Xem toàn bộ tài liệu Lớp 11: tại đây
- Sách giáo khoa ngữ văn lớp 11 tập 1
- Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 11
- Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 11 (Ngắn Gọn)
- Tập Làm Văn Mẫu Lớp 11
- Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 11 Tập 1
- Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 11 Tập 2
- Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 11 Nâng Cao Tập 1
- Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 11 Nâng Cao Tập 2
- Sách Bài Tập Ngữ Văn Lớp 11 Tập 2
Sách giải văn 11 bài một số thể loại văn học: thơ, truyện (Cực Ngắn), giúp bạn soạn bài và học tốt ngữ văn 11, sách giải ngữ văn lớp 11 bài một số thể loại văn học: thơ, truyện sẽ có tác động tích cực đến kết quả học tập văn lớp 11 của bạn, bạn sẽ có những lời giải hay, những bài giải sách giáo khoa ngữ văn lớp 11, giải bài tập sgk văn 11 đạt được điểm tốt:
Câu 1 (trang 136 SGK Ngữ văn 11 tập 1):
+ Loại lớn hơn thể, một loại bao gồm nhiều thể. Ví dụ: Loại trữ tình gồm các thể: thơ ca, khúc ngâm; Loại tự sự gồm các thể: truyện, kí, tiểu thuyết;…
+ Loại là phương thức tồn tại chung, thể là sự hiện thực hóa của loại.
Câu 2 (trang 136 SGK Ngữ văn 11 tập 1):
+ Đặc trưng thơ:
– Cốt lõi của thơ là trữ tình, thơ luôn biểu hiện tâm hồn, tình cảm bên trong.
– Ngôn ngữ thơ cô đọng, hàm súc, giàu hình ảnh, nhạc điệu.
+ Các kiểu loại thơ:
– Theo nội dung biểu hiện có: thơ trữ tình, thơ tự sự, thơ trào phúng.
– Theo cách tổ chức có: thơ cách luật, thơ tự do, thơ văn xuôi.
+ Yêu cầu về đọc thơ:
– Có kiến thức nền về xuất xứ của bài thơ.
– Đọc kĩ bài thơ, thông qua từ ngữ, chi tiết, vần điệu,…để cảm nhận nội dung thơ.
– Đánh giá, lý giải bài thơ trên cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật.
Câu 3 (trang 136 SGK Ngữ văn 11 tập 1):
+ Đặc trưng của truyện:
– Truyện phản ánh đời sống khách quan: Có cốt truyện gồm một chuỗi các tình tiết, nhân vật được miêu tả gắn với hoàn cảnh, không gian và thời gian đa dạng.
– Truyện sử dụng nhiều hình thức ngôn ngữ khác nhau: ngôn ngữ người kể chuyện, ngôn ngữ nhân vật, ngôn ngữ đối thoại, độc thoại.
– Ngôn ngữ truyện gần với ngôn ngữ đời sống.
+ Các kiểu loại truyện:
– Văn học dân gian: thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn.
– Văn học trung đại: truyện viết bằng chữ Hán, truyện thơ Nôm.
– Văn học hiện đại: truyện ngắn, truyện vừa, truyện dài.
+ Yêu cầu về đọc truyện:
– Tìm hiểu bối cảnh xã hội, hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm.
– Phân tích diễn biến cốt truyện.
– Phân tích các nhân vật trong truyện và mối quan hệ giữa các nhân vật đó với nhau.
– Nhận ra được vấn đề được nói đến, ý nghĩa tư tưởng của truyện về cả phương diện tái hiện đời sống lẫn khám phá bản ngã của con người.
Luyện tập
Câu 1 (trang 136 SGK Ngữ văn 11 tập 1):
Câu cá mùa thu – Nguyễn Khuyến:
+ Nghệ thuật tả cảnh: khắc họa thiên nhiên mùa thu ở làng quê đẹp, thanh bình nhưng buồn và có xu hướng co hẹp lại, thiên nhiên hiện lên qua những hình ảnh thân thuộc, bình dị, khác với mùa thu ước lệ quen thuộc trong thơ trung đại.
+ Nghệ thuật tả tình: Tả cảnh ngụ tình, tả việc cũng để ngụ tình, câu cá thực chất là để suy nghĩ về thế sự.
+ Ngôn ngữ: gieo vần lạ, độc đáo, ngôn ngữ lạ hóa, giàu tính gợi hình, gợi cảm.
Câu 2 (trang 136 SGK Ngữ văn 11 tập 1):
Hai đứa trẻ – Thạch Lam:
+ Cốt truyện: cốt truyện đơn giản, nhẹ nhàng, không có kịch tính, cốt truyện là cốt truyện tâm lý.
+ Nhân vật: là những số phận bé nhỏ nơi phố huyện nghèo, những con người hết sức bình thường.
+ Lời kể: nhẹ nhàng, là tác phẩm thuộc loại tự sự nhưng đậm chất trữ tình (giàu tính nhạc, tính họa).
Ý nghĩa
Thơ tiêu biểu cho loại trữ tình. Thơ thể hiện cảm xúc, suy nghĩ, tâm trạng con người bằng ngôn ngữ cô đọng, gợi cảm, giàu hình ảnh và nhạc điệu.
Trong khi, truyện tiêu biểu cho loại tự sự, thường có cốt truyện, nhân vật, lời kể. Truyện có khả năng phản ánh hiện thực cuộc sống rộng lớn, đi sâu vào những mảnh đời cụ thể và cả những diễn biến sâu xa trong tâm hồn con người.