Xem toàn bộ tài liệu Lớp 12: tại đây
- Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 12
- Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 12 (Ngắn Gọn)
- Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 12 Tập 1
- Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 12 Tập 2
- Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 12 Tập 1 Nâng Cao
- Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 12 Tập 2 Nâng Cao
- Sách Bài Tập Ngữ Văn Lớp 12 Tập 1
- Sách Bài Tập Ngữ Văn Lớp 12 Tập 2
- Sách Bài Tập Ngữ Văn Lớp 12 Nâng Cao Tập 1
- Sách Bài Tập Ngữ Văn Lớp 12 Nâng Cao Tập 2
- Tập Làm Văn Mẫu Lớp 12
Sách giải văn 12 bài thực hành một số phép tu từ ngữ âm (Cực Ngắn), giúp bạn soạn bài và học tốt ngữ văn 12, sách giải ngữ văn lớp 12 bài thực hành một số phép tu từ ngữ âm sẽ có tác động tích cực đến kết quả học tập văn lớp 12 của bạn, bạn sẽ có những lời giải hay, những bài giải sách giáo khoa ngữ văn lớp 12, giải bài tập sgk văn 12 đạt được điểm tốt:
I. Tạo nhịp điệu và âm hưởng cho câu
Câu 1 (trang 129, sgk Ngữ văn 12, tập 1)
– Sự phối hợp nhịp dài và nhịp ngắn: hai vế đầu dài để diễn tả sự trường kì của cuộc kháng chiến, các vế sau ngắn để khẳng định quyền độc lập, tự do của dân tộc
– Sự thay đổi thanh bằng, thanh trắc cuối mỗi nhịp: vế 1, 2, 3 mang thanh bằng, về 4 thanh trắc
– Âm tiết kết thúc mỗi nhịp là âm tiết mở (câu 1) và âm tiết đóng (câu 2)
Câu 2 (trang 129, sgk Ngữ văn 12, tập 1)
– Phép điệp kết hợp với phép đối, lặp kết cấu ngữ pháp và nhịp điệu:
+ Cầu đầu: nhịp 4/2/4/2 và đối (đàn ông/đàn bà, người già/người trẻ)
+ Các câu sau: nhịp 3/2, 3/2 và lặp kết cấu chủ vị
– Vần: sử dụng vần “a” và vần “ung”
– Phối hợp nhịp điệu ngắn, dàn trãi → tạo âm thưởng dồn dập, khoan thai, thích hợp với lời kêu gọi cứu nước.
Câu 3 (trang 130, sgk Ngữ văn 12, tập 1)
– Ngắt nhịp (dấu phẩy ở ba câu đầu) khi cần liệt kê.
– Câu 3:
+ Ngắt nhịp liên tiếp → như lời kể về từng chiến công của tre.
+ Nhịp ngắn trước, nhịp dài sau → tạo âm hưởng du dương cho lời ngợi ca.
– Hai câu cuối: ngắt nhịp giữa CN và VN
→ Tạo âm hưởng mạnh mẽ, dứt khoát cho lời tuyên dương công trạng, khẳng định ý chí kiên cường và chiến công vẻ vang của tre.
II. Điệp âm, điệp vần, điệp thanh
Câu 1 (trang 130, sgk Ngữ văn 12, tập 1)
– Lặp âm đầu (lửa lựu lập lòe) gợi cảm giác về hình ảnh: hoa lựu như những đóm lửa, đẹp và ẩn hiện trên đầu tường
– Lặp âm đầu (lóng lánh) gợi cảm giác phản chiếu của bóng trăng như phát tán trong không gian và trên mặt nước.
Câu 2 (trang 130, sgk Ngữ văn 12, tập 1)
– Vần “ang” được lặp lại nhiều nhất
– Tác dụng:
+ Tạo cảm giác rộng lớn, chuyển động, kéo dài (đông – xuân)
+ Phù hợp với cảm xúc chung: mùa đông đang còn tiếp diễn vậy mà đã có lời mời gọi mùa xuân.
Câu 3 (trang 130, sgk Ngữ văn 12, tập 1)
Khung cảnh hiểm trở và sự giao sự gian lao vất vả được gợi ra nhờ:
– Nhịp điệu: 4/3 ở 3 câu đầu.
– Sự phối hợp: B – T ở 3 câu đầu
+ Câu 1: Nhiều thanh trắc
→ Gợi không gian hiểm trở, mang màu sắc hùng tráng, mạnh mẽ.
+ Câu 4: Nhiều thanh bằng
→ Gợi không khí rộng lớn, thoáng đãng trước mắt khi vượt qua con đường gian lao, vất vả.
– Từ láy gợi hình: Khúc khuỷu, thăm thẳm, heo hút.
– Phép đối: Ngàn thước lên cao >< ngàn thước xuống
– Phép nhân hoá: súng ngửi trời.