Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 12 (Ngắn Gọn)

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 12: tại đây

Sách giải văn 12 bài việt bắc – phần 2: tác phẩm (Ngắn Gọn), giúp bạn soạn bài và học tốt ngữ văn 12, sách giải ngữ văn lớp 12 bài việt bắc – phần 2: tác phẩm sẽ có tác động tích cực đến kết quả học tập văn lớp 12 của bạn, bạn sẽ có những lời giải hay, những bài giải sách giáo khoa ngữ văn lớp 12, giải bài tập sgk văn 12 đạt được điểm tốt:

Phần 2: Tác phẩm

Câu 1 (trang 114 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1):

* Hoàn cảnh sáng tác bài thơ: Chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi, tháng 7/ 1954 hiệp định Giơ – ne – vơ về Đông Dương được kí kết, Hòa Bình lặp lại, miền Bắc nước ta được giải phóng. Tháng 10/ 1954, những cán bộ kháng chiến từ khu căn cứ Việt Bắc trở về miền xuôi, Trung ương Đảng và chính phủ về lại thủ đô. Nhân sự kiện có tính chất lịch sử trọng đại ấy, Tố Hữu sáng tác bài Việt Bắc.

* Sắc thái tâm trạng: nỗi nhớ da diết, mênh mang, một hoài niệm tha thiết, sâu nặng về những ngày tháng vừa qua trong kháng chiến và cách mạng. Nỗi nhớ da diết mênh mang của nhà thơ ở đây là nỗi nhớ về thiên nhiên núi rừng Việt Bắc, nỗi nhớ con người, cuộc sống Việt Bắc và những kỉ niệm khó quên về cuộc kháng chiến gian khổ, hào hùng ở nơi đây.

* Lối đối đáp của nhân vật trữ tình trong đoạn trích: Theo lối đối đáp của ca dao, dao duyên: lời hỏi là lời người ở lại, lời đối đáp là người ra đi.

Câu 2 (trang 114 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1):

Qua hồi tưởng của chủ thể trữ tình, vẻ đẹp của cảnh và người Việt Bắc hiện lên:

a, Qua lời của người ở lại:

* Thiên nhiên Việt Bắc:

   – “Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù” nhịp thơ 4/4, biện pháp đối có tính chất bổ sung, khái quát sự khắc nghiệt của thiên nhiên núi rừng Việt Bắc trở thành thứ lửa tô luyện bản lĩnh và đúc lên khối tình nghĩa sâu nặng giữa nhân dân Việt Bắc và cán bộ kháng chiến.

   – Nhớ về những ngày ở chiến khu “Miếng cơm.. vai”

      + Vế 1: diễn tả cuộc sống gian khổ, thiếu thốn.

      + Vế 2: cả hai cùng chung mối thù giai cấp, thù dân tộc, chung chí hướng cao đẹp.

→ Những ngày ở chiến khu thật gian nan nhưng sâu nặng, nghĩa tình.

* Nhớ về con người Việt Bắc: thủ pháp nghệ thuật đối:

      + Lau xám >< lòng son.

       + Hắt hiu >< đậm đà.

→ Nhằm tô đậm tấm lòng thủy chung, son sắt của con người Việt Bắc với cách mạng, kháng chiến, nhớ về những ngày đầu xây dựng căn cứ cách mạng: “Nhớ khi kháng Nhật, thuở còn Việt Minh” – giai đoạn gian khổ mà hào hùng, đánh dấu sự lớn mạnh của cách mạng và kháng chiến, nhớ về Việt Bắc là nhớ về chính mình:

“Mình đi mình có nhớ mình

Tân Trào, Hồng Thái, mái đình, cây đa”

b, Qua lời của người ra đi: Kỉ niệm sâu nặng về thiên nhiên và con người Việt Bắc trong những ngày kháng chiến

* Thiên nhiên Việt Bắc: Được hiện lên qua nỗi nhớ của người ra đi

    – Nhớ về thiên nhiên Việt Bắc ở những thời điểm khác nhau: “Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương”.

   – Nhớ về thiên nhiên Việt Bắc ở những không gian khác nhau:

       + Rừng nứa bờ tre

       + Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê…

→ Thiên nhiên Việt Bắc hiện lên trong nỗi nhớ của người miền xuôi với những gì cụ thể nhất, thân thiết nhất. Qua đó thấy được tình cảm thủy chung của con người Việt Bắc, của người cán bộ kháng chiến với quê hương cách mạng.

* Nhớ về con người Việt Bắc

    – Những người chia ngọt sẻ bùi với cán bộ cách mạng.

    – Nhớ về bà mẹ Việt Bắc: tần tảo, giàu đức hi sinh.

    – Nhớ về không gian sinh hoạt của con người thời kháng chiến: “Nhớ sao lớp học i tờ…”.

    – Nhớ về nhịp sống ngàn đời của họ: “Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều…”

→ Những chuỗi âm thanh ấy gợi ra cuộc sống yên bình, hạnh phúc của nhân dân Việt Bắc.

* Tuyệt vời nhất là nhớ về thiên nhiên hài hòa với con người Việt Bắc:

      “ Ta về mình có nhớ ta

      Ta về tớ nhớ những hoa cùng người…

→ Cảnh và người ở mỗi cặp câu lại có sắc thái riêng theo từng mùa tạo nên bức tranh từ bình dị về hoa và người Việt Bắc: cảnh vật hiện lên như một bức tranh tứ bình với đủ bốn mùa, trong đó mỗi mùa lại có những nét đặc sắc riêng.

Câu 3 (trang 114 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1):

Khung cảnh hùng tráng của Việt Bắc trong chiến đấu, vai trò của Việt Bắc trong cách mạng và kháng chiến được Tố Hữu khắc họa:

   – Con người và thiên nhiên cùng tham gia đánh giặc: “Nhớ đường Việt Bắc của ta…”

→ Mang đậm chất sử thi và cảm hứng lãng mạn.

   – Tác giả tái hiện những con đường Việt Bắc trong đêm: tấp nập, rực rỡ ánh sáng.

→ Đoạn thơ đậm chất sử thi, hào hùng, tráng lệ.

   – Nhớ về những cuộc họp luận bàn việc công của chính phủ: Trong gian khổ, thiếu thốn.

→ Tuyệt đối hóa vai trò của quê hương cách mạng Việt Bắc: quê hương cách mạng trở thành niềm tin, niềm hi vọng, hun đúc bản lĩnh, ý chí quyết tâm của bao người, hướng về Việt Bắc là hướng về Bác, hướng về ánh sáng và sự sống.

Câu 4 (trang 114 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1):

Hình thức nghệ thuật đậm đà tính dân tộc được thể hiện trong đoạn trích:

   – Thể thơ lục bát truyền thống của dân tộc.

   – Kết cấu đối đáp trong ca dao, dân ca, giao duyên.

   – Hình thức đối đáp: đậm đà phong vị ca dao, dân ca, chủ âm mà ngọt ngào, tha thiết.

   – Giọng điệu tâm tình, ngọt ngài, quyến luyến của bài thơ.

Câu 1 (trang 114 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1):

Nét tài hoa của Tố Hữu trong việc sử dụng cặp đại từ xưng hô ta – mình trong bài thơ:

   – Đại từ xưng hô “ta– mình” quen gặp trong ca dao, dân ca thực chất tuy hai mà là một.

   – Hai đại từ ấy có sự hoán đổi cho nhau, khó tách rời.

   – Tố Hữu tự phân thân để giãi bày tâm trạng của tình yêu thương trên quê hương đất mẹ.

Câu 2 (trang 114 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1):

Dựa vào phần kiến thức đã soạn, HS tự chọn một trong hai đoạn trích để phân tích.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1186

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống