

(Vẫn, dẫu, vậy, tuy, như, những, và, đã)

Trả lời:

Cuộc đời tuy dài thế

Năm tháng vẫn đi qua

Như biển kia dẫu rộng

Mây vẫn bay về xa

Bài 2:

Phân tích sự khác nhau về chức năng ngữ pháp của phần được in đậm trong hai vế của câu dưới đây:

Dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta đã sinh ra Hồ Chủ Tịch, người anh hùng dân tộc vĩ đại mà chính người đã làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta và non sông đất nước ta.

Trả lời:

– Dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta đứng ở đầu câu là chủ ngữ (chủ thể của hoạt động).

– Dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta đứng ở cuối câu làm yếu tố phụ (chỉ đối tượng do hoạt động tạo ra) trong vị ngữ.

Bài 3: Tìm và phân tích ý nghĩa của hư từ trong các ngữ liệu sau:

   a. Nga đã chạy về nhà ngay sau đó.

   b. Chúng ta cần học tập những tấm gương hiếu học trong lớp chúng ta.

   c. Cố gắng học tập để làm giàu mai sau.

   d. Đã cảnh báo nhiều lần rồi nhưng hôm nay nó lại tái phạm.

Trả lời:

   a. Đã: chỉ hoạt động đã xảy ra trước đó

   b. Những: chỉ số nhiều

   c. Để: chỉ mục đích

   d. Lại: hành động tái diễn

Bài 4:

So sánh một câu Tiếng Anh đơn giản với một câu Tiếng Việt tương ứng và chỉ ra các từ Việt không biến hình

Trả lời:

Tiếng Việt Tiếng Anh

– Anh ăn cơm

– Tôi ăn cơm

– Chúng ta ăn cơm

– Tôi tặng anh ấy một cuốn sách, anh ấy cho tôi mượn một quyển vở

– I have dinner

– He has dinner

– We have dinner

– I gave him a book, he lent me a notebook.

Bài 5: Ba đặc điểm loại hình của tiếng Việt thể hiện trong câu sau đây như thế nào? Hãy phân tích cụ thể

– Tôi bác trứng, bác tôi vôi

Trả lời:

Ba đặc điểm của loại hình tiếng Việt được thể hiện cụ thể:

   – Sáu âm tiết đều có nghĩa, trong đó có hai cặp từ đồng âm khác nghĩa (tôi (1): đại từ xưng hô ngôi thứ nhất/ tôi (2): hoạt động đổ nước vào cục vôi để vôi hòa tan; Bác (2): đại từ ngôi thứ hai/ Bác (1): hoạt động làm chín thức ăn mặn bằng cách đun nhỏ lửa và quấy đều cho đến khi sền sệt).

   – Các từ không biến đổi, ngay cả khi chúng thuộc từ loại khác nhau và có chức năng ngữ pháp khác nhau. (bác (2)/bác (1): đại từ chủ ngữ/ động từ vị ngữ’; Tôi (1)/ Tôi (2): đại từ chủ ngữ/ động từ vị ngữ).

   – Trật tự từ: đại từ đi trước động từ vị ngữ, còn danh từ làm phụ ngữ thì đi sau động từ vị ngữ.

Bài 6: Phân tích đặc điểm loại hình của Tiếng Việt thể hiện ở những câu sau:

   a.Ruồi đậu mâm xôi, mâm xôi đậu

Kiến bò đĩa thịt, đĩa thịt bò

   b.Ta về mình có nhớ ta…

Ta về ta nhớ những hoa cùng người

Trả lời:

   a.Đặc điểm loại hình Tiếng Việt thể hiện trong hai vế câu đối:

– Mỗi âm tiết đều có nghĩa và là một từ đơn

– Từ không biến đổi hình thái: từ đậu (1) là động từ, từ đậu (2) là danh từ nhưng không khác nhau về hình thức. Cũng thế, từ bò (1) là động từ, từ bò (2) là danh từ và cũng không khác nhau về hình thức. -> Đặc điểm từ không biến đổi

– Các từ ruồi, kiến là chủ ngữ nên đặt trước các động từ vị ngữ ( đậu (1), Bò (1)). Các cụm từ mâm xôi (1), đĩa thịt (1) là phụ ngữ chỉ đối tượng nên được đặt sau các động từ vị ngữ ( đậu (1), bò (1)). ->Đặc điểm về vai trò của phương thức trật tự từ.

– Các cụm từ mâm xôi (1), mâm xôi (2), đĩa thịt (1), đĩa thịt (2) khác nhau về chức vụ ngữ pháp và ý nghĩa ngữ pháp trong câu nhưng không khác nhau về hình thức âm thanh.

b. Đặc điểm loại hình Tiếng Việt thể hiện rõ ở các mặt;

– Mỗi âm tiết là một từ đơn.

– Từ ta (1), ta (3), ta (4) và từ mình đều làm chủ ngữ nên đặt trước các động từ vị ngữ (về, nhớ), từ ta (2) làm phụ ngữ nên đặt sau nên đặt sau động từ vị ngữ (nhớ).

– Từ ta (1), ta (3), ta (4) khác về chức năng ngữ pháp, ý nghĩa ngữ pháp với từ ta (2) nhưng không khác nhau về hình thức, chỉ khác nhau về vị trí so với động từ vị ngữ: ta (1), ta (3), ta (4) đặt trước động từ vị ngữ (về, nhớ), ta (2) đặt sau động từ vị ngữ (nhớ).

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 1040

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống