Tiếng Việt – Tập làm văn 11 tập 1

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 11: tại đây

Sách giải văn 11 bài ngữ cảnh (Cực Ngắn), giúp bạn soạn bài và học tốt ngữ văn 11, sách giải ngữ văn lớp 11 bài ngữ cảnh sẽ có tác động tích cực đến kết quả học tập văn lớp 11 của bạn, bạn sẽ có những lời giải hay, những bài giải sách giáo khoa ngữ văn lớp 11, giải bài tập sgk văn 11 đạt được điểm tốt:

A. KIẾN THỨC CẦN NHỚ

Khái niệm Các yếu tố Vai trò
Ngữ cảnh là bối cảnh ngôn ngữ làm cơ sở cho việc sử dụng từ ngữ và tạo lập lời nói, đồng thời làm căn cứ để lĩnh hội thấu đáo lời nói.

Ngữ cảnh bao gồm: nhân vật giao tiếp, bối cảnh rộng và hẹp, hiện thực được đề cập đến, văn cảnh.

– Nhân vật giao tiếp: cùng với người nói (người viết) có thể có một hoặc nhiều người khác tham gia hoạt động giao tiếp. Các nhân vật giao tiếp có quan hệ tương tác đóng vai người nói vai người nghe, vị thế của họ so với nhau luôn luôn chi phối nội dung và hình thức của lời nói, câu văn.

– Bối cảnh rộng và hẹp:

    + Bối cảnh giao tiếp rộng là toàn bộ nhân tố xã hội, địa lí, kinh tế, chính trị, văn hóa, phong tục, tập quán,… của cộng đồng ngôn ngữ. Nó tạo nên bối cảnh văn hóa của một đơn vị ngôn ngữ, một sản phẩm ngôn ngữ.

    + Bối cảnh giao tiếp hẹp là nơi chốn, thời gian phát sinh câu nói cùng với những sự việc, hiện tượng xảy ra xung quanh.

– Hiện thực được đề cập đến: là hiện thực bên ngoài các nhân vật giao tiếp, có thể là hiện thực tâm trạng của con người. Nó tạo nên đề tài và nghĩa sự việc cho câu nói.

– Văn cảnh:

    + Văn cảnh là tất cả các yếu tố ngôn ngữ đứng trước hoặc đứng sau một đơn vị ngôn ngữ nào đó

    + Văn cảnh có thể là lời đối thoại hoặc đơn thoại, có thể ở dạng nói hoặc dạng viết.

    + Văn cảnh vừa là cơ sở cho việc sử dụng, vừa là cơ sở cho việc lĩnh hội đơn vị ngôn ngữ.

Ngữ cảnh có vai trò quan trọng với quá trình tạo lập và quá trình lĩnh hội lời nói, câu văn:

-Đối với quá trình tạo lập lời nói và câu văn:

    +Ngữ cảnh là môi trường sản sinh ra lời nói, câu văn

    + Ngữ cảnh luôn ảnh hưởng, chi phối nội dung, hình thức của câu và để lại dấu án trong câu.

-Đối với quá trình lĩnh hội lời nói, câu văn: ngữ cảnh giúp người nghe (người đọc) lĩnh hội chính xác và có hiệu quả lời nói, câu văn.

B. LUYỆN TẬP CỦNG CỐ

Bài 1:

Bài thơ Thề non nước của Tản Đà nằm trong một truyện ngắn cùng tên của ông. Trong truyện đó, hai nhân vật nam nữ trẻ tuổi cùng nhau xướng họa rồi đề thơ lên một bức tranh sơn thủy. Bài thơ có đoạn:

         Nước non nặng một lời thề

      Nước đi đi mãi không về cùng non

         Nhớ lời nguyện nước thề non

      Nước đi chưa lại non còn đứng không

         Non cao những ngóng cùng trông

      Suối khô dòng lệ chờ mong tháng ngày

         Xương mai một nắm hao gầy

      Tóc mây một mái đã đầy tuyết sương

         Trời tây ngả bóng tà dương

      Càng phơi vẻ ngọc nét vàng phôi pha

         Non cao tuổi vẫn chưa già

      Non thời nhớ nước, nước mà quên non!

         Dù cho sông cạn đá mòn

      Còn non còn nước hãy còn thề xưa.”

         Bài thơ được người đọc lĩnh hội với ba tầng nghĩa:

a. Thể hiện tình cảm gắn bó giữa núi non và sông nước.

b. Biểu hiện tình yêu lứa đôi giữa hai nhân vật nam và nữ trong truyện.

c. Thể hiện lòng yêu nước thầm kín của tác giả và những người cùng thời với ông.

Hãy căn cứ vào ngữ cảnh (ngữ cảnh hẹp và ngữ cảnh rộng: lúc đó đất nước ta rơi vào tay giặc Pháp xâm lược đã mấy chục năm) để lí giải về ba tầng nghĩa của bài thơ.

Trả lời:

Khi xét mối quan hệ giữa ngữ cảnh và nội dung ý nghĩa ở ba tầng khác nhau, cần chú ý:

– Ngữ cảnh hẹp: hoàn cảnh có thể cảm nhận rằng non và nước (tức nước và sông) là hai nhân vật (được nhân cách hóa) và bày tỏ tình cảm cùng nhau trong hoàn cảnh bị chia li.

– Cùng với ngữ cảnh hẹp, đây là lời đối đáp của hai người nam và nữ trẻ tuổi. Hơn nữa trong bài thơ có những chi tiết như: nước non nặng một lời thề, những ngóng cùng trông, khô dòng lệ, chờ mong tháng ngày, xương mai, tóc mây, tuổi vẫn chưa già,… Cho nên việc cảm nhận bài thơ với tầng nghĩa thứ hai cũng hoàn toàn có cơ sở từ ngữ cảnh (gồm cả văn cảnh).

– Ngữ cảnh rộng: bài thơ được sáng tác vào thời kì đất nước ta bị thực dân Pháp đô hộ đã mấy chục năm. Nỗi đau mất nước đã giày vò nhiều thế hệ người Việt Nam, nhưng các cuộc khởi nghĩa nhằm giải phóng đất nước đều bị đàn áp và thất bại. Nhiều trí thức phải biểu lộ lòng yêu nước bằng những cách kín đáo, nhẹ nhàng. Trong ngữ cảnh đó, bài thơ dễ được cảm nhận là lời biểu hiện tấm lòng nhớ nước một cách kiến đáo, hàm ẩn.

Bài 2: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi

Trời nhá nhem tối, bây giờ chị em Liên mới thấy thằng cu bé xách điếu đóm và khiêng hai cái ghế trên lưng ở trong ngõ đi ra; chị Tí, mẹ nó, theo sau, đội cái chõng trên đầu và tay mang không biết bao nhiêu là đồ đạc: tất cả cái cửa hàng của chị.

– Sao hôm nay chị dọn hàng muộn thế?

            (Thạch Lam, Hai đứa trẻ)

a. Câu hỏi: “Sao hôm nay chị dọn hàng muộn thế? Xác định mấy vai giao tiếp trong đoạn trích trên?Đó là những nhân vật nào?

b. Bối cảnh giao tiếp rộng trong đoạn văn trên là gì?

c. Bối cảnh giao tiếp hẹp trong đoạn văn trên là gì?

d. Hiện thực được nói tới trong câu văn “Sao chị dọn hàng muộn thế” là gì?

Trả lời:

a. Hai nhân vật giao tiếp là chị Tí và Liên.

b. Bối cảnh giao tiếp rộng: xã hội Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám.

c. Bối cảnh giao tiếp hẹp là phố huyện, nơi bán hàng của chị Tí, vào lúc trời nhá nhem tối.

d. Hiện thực được nói tới là “hôm nay chị Tí dọn hàng muộn”.

Bài 3: Trong ngôn ngữ có hiện tượng đồng âm (khác nghĩa). Nhưng khi từ được dùng trong ngữ cảnh thì nhờ ngữ cảnh mà từ có tính xác định về nghĩa. Căn cứ vào ngữ cảnh bài thơ Câu cá mùa thu (Thu điếu) của Nguyễn Khuyến để khẳng định nghĩa của từ “cần” trong câu thơ:

         Tựa gối ôm cần lâu chẳng được

      Cá đâu đớp động dưới chân bèo”

Trả lời:

Tiếng Việt có các từ đồng âm “cần” nhưng với nhiều nghĩa khác nhau (một loại rau – rau cần; một loại ống hút thuốc hay rượu – cần xe điếu, rượu cần; một dụng cụ để di chuyển vật nặng – cần cẩu,… và nghĩa chỉ tính cấp thiết: cần làm, việc cần,…). Trong bài thơ của Nguyễn Khuyến, ngữ cảnh (văn cảnh) là cơ sở để hiểu từ cần với nghĩa xác định (cần câu cá). Đó là văn cảnh gồm nhiều từ ngữ nói về việc câu cá như đề bài (câu cá mùa thu), ao, nước, thuyền câu, cá, đớp động, chân bèo,…

Bài 4:

Để hiểu hết được các lớp nghĩa, các sắc thái nghĩa của bài thơ Mời trầu – Hồ Xuân Hương, cần có những hiểu biết nào về ngữ cảnh (văn hóa, tình huống)?

Trả lời:

Để hiểu được các lớp nghĩa, các sắc thái nghĩa của bài thơ Mời trầu, cần có những hiểu biết về:

– Ngữ cảnh văn hóa: tục lệ ăn trầu, quan niệm “miếng trầu là đầu câu chuyện”, cách thức têm trầu và ăn trầu của người Việt Nam.

– Ngữ cảnh tình huống: Hồ Xuân Hương là người phụ nữ tài hoa nhưng lận đận về đường tình duyên và luôn khát khao được đáp lại tình cảm của mình.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 1099

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống