Bài 5: Trò chuyện cùng thiên nhiên

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 6 – Chân Trời Sáng Tạo: tại đây

Với soạn bài Viết bài văn tả cảnh sinh hoạt Ngữ văn lớp 6 sách Chân trời sáng tạo được biên soạn bởi đội ngũ Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm trả lời các câu hỏi theo tiến trình bài học: chuẩn bị đọc, trải nghiệm cùng văn bản và suy ngẫm và phản hồi sẽ giúp các em dễ dàng soạn bài môn Ngữ văn lớp 6.

Viết bài văn tả cảnh sinh hoạt

Tả cảnh sinh hoạt là dùng khả năng quan sát và lời văn gợi tả, làm sống lại bức tranh sinh hoạt, giúp người đọc hình dung được rõ nét về không khí, đặc điểm nổi bật của cảnh đó. 

Yêu cầu đối với kiểu bài

– Giới thiệu được cảnh sinh hoạt, thời gian và địa điểm diễn ra cảnh sinh hoạt. 

– Tả lại cảnh sinh hoạt theo một trật tự hợp lí (từ xa đến gần, từ bao quát đến cụ thể…). 

– Thể hiện được hoạt động của con người trong thời gian, không gian cụ thể.

– Gợi tả được quang cảnh, không khí chung, những hình ảnh tiêu biểu, nổi bật của bức tranh sinh hoạt. 

– Sử dụng phù hợp các từ ngữ chỉ đặc điểm, tính chất, hoạt động,… 

– Nêu được suy nghĩ, cảm nhận của người viết về cảnh được miêu tả. 

– Cấu trúc bài văn gồm ba phần: 

    + Mở bài: giới thiệu cảnh sinh hoạt. 

    + Thân bài: miêu tả cảnh sinh hoạt theo một trình tự hợp lí. 

    + Kết bài: phát biểu suy nghĩ hoặc nêu ấn tượng chung về cảnh sinh hoạt.

* Câu hỏi (trang 130, sgk, Ngữ văn 6, tập 1)

Câu 1. Đoạn mở bài và kết bài đã đáp ứng được yêu cầu về bài văn tả cảnh sinh hoạt chưa?

Câu 2. Tác giả miêu tả cảnh chợ nổi trên sông theo trình tự nào?

Câu 3. Bài văn có gợi tả được cử chỉ, hành động của con người gắn với thời gian, không gian cụ thể? Có sự dụng các biện pháp tu từ khi diễn đạt?

Câu 4. Người viết có phối hợp các giác quan trong khi quan sát cảnh chợ nổi trên sông?

Câu 5. Người viết đã đứng ở đâu để quan sát? Vị trí ấy là cố định hay có dịch chuyển, thay đổi và có giúp việc quan sát thuận lợi hơn không?

Câu 6. Từ bài văn trên, em học được những gì về cách miêu tả một cảnh sinh hoạt?

* Hướng dẫn trả lời câu hỏi (trang 130, sgk, Ngữ văn 6, tập 1)

Câu 1. Đoạn mở bài và kết bài của bài văn đã đáp ứng yêu cầu của bài văn tả cảnh sinh hoạt.

    + Mở bài: giới thiệu cảnh sinh hoạt chợ nổi Cái Răng.

    + Kết bài: phát biểu ấn tượn cảm xúc sau khi thăm phiên chợ nổi.

Câu 2. Tác giả miêu tả cảnh chợ nổi trên sông theo trình tự từ bao quát đến cụ thể.

Câu 3. Bài văn gợi tả được cử chỉ, hành động của con người gắn với thời gian, không gian cụ thể: các tiếng rao trên các con thuyền. Tác giả có sử dụng các biện pháp tu từ khi diễn đạt như so sánh, hoán dụ

Câu 4. Người viết có phối hợp các giác quan trong khi quan sát cảnh chợ nổi trên sông gồm: thị giác, thính giác, xúc giác.

Câu 5. Người viết đã đứng ở trên xuồng máy để quan sát. Xuồng máy đi trên sông nên tác giả có thể dịch chuyển, thay đổi và có thể quan sát khung cảnh chợ nổi   rõ ràng, chi tiết.

Câu 6. Từ bài văn trên, em học được những điều về cách miêu tả một cảnh sinh hoạt là:

+ Để tả cảnh sinh hoạt cần quan sát và dùng lời văn gợi tả, làm sống lại bức tranh sinh hoạt, giúp người đọc hình dung được rõ nét về không khí, đặc điểm nổi bật của cảnh.

+ Cần giới thiệu được cảnh sinh hoạt, thời gian, địa điểm diễn ra cảnh sinh hoạt.

+ Tả lại cảnh sinh hoạt theo trình tự hợp lí.

+ Thể hiện được hoạt động của con người trong thời gian, không gian cụ thể.

+ Gợi được quang cảnh, không khí chung, những hình ảnh tiêu biểu của bức tranh sinh hoạt.

+ Sử dụng từ ngữ phù hợp, nêu được cảm nhận của người viết về cảnh được miêu tả.

+ Đảm bảo cấu trúc bài văn ba phần.

* Đề bài: Hãy tả lại một cảnh sinh hoạt mà em có dịp quan sát hoặc tham dự

Bài làm tham khảo

  Một tuần học tập của chúng em lại sắp trôi qua, thời gian trôi thật nhanh mới thứ hai đầu tuần ngồi chào cờ dưới sân trường hôm nay đã là thứ bảy và chúng em lại có buổi sinh hoạt tổng kết. Giờ sinh hoạt cuối tuần cũng là giờ được chờ mong nhất vì có những trò chơi và luôn ngập tràn tiếng cười.

  Buổi sinh hoạt vào tiết cuối của thứ bảy, sau 4 tiết học tập căng thẳng, tiết sinh hoạt là tiết để chúng em thư giãn, tổng kết lại các hoạt động nề nếp, học tập, rèn luyện của cả lớp sau một tuần. Đầu tiên cô giáo chủ nhiệm sẽ lên lớp rồi yêu cầu các bạn tổ trưởng báo cáo tình hình nề nếp, học tập của các thành viên trong tổ. Bạn nào đi học muộn, không quàng khăn đỏ hoặc nói chuyện trong giờ học hay tất cả các hành vi vi phạm nội quy của trường, lớp đều được ghi lại, bên cạnh đó bạn nào đạt thành tích tốt, điểm cao, giúp đỡ bạn bè hay làm việc tốt lại được tuyên dương trước lớp. Nhờ bản báo cáo của tổ trưởng cô giáo sẽ nắm sát được tình hình của từng học sinh trong lớp. Lớp trưởng là người tổng kết mọi hoạt động của lớp, báo cáo thi đua và đưa ra phương hướng cho tuần tới. Sau cùng cô giáo chủ nhiệm sẽ đưa ra quyết định thưởng – phạt cho từng bạn, những lỗi nhẹ cô sẽ phạt lên hát hoặc múa một bài, và khi đó là lúc lớp em vui nhộn nhất.

 Cũng nhờ những buổi sinh hoạt mà lớp chúng em thêm đoàn kết, gắn bó, thấu hiểu nhau hơn, giúp đỡ nhau nhiều hơn và cùng nhau cố gắng học tập. Hơn thế còn tìm ra được những tài năng như hát hay, nhảy đẹp, múa dẻo, đối với em giờ sinh hoạt lớp thật ý nghĩa.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 1096

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống