Tập Bản Đồ Địa Lí Lớp 12

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 12: tại đây

Giải Tập Bản Đồ Địa Lí 12 – Bài 32: Vấn đề khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ giúp HS giải bài tập, các em sẽ có được những kiến thức phổ thông cơ bản, cần thiết về các môi trường địa lí, về hoạt động của con người trên Trái Đất và ở các châu lục:

Bài 1 trang 57 Tập bản đồ Địa Lí 12: Hãy điền vào lược đồ:

– Tên các tỉnh: Điện Biên, Lại Châu, Sơn La, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Quảng Ninh.

– Tên một số mỏ: than, sắt, thiếc, bô xít, apatit.

– Tên của 3 con sông: sông Đà, sông Chảy, sông Gâm và một số nhà máy thủy điện trên các dòng sông này (Hòa Bình, Sơn La, Thác Bà, Tuyên Quang).

– Tên các trung tâm công nghiệp: Việt Trì, Thái Nguyên, Hạ Long, Cẩm Phả.

Lời giải:

Bài 2 trang 57 Tập bản đồ Địa Lí 12: Căn cứ vào kiến thức đã học và hình 32 trong SGK Địa lí 12 hoặc Atlat Địa li Việt Nam, hãy giải thích vì sao Trung du và miền núi Bắc Bộ có vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của cả nước?

Lời giải:

Thuận lợi về vị trí địa lí:

– Phía Bắc giáp Trung Quốc, phía Tây giáp Thượng Lào có thể dễ dàng giao lưu với các vùng kinh tế năng động của nước này qua các cửa khẩu.

– Liền kề với đồng bằng sông Hồng, vùng có tiềm năng lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và nguồn lao động lớn nhất cả nước.

– Phía Đông là vùng biển thuộc Quảng Ninh có tiềm năng,thuận lợi cho giao lưu phát triển bằng đường biển.

Giàu về tài nguyên thiên nhiên:

– Khoáng sản giàu có và đa dạng bậc nhất cả nước (than, apatit, đồng, sắt…)

– Tài nguyên rừng khá giàu có.

– Địa hình đồi núi, đất feralit thuận lợi phát triển cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả, dược liệu…chăn nuôi gia súc; khí hậu phân hóa nên sản phẩm đa dạng hơn.

– Tiềm năng thủy điện lớn: sông Đà và sông Thái Bình (thủy điện Sơn La, Hòa Bình..)

Địa bàn cư trú của nhiều dân tộc ít người:

– Dân tộc ít người với trình độ dân trí thấp, dễ bị xúi giục, lại nằm gần vùng biên giới.

– Đời sống còn khó khăn

– Có nhiều kinh nghiệm trồng rừng, canh tác cây công nghiệp lâu năm.

Tập trung một số cơ sở kinh tế quan trọng:

– Một số cơ sở kinh tế quan trọng với các ngành truyền thống như khai thác than, khoáng sản (Quảng Ninh, Thái Nguyên, Cao Bằng..) cơ sở trồng và chế biến chè (Thái Nguyên), chăn nuôi bò sữa và chế biển sản phẩm từ sữa (Mộc Châu)…

Bài 3 trang 58 Tập bản đồ Địa Lí 12:Điền vào bảng dưới đây các thế mạnh và hạn chế đối với việc phát triển cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả (cận nhiệt, ôn đới) và chăn nuôi gia súc.

Lời giải:

Thế mạnh Hạn chế
Phát triển cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả (cận nhiệt đới, ôn đới)

– Đất feralit, đất phù sa cổ (ở trung du).

– Khí hâu nhiệt đới ẩm có mùa đông lạnh, phân hóa đa dạng (ôn đới núi cao, cận nhiệt, nhiệt đới).

– Đất dễ bị thoái hóa, xói mòn.

– Rét đậm, rét hại, sương giá, sâu bệnh

Chăn nuôi gia súc Có nhiều đồng cỏ, chủ yếu trên các cao nguyên ở độ cao 600 – 700m (Mộc Châu, Sơn La, Điện Biên…) Rét buốt, sương giá.

Bài 4 trang 58 Tập bản đồ Địa Lí 12:Cho bảng số liệu, tính tỉ lệ % so với cả nước và điền tiếp vào bảng sau:

Lời giải:

Số lượng trâu của vùng và của cả nước (nghìn con)

Năm Trung du và miền núi Bắc Bộ Cả nước % so với cả nước
2000 1.626 2.897 56,1%
2008 1.689 2.898 58,3%

Nhận xét số lượng trâu của Trung du và miền núi Bắc Bộ so với cả nước năm 2000 và năm 2008.

– Số lượng trâu luôn chiếm trên 50% của cả nước: năm 2000 là 56,1% và năm 2008 tăng lên 58,3%.

Giải thích vì sao Trung du và miền núi Bắc Bộ lại chiếm quá nửa số lượng trâu của cả nước.

– Vùng có điều kiện sinh thái và tự nhiên phù hợp cho sự phát triển đàn trâu: khí hậu lạnh, địa hình đồi núi với nhiều đồng cỏ thuận lợi chăn thả trâu.

– Người dân có kinh nghiệm chăn thả gia súc, nhu cầu về sức kéo lớn.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1135

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống