Bài 18

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây

A. Soạn bài Tìm hiểu chung về văn nghị luận (cực ngắn)

Câu 1 (trang 10 sgk Ngữ văn 7 Tập 2):

   a. Đây là bài văn nghị luận. Tại vì:

– Vấn đề đặt ra là một vấn đề thiết thực trong xã hội: tập thói quen tốt, loại bỏ những thói quen xấu trong đời sống hàng ngày.

– Văn bản có lí lẽ, có dẫn chứng thuyết phục, vấn đề trình bày cũng xác định rất rõ ràng.

   b. Tác giả đề xuất ý kiến: “Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội”.

– Ý kiến đó được thể hiện ở nhan đề và một số câu văn:

“Có người biết phân biệt tốt và xấu, nhưng vì đã thành thói quen nên rất khó bỏ, khó sửa”, “Tạo được thói quen tốt là rất khó. Nhưng nhiễm thói quen xấu thì dễ. Cho nên mỗi người, mỗi gia đình hãy tự xem lại mình để tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội”.

– Các lí lẽ, dẫn chứng:

   + Trong cuộc sống, có thói quen tốt (dẫn chứng: dậy sớm, luôn đúng hẹn, giữ lời hứa, luôn đọc sách… ) và có thói quen xấu.

   + Thói quen xấu sẽ gây hại đến cộng đồng, tác động tiêu cực đến môi trường sống; (Dẫn chứng: Hút thuốc lá, hay cáu giận, mất trật tự; vứt rác bừa bãi, rác cứ ùn lên, khiến nhiều khu dân cư phải chịu hậu quả mất vệ sinh nặng nề, có người còn có cái cốc vỡ cũng tiện tay ném ra đường. Vì thế trẻ em, cụ già giẫm phải, chảy máu chân rất nguy hiểm, … )

   + Hãy tự xem lại mình để loại bỏ thói quen xấu, tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội.

   c) Bài viết này đã nhằm giải quyết một vấn đề trong thực tế. Em đồng ý với ý kiến của bài viết. Tại vì: Những ý kiến đưa ra rất có ý nghĩa đối với mọi người, đối với xã hội, cách thể hiện bài viết rất gọn, rất chặt chẽ.

Câu 2 (trang 10 sgk Ngữ văn 7 Tập 2):

– Mở bài (Đoạn 1) : Nêu vấn đề thói quen và thói quen tốt.

– Thân bài (Đoạn 2, 3, 4): Tác hại của thói quen xấu và việc cần thiết phải loại bỏ thói quen xấu).

– Kết bài ( Đoạn cuối) – Kêu gọi mọi người loại bỏ thói quen xấu, tự điều chỉnh mình để tạo ra nếp sống đẹp.

Câu 3 (trang 10 sgk Ngữ văn 7 Tập 2):

Sưu tầm:

   Khi con ngỗng đầu đàn mệt mỏi, nó sẽ chuyển sang vị trí bên cánh và một con ngỗng khác sẽ dẫn đầu.

   Chia sẻ vị trí lãnh đạo sẽ đem lại lợi ích cho tất cả và những công việc khó khăn nên được thay phiên nhau đảm nhận.

   Tiếng kêu của bầy ngỗng từ đằng sau sẽ động viên những con đi đầu giữ được tốc độ của chúng.

   Những lời động viên đã tạo nên sức mạnh cho những người đang ở đầu con sóng, giúp cho họ giữ vững tốc độ, thay vì để họ mỗi ngày phải chịu đựng áp lực công việc và sự mệt mỏi triền miên.

(Bài học từ loài ngỗng – Quà tặng của cuộc sổng, Trang 97, Nxb Trẻ, 2003)

   Đọc sách là sinh hoạt và nhu cầu trí tuệ thường trực của con người có cuộc sống trí tuệ. […] Không đọc sách tức là không còn nhu cầu về cuộc sống trí tuệ nữa. Và khi không còn nhu cầu đó nữa, thì đời sống tinh thần của con người nghèo đi, mòn mỏi đi, Cuộc sống đạo đức cũng mất luôn nền tảng. Đây là một câu chuyện nghiêm túc, lâu dài và cần được trao đổi, thảo luận một cách cũng rất nghiêm túc, lâu dài. Tôi chỉ muốn thử nêu lên ở đây một đề nghị: Tôi đề nghị các tổ chức thanh niên của chúng ta, bên cạnh những sinh hoạt thường thấy hiện nay, nên có một cuộc vận động đọc sách trong thanh niên cả nước; và vận động từng nhà gây dựng tủ sách gia đình. Gần đây có một nước đã phát động phong trào trong toàn quốc mỗi người mỗi ngày đọc lấy 20 dòng sách. Chúng ta cũng có thể làm như thế, hoặc vận động mỗi người trong mỗi năm đọc lấy một cuốn sách. Cứ bắt đầu bằng việc rất nhỏ, không quá khó. Việc nhỏ đấy nhưng rất có thể là việc nhỏ khởi đầu một công cuộc lớn.

(Theo Nguyên Ngọc, Một đề nghị, tạp chí Điện tử Tiasang.com.vn, ngày 19-7-2007)

Câu 4 (trang 10 sgk Ngữ văn 7 Tập 2):

Văn bản trên là văn bản nghị luận. Thông qua việc kể chuyện để luận bàn về hai cách sống: cách sống chỉ biết giữ cho riêng mình và cách sống biết sẻ chia cùng mọi người. Hình ảnh hai biển hồ mang ý nghĩa tượng trưng cho hai cách sống đối lập nhau ấy.

B. Kiến thức cơ bản

1. Trong đời sống, ta thường gặp văn nghị luận dưới dạng các ý kiến nêu ra trong cuộc họp, các bài xã luận, bình luận, bài phát biểu ý kiến trên báo chí. 

2. Văn nghị luận là văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng, quan điểm nào đó. Muốn thế, văn nghị luận phải có luận điểm rõ ràng, có lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục. 

3. Những tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận phải hướng tới giải quyết những vấn đề đặt ra trong đời sống thì mới có ý nghĩa. 

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 1066

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống