Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây
A. Soạn bài Luyện nói: Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học (cực ngắn)
I. Mở bài
– Giới thiệu bài thơ “cảnh khuya” (xuất xứ, hoàn cảnh sang tác, nội dung)
– Cảm xúc của mình về bài thơ: Bài thơ hay, để lại nhiều ấn tượng sâu sắc
II. Thân bài:
a. Hai câu đầu: Cảnh đêm trăng trong rừng êm đềm, thơ mộng
– Giữa không gian tĩnh lặng của đêm khuya thì nổi bật lên tiếng suối chảy róc rách, nghe hay như tiếng hát.
– Cách so sánh thú vị: “tiếng suối trong như tiếng hát xa” vừa làm nổi bật nét tương đồng giữa tiếng suối và tiếng hát xa, vừa thể hiện sự nhạy cảm, tinh tế của trái tim nghệ sĩ.
– Ánh trăng chiếu sáng mặt đất, soi tỏ cảnh vật. Những mảng màu sàng, tối đan xen, hòa quyện, tạo nên khung cảnh thơ mộng lung linh và huyền ảo,…
– Nghệ thuật miêu tả phong phú, tinh tế: có xa có gần, cao và thấp, tĩnh và động,…tạo nên bức tranh đêm trăng tuyệt đẹp, cuốn hút hồn người.
b. Hai câu sau: Miêu tả tâm trạng của Bác trong đêm trăng sang
– Người chưa ngủ vì hai lí do, lí do thứ nhất là vì cảnh đẹp làm cho tâm hồn người nghệ sĩ bâng khuâng, say đắm. Lí do thứ hai: chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà, lo về cuộc kháng chiến của nhân dân ta. Cảnh thiên nhiên dù đẹp đẽ, thơ mộng nhưng không làm cho Bác quên đi trách nhiệm lớn lao của một lãnh tụ cách mạng đối với dân, với nước.
– Cả hai câu thơ cho thấy sự gắn bó giữa con ngưới thi sĩ đa cảm và con ngưới chiến sĩ kiên cường trong Bác.
c. Tính cách, tâm hồn của bác
Bài thơ thể hiện tâm hồn nhạy cảm, tinh tế và tinh thần trách nhiệm cao cả của Bác Hồ – vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam; là dẫn chứng chứng minh cho phong cánh tuyệt với của người nghệ sĩ – chiến sĩ
III. Kết bài:
Khẳng định lại suy nghĩ, cảm xúc của mình về bài thơ.
B. Kiến thức cơ bản
Thực hành luyện nói với sự chuẩn bị kĩ các bước:
– Tìm hiểu đề và tìm ý
– Dàn bài
– Gợi ý chuẩn bị đoạn văn nói
– Phát biểu rõ ràng, rành mạch, giọng nó có cảm xúc, tự nhiên.