Bài 24

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 6: tại đây

Sách giải văn 6 bài hoán dụ (Cực Ngắn), giúp bạn soạn bài và học tốt ngữ văn 6, sách giải ngữ văn lớp 6 bài hoán dụ sẽ có tác động tích cực đến kết quả học tập văn lớp 6 của bạn, bạn sẽ có những lời giải hay, những bài giải sách giáo khoa ngữ văn lớp 6, giải bài tập sgk văn 6 đạt được điểm tốt:

I. Hoán dụ là gì?

Câu 1 (trang 82 Ngữ Văn 6 Tập 2):

Các từ in đậm trong câu thơ chỉ:

– Áo nâu: người nông dân

– Áo xanh: người công nhân

– Nông thôn: người nông dân

– Thị thành: công nhân thương nhân, trí thức

Câu 2 (trang 82 Ngữ Văn 6 Tập 2):

Mối quan hệ

– Nông dân Việt Nam thường mặc áo nhuộm màu nâu

– Công nhân thường làm việc với màu áo xanh

– Nông thôn là nơi cư trú của nông dân

– Thị thành là nơi cư trú của công nhân, thương nhân, trí thức,..

Câu 3 (trang 82 Ngữ Văn 6 Tập 2):

Tác dụng: tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt

II. Các kiểu hoán dụ

Câu 1 (trang 83 Ngữ Văn 6 Tập 2):

Các từ in đậm

a. Bàn tay là một bộ phận của cơ thể trực tiếp đưa sức lao động chân tay có hiệu quả, nói tới bàn tây là nhấn mạnh khả năng lao động

b. Một , ba là từ chỉ số lượng trong đó một chỉ số ít ý nói sự đơn độc; ba ý nói số nhiều chỉ sức mạnh đoàn kết tập thể

c. Đổ máu nhắc tới việc bị thương hoặc chết chóc ở đây gợi nhớ những ngày kháng chiến chống Pháp quay lại xâm lược

Câu 2 (trang 83 Ngữ Văn 6 Tập 2):

Quan hệ

a. Bộ phận và toàn thể

b. Cái cụ thể và cái trìu tượng

c. Dấu hiệu và sự vật

Câu 3 (trang 83 Ngữ Văn 6 Tập 2):

Một số kiểu quan hệ thường sử dụng tạo phép hoán dụ

– Bộ phận và toàn thể

– Cái cụ thể và cái trìu tượng

– Dấu hiệu và sự vật

– Vật chứa đựng và vật bị chứa đựng

Luyện tập

Câu 1 (trang 84 Ngữ Văn 6 Tập 2):

Câu Phép hoán dụ Mối quan hệ
a Làng xóm ta Lấy vậy chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng
b Mười năm, trăm năm Lấy con số cụ thể gọi sự vật trìu tượng
c Áo chàm Lấy dấu hiệu gọi sự vật
d Trái đất Lấy vật chứa đựng biểu thị vật được chứa đựng

Câu 2 (trang 84 Ngữ Văn 6 Tập 2):

So sánh hoán dụ và ẩn dụ

– Giống đều lấy từ ngữ chỉ sự vật B để nói sự vật A và sự vật A không xuất hiện

– Khác

  + Ẩn dụ sự vật A và B có nét liên tưởng tương đồng

  + Hoán dụ : hai sự vật gần gũi đi đôi với nhau trong thực tế

– Ví dụ

  + Ẩn dụ: Thấy một mặt trời trên lăng rất đỏ

  + Hoán dụ: Áo chàm đưa buổi phân li

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 920

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống