Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 12 (Ngắn Gọn)

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 12: tại đây

Sách giải văn 12 bài viết bài làm văn số 3: nghị luận văn học (Ngắn Gọn), giúp bạn soạn bài và học tốt ngữ văn 12, sách giải ngữ văn lớp 12 bài viết bài làm văn số 3: nghị luận văn học sẽ có tác động tích cực đến kết quả học tập văn lớp 12 của bạn, bạn sẽ có những lời giải hay, những bài giải sách giáo khoa ngữ văn lớp 12, giải bài tập sgk văn 12 đạt được điểm tốt:

Câu 1.

a, Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc (Tố Hữu) được biểu hiện cụ thể ở những phương diện nào? Trình bày vắn tắt và nêu dẫn chứng minh họa?

Dàn ý

Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc (Tố Hữu) được biểu hiện ở phương diện nội dung và phương diện nghệ thuật:

* Phương diện nội dung:

   – Vẻ đẹp đặc trưng cho tâm hồn, cốt cách của dân tộc Việt Nam:

      + Tình cảm tha thiết gắn bó với cội nguồn, với quá khứ, không bao giờ quên một thời gian khổ: “Mình về mình có nhớ ta… nhìn sông nhớ nguồn”…

      + Tình cảm gắn bó, chia ngọt, sẻ bùi, đồng cam cộng khổ: “Trám bùi để rụng…”, Ta đi ta nhớ những ngày… chăn sui đắp cùng”.

      + Tinh thần lạc quan cách mạng, niềm vui sống, yêu đời: “Gian nan đời vẫn… núi đèo”

      + Tinh thần đoàn kết đồng lòng chung sức kháng chiến: “Nhớ khi giặc đến… cả chiến khu một lòng”.

      + Niềm tự hào dân tộc trước sự trưởng thành của Cách mạng: “Những đường Việt Bắc… mũ nan”.

    – Tính dân tộc còn được thể hiện qua việc Tố Hữu đề cập tới những phương diện đặc trưng nhất trong đời sống của con người Việt Nam như đời sống sinh hoạt “bát cơm sẻ nửa”, đời sống học tập “lớp học i tờ”, đời sống công tác “ngày tháng cơ quan”, đời sống lao động “chày đêm nện cối”…

   – Việt Bắc còn thể hiện thành công những bức tranh đặc trưng cho thiên nhiên dân tộc: “Trăng lên đầu núi nắng chiều lưng nương”, kỉ niệm về thiên nhiên hoa với người bên nhau qua bốn mùa độc đáo: “Rừng xanh hoa chuối…tiếng hát ân tình, thủy chung”, hình ảnh thiên nhiên gắn liền với những địa danh: “Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê…”

* Phương diện nghệ thuật

   – Tính dân tộc thể hiện ở thể thơ lục bát (thể thơ truyền thống của dân tộc), giọng thơ mềm mại, uyển chuyển, giàu tính nhạc, dễ đi vào lòng người.

    – Tính dân tộc thể hiện qua hình thức đối đáp trong ca dao trữ tình truyền thống.

    – Tính dân tộc thể hiện ở cách xưng hô: ta – mình mộc mạc, dân dã, thấm đượm nghĩa tình quân dân.

    – Tính dân tộc thể hiện qua ngôn ngữ thuần Việt, giản dị, dễ thuộc, dễ nhớ. Hình ảnh thơ gần gũi, đời thường nhiều sức gợi.

    – Tính dân tộc thể hiện qua tình yêu thiên nhiên, con ngườiViệt Bắc sâu nặng nghĩa tình.

b, Phân tích tâm trạng của tác giả khi nhớ về miền tây Bắc Bộ và những người đồng đội trong đoạn thơ sau:

       “Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!

   Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi

      ….

      Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói

   Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”

Dàn ý

1. Mở bài

    – Giới thiệu về tác giả, tác phẩm, đoạn thơ cần phân tích

    – Dẫn dắt vấn đề

2. Thân bài

* Khái quát chung: Đoạn thơ nói về tâm trạng của tác giả khi nhớ về thiên nhiên và con người miền Tây.

   – Hai câu thơ đầu: nỗi nhớ mãnh liệt bật lên thành lời.

   – Mười câu thơ tiếp: chặng đường hành quân gian khổ mà người lính vượt qua.

       + Thiên nhiên miền tây hùng vĩ, hiểm trở

       + Sự khốc liệt trên chặng đường hành quân.

       + Thiên nhiên miền tây hoang vu, dữ dội.

   – Hai câu thơ kết: Nhớ về cảnh yên bình về một bản làng nơi đoàn binh Tây Tiến nghỉ chân.

* Nhận xét chung:

   – Nội dung:

       + Tác giả ca ngợi nét đẹp độc đáo của thiên nhiên miền Tây: hùng vĩ, dữ dội, khắc nghiệt nhưng thơ mộng, mĩ lệ, tuyệt vời.

       + Tác giả ca ngợi lính Tây Tiến can trường, dũng cảm nhưng tâm hồn lãng mạn, trẻ trung, yêu đời.

   – Nghệ thuật:

      + Cảm hứng hiện thực kết hợp cảm hứng lãng mạn nhưng chủ yếu là cảm hứng lãng mạn.

      + Khai thác tối đa thủ pháp đối lập.

      + Cách phối thanh bằng trắc tài tình.

      + Cách tạo từ độc đáo.

3. Kết bài: Cảm nghĩ chung về đoạn thơ.

Câu 2.

a, Vẻ đẹp bi tráng của hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

Dàn ý

Vẻ đẹp bi tráng của hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng được biểu hiện:

   – Sự miêu tả trực tiếp, không né tránh những khắc nghiệt, nguy nan luôn luôn rình rập người lính Tây Tiến trên những bước đường hành quân (địa hình hiểm trở, thú rừng hung dữ, bệnh tật…). Điểm đặc sắc ở đây là Quang Dũng đã không ngần ngại nói đền sự hi sinh của người lính, điều mà văn học kháng chiến trong thời gian dài thường né tránh.

   – Khi miêu tả cảnh đau thương, kể cả cái chết, lời thơ Quang Dũng đã làm bật lên tính chất hùng tráng từ cái bi bởi đó là cái chết vì lí tưởng cao cả:

      + Sự hi sinh của người lính được sang trọng hóa, áo bào thay cho manh chiếu: “Áo bào thay chiếu anh về đất” → Sự hi sinh mang hơi hướng chủ nghĩa anh hùng cổ điển.

      + Sự hi sinh vì lí tưởng đẹp đẽ đã khiến họ thành bất tử.

   – Góp phần tạo nên vẻ đẹp bi tráng ở Tây Tiến là những nét đặc sắc về nghệ thuật:

      + Chất liệu lấy từ hiện thực chiến đấu của người lính trong thời kì đầu kháng chiến chống Pháp.

      + Sử dụng các từ Hán Việt: biên cương, viễn xứ, chiến trường…

b, Cảm nhận của anh chị về hình tượng thiên nhiên và con người Việt Bắc trong đoạn thơ:

      “Ta về, mình có nhớ ta

   Ta về, ta nhớ những hoa cùng người

      ….

      Rừng thu trăng rọi hòa bình

   Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung”

Dàn ý

* Khái quát chung: Đoạn thơ là nỗi nhớ về thiên nhiên, hài hòa với con người Việt Bắc

* Nghệ thuật:

   – Hình thức: đối đáp

   – Cách dùng từ của tác giả: “Hoa cùng người”.

→ Tác giả khắc sâu sự hòa điệu, soi chiếu, bổ sung lẫn nhau của cả hai: hoa tô điểm cho con người và con người làm cho hoa thêm sinh động. Bên cạnh đó, cụm từ “hoa cùng người” gợi ra cấu trúc câu đặc biệt cho đoạn thơ:

      + Dòng lục tác giả dùng cho nhớ hoa

      + Dòng bát dành cho nhớ người.

* Nội dung: Cảnh và người ở mỗi cặp câu thơ lại có sắc thái riêng theo từng mùa tạo nên bức tranh tứ bình về hoa và người Việt Bắc.

   – Mùa đông:

      + Cảnh hoa chuối đỏ tươi nổi bật lên nền xanh bát ngát.

       + Con người: đèo cao nắng ánh → con người lao động làm chủ núi rừng nơi đèo cao, ánh nắng mùa đông chiếu vào lưỡi dao cài thắt lưng của họ là lưỡi dao sáng đẹp nhất, lung linh nhất.

   – Mùa xuân:

      + Cảnh: đảo ngữ “trắng rừng” nhấn mạnh vào sắc trắng dịu nhẹ, thanh khiết của hoa nở. Sắc trắng ấy không hề gợi cảm giác lạnh lẽo mà làm bừng sáng cả không gian. Sắc trắng ấy toát lên sức sống tràn trề của mùa xuân

      + Con người: “Người đan nón chuốt từng sợi giang” → gợi đức tính chăm chỉ, bàn tay khéo léo, cẩn thận của con người Việt Bắc.

   – Mùa hè:

      + Cảnh: âm thanh tiếng đặc trưng “tiếng ve kêu”, có màu sắc “vàng” của rừng phách, cách dùng từ “đổ” độc đáo:

→ Tác giả tái hiện bức tranh mùa hạ rộn ràng âm thanh, rực rỡ đầy sắc màu.

      + Con người: Cụm từ “cô em gái” gợi tình cảm yêu thương trìu mến của tác giả. Đặc biệt cụm từ “một mình” không gợi cảm giác cô đơn, héo hắt mà là phẩm chất chịu thương, chịu khó của con người Việt Bắc.

   – Mùa thu

      + Cảnh: cảnh thu tràn ngập ánh trăng huyền diệu, không gian đêm rừng Việt Bắc không hề lạnh lẽo, rợn ngợp, mà kỳ ảo, thiêng liêng rất đỗi thi vị.

      + Con người: “Tiếng hát ân tình thủy chung” → Nội dung của lời hát cũng chính là tấm lòng của người hát. Qua lời hát thấy được phẩm chất chung thủy, giàu ngĩa tình của con người Việt Bắc. Cảnh và người có sự hài hòa, đồng điệu.

Câu 3.

a, Câu thơ “Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn” (Đất Nước, Nguyễn Khoa Điềm) có nét tương đồng với bài ca dao nào? Phân tích ngắn gọn ý nghĩa câu thơ nào trong sự đối chiếu, so sánh với những bài ca dao mà anh chị đã liên tưởng.

Dàn ý

Câu thơ “Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn” có nét tương đồng với câu ca dao:

      “Tay nâng dĩa muối chấm gừng

      Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau”

   – Câu thơ nêu cao giá trị tinh thần giàu tình cảm, ân nghĩa thủy chung.

   – Đất nước gắn liền với tình cảm Việt Nam, mà cụ thể trong câu thơ là tình cảm vợ chồng thủy chung, gắn bó, càng gian khổ lại càng son sắt, mặn mà như “gừng cay muối mặn”.

b, Phân tích vẻ đẹp hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng.

Dàn ý

* Vẻ đẹp hào hùng nhưng cũng rất đỗi hào hoa của người lính Tây Tiến:

   – Khí phách ngang tàng, tinh thần lạc quan trước khó khăn, gian khổ

   – Hoàn cảnh chiến đấu vô cùng gian khổ: bệnh sốt rét, hành quân trên địa hình hiểm trở, thiên nhiên ẩn chứa những điều nguy hiểm, cái chết luôn cận kề.

   – Họ vẫn dấn thân, bất chấp hiểm nguy, vượt qua núi cao, vực sâu, thú dữ, bệnh tật.

   – Tinh thần lạc quan, yêu đời thể hiện qua cách nói táo bạo “súng ngửi trời”, “không mọc tóc”…

* Sự hào hùng gắn liền với bi tráng: Khi viết về những người lính Tây Tiến, Quang Dũng đã nói tới cái chết, sự hi sinh nhưng không gây cảm giác bi lụy, tang thương.

* Nghệ thuật

   – Cảm hứng lãng mạn trên nền hiện thực của chiến tranh gian khổ.

   – Chất liệu lấy từ hiện thực chiến đấu của người lính trong thời kì đầu kháng chiến chống Pháp.

    – Khai thác thủ pháp đối lập nhằm gây ấn tượng mạnh mẽ về thiên nhiên, con người miền Tây và lính Tây Tiến.

Câu 4.

a, Phân tích và so sánh hình tượng đất nước trong đoạn trích Đất Nước (trong trường ca Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm) và bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi.

* Giống nhau:

    – Cả hai bài thơ viết về đất nước bằng niềm tự hào sâu sắc, về truyền thống lịch sử của dân tộc.

    – Hai bài thơ đều đem đến cho người đọc những cảm nhận mới mẻ, sâu sắc và trọn vẹn trong quan niệm về đất nước.

* Khác nhau

   – Nội dung:

       + Nguyễn Đình Thi khắc họa hình tượng đất nước với đặc điểm: đặt hình tượng đất nước trong mối quan hệ với quá khứ và tương lai.

      + Nguyễn Khoa Điềm lại đưa ra quan niệm mới mẻ về đất nước: “đất nước này là đất nước của nhân dân”

Nghệ thuật:

      + Đất nước của Nguyễn Đình Thi mang màu sắc hiện đại được dựng lên bằng cảm hứng khái quát, mang chất sử thi với giọng điệu trầm hùng, sâu lắng, hình ảnh hàm súc…

      + Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm lại đậm đà màu sắc dân gian được hiện lên trên nhiều bình diện của văn hóa dân gian như lịch sử, địa lí, phong tục,.. giọng điệu giàu chất trữ tình, mang đậm tính triết lí, suy tư.

b, Cảm nhận của anh chị về hình tượng người lính Tây Tiến trong đoạn thơ sau:

      “Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

      …

      Sông Mã gầm lên khúc độc hành”

* Khái quát: Đoạn thơ nói về nỗi nhớ của tác giả về đoàn binh Tây Tiến, qua đó hình tượng về người lính Tây Tiến được khắc chạm sinh động, đậm màu bi tráng.

   – Hai câu đầu: nét độc đáo về ngoại hình:

Không mọc tóc >< dữ oai hùm

→ Gian khổ, thiếu thốn >< đầy kiêu hùng.

   – Câu 3- 4: Tâm hồn giàu mộng mơ

      + Giấc mộng của người lính Tây Tiến: “Mắt trừng.. giới” → giấc mộng lập chiến công.

      + Giấc mơ ngọt ngào của người lính: “Đêm mơ Hà Nội…”

   – Câu 5 – 6: Lí tưởng chiến đấu cao đẹp

Mồ viễn xứ ><chẳng tiếc đời xanh

→ Ghê rợn, lạnh lẽo >< hy sinh quên mình, lí tưởng cao cả.

=> Hai câu thơ toát lên khí phách của người anh hùng.

   – Hai câu cuối: cảnh tiễn biệt mỗi khi có người lính hi sinh

      + Sự hi sinh của người lính được sang trọng hóa: áo bào thay cho manh chiếu. Sự hi sinh của họ mang hơi hướng chủ nghĩa anh hùng cổ điển.

      + Cách nói giảm “anh về đất” về đất là về với đất mẹ, quê hương, với cõi vĩnh hằng. Sự hi sinh vì lí tưởng đẹp đẽ đã khiến họ trở thành bất tử.

      + Tiếng gầm của sông Mã như một khúc độc hành hùng tráng của đất trời, sông núi trong giờ phút vĩnh quyết người lính Tây Tiến. Quang Dũng đã nâng cái chết của họ lên tầm vóc sử thi, hoành tráng.

* Nhận xét

   – Nội dung:

      + Hình tượng người lính hiện lên sinh động, mang màu sắc bi tráng nhưng cũng rất lãng mạn, hào hùng.

      + Tình cảm yêu thương trân trọng và thành kính của Quang Dũng đối với đồng đội.

   – Nghệ thuật

      + Chất liệu lấy từ hiện thực chiến đấu của người lính trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

      + Cách tạo từ độc đáo, sử dụng nhiều từ Hán Việt.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 923

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống