Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 11 (Ngắn Gọn)

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 11: tại đây

Sách giải văn 11 bài tự tình (bài ii) (Ngắn Gọn), giúp bạn soạn bài và học tốt ngữ văn 11, sách giải ngữ văn lớp 11 bài tự tình (bài ii) sẽ có tác động tích cực đến kết quả học tập văn lớp 11 của bạn, bạn sẽ có những lời giải hay, những bài giải sách giáo khoa ngữ văn lớp 11, giải bài tập sgk văn 11 đạt được điểm tốt:

   – Hồ Xuân Hương người làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An nhưng chủ yếu sống ở kinh thành Thăng Long. Bà đi nhiều nơi, thân thiết với nhiều danh sĩ như Nguyễn Du. Cuộc đời, tình duyên của Hồ Xuân Hương nhiều éo le, ngang trái.

   – Hồ Xuân Hương là nhà thơ nổi tiếng viết về phụ nữ, viết về đề tài trào phúng đậm chất trữ tình, đậm chất văn học dân gian. Nổi bật trong sáng tác thơ Nôm Hồ Xuân Hương là tiếng nói thương cảm với người phụ nữ, là sự khẳng định, đề cao vẻ đẹp, khát vọng của họ.

   – Tự tình (bài II) nằm trong chùm thơ Tự tình gồm ba bài của Hồ Xuân Hương.

Câu 1 (trang 19 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

   – Thời gian: Đêm khuya.

   – Không gian: trống trải, mênh mông rợn ngợp.

   – Lòng người: trơ trọi, từ “trơ” đi liền với “cái hồng nhan” cùng biện pháp đảo ngữ gợi cảm giác xót xa, bẽ bàng.

   – Hình ảnh tương phản: Cái hồng nhan ( nhỏ bé- hữu hạn) >< nước non ( to lớn – vô hạn)

→ Tô đậm tâm trạng cô đơn, lẻ loi.

   – Cụm từ “say lại tỉnh” gợi lên cái vòng luẩn quẩn, càng buồn, càng cảm nhận được nỗi đau của thân phận.

   – Hình ảnh “Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn” là hình tượng chứa hai lần bi kịch: trăng sắp tàn ( bóng xế) mà vẫn khuyết chưa tròn. Đó là sự tương đồng với người phụ nữ.

=> Ngoại cảnh cũng chính là tâm cảnh: Trăng = Người (Trăng sắp tàn mà vẫn chưa tròn – Tuổi cuân trôi qua mà hạnh phúc không trọn vẹn).

Câu 2 (trang 19 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

Hình tượng thiên nhiên trong hai câu 5 và 6 diễn tả nỗi niềm phẫn uất của con người:

Phép đối từng cặp: xiên ngang >< đâm toạc; rêu từng đám >< đá mấy hòn; mặt đất >< chân mây…

   – Biện pháp đảo ngữ kết hợp với các động từ mạnh ( xiên, đâm) thể hiện sự bướng bỉnh, ngang ngạnh của Hồ Xuân Hương.

   – Rêu (sinh vật mềm yếu, nhỏ bé), đá (thấp bé) không cam chịu số phận, bằng mọi cách cố vươn lên những cản trở ( mặt đất, chân mây) để chứng tỏ mình→ Đá, rêu như đang oán hờn, như đang phản kháng quyết liệt với tạo hóa.

=> Hai câu thơ khẳng định sức sống mạnh mẽ, quyết liệt, muốn bứt phá rào cản để tự đi tìm hạnh phúc của tác giả.

Câu 3 (trang 19 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

Hai câu kết là tâm trạng chán chường, buồn tủi của nhân vật trữ tình:

   – Cụm từ “xuân đi xuân lại lại”: Xuân của tự nhiên qua đi rồi sẽ trở lại nhưng tuổi xuân của người thì không. Từ “lại” thứ nhất là thêm một lần nữa, còn từ “lại” thứ hai mang nghĩa trở lại. Mùa xuân trở lại nhưng tuổi xuân lại qua đi.

   – Nghệ thuật tăng tiến “mảnh tình – san sê- tí – con con” nhấn mạnh sự nhỏ bé dần, sự ít ỏi, sự sẻ chia trong hạnh phúc cuộc đời của Hồ Xuân Hương làm cho nghịch cảnh càng éo le hơn: mảnh tình vốn đã ít, đã bé, đã không trọn vẹn lại còn phải “san sẻ” thành ra chẳng còn gì (tí con con) nên càng xót xa, tội nghiệp.

Câu 4 (trang 19 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

Bài thơ vừa nói lên bi kịch, vừa cho thấy khát vọng hạnh phúc của Hồ Xuân Hương. Bi kịch trong bài thơ là bi kịch của tuổi xuân, của duyên phận. Xuân đi rồi xuân lại đến, thời gian của thiên nhiên, của trời đất cứ tuần hoàn mà tuổi xuân của con người cứ mãi qua đi không trở lại. Trong hoàn cảnh ấy, sự nhỡ nhàng, sự dở dang của duyên tình càng tăng thêm sự xót xa. Rơi vào hoàn cảnh ấy, trước sự trớ trêu của số phận nhưng Hồ Xuân Hương vẫn luôn khát khao hạnh phúc, gồng mình lên để chống lại sự nghiệt ngã của số phận.

(trang 20 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1): Đọc Tự tình …

So sánh bài thơ Tự tình I và Tự tình II của tác giả Hồ Xuân Hương

1. Giống nhau:

   – Sử dụng thơ Nôm đường luật, thể hiện tài năng của tác giả trong việc sử dụng ngôn ngữ sắc sảo, tài hoa nhất là khả năng sử dụng các biện pháp nghệ thuật: đảo ngữ, phép đối, tăng tiến…

   – Bộc lộ tâm trạng: nỗi buồn tủi, xót xa, phẫn uất trước cảnh duyên phận hẩm hiu.

2. Khác nhau:

   – Cảm xúc trong Tự tình I là nỗi niềm của nhà thơ trước duyên phận hẩm hiu, nhiều mất mát, trước lẽ đời đầy nghịch cảnh, đồng thời là sự vươn lên của chính bản thân, thách đố lại duyên phận.

   – Còn ở Tự tình II, cũng là sự thể hiện của bi kịch duyên phận muôn màng, cố gắng vươn lên nhưng cuối cùng cũng không thoát được bi kịch. Chính vì thế bi kịch như được nhân lên, phẫn uất hơn.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 1128

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống