Văn mẫu lớp 12 Tập 2

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 12: tại đây

Đề bài: Phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu.

Bài làm

I. Mở bài

– Nguyễn Minh Châu là một trong số “những nhà văn mở đường tài hoa và tinh anh nhất”. Ông không ngừng trăn trở về số phận nhân dân và trách nhiệm của nhà văn, luôn thiết tha truy tìm những hạt ngọc ẩn giấu nơi bề sâu tâm hồn.

Chiếc thuyền ngoài xa in trong tập Bến quê, tác phẩm đem đến cái nhìn đúng đắn về cuộc sống và con người.

II. Thân bài

1. Hai phát hiện của nghệ sĩ nhiếp ảnh

a. Phát hiện “cảnh đắt trời cho”

– Phùng là người say mê nghệ thuật trong một thoáng nhìn anh đã phát hiện ra cảnh đắt trời cho để chớp lấy,

    + Nhận xét “một bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ”, một vẻ đẹp đơn giản và toàn bích. Đây là cảnh tượng kì diệu của thiên nhiên, cuộc sống khi nhìn từ xa.

    + Phùng bối rối trước cái đẹp: “trong trái tim như có cái gì bóp thắt vào”, nhận ra rằng “bản thân cái đẹp chính là đạo đức”. Đó là niềm hạnh phúc của người nghệ sĩ khi bắt gặp cái đẹp, anh nhận ra vai trò thực sự của nghệ thuật.

b. Phát hiện bức tranh cuộc sống đầy nghịch lí

– Từ chiếc thuyền nhỏ đẹp đẽ vừa rồi, Phùng nhận thấy:

    + Người đàn bà thô kệch xấu xí, mặt đầy sự mệt mỏi bước ra và một lão chồng với tấm lưng rộng, mái tóc tổ quạ, đôi mắt độc dữ cùng bước ra từ con thuyền.

    + Lão chồng “dùng chiếc thắt lưng quật tới tấp vào lưng người đàn bà”, “vừa đánh vừa nguyển rủa bằng cái giọng rên rỉ đau đớn”.

    + Trong khi ấy, ngừi đàn bà chỉ cam chịu, không kêu van, hay chống trả, chạy trốn.

– Thái độ của Phùng: “kinh ngạc đến mức trong mấy phút đầu, tôi cứ đứng há mồm ra mà nhìn”. Phùng ngỡ ngàng nhận ra bản chất thực sự của cái đẹp anh vừa bắt được.

– Nhận xét: đừng nhầm lẫn giữa hiện tượng bên ngoài và bản chất bên trong

2. Câu chuyện của người đàn bà hàng chài ở toàn án huyện

– Khi chánh án Đẩu đề nghị chị nên li hôn, chị ta van xin “con lạy quý tòa …đừng bắt con bỏ nó”, theo chị:

    + Người đàn ông bản chất vốn không phải kẻ vũ phu, độc ác, anh ta chỉ là nạn nhân của cuộc sống đói khổ. Người chồng là chỗ dựa khi có biển động.

    + Chị không thể một mình nuôi nấng trên dưới 10 đứa con, vả lại “trên thuyền cũng có lúc vợ chồng con cái vui vẻ, hòa thuận”.

– Qua câu chuyện và thái độ của người đàn bà, có thể nhận thấy người đàn bà là hiện thân cho kiếp người bất hạnh bị cái đói khổ, cái ác và số phận đen đủi dồn đến chân tường. Nhưng ở chị ta lại có một tâm hồn vị tha, tình yêu thương tha thiết và là người từng trải, sâu sắc.

– Thái độ của chánh án Đẩu và nhiếp ảnh Phùng khi người đàn bà quyết không bỏ chồng:

    + Cả hai đều thấy giận dữ và bất bình

    + Nhưng sau khi nghe tâm sự của người đàn bà anh ta thấy như có “một cái gì vừa mới vỡ ra”.

– Nhận xét: Ban đầu, họ quen nhìn đời bằng con mắt đơn giản một chiều (nghĩ đơn giản rằng những kẻ đi theo ngụy là xấu “lão ta hồi 75 có đi ính ngụy không?”), chỉ biết qua lí thuyết sách vở, không sẵn sàng đối mặt với nghịch lí cuộc đời.

– Bài học rút ra: phải có cái nhìn đa diện về cuộc sống, không nhìn hiện tượng đánh giá bản chất.

3. Tấm ảnh được chọn

– Nghệ sĩ Phùng vẫn mang tấm ảnh đó về tòa soạn, quả nhiên tâm ảnh đã được chọn, được treo ở nhiều nơi, nhất là trong các gia đình sành nghệ thuật:

– Phùng vẫn luôn nhận thấy trong bức ảnh của mình:

    + “cái màu hồng hồng của sương mai” (biểu tượng cho nghệ thuật) và người đàn bà nghèo khổ bước ra từ bức tranh (hiện thân cho đời thực).

– Nhận xét: nghệ thuật chân chính không bao giờ tách rời khỏi cuộc sống.

III. Kết bài

– Nêu cảm nhận riêng về tác phẩm.

– Giá trị nghệ thuật: xây dựng tình huống truyện đặc sắc, cốt truyện hấp dẫn. Khắc họa nhân vật sắc sảo, điểm nhìn trần thuật linh hoạt, …

– Tác phẩm đã đem đến bài học về cách nhìn cuộc sống và con người: phải nhìn đa diện, nhiều chiều, phát hiện bản chất đằng sau vẻ bề ngoài của hiện tượng.

Đề bài: Phân tích truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu.

Bài làm

    Nguyễn Minh Châu: “Là một trong số những nhà văn mở đường tinh anh và tài năng nhất của văn học”. Trước cách mạng sáng tác của ông thiên về khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn, sau cách mạng bằng sự tìm tòi, đổi mới, ngòi bút của ông hướng hẳn vào những vấn đề thế sự, đời tư, đi sâu vào cuộc sống của con ngươi. Chiếc thuyền ngoài xa khai thác sâu sắc số phận cá nhân và thân phận con người trong cuộc sống muôn mặt đời thường. Tác phẩm mang đặc trưng phong cách sáng tác của ông sau cách mạng.

    Mở đầu tác phẩm là một khung cảnh tuyệt mĩ, là cảnh đắt trời cho với chiếc thuyền mơ mộng, thanh bình trong khung cảnh bầu trời sương lãng đãng, lại pha chút hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào. Cùng với đó là vài bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im như tượng trên chiếc mui khum khum đang hướng mặt vào bờ. Quả thực đây là bức họa kì diệu, mĩ lệ mà tạo hóa đã ban tặng cho con người. Khung cảnh này là khung cảnh mà bất cứ người nghệ sĩ nào cũng mong muốn bắt gặp một lần trong đời làm nghệ thuật của mình. Trước khung cảnh ấy, sao người nghệ sĩ có thể không rung động, Phùng cảm thấy tâm hồn mình được thanh lọc, gột rửa và một niềm hạnh phúc trào dâng trong lòng. Phùng vừa hoàn thành nhiệm vụ mà cấp trên giao cho, nhưng hơn cả là Phùng đã tìm thấy tuyệt tác nghệ thuật.

    Nhưng đằng sau bức tranh tuyệt đẹp đó là sự thật đau lòng đến đáng kinh ngạc. Hiện thực trần trụi mở ra trước mắt Phùng, người đàn bà xấu xí, mặt rỗ, đi sau là người đàn ông cao lớn, dữ dằn, tấm lưng rộng và cong như lưng của một chiếc thuyền… Thì ra đằng sau cái đẹp tuyệt mĩ mà Phùng vừa mới phát hiện lại là khung cảnh vô cùng tàn nhẫn, nơi mà bạo lực gia đình diễn ra hết sức khủng khiếp. Người đàn bà cam chịu, nhẫn nhục lẳng lặng đi trước, còn người đàn ông đi phía sau, không nói một lời, nhưng bỗng nhiên trở nên hùng hổ, mặt mũi đỏ gay dùng ngay chiếc thắt lưng vụt tới tấp vào người vợ. Trước khung cảnh ấy người nghệ sĩ Phùng“kinh ngạc đến thẫn thờ”, “mấy phút đầu cứ đứng há mồm ra mà nhìn”, “chết lặng”… Khung cảnh ấy đã cho nghệ sĩ Phùng nhận thức đầy đủ và chân thực hơn về cuộc sống: cuộc sống vốn không đơn giản, xuôi chiều mà chứa đựng rất nhiều nghịch lí, trong cuộc sống luôn tồn tại cả xấu – tốt, đúng – sai, rồng phượng, rắn rết. Bởi vậy, khi nhìn nhận bất cứ vấn đề nào cũng phải nhìn sâu, nhìn kĩ, đừng vội vã đánh giá sự vật hiện tượng qua vẻ bề ngoài của nó.

    Nếu như đầu tác phẩm người đàn bà hàng chài mới chỉ hiện lên ở những nét vẽ hết sức sơ xài, thì trong cuộc gặp gỡ ở toàn án huyện chân dung và số phận của chị đã được thể hiện rõ nét hơn. Người đàn bà hàng chài xuất hiện tại tòa án huyện là do anh đã vào can ngăn người chồng đánh lại chị. Tuy nhiên anh đã bị thương, sau lần đó, anh quyết định nhờ đến sự can thiếp của Đẩu – người đại diện cho công lí, pháp luật để giúp đỡ người phụ nữ khốn khổ này.

    Người đàn bà chạc ngoài bốn mươi tuổi, thân hình thô kệch, cao lớn, khuôn mặt xấu xí, lại bị rỗ mặt do một trận ốm. Người đàn bà xuất hiện trong tư thế sợ sệt, lúng túng, vì vốn quen với môi trường sông nước, lạ lẫm khi bước vào căn phòng toàn bàn ghế, giấy tờ…. Chị ngồi thu mình ở mép ghế, lo lắng, sợ hãi. Chị sợ sự xuất hiện của mình gây phiền hà, vướng víu cho người khác. Trên gương mặt chị không biểu lộ bất cứ điều gì, bình yên và phẳng lặng, nếu ta không có tìm hiểu có lẽ sẽ không bao giờ biết hết được về người đàn bà này.

    Thật nhẹ nhàng và bình thản chị kể về câu chuyện cuộc đời mình. Chị vốn được sinh ra trong một gia đình khá giả ở phố buôn bán những vật dụng phục vụ nghề chài lưới nhưng lại không được ưu ái về nhan sắc, sau một trận đậu mùa mặt bị rỗ chằng chịt. Chị gặp gỡ và lấy được người chồng hiện tại. Cuộc sống gia đình bắt đầu rơi vào bi kịch khi họ sinh nhiều con, cuộc sống trên thuyền chật chội, bấp bênh, họ rơi vào cảnh cùng túng, quẫn bách. Anh chồng vốn hiền lành trở nên cục cằn, dữ dằn, thường lôi chị ra đánh. Chị chính là nạn nhân của bạo lực gia đình.

    Nhưng đằng sau vẻ ngoài xấu xí ấy, còn là một người có nội tâm sâu sắc, một tâm hồn đẹp, nhân hậu. Trước hết người đàn bà hàng chài là một người thấu hiểu sâu sắc lẽ đời. Chị không muốn bỏ chồng vì thứ nhất chị làm nghệ hàng chài, trên một chiếc thuyền của gia đình thì không thể thiếu vai trò của người đàn ông, nhất là khi biển động. Thứ hai một mình chị không thể gồng hành gánh nặng mưu sinh cho chín mười người con. Đối với chị hạnh phúc là khi được nhìn chúng ăn no. Thứ ba, cũng có đôi lúc trên thuyền vợ chồng chị cùng con cái quây quần, hạnh phúc, dù ít ỏi những nó cũng phần nào xoa dịu nỗi đau về thể xác sau mỗi lần bị chồng đánh.

    Không chỉ vậy, chị còn là người có tấm lòng nhân hậu, bao dung. Tất cả mọi người đều đề xuất giải pháp từ chối, tẩy chay gã đàn ông, riêng chị thì không. Chị sẵn sàng đứng im chịu trận, không chống trả, không bỏ chạy. Rất thấu hiểu chồng, thông cảm cho chồng. Và đẹp đẽ nhất chính là đức hi sinh, tình yêu thương con sâu sắc. Chị sẵn sàng chịu những trận đòi ròn của chồng để đàn con được ăn no, ngủ yên. Lo thằng Phác sẽ có những hành động sai trái, chị gửi nó lên ở với ông ngoại, để nó không nhìn thấy bố đánh mẹ, để nó khỏi đau lòng và không có những hành động trái với luân thường đạo lí. Đối với chị niềm vui, niềm hạnh phúc rất đơn giản, là khi gia đình hòa thuận, khi nhìn thấy lũ trẻ được ăn no. Chị yêu con, thương con, mong con khôn lớn nhưng không thể bảo vệ được tâm hồn của các con. Người đàn bà hàng chìa hiện ra là hình ảnh đại diện cho những con người vô danh, nghèo khổ, lam lũ nhưng lại có vẻ đẹp tâm hồn đáng quý khiến họ trở nên không hề nhỏ bé mà là hiện thân của những gì đẹp đẽ nhất.

    Bên cạnh người đàn bà hàng chài, ta cũng không thể không nhắc đến Phùng, một người nghệ sĩ tài hoa, nhạy cảm trước cái đẹp. Khi phát hiện ra cảnh đắt trời cho, trong lòng anh xúc cảm trào dâng: rung động, tâm hồn được thanh lọc, hạnh phúc tràn ngập tâm hồn, lôi máy ảnh ra bấm liên thanh…

    Không chỉ vậy anh còn là người có trách nhiệm, có tấm lòng với cuộc đời và con người. Khi chứng kiến cảnh bạo hành, anh sẵn sàng vứt chiếc máy ảnh xuống để giúp đỡ người phụ nữ tội nghiệp. Lần thứ hai can thiệp anh đã bị thương và vì vẫn còn lo lắng cho người phụ nữ kia anh đã nhờ đến sự giúp đỡ của chánh tòa án huyện. Ngoài ra, anh còn là người nghệ sĩ luôn trăn trở với thiên chức nghề nghiệp của mình. Anh phát hiện ra cái đẹp tuyệt mĩ, nhưng đằng sau cái đẹp lại là cái xấu, là hiện thực trần trụi. Chiếc thuyền ngoài xa chính là hình ảnh cuộc đời khi nhìn ở xa, khi quan sát với cái nhìn hời hợt. Bởi vậy, cần nhìn nhận con người, sự việc thấu đáo, toàn diện. Cùng với đó là bức tranh xuất hiện cuối tác phẩm, đem đến cho người nghệ sĩ Phùng một chiêm nghiệm khác chính là nghệ thuật phải gắn liền với cuộc sống, không được xa rời cuộc sống và phải quay trở về để phục vụ cuộc sống.

    Với sự cách tân đổi mới trên cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật Nguyễn Minh Châu đã tạo nên tác phẩm xuất sắc. Không lấy những người hùng làm nhân vật trung tâm mà đi sâu tìm tòi, phát hiện vẻ đẹp ở những con người bình thường. Tác phẩm cũng là những đúc kết thấu đáo về nghệ thuật và con người: về con người, phải nhìn nhận đa chiều, đa diện, không nên đánh giá phiến diện, một chiều; về nghệ thuật: nghệ thuật chân chính phải gắn liền với cuộc đời, xuất phát từ cuộc đời và quay trở lại phục vụ cho cuộc đời.

Đề bài: Phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của tác giả Nguyễn Minh Châu.

Bài làm

   Tác phẩm của Nguyễn Minh Châu được đánh giá mang tính chất tự sự và triết lí. Mỗi tác phẩm ông biêt lên luôn nhằm khám phá, phát hiện ra muôn van vẻ đẹp của cuộc sống. Chiếc thuyền ngoài xa là một trong những tác phẩm xuất sắc của họ, được viết năm 1983, khắc họa cái lãng mạn của nghệ thuật và sự trần trụi của hiện thực đời thường.

   Nhận được yêu cầu của thủ trường, Phùng đã mang máy ảnh về vùng chiến trường cũ, chụp một bức tranh kiệt tác để hoàn thành bộ lịch năm nay. Và trong lần ấy người nghệ sĩ đã chiêm nghiệm được biết bao chuyện, biết bao điều trong cuộc sống đầy những lo toan, vất vả này.

   Sau những ngày chật vật, quả thực hôm đó người nghệ sĩ Phùng đã gặp vận may hiếm có, cảnh đẹp trời cho hiện ngay trước mặt Phùng. Anh không chần chừ, vội vàng lôi máy ra tác nghiệp, khung cảnh trước mắt hiện ra vô cùng diệu kì: “thuyền in một nét mơ hồn lòe nhòe vào bầu sương mù màu trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng do ánh mặt trời chiếu vào. Và bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im phăng phắc như tượng trên chiếc mui khum khum, đang hướng mặt vào bờ. tất cả khung cảnh ấy nhìn qua những cái mắt lưới và tấm lưới nằm giữa hai chiếc gọng vó hiện ra dưới một hình thù y hệt cánh một con dơi…”. Đây quả là bức tranh mực tàu của danh họa thời cổ. Trái tim anh dường như bị bóp nghẹn, bối rối không nói thành lời trước cái đẹp của thiên nhiên, tạo hóa. Lúc bấy giờ anh mới cảm thấm được “cái đẹp chính là đạo đức”. Cái đẹp và nghệ thuật đã thanh lọc tâm hồn con người, giúp tâm hồn con người ta trở nên thánh thiện hơn. Nhưng chúng ta cũng cần chú ý đến một chi tiết, đó là vị trí khi Phùng chụp ảnh vẫn còn ngổn ngang những tàn dư của chiến tranh để lại. Có phải chỉ vi đôi mắt thi vị hóa lãng mạn hóa của một người nghệ sĩ mới khiến Phùng cảm nhận được khung cảnh “trời ban kia”. Đồng thời, cũng chính bởi vậy, sau này khi phát hiện ra sự thật Phùng đã hụt hẫng biết nhường nào.

   Đằng sau bức tranh toàn bích kia lại là một hiện thức làm người ta nhói lòng. Trong cảnh thanh tĩnh là tiếng gầm ghè, đầy phẫn nộ “cứ ngồi nguyên đây, động đậy tao giết cả mày đi bây giờ” rồi hình ảnh người đàn bà dần dần lộ diện, to lớn, thô kệch đi sau người đàn ông hung ác, độc dữ. Những gì xảy ra sau đó làm cho Phùng quá đỗi bất ngờ và choáng váng. Người đàn ông rút chiếc thắt lưng, vừa quật tới tấp vào người đàn bà. Nhưng kì lạ thay người phụ nữ đó không hề kêu than lấy một tiếng, Điều đó làm Phùng “há mồm mà nhìn” vô cùng “kinh ngạc”. Sau nỗi kinh ngạc, Phùng vứt chiếc máy ảnh xuống vội vàng can ngăn. Thì chính lúc này, một cái bóng nhỏ con lao vụt đến, nhắm thằng vào ngời đàn ông.

   Người mẹ tội nghiệp, gọi tên đứa con “ôm chầm lấy thằng bé, rồi lại buông ra, chắp tay vái lấy vái để rồi lại ôm chầm lấy…”, khiến người đọc không khỏi xót thương, xúc động. Tất cả những hình ảnh đó làm Phùng bang hoàng, đau đớn. Rất nhanh gia đình nọ rời đi, khung cảnh trở về cảnh thanh tĩnh như nó vốn có. Với Phùng đây có lẽ là một chuyến đi nhiều ý nghĩa: “chiếc thuyền nghệ thuật thì ở ngoài xa, ẩn hiện trong sương mù, còn sự thật cuộc đời thì trần trụi, ở ngay trước mắt”. Phùng đau đớn vì trước nay cái nhìn của mình quá giản đơn, xuôi chiều, mà hiện thực cuộc sống lại vô cùng đa đoan, phức tạp.

   Lần tiếp theo Phùng và người đàn bà hàng chài gặp lại nhau chính là ở trụ sở tòa án huyện. Và lần này cả Phùng và Đầu đều có những chiêm nghiệm riêng cho mình về con người và cuộc đời. Người đàn bà lúc này ngồi sâu nơi góc tường, cố thu mình lại, dáng vẻ vô cùng sợ sệt. Có lẽ đây là lần đầu tiên người đàn bà này đến cơ quan công quyền của nhà nước. Mụ phủ phục, lạy lấy lạy để vô cùng đáng thương: “con lấy quý tòa” “quý tòa bắt tội con cũng được, phạt tù con cũng được, đừng bắt bỏ nó”. Vì sao vậy? Vì sao mụ lại xin tha cho một kẻ độc ác, nhẫn tâm đánh ba ngày một trận nhẹ, bảy ngày một trận nặng. Nào Phùng và Đẩu có thể hiểu được. Sau những bỡ ngỡ ban đầu, người đàn bà có vẻ đã quen hơn, chị tâm sự về cuộc đời mình, về việc không ai lấy, tâm sự về người chồng hiện tại: “lão chồng tôi khi ấy là một anh con trai cục tính nhưng hiền lành lắm, không bao giờ đánh đập tôi”. Rồi bà lí giải nguyên nhân vì sao chồng mình lại sinh ra tính như vậy. Bởi vì cảnh nghèo, bởi vì khổ quá, nên đàn ông trên thuyền chỉ biết hoặc uống rượu, hoặc đánh vợ mỗi khi cam thấy khổ quá. Bởi, trên vai người đàn ông đó phải gánh vác biết bao trách nhiệm, nhất là những lúc biển động: “ông trời sinh ra người đàn bà là để đẻ con, rồi nuôi con cho đến khi khôn lớn, cho nên phải gánh lấy cái khổ. Đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho mình như ở trên đất được…”. Đó là lí do vì sao dù bị chồng đánh chị vẫn cam tâm tình nguyện, vẫn xin tha cho hắn. Bởi ngoài những lúc bị đánh đập qua, cuộc sống hòa thuận, nhìn đám con được ăn no chị cũng cảm thấy vô cùng vui long,…

   Chỉ qua những lời chia sẻ hết sức ngắn gọn của chị ta có thể thấu hiểu được nỗi thống khổ, sự cam chịu, nhẫn nhục trong người phụ nữ này. Tình mẫu tử thiêng liêng đã khiến chị sẵn sàng hi sinh mọi thứ để con được sống, được ăn no. Đồng thời cũng giúp ta thêm hiểu căn nguyên của tình trạng bạo lực trong những gia đình nghèo khổ.

   Quả thực qua câu chuyện của người đàn bà hàng chài ta lại càng thấy rõ hơn không chỉ thể đánh giá một con người, một sự việc qua vẻ bề ngoài của nó. Sự việc, con người vốn nông sâu khôn lường, nếu không truy nguyên, không lắng lòng để nghe thì cả đời này chúng ta chỉ là những kẻ hời hợt, đi đánh giá mọi chuyện bằng con mắt thời ơ.

   Tạo nên sức hấp dẫn cho tác phẩm này phải kể đến nghệ thuật tạo dựng tình huống bất ngờ, hấp dẫn. Nhà nhiếp ảnh phát hiện khoảnh khắc trời cho, nhưng đằng sau đó lại là cảnh bạo lực tàn nhẫn. Cho người đàn bà đến để nói chuyện, để phân tích lí giải nhưng nào ngờ chính Phùng và Đẩu lại được người phụ nữ tưởng như thô kệch ấy làm cho “sáng mắt”. Giúp họ hiểu hơn những quanh co, uẩn khúc trong cuộc đời, từ đó có những nhận xét đánh giá đứng đắn trước bất cứ sự việc, hiện tượng nào.

   Với tình huống truyện đặc sắc, chân thực Chiếc thuyền ngoài xa mang giá trị nhân đạo và nhân bản sâu sắc. Cuộc đời này gồm cả rồng phượng, gồm cả đúng sai, tốt xấu. Bởi vậy khi đnahs giá bất cứ điều gì cũng không nên hời hợt. Cuộc sống này vô cùng phức tạp, để hiểu nó cần phải soi ngắm từ nhiều phía, nhiều góc cạnh. Bài học cho Phùng và Đầu cũng chính là những gì Nguyễn Minh Châu muốn gửi gắm đến các thế hệ bạn đọc.

Đề bài: Phân tích tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu.

Bài làm

    Nguyễn Minh Châu (1930-1989) là nhà văn quân đội. Ông là một trong những cây bút tiên phong của nền văn học Việt Nam thời kì đổi mới (cuối thế kỉ XX).

    Những tập truyện ngắn: “Người đàn bà trên chuyến tốc hành”, “Bến quê”, “Chiếc thuyền ngoài xa”, “Cỏ lau”,… đã thể hiện tài năng nghệ thuật đặc sắc, im đậm phong cách tự sự – triết lí của Nguyễn Minh Châu.

    Truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” được tác giả viết vào năm 1983, xuất bản năm 1987. Nhà nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng, chánh án Đẩu, người đàn bà thuyền chài mặt rỗ và thằng bé Phác là những nhân vật được tác giả khắc hoạ khá sắc sảo, để lại cho người đọc bao ấn tượng, bao ám ảnh về màu sắc lãng mạn của nghê thuật và sự thật trần trụi của đời thường.

    Nghệ sĩ Phùng đã “vác” máy ảnh trở lại vùng biến nơi chiến trường cũ của anh thời đánh Mĩ. Cảnh biển buổi sáng có sương mù mà anh “phục kích” mấy buổi sáng vẫn chưa tìm ra. Anh háo hức muốn thu vào tờ lịch tháng bảy năm sau cảnh thuyền đánh cá thu lưới vào lúc bình minh thì sáng nay anh đã gặp “hên” một cảnh “trời cho”, có lẽ suốt một đời cầm máy chưa bao giờ dám mơ tưởng đến. Đó là cảnh “thuyền in một nét mơ hồ loè nhoè vào bầu sương mù màu trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng do ánh mặt trời chiếu vào. Và bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im phăng phắc như tượng trên chiếc mui khum khum, đang hướng mặt vào bờ. Tất cả khung cảnh ấy nhìn qua qua những cái mắt lưới và tấm lưới nằm giữa hai chiếc gọng vó hiện ra dưới một hình thù y hệt cánh một con dơi…”.

    Trong ánh mắt của người nghệ sĩ, Phùng cảm thấy trước mặt mình là “một bức tranh mực tầu của một danh hoạ thời cổ”. Bao mĩ cảm đã dâng lên dào dạt trong lòng, anh xúc động “bối rối”, và trái tim của anh “như có cái gì bóp thắt vào”. Đối diện với bức tranh “thật đẹp và toàn bích” ấy, nghệ sĩ Phùng cảm thấy vô cùng hạnh phúc, anh mới thấm thía “bản thân trong cái đẹp chính là đạo đức” như ai đó lần đầu đã phát hiện ra; trong giây phút bối rối đó, anh ” vừa khám phá thấy cái khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn”. Cái đẹp và nghệ thuật đã thanh lọc tâm hồn người, làm cho hồn người trở nên thấnh thiện.

    Và khi đã chạm tới gấu áo của vị thần nghệ thuật, Phùng đã bấm “liên thanh” một hồi hết một phần tư cuộn phim, thu vào chiếc Pra-ti-ca. Cái khoảnh khắc ấy đối với anh là vô cùng hạnh phúc, và anh đã “ngộ” ra – “hạnh phúc tràn ngập tâm hồn mình do cái đẹp tuyệt đỉnh của ngoại cảnh vừa mang lại”.

    Có một điều mà bạn đọc cần lưu ý, đó là nơi nhà nhiếp ảnh ngồi bấm máy. Chẳng phải Lầu Hoàng Hạc, chẳng phải là một chốn Bồng Lai mà chí là một bãi biển còn đầy tàn tích chiến tranh với bao xác xe tăng, xe rà phá mìn của công binh Mỹ thua chạy bỏ lại. Phùng ngồi bấm máy phải “rúc vào bên bánh xích của một chiếc xe tăng để tránh mưa”. Chi tiết này rất quan trọng, nó cho thấy cảnh biển mù sương và con thuyền trong bình minh tuy có đẹp, nhưng cái đẹp ấy chưa trọn vẹn. Vết thương chiến tranh còn in hằn trên bãi biển và trong lòng ngư dân. Chỉ vì Phùng, với tâm hồn lãng mạn của người nghệ sĩ, anh mới thi vị hóa, thần tiên hoá hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa, để rồi sau đó, anh sẽ bị hẫng.

    Một tình huống đầy bi kịch đã xảy ra. Một cảnh đời ngang trái, quá phũ phàng và vô cùng tàn nhẫn đã diễn ra khi chiếc thuyền “đâm thẳng” vào bờ, vào ngay trước chỗ nhà nhiếp ảnh đứng. Phùng không chỉ nhìn thấy, được chứng kiến mà còn được tham dự vào những chuyện trớ trêu, đau lòng.

    Còn đâu nữa cái màu trắng, màu hồng của bức tranh “toàn bích” khi một người đàn ông và một người đàn bà rời thuyền lội qua một quãng bờ phá đi lên bãi cát. Một tiếng nói chõ như quát cất lên: “Cứ ngồi nguyên đấy, động đậy tao giết cả mày bây giờ”. Người đàn bà ngoài bốn mươi tuổi, cao lớn, thô kệch, rỗ mặt, mệt mỏi, tái ngắt… Người đàn ông đi sau “lưng rộng và cong như lưng một chiếc thuyền; mái tóc tổ quạ, chân chữ bát, lông mày cháy nắng, rủ xuống”,… Lão đàn ông con mắt đầy vẻ độc dữ lúc nào cũng nhìn dán vào tấm lưng áo bạc phếch và rách rưới, nửa thân ướt sũng của người đàn bà”.

    Những gì xảy ra đã xảy ra sau đó. Bãi cát, nơi xác chiếc xe rà phá mìn đã trở thành nơi hành tội. Khi người đàn bà “đứng lại, ngước mắt nhìn ra ngoài mặt phá chỗ chiếc thuyền đậu một thoáng” (có thể người mẹ nhìn mấy đứa con) thì một sự việc diễn ra vô cùng khủng khiếp! Lão đàn ông “trở nên hùng hổ, mặt đỏ gay”, hắn lồng lên như một con thú dữ. Lão rút trong người ra một chiếc thắt lưng của lính nguỵ ngày xưa, cái vũ khí thường ngày của kẻ gần như mất hết cả nhân tính, “quật tới tấp vào lưng người đàn bà”. Hắn “vừa đánh vừa thở hồng hộc, hai hàm răng nghiến ken két”. Lão “trút cơn giận như lửa cháy” vào người đàn bà tội nghiệp, đáng thương. Lão nguyền rủa bằng cái giọng rên rỉ đau đớn: “Mày chết đi cho ông nhờ, chúng mày chết đi cho ông nhờ!”. Mày và chúng mày mà lão nói đến là vợ con của lão.

    Thật kì lạ là người đàn bà khổ nạn ấy không kêu một tiếng, không chống trả, không trốn chạy mà “cam chịu đầy nhẫn nhục”. Hình ảnh đau lòng đó đã làm cho nhà nghệ sĩ nhiếp ảnh “kinh ngạc”, “đứng há mồm ra mà nhìn” trong mấy phút. Khi Phùng vứt chiếc máy ảnh xuống đất chạy nhào tới thì có một thằng bé con giận dữ “như một viên đạn lao tới đích đã nhắm” lao thẳng vào cái lão đàn ông. Đứa bé với một sức mạnh ghê gớm đã giằng được chiếc thắt lưng, vung chiếc khoá sắt quật vào giữa ngực trần vạm vỡ cháy nắng có những đám lông đen loần xoăn của lão đàn ông. Giằng không được cái dây thắt lưng da, lão ta dang thẳng cánh cho thằng bé hai tát khiến thằng bé ngã dúi xuống cát.

    Tiếng gọi: “Phác, con ơi!” của người mẹ tội nghiệp cất lên. Hình ảnh người đàn bà “ôm chầm lấy thằng bé, rồi lại buông ra, chắp tay vái lấy vái để rồi ôm chầm lấy… Và hình ảnh thằng nhỏ “lặng lẽ đưa ngón tay khẽ sờ trên khuôn mặt người mẹ” lau đi những giọt nước mắt chứa đầy trong những nốt rỗ chằng chịt, tất cả đã làm cho nhà nhiếp ảnh Phùng, cho mỗi chúng ta tê tái bàng hoàng. Đứa con đến để cứu mẹ, để chặn bàn tay của con người thú.

    Phùng “ngơ ngác nhìn” ra bờ phá khi người đàn bà buông đứa con ra, đi thật nhanh đuổi theo lão đàn ông vừa đánh mụ, rồi cả hai cùng đi về thuyền. Bãi cát hoang sơ mà mênh mông, tiếng sóng kêu ồ ồ cất lên, Bức ảnh thế sự ấy diễn ra “như trong truyện cổ quái đản”, chiếc thuyền vó đã biến mất, chắc đã làm cho cách nghĩ, tâm nhìn và cảm quan nghệ thuật của nghệ sĩ Phùng thay đổi? Bức ảnh thế sự trần trụi ấy đã được Nguyễn Minh Châu kí hoạ, đã được nhà nhiếp ảnh Phùng mục kích và bấm máy thật giàu ý nghĩa. Nghệ thuật hướng về cái đẹp, nhưng không thể là sự lừa dối. Lãng mạn hoá cuộc đời, bối hồng tô son hiện thực cuộc đời là vô nghĩa khi cuộc đời còn nhiều mồ hôi và nước mắt!

    Với Phùng có thể coi đây là một chuyến đi nhiều ý nghĩa: chiếc thuyền nghê thuật thì ở ngoài xa, ẩn hiện trong sương mù, còn sự thật cuộc đời thì lại trần trụi, ờ rất gần ngay trước mắt. Qua đó, ta càng thấy rõ chân lí cuộc đời có lúc, có nơi không phải là chân lí nghệ thuật. Nguyên Minh Châu qua “Chiếc thuyền ngoài xa” đã nêu lên bài học về cái nhìn đa diện, cái nhìn khám phá trong sáng tạo nghê thuật đối với nhà nghệ sĩ chân chính giàu bản lĩnh.

    Câu chuyên người đàn bà làng chài ở trụ sở toà án huyện đã lí giải cho Phùng và Đẩu, đã giúp chúng ta hiểu rõ sự thật trần trụi trước mọi bi kịch bạo hành trong gia đình, hiểu sâu hơn tấm lòng và tâm lí của người phụ nữ trong nỗi éo le cuộc đời.

    Người đàn bà mạt rỗ lúc đầu chỉ dám ngồi ở góc tường, khi được Đẩu mời, mụ mới “rón rén” đến ngồi vào mép chiếc ghế và cố thu người lại. Khi nghe vị Chánh án nói, mụ ngước lên nhìn rồi lại “cúi mặt xuống”. Có lẽ lần đầu đến cơ quan nhà nước, mụ mới sợ như vậy. Mụ chắp tay vái lia lịa Đẩu và xưng là : “Con lạy quý tòa…”. Mụ nhấp nhổm xoay mình như bị kiến đốt! Nghe mụ van xin mà xót xa: “Quý tòa bắt tội con cũng được, phạt tù con cũng được, đừng bắt con bỏ nó…”. Sống với một kẻ vũ phu, “ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng” thế mà mụ vẫn van xin quý tòa “đừng bắt con bỏ nó”. Chánh án Đẩu làm sao hiểu được nỗi éo le đó. Nhà nhiếp ảnh Phùng thì cảm thấy “ngột ngạt quá!”.

    Khi nghe vị chánh án gọi bằng bà, và nói rõ chủ trương của toà án là kêu gọi hoà thuận, chị ta “ngơ ngác” nhìn Đẩu, nhìn Phùng, chị ta thay đổi cách xưng hô, tự xưng là chị, gọi Đẩu và Phùng là chú rất khẩn thiết, rất chân thành.

    Mụ kể về thời con gái của mình, mụ tâm sự về chuyện lấy chồng của mình: mặt rỗ, xấu gái, không ai lấy, rồi có mang với anh con trai… “lão chồng tôi khi ấy là một anh con trai cục tính nhưng hiền lành lắm, không bao giờ đánh đập tôi”.

    Mụ kể chuyện từ ngày cách mạng về đỡ khổ, chứ trước đày những lần động biển, vợ chồng con cái toàn ăn xương rồng luộc chấm muối suốt hàng tháng trời. Chị ta than thở gia cảnh nghèo, thuyền quá nhỏ… Đàn bà ở thuyền đẻ nhiều quá; đàn ông ở thuyền hoặc uống rượu hoặc đánh vợ, bất kể lúc nào, hễ thấy khổ quá là xách vợ ra đánh. Chị ta cho biết nỗi vất vả của người đàn bà trên một chiếc thuyền không có đàn ông, nhất là những khi biển động sóng gió để chèo chống. “Ông trời sinh ra đàn bà là để đẻ con, rồi nuôi con cho đến khi khôn lớn, cho nên phải gánh lấy cái khổ. Đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho mình như ở đất được…”. Chị cho biết chồng chị ngày trước cũng trốn đi lính nguỵ. Chị cũng có niềm vui là khi vợ chồng con cái “sống hoà thuận vui vẻ”, “vui nhất là ngồi nhìn đàn con được ăn no “,v.v…

    Sự nhẫn nhục, đức hi sinh của người đàn bà mặt rỗ thật bao la. Chị ta cam chịu khi bị chồng đánh. Chị ta chỉ xin chồng đừng đánh minh trước mặt đàn con. Chị ta sợ đứa con trai tên là Phác làm điều gì dại dột đối với bố nó nên phải gửi nó lên rừng ở với ông ngoại. Chị ta đã khóc khi nghe Phùng nhắc đến tên thằng Phác.

    Chỉ qua những lời giãi bày chân thật đó, ta mới có thể hiểu được nỗi khổ, sự cam chịu nhẫn nhục, đức hi sinh thầm lặng, tình thương con mênh mông của người đàn bà làng chài đáng thương; ta mới thấu hiểu được cái căn nguyên sâu xa của tộ nạn bạo lực trong các gia đình nghèo cực. Nếu hiểu sự việc một cách đơn giản, chỉ cần yêu cầu, chỉ kí quyết định bắt người đàn bà mặt rỗ bỏ chồng là xong. Nhưng nếu nhìn chuyện đời một cách thấu suốt, rất nhân tinh, rất đời, thì ta sẽ thây cách nghĩ, cách sống, cách xử sự của người vợ, người mẹ ở trong truyện là không thể khác được.

    Biết được đáy vực nông, sâu là đã khó. Biết được lòng người xấu, tốt, biết được nỗi lòng, nỗi đời, cảnh ngộ của con người đâu dễ! Qua câu chuyên người đàn bà ở toà án huyện, ta càng thấy rõ: không thể đơn giản, dễ dãi khi nhìn người, nhìn đời, khi đánh giá hiện tượng trong xã hội, trong cuộc sống. Không thể hấp tấp vội vàng. Nếu thiên kiến, định kiến, duy ý chí là sai. Có lòng tốt, ý định tốt chưa đủ. Mà phải suy xét, cân nhắc vừa có tình vừa có lí, vừa được việc vừa được người.

    Truyện “Chiếc thuyền ngoài xa” có nhiều tình huống rất bất ngờ hấp dẫn. Mỗi một tình huống xuất hiện, tính kịch của câu chuyện lại được nâng cao, được khắc sâu. Nhà nhiếp ảnh Phùng lúc đầu phát hiện ra hình ảnh chiếc thuyền chài hiện ra trong sương mù và đã bấm máy “liên thanh” hết một phần tư cuộn phim và ngây ngất trước cái đẹp của ngoại cảnh là một tình huống thơ mộng. Chuyện người đàn ông chân chữ bát dùng dây thắt lưng lính ngụy đánh mụ vợ mặt rỗ và thằng Phác đánh lại bố hắn để bảo vệ người mẹ thương yêu là một tình huống bất ngờ diễn ra trước mắt Phùng làm cho tính bi kịch đầy nước mắt. Chuyện lão thuyền chài lại đánh vợ, đánh bị thương Phùng – kẻ dám đến can ngăn; chuyện chị gái cướp lấy con dao mà thằng em trai định dùng làm vũ khí để bảo vệ người mẹ tội nghiệp, đều là tình huống cực kì cay đắng, dữ dội. Câu chuyện của người đàn bà mặt rỗ kể ở cơ quan toà án huyện… là tình huống nói về sự éo le của cuộc đời, về thân phận tủi nhục đắng cay của người đàn bà nghèo, đông con ở làng chài.

    Qua các tình huống đó, nhà nghệ sĩ Phùng mới thấm thía rằng: nghệ thuật không thể lãng mạn hoá, thi vị hoá cuộc đời khi cuộc đời còn đầy ngang trái. Chánh án Đẩu mới thấu hiểu toà án không chỉ để thực thi công lí, pháp luật mà con phải soi sáng lòng dân, tình dân. Và mỗi chúng ta mới hiểu: cuộc sống đã và đang diễn ra là vô cùng phức tạp, không thể đơn giản hoặc chỉ nhìn một chiều, một phía, một cạnh.

    Tính tình huống đã làm cho truyện “Chiếc thuyền ngoài xa” vừa chân thực, vừa mang giá trị nhân bản sâu sắc. Phải chăng cuộc đời lam lũ nghèo khổ, nheo nhóc, sự tối tăm ngu dốt… là một trong những nguyên nhân gây ra nạn bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em trong một số gia đình Việt Nam lâu nay? Phải chăng Nguyễn Minh Châu đã kín đáo nói về một căn nguyên đầy nước mắt mà thi hào Nguyễn Du đã viết trong “Văn chiêu hồn” hơn hai thế kỉ trước:

    “Đau đớn thay phận đàn bà,

    Kiếp sinh ra thế biết là tại đâu?”

Đề bài: Cảm nhận về truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu

Bài làm

   Nguyễn Minh Châu –người mở đường tinh anh và tài năng của văn học Việt Nam thời kì đổi mới.Những tác phẩm của ông để lại dấu ấn sâu sắc với người đọc: “Mảnh trăng cuối rừng”, “Bức tranh” và đặc biệt là tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa”viết vào những năm đầu thời kì đổi mới.

   Truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” thể hiện một bài học đúng đắn về cách nhìn nhận cuộc sống và con người:một cách nhìn đa dạng nhiều chiều,phát hiện ra bản chất thật sau vẻ đẹp bên ngoài của hiện tượng. Đồng thời tác phẩm in đậm phong cách tự sự-triết lí của Nguyễn Minh Châu: với cách khắc họa nhân vật,xây dựng cốt truyện độc đáo và sáng tạo.

   Để có một bộ lịch nghệ thuật về thuyền và biển thật ưng ý, trưởng phòng đề nghị nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng đi thực tế chụp bổ sung một bức ảnh với cảnh biển buổi sáng có sương mù. Nhân chuyến đi thăm Đẩu,người bạn chiến đấu năm xưa,giờ đang là chánh án huyện,Phùng đi tới một vùng biển từng là chiến trường cũ của anh thời chống Mĩ. Đã mấy buổi sáng mà anh vẫn chưa chụp được một bức ảnh nào.Sau một tuần lễ, Phùng đã chụp được một bức ảnh tuyệt đẹp về chiếc thuyền ngoài xa: “một chiếc thuyền lưới vó… như là một bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ. “Mũi thuyền in một nét mơ hồ loè nhoè vào bầu sương mù trắng như sữ có pha đôi chút màu hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào. Vài bóng gười lớn lẫn trẻ con ngồi im phăng phắc như tượng trên chiếc mui khum khum, đang hướng mặt vào bờ. Tất cả khung cảnh ấy nhìn qua những cái mắt lưới nằm giữa hai chiếc gọng vó hiện ra dưới một hình thù y hệt cánh một con dơi…”. Bức ảnh “Chiếc thuyền ngoài xa” là một vẻ đẹp mà cả đời bấm máy có lẽ Phùng chỉ có diễm phúc bắt gặp một lần: “Trong giây phút bối rối, Phùng tưởng chính mình vừa khám phá thấy cái chân lí của sự toàn thiện, khám phá thấy cái khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn”.Bức ảnh “Chiếc thuyền ngoài xa” là sự phát hiện thú vị của người nghệ sĩ trên con đường sáng tạo cái đẹp nghệ thuật.

   Tác phẩm không dừng lại ở đó,người nghệ sĩ Phùng bàng hoàng khi phát hiện ra sự thật của cuộc sống bên trong bức ảnh tuyệt mĩ của “Chiếc thuyền ngoài xa”:Bước ra là một người đàn bà mệt mỏi,cam chịu và một lão đàn ông dữ dằn,ác độc,coi việc đánh vợ như là phương cách giải tỏa những uất ức khổ đau: “Lão đàn ông lập tức trở nên hùng hổ,mặt đỏ gay,lão rút trong người ra một chiếc thắt lưng … lão trút cơn giận như lửa cháy bằng cách dùng chiếc thắt lưng quật tới tấp vào người đàn bà,lão vừa đánh vừa thờ hồng hộc,hai hàm răng nghiến ken két..”. Trong “chiếc thuyền ngoài xa”,một sự thật còn trớ trêu,cay đắng nữa:Cha con lão làng chài coi nhau như kẻ thù “Thằng bé chạy một mạch,sự giận dữ căng thẳng…lập tức nhảy xổ vào cái lão đàn ông..liền dướn thẳng người vung chiếc khóa sắt quật vào giữa khuôn ngực lão đàn ông”.Người nghệ sĩ Phùng như cay đắng nhận thấy những cái ngang trái,bi kịch trong gia đình thuyền chài kia đã là thứ thuốc rửa quái đản làm những thước phim huyền diệu của cái máy ảnh mà anh dày công sáng tạo nghệ thuật bổng hiện hình một sự thật cuộc sống sót xa.Tấm ảnh về chiếc thuyền thì rất đẹp,nhưng cuộc sống đích thực của gia đình dân chài trên chiếc thuyền ấy chẳng có gì là đẹp.Sự nghịch lí ấy đặt ra vấn đề đối với người nghệ sĩ về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống. “Nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối” (Nam Cao).

   Phùng từng là người lính cầm súng chiến đấu để đem lại cuộc sống thanh bình,tốt đẹp.Nhưng hiện thực cuộc sống vẫn còn những góc khuất.Đặc biệt là câu chuyện của người đàn bà làng chài ở tòa án huyện.Bề ngoài,đó là một người đàn bà nhẫn nhục,cam chịu,bị chồng thường xuyên hành hạ,đánh đập thật khốn khổ “ba ngày một trận nhẹ,năm ngày một trận nặng”,nhưng người đàn bà vẫn kiên quyết gắn bó với lão đàn ông ấy: “Con lạy quý tòa..Quý tòa bắt tội con cũng được,phạt tù con cũng được,đừng bắt con bỏ nó”.Nguồn gốc của những nghịch lí đó là tình thương vô bờ đối với những đứa con “Đám đàn bà hàng chài ở thuyền chúng tôi cần phải có người đàn ông để chèo chống khi phong ba,để cùng làm ăn nuôi nấng..phải sống cho con chứ không phải sống cho mình”.Phùng từng là người lính chiến đấu giải phóng miền Nam khỏi nanh vuốt quân xâm lược nhưng lại không thể nào giải phóng được số phận của người đàn bà bất hạnh. Qua câu chuyện của người đàn bà,Phùng càng thấm thía: không thể đơn giản trong cái nhìn về cuộc đời và con người.

   Người đàn bà hàng chài không có tên ,một người vô danh như biết bao người đàn bà vùng biển khác.Thấp thoáng trong người đàn bà ấy là bóng dáng của biết bao người phụ nữ Việt Nam nhân hậu,bao dung,giàu đức hi sinh.Người đàn bà ấy thật đáng chia sẻ cảm thông.Lão đàn ông trước kia là một “anh con trai cục tính nhưng hiền lành” nay là một người chồng độc ác. Ông ta vừa là nạn nhân của cuộc sống khốn khổ,vừa là thủ phạm gây nên bao đau khổ cho chính những người thân của mình.Làm thế nào để đem lại cái phần thiện trong người đàn ông ấy?!Trong một gia đình như gia đình vợ chồng làng chài,những đứa trẻ như chị Phác, cậu bé Phác lớn lên và sẽ thành người như thế nào? Những người nghệ sĩ như Phùng,những nhà quản lí xã hội như Đẩu sẽ làm gì để cuộc sống bớt đi những mảnh đời như vậy?

   Cốt truyện của tác phẩm rất sáng tạo và độc đáo.Những tình huống chứa đầy sự nghịch lí: Một trưởng phòng muốn có tờ lịch “tĩnh vật hoàn toàn” nhưng thực tế vẫn có hình ảnh con người , Một người nghệ sĩ chụp được bức ảnh tuyệt đẹp thì chính trong đó lại chứa những cái xấu ác, Một người đàn bà bị chồng đánh dã man nhưng không bao giờ muốn từ bỏ lão.Những nghịch lí đó vẫn tồn tại trong cuộc đời như nói lên một triết lí sâu sắc: Cuộc sống không hề đơn giản mà phức tạp,không dễ gì khám phá.Người nghệ sĩ phải có cái nhìn nhiều chiều khi phản ánh hiện thực cuộc sống.

   Người kể chuyện là sự hóa thân của tác giả vào nhân vật Phùng đã tạo ra một điểm nhìn trần thuật sắc sảo.Lời kể trở nên khách quan,chân thật giàu sức thuyết phục.Ngôn ngữ nhân vật phù hợp với đặc điểm tính cách của từng người:giọng lão đàn ông thô bỉ,lời người đàn bà xót xa cam chịu…Việc sử dụng ngôn ngữ sáng tạo đã góp phần khắc sâu hơn chủ đề tư tưởng của tác phẩm.

   Truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” thể hiện một bài học đúng đắn về cách nhìn nhận cuộc sống và con người:Mỗi người trong cõi đời,nhất là người nghệ sĩ,không thể đơn giản,sơ lược khi nhìn nhận cuộc sống và con người. Cần một cách nhìn đa dạng nhiều chiều,phát hiện ra bản chất thật sau vẻ đẹp bên ngoài của hiện tượng. Đồng thời tác phẩm in đậm phong cách tự sự-triết lí của nhà văn Nguyễn Minh Châu.

   Có thể khẳng định: Nguyễn Minh Châu là một trong số những nhà văn đầu tiên của thời kì đổi mới đã đi sâu khám phá sự thật đời sống ,dũng cảm thể hiện những góc khuất của cuộc đời ngay trong chế độ xã hội tốt đẹp của chúng ta. Đúng như lời của nhà văn Nguyễn Minh Châu đã nói: “Nhà văn không có quyền nhìn sự vật một cách đơn giản,và nhà văn cần phấn đấu để đào xới bản chất con người vào các tầng sâu lịch sử”.

Đề bài: Phân tích truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu.

I. Mở bài

– Nguyễn Minh Châu là một trong số “những nhà văn mở đường tài hoa và tinh anh nhất”. Ông không ngừng trăn trở về số phận nhân dân và trách nhiệm của nhà văn, luôn thiết tha truy tìm những hạt ngọc ẩn giấu nơi bề sâu tâm hồn.

– Chiếc thuyền ngoài xa in trong tập Bến quê, tác phẩm đem đến cái nhìn đúng đắn về cuộc sống và con người.

II. Thân bài

1. Hai phát hiện của nghệ sĩ nhiếp ảnh

   a. Phát hiện “cảnh đắt trời cho”

– Phùng là người say mê nghệ thuật trong một thoáng nhìn anh đã phát hiện ra cảnh đắt trời cho để chớp lấy,

    + Nhận xét “một bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ”, một vẻ đẹp đơn giản và toàn bích. Đây là cảnh tượng kì diệu của thiên nhiên, cuộc sống khi nhìn từ xa.

    + Phùng bối rối trước cái đẹp: “trong trái tim như có cái gì bóp thắt vào”, nhận ra rằng “bản thân cái đẹp chính là đạo đức”. Đó là niềm hạnh phúc của người nghệ sĩ khi bắt gặp cái đẹp, anh nhận ra vai trò thực sự của nghệ thuật.

   b. Phát hiện bức tranh cuộc sống đầy nghịch lí

– Từ chiếc thuyền nhỏ đẹp đẽ vừa rồi, Phùng nhận thấy:

    + Người đàn bà thô kệch xấu xí, mặt đầy sự mệt mỏi bước ra và một lão chồng với tấm lưng rộng, mái tóc tổ quạ, đôi mắt độc dữ cùng bước ra từ con thuyền.

    + Lão chồng “dùng chiếc thắt lưng quật tới tấp vào lưng người đàn bà”, “vừa đánh vừa nguyển rủa bằng cái giọng rên rỉ đau đớn”.

    + Trong khi ấy, ngừi đàn bà chỉ cam chịu, không kêu van, hay chống trả, chạy trốn.

– Thái độ của Phùng: “kinh ngạc đến mức trong mấy phút đầu, tôi cứ đứng há mồm ra mà nhìn”. Phùng ngỡ ngàng nhận ra bản chất thực sự của cái đẹp anh vừa bắt được.

– Nhận xét: đừng nhầm lẫn giữa hiện tượng bên ngoài và bản chất bên trong

2. Câu chuyện của người đàn bà hàng chài ở toàn án huyện

– Khi chánh án Đẩu đề nghị chị nên li hôn, chị ta van xin “con lạy quý tòa …đừng bắt con bỏ nó”, theo chị:

    + Người đàn ông bản chất vốn không phải kẻ vũ phu, độc ác, anh ta chỉ là nạn nhân của cuộc sống đói khổ. Người chồng là chỗ dựa khi có biển động.

    + Chị không thể một mình nuôi nấng trên dưới 10 đứa con, vả lại “trên thuyền cũng có lúc vợ chồng con cái vui vẻ, hòa thuận”.

– Qua câu chuyện và thái độ của người đàn bà, có thể nhận thấy người đàn bà là hiện thân cho kiếp người bất hạnh bị cái đói khổ, cái ác và số phận đen đủi dồn đến chân tường. Nhưng ở chị ta lại có một tâm hồn vị tha, tình yêu thương tha thiết và là người từng trải, sâu sắc.

– Thái độ của chánh án Đẩu và nhiếp ảnh Phùng khi người đàn bà quyết không bỏ chồng:

    + Cả hai đều thấy giận dữ và bất bình

    + Nhưng sau khi nghe tâm sự của người đàn bà anh ta thấy như có “một cái gì vừa mới vỡ ra”.

– Nhận xét: Ban đầu, họ quen nhìn đời bằng con mắt đơn giản một chiều (nghĩ đơn giản rằng những kẻ đi theo ngụy là xấu “lão ta hồi 75 có đi ính ngụy không?”), chỉ biết qua lí thuyết sách vở, không sẵn sàng đối mặt với nghịch lí cuộc đời.

– Bài học rút ra: phải có cái nhìn đa diện về cuộc sống, không nhìn hiện tượng đánh giá bản chất.

3. Tấm ảnh được chọn

– Nghệ sĩ Phùng vẫn mang tấm ảnh đó về tòa soạn, quả nhiên tâm ảnh đã được chọn, được treo ở nhiều nơi, nhất là trong các gia đình sành nghệ thuật:

– Phùng vẫn luôn nhận thấy trong bức ảnh của mình:

    + “cái màu hồng hồng của sương mai” (biểu tượng cho nghệ thuật) và người đàn bà nghèo khổ bước ra từ bức tranh (hiện thân cho đời thực).

– Nhận xét: nghệ thuật chân chính không bao giờ tách rời khỏi cuộc sống.

III. Kết bài

– Nêu cảm nhận riêng về tác phẩm.

– Giá trị nghệ thuật: xây dựng tình huống truyện đặc sắc, cốt truyện hấp dẫn. Khắc họa nhân vật sắc sảo, điểm nhìn trần thuật linh hoạt, …

– Tác phẩm đã đem đến bài học về cách nhìn cuộc sống và con người: phải nhìn đa diện, nhiều chiều, phát hiện bản chất đằng sau vẻ bề ngoài của hiện tượng.

   Nguyễn Minh Châu: “Là một trong số những nhà văn mở đường tinh anh và tài năng nhất của văn học”. Trước cách mạng sáng tác của ông thiên về khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn, sau cách mạng bằng sự tìm tòi, đổi mới, ngòi bút của ông hướng hẳn vào những vấn đề thế sự, đời tư, đi sâu vào cuộc sống của con ngươi. Chiếc thuyền ngoài xa khai thác sâu sắc số phận cá nhân và thân phận con người trong cuộc sống muôn mặt đời thường. Tác phẩm mang đặc trưng phong cách sáng tác của ông sau cách mạng.

    Mở đầu tác phẩm là một khung cảnh tuyệt mĩ, là cảnh đắt trời cho với chiếc thuyền mơ mộng, thanh bình trong khung cảnh bầu trời sương lãng đãng, lại pha chút hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào. Cùng với đó là vài bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im như tượng trên chiếc mui khum khum đang hướng mặt vào bờ. Quả thực đây là bức họa kì diệu, mĩ lệ mà tạo hóa đã ban tặng cho con người. Khung cảnh này là khung cảnh mà bất cứ người nghệ sĩ nào cũng mong muốn bắt gặp một lần trong đời làm nghệ thuật của mình. Trước khung cảnh ấy, sao người nghệ sĩ có thể không rung động, Phùng cảm thấy tâm hồn mình được thanh lọc, gột rửa và một niềm hạnh phúc trào dâng trong lòng. Phùng vừa hoàn thành nhiệm vụ mà cấp trên giao cho, nhưng hơn cả là Phùng đã tìm thấy tuyệt tác nghệ thuật.

    Nhưng đằng sau bức tranh tuyệt đẹp đó là sự thật đau lòng đến đáng kinh ngạc. Hiện thực trần trụi mở ra trước mắt Phùng, người đàn bà xấu xí, mặt rỗ, đi sau là người đàn ông cao lớn, dữ dằn, tấm lưng rộng và cong như lưng của một chiếc thuyền… Thì ra đằng sau cái đẹp tuyệt mĩ mà Phùng vừa mới phát hiện lại là khung cảnh vô cùng tàn nhẫn, nơi mà bạo lực gia đình diễn ra hết sức khủng khiếp. Người đàn bà cam chịu, nhẫn nhục lẳng lặng đi trước, còn người đàn ông đi phía sau, không nói một lời, nhưng bỗng nhiên trở nên hùng hổ, mặt mũi đỏ gay dùng ngay chiếc thắt lưng vụt tới tấp vào người vợ. Trước khung cảnh ấy người nghệ sĩ Phùng“kinh ngạc đến thẫn thờ”, “mấy phút đầu cứ đứng há mồm ra mà nhìn”, “chết lặng”… Khung cảnh ấy đã cho nghệ sĩ Phùng nhận thức đầy đủ và chân thực hơn về cuộc sống: cuộc sống vốn không đơn giản, xuôi chiều mà chứa đựng rất nhiều nghịch lí, trong cuộc sống luôn tồn tại cả xấu – tốt, đúng – sai, rồng phượng, rắn rết. Bởi vậy, khi nhìn nhận bất cứ vấn đề nào cũng phải nhìn sâu, nhìn kĩ, đừng vội vã đánh giá sự vật hiện tượng qua vẻ bề ngoài của nó.

    Nếu như đầu tác phẩm người đàn bà hàng chài mới chỉ hiện lên ở những nét vẽ hết sức sơ xài, thì trong cuộc gặp gỡ ở toàn án huyện chân dung và số phận của chị đã được thể hiện rõ nét hơn. Người đàn bà hàng chài xuất hiện tại tòa án huyện là do anh đã vào can ngăn người chồng đánh lại chị. Tuy nhiên anh đã bị thương, sau lần đó, anh quyết định nhờ đến sự can thiếp của Đẩu – người đại diện cho công lí, pháp luật để giúp đỡ người phụ nữ khốn khổ này.

    Người đàn bà chạc ngoài bốn mươi tuổi, thân hình thô kệch, cao lớn, khuôn mặt xấu xí, lại bị rỗ mặt do một trận ốm. Người đàn bà xuất hiện trong tư thế sợ sệt, lúng túng, vì vốn quen với môi trường sông nước, lạ lẫm khi bước vào căn phòng toàn bàn ghế, giấy tờ…. Chị ngồi thu mình ở mép ghế, lo lắng, sợ hãi. Chị sợ sự xuất hiện của mình gây phiền hà, vướng víu cho người khác. Trên gương mặt chị không biểu lộ bất cứ điều gì, bình yên và phẳng lặng, nếu ta không có tìm hiểu có lẽ sẽ không bao giờ biết hết được về người đàn bà này.

    Thật nhẹ nhàng và bình thản chị kể về câu chuyện cuộc đời mình. Chị vốn được sinh ra trong một gia đình khá giả ở phố buôn bán những vật dụng phục vụ nghề chài lưới nhưng lại không được ưu ái về nhan sắc, sau một trận đậu mùa mặt bị rỗ chằng chịt. Chị gặp gỡ và lấy được người chồng hiện tại. Cuộc sống gia đình bắt đầu rơi vào bi kịch khi họ sinh nhiều con, cuộc sống trên thuyền chật chội, bấp bênh, họ rơi vào cảnh cùng túng, quẫn bách. Anh chồng vốn hiền lành trở nên cục cằn, dữ dằn, thường lôi chị ra đánh. Chị chính là nạn nhân của bạo lực gia đình.

    Nhưng đằng sau vẻ ngoài xấu xí ấy, còn là một người có nội tâm sâu sắc, một tâm hồn đẹp, nhân hậu. Trước hết người đàn bà hàng chài là một người thấu hiểu sâu sắc lẽ đời. Chị không muốn bỏ chồng vì thứ nhất chị làm nghệ hàng chài, trên một chiếc thuyền của gia đình thì không thể thiếu vai trò của người đàn ông, nhất là khi biển động. Thứ hai một mình chị không thể gồng hành gánh nặng mưu sinh cho chín mười người con. Đối với chị hạnh phúc là khi được nhìn chúng ăn no. Thứ ba, cũng có đôi lúc trên thuyền vợ chồng chị cùng con cái quây quần, hạnh phúc, dù ít ỏi những nó cũng phần nào xoa dịu nỗi đau về thể xác sau mỗi lần bị chồng đánh.

    Không chỉ vậy, chị còn là người có tấm lòng nhân hậu, bao dung. Tất cả mọi người đều đề xuất giải pháp từ chối, tẩy chay gã đàn ông, riêng chị thì không. Chị sẵn sàng đứng im chịu trận, không chống trả, không bỏ chạy. Rất thấu hiểu chồng, thông cảm cho chồng. Và đẹp đẽ nhất chính là đức hi sinh, tình yêu thương con sâu sắc. Chị sẵn sàng chịu những trận đòi ròn của chồng để đàn con được ăn no, ngủ yên. Lo thằng Phác sẽ có những hành động sai trái, chị gửi nó lên ở với ông ngoại, để nó không nhìn thấy bố đánh mẹ, để nó khỏi đau lòng và không có những hành động trái với luân thường đạo lí. Đối với chị niềm vui, niềm hạnh phúc rất đơn giản, là khi gia đình hòa thuận, khi nhìn thấy lũ trẻ được ăn no. Chị yêu con, thương con, mong con khôn lớn nhưng không thể bảo vệ được tâm hồn của các con. Người đàn bà hàng chìa hiện ra là hình ảnh đại diện cho những con người vô danh, nghèo khổ, lam lũ nhưng lại có vẻ đẹp tâm hồn đáng quý khiến họ trở nên không hề nhỏ bé mà là hiện thân của những gì đẹp đẽ nhất.

    Bên cạnh người đàn bà hàng chài, ta cũng không thể không nhắc đến Phùng, một người nghệ sĩ tài hoa, nhạy cảm trước cái đẹp. Khi phát hiện ra cảnh đắt trời cho, trong lòng anh xúc cảm trào dâng: rung động, tâm hồn được thanh lọc, hạnh phúc tràn ngập tâm hồn, lôi máy ảnh ra bấm liên thanh…

    Không chỉ vậy anh còn là người có trách nhiệm, có tấm lòng với cuộc đời và con người. Khi chứng kiến cảnh bạo hành, anh sẵn sàng vứt chiếc máy ảnh xuống để giúp đỡ người phụ nữ tội nghiệp. Lần thứ hai can thiệp anh đã bị thương và vì vẫn còn lo lắng cho người phụ nữ kia anh đã nhờ đến sự giúp đỡ của chánh tòa án huyện. Ngoài ra, anh còn là người nghệ sĩ luôn trăn trở với thiên chức nghề nghiệp của mình. Anh phát hiện ra cái đẹp tuyệt mĩ, nhưng đằng sau cái đẹp lại là cái xấu, là hiện thực trần trụi. Chiếc thuyền ngoài xa chính là hình ảnh cuộc đời khi nhìn ở xa, khi quan sát với cái nhìn hời hợt. Bởi vậy, cần nhìn nhận con người, sự việc thấu đáo, toàn diện. Cùng với đó là bức tranh xuất hiện cuối tác phẩm, đem đến cho người nghệ sĩ Phùng một chiêm nghiệm khác chính là nghệ thuật phải gắn liền với cuộc sống, không được xa rời cuộc sống và phải quay trở về để phục vụ cuộc sống.

    Với sự cách tân đổi mới trên cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật Nguyễn Minh Châu đã tạo nên tác phẩm xuất sắc. Không lấy những người hùng làm nhân vật trung tâm mà đi sâu tìm tòi, phát hiện vẻ đẹp ở những con người bình thường. Tác phẩm cũng là những đúc kết thấu đáo về nghệ thuật và con người: về con người, phải nhìn nhận đa chiều, đa diện, không nên đánh giá phiến diện, một chiều; về nghệ thuật: nghệ thuật chân chính phải gắn liền với cuộc đời, xuất phát từ cuộc đời và quay trở lại phục vụ cho cuộc đời.

   Tác phẩm của Nguyễn Minh Châu được đánh giá mang tính chất tự sự và triết lí. Mỗi tác phẩm ông biêt lên luôn nhằm khám phá, phát hiện ra muôn van vẻ đẹp của cuộc sống. Chiếc thuyền ngoài xa là một trong những tác phẩm xuất sắc của họ, được viết năm 1983, khắc họa cái lãng mạn của nghệ thuật và sự trần trụi của hiện thực đời thường.

    Nhận được yêu cầu của thủ trường, Phùng đã mang máy ảnh về vùng chiến trường cũ, chụp một bức tranh kiệt tác để hoàn thành bộ lịch năm nay. Và trong lần ấy người nghệ sĩ đã chiêm nghiệm được biết bao chuyện, biết bao điều trong cuộc sống đầy những lo toan, vất vả này.

    Sau những ngày chật vật, quả thực hôm đó người nghệ sĩ Phùng đã gặp vận may hiếm có, cảnh đẹp trời cho hiện ngay trước mặt Phùng. Anh không chần chừ, vội vàng lôi máy ra tác nghiệp, khung cảnh trước mắt hiện ra vô cùng diệu kì: “thuyền in một nét mơ hồn lòe nhòe vào bầu sương mù màu trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng do ánh mặt trời chiếu vào. Và bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im phăng phắc như tượng trên chiếc mui khum khum, đang hướng mặt vào bờ. tất cả khung cảnh ấy nhìn qua những cái mắt lưới và tấm lưới nằm giữa hai chiếc gọng vó hiện ra dưới một hình thù y hệt cánh một con dơi…”. Đây quả là bức tranh mực tàu của danh họa thời cổ. Trái tim anh dường như bị bóp nghẹn, bối rối không nói thành lời trước cái đẹp của thiên nhiên, tạo hóa. Lúc bấy giờ anh mới cảm thấm được “cái đẹp chính là đạo đức”. Cái đẹp và nghệ thuật đã thanh lọc tâm hồn con người, giúp tâm hồn con người ta trở nên thánh thiện hơn. Nhưng chúng ta cũng cần chú ý đến một chi tiết, đó là vị trí khi Phùng chụp ảnh vẫn còn ngổn ngang những tàn dư của chiến tranh để lại. Có phải chỉ vi đôi mắt thi vị hóa lãng mạn hóa của một người nghệ sĩ mới khiến Phùng cảm nhận được khung cảnh “trời ban kia”. Đồng thời, cũng chính bởi vậy, sau này khi phát hiện ra sự thật Phùng đã hụt hẫng biết nhường nào.

    Đằng sau bức tranh toàn bích kia lại là một hiện thức làm người ta nhói lòng. Trong cảnh thanh tĩnh là tiếng gầm ghè, đầy phẫn nộ “cứ ngồi nguyên đây, động đậy tao giết cả mày đi bây giờ” rồi hình ảnh người đàn bà dần dần lộ diện, to lớn, thô kệch đi sau người đàn ông hung ác, độc dữ. Những gì xảy ra sau đó làm cho Phùng quá đỗi bất ngờ và choáng váng. Người đàn ông rút chiếc thắt lưng, vừa quật tới tấp vào người đàn bà. Nhưng kì lạ thay người phụ nữ đó không hề kêu than lấy một tiếng, Điều đó làm Phùng “há mồm mà nhìn” vô cùng “kinh ngạc”. Sau nỗi kinh ngạc, Phùng vứt chiếc máy ảnh xuống vội vàng can ngăn. Thì chính lúc này, một cái bóng nhỏ con lao vụt đến, nhắm thằng vào ngời đàn ông.

    Người mẹ tội nghiệp, gọi tên đứa con “ôm chầm lấy thằng bé, rồi lại buông ra, chắp tay vái lấy vái để rồi lại ôm chầm lấy…”, khiến người đọc không khỏi xót thương, xúc động. Tất cả những hình ảnh đó làm Phùng bang hoàng, đau đớn. Rất nhanh gia đình nọ rời đi, khung cảnh trở về cảnh thanh tĩnh như nó vốn có. Với Phùng đây có lẽ là một chuyến đi nhiều ý nghĩa: “chiếc thuyền nghệ thuật thì ở ngoài xa, ẩn hiện trong sương mù, còn sự thật cuộc đời thì trần trụi, ở ngay trước mắt”. Phùng đau đớn vì trước nay cái nhìn của mình quá giản đơn, xuôi chiều, mà hiện thực cuộc sống lại vô cùng đa đoan, phức tạp.

    Lần tiếp theo Phùng và người đàn bà hàng chài gặp lại nhau chính là ở trụ sở tòa án huyện. Và lần này cả Phùng và Đầu đều có những chiêm nghiệm riêng cho mình về con người và cuộc đời. Người đàn bà lúc này ngồi sâu nơi góc tường, cố thu mình lại, dáng vẻ vô cùng sợ sệt. Có lẽ đây là lần đầu tiên người đàn bà này đến cơ quan công quyền của nhà nước. Mụ phủ phục, lạy lấy lạy để vô cùng đáng thương: “con lấy quý tòa” “quý tòa bắt tội con cũng được, phạt tù con cũng được, đừng bắt bỏ nó”. Vì sao vậy? Vì sao mụ lại xin tha cho một kẻ độc ác, nhẫn tâm đánh ba ngày một trận nhẹ, bảy ngày một trận nặng. Nào Phùng và Đẩu có thể hiểu được. Sau những bỡ ngỡ ban đầu, người đàn bà có vẻ đã quen hơn, chị tâm sự về cuộc đời mình, về việc không ai lấy, tâm sự về người chồng hiện tại: “lão chồng tôi khi ấy là một anh con trai cục tính nhưng hiền lành lắm, không bao giờ đánh đập tôi”. Rồi bà lí giải nguyên nhân vì sao chồng mình lại sinh ra tính như vậy. Bởi vì cảnh nghèo, bởi vì khổ quá, nên đàn ông trên thuyền chỉ biết hoặc uống rượu, hoặc đánh vợ mỗi khi cam thấy khổ quá. Bởi, trên vai người đàn ông đó phải gánh vác biết bao trách nhiệm, nhất là những lúc biển động: “ông trời sinh ra người đàn bà là để đẻ con, rồi nuôi con cho đến khi khôn lớn, cho nên phải gánh lấy cái khổ. Đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho mình như ở trên đất được…”. Đó là lí do vì sao dù bị chồng đánh chị vẫn cam tâm tình nguyện, vẫn xin tha cho hắn. Bởi ngoài những lúc bị đánh đập qua, cuộc sống hòa thuận, nhìn đám con được ăn no chị cũng cảm thấy vô cùng vui long,…

    Chỉ qua những lời chia sẻ hết sức ngắn gọn của chị ta có thể thấu hiểu được nỗi thống khổ, sự cam chịu, nhẫn nhục trong người phụ nữ này. Tình mẫu tử thiêng liêng đã khiến chị sẵn sàng hi sinh mọi thứ để con được sống, được ăn no. Đồng thời cũng giúp ta thêm hiểu căn nguyên của tình trạng bạo lực trong những gia đình nghèo khổ.

    Quả thực qua câu chuyện của người đàn bà hàng chài ta lại càng thấy rõ hơn không chỉ thể đánh giá một con người, một sự việc qua vẻ bề ngoài của nó. Sự việc, con người vốn nông sâu khôn lường, nếu không truy nguyên, không lắng lòng để nghe thì cả đời này chúng ta chỉ là những kẻ hời hợt, đi đánh giá mọi chuyện bằng con mắt thời ơ.

    Tạo nên sức hấp dẫn cho tác phẩm này phải kể đến nghệ thuật tạo dựng tình huống bất ngờ, hấp dẫn. Nhà nhiếp ảnh phát hiện khoảnh khắc trời cho, nhưng đằng sau đó lại là cảnh bạo lực tàn nhẫn. Cho người đàn bà đến để nói chuyện, để phân tích lí giải nhưng nào ngờ chính Phùng và Đẩu lại được người phụ nữ tưởng như thô kệch ấy làm cho “sáng mắt”. Giúp họ hiểu hơn những quanh co, uẩn khúc trong cuộc đời, từ đó có những nhận xét đánh giá đứng đắn trước bất cứ sự việc, hiện tượng nào.

    Với tình huống truyện đặc sắc, chân thực Chiếc thuyền ngoài xa mang giá trị nhân đạo và nhân bản sâu sắc. Cuộc đời này gồm cả rồng phượng, gồm cả đúng sai, tốt xấu. Bởi vậy khi đnahs giá bất cứ điều gì cũng không nên hời hợt. Cuộc sống này vô cùng phức tạp, để hiểu nó cần phải soi ngắm từ nhiều phía, nhiều góc cạnh. Bài học cho Phùng và Đầu cũng chính là những gì Nguyễn Minh Châu muốn gửi gắm đến các thế hệ bạn đọc.

   Nguyễn Minh Châu (1930-1989) là nhà văn quân đội. Ông là một trong những cây bút tiên phong của nền văn học Việt Nam thời kì đổi mới (cuối thế kỉ XX).

    Những tập truyện ngắn: “Người đàn bà trên chuyến tốc hành”, “Bến quê”, “Chiếc thuyền ngoài xa”, “Cỏ lau”,… đã thể hiện tài năng nghệ thuật đặc sắc, im đậm phong cách tự sự – triết lí của Nguyễn Minh Châu.

    Truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” được tác giả viết vào năm 1983, xuất bản năm 1987. Nhà nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng, chánh án Đẩu, người đàn bà thuyền chài mặt rỗ và thằng bé Phác là những nhân vật được tác giả khắc hoạ khá sắc sảo, để lại cho người đọc bao ấn tượng, bao ám ảnh về màu sắc lãng mạn của nghê thuật và sự thật trần trụi của đời thường.

    Nghệ sĩ Phùng đã “vác” máy ảnh trở lại vùng biến nơi chiến trường cũ của anh thời đánh Mĩ. Cảnh biển buổi sáng có sương mù mà anh “phục kích” mấy buổi sáng vẫn chưa tìm ra. Anh háo hức muốn thu vào tờ lịch tháng bảy năm sau cảnh thuyền đánh cá thu lưới vào lúc bình minh thì sáng nay anh đã gặp “hên” một cảnh “trời cho”, có lẽ suốt một đời cầm máy chưa bao giờ dám mơ tưởng đến. Đó là cảnh “thuyền in một nét mơ hồ loè nhoè vào bầu sương mù màu trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng do ánh mặt trời chiếu vào. Và bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im phăng phắc như tượng trên chiếc mui khum khum, đang hướng mặt vào bờ. Tất cả khung cảnh ấy nhìn qua qua những cái mắt lưới và tấm lưới nằm giữa hai chiếc gọng vó hiện ra dưới một hình thù y hệt cánh một con dơi…”.

    Trong ánh mắt của người nghệ sĩ, Phùng cảm thấy trước mặt mình là “một bức tranh mực tầu của một danh hoạ thời cổ”. Bao mĩ cảm đã dâng lên dào dạt trong lòng, anh xúc động “bối rối”, và trái tim của anh “như có cái gì bóp thắt vào”. Đối diện với bức tranh “thật đẹp và toàn bích” ấy, nghệ sĩ Phùng cảm thấy vô cùng hạnh phúc, anh mới thấm thía “bản thân trong cái đẹp chính là đạo đức” như ai đó lần đầu đã phát hiện ra; trong giây phút bối rối đó, anh ” vừa khám phá thấy cái khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn”. Cái đẹp và nghệ thuật đã thanh lọc tâm hồn người, làm cho hồn người trở nên thấnh thiện.

    Và khi đã chạm tới gấu áo của vị thần nghệ thuật, Phùng đã bấm “liên thanh” một hồi hết một phần tư cuộn phim, thu vào chiếc Pra-ti-ca. Cái khoảnh khắc ấy đối với anh là vô cùng hạnh phúc, và anh đã “ngộ” ra – “hạnh phúc tràn ngập tâm hồn mình do cái đẹp tuyệt đỉnh của ngoại cảnh vừa mang lại”.

    Có một điều mà bạn đọc cần lưu ý, đó là nơi nhà nhiếp ảnh ngồi bấm máy. Chẳng phải Lầu Hoàng Hạc, chẳng phải là một chốn Bồng Lai mà chí là một bãi biển còn đầy tàn tích chiến tranh với bao xác xe tăng, xe rà phá mìn của công binh Mỹ thua chạy bỏ lại. Phùng ngồi bấm máy phải “rúc vào bên bánh xích của một chiếc xe tăng để tránh mưa”. Chi tiết này rất quan trọng, nó cho thấy cảnh biển mù sương và con thuyền trong bình minh tuy có đẹp, nhưng cái đẹp ấy chưa trọn vẹn. Vết thương chiến tranh còn in hằn trên bãi biển và trong lòng ngư dân. Chỉ vì Phùng, với tâm hồn lãng mạn của người nghệ sĩ, anh mới thi vị hóa, thần tiên hoá hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa, để rồi sau đó, anh sẽ bị hẫng.

    Một tình huống đầy bi kịch đã xảy ra. Một cảnh đời ngang trái, quá phũ phàng và vô cùng tàn nhẫn đã diễn ra khi chiếc thuyền “đâm thẳng” vào bờ, vào ngay trước chỗ nhà nhiếp ảnh đứng. Phùng không chỉ nhìn thấy, được chứng kiến mà còn được tham dự vào những chuyện trớ trêu, đau lòng.

    Còn đâu nữa cái màu trắng, màu hồng của bức tranh “toàn bích” khi một người đàn ông và một người đàn bà rời thuyền lội qua một quãng bờ phá đi lên bãi cát. Một tiếng nói chõ như quát cất lên: “Cứ ngồi nguyên đấy, động đậy tao giết cả mày bây giờ”. Người đàn bà ngoài bốn mươi tuổi, cao lớn, thô kệch, rỗ mặt, mệt mỏi, tái ngắt… Người đàn ông đi sau “lưng rộng và cong như lưng một chiếc thuyền; mái tóc tổ quạ, chân chữ bát, lông mày cháy nắng, rủ xuống”,… Lão đàn ông con mắt đầy vẻ độc dữ lúc nào cũng nhìn dán vào tấm lưng áo bạc phếch và rách rưới, nửa thân ướt sũng của người đàn bà”.

    Những gì xảy ra đã xảy ra sau đó. Bãi cát, nơi xác chiếc xe rà phá mìn đã trở thành nơi hành tội. Khi người đàn bà “đứng lại, ngước mắt nhìn ra ngoài mặt phá chỗ chiếc thuyền đậu một thoáng” (có thể người mẹ nhìn mấy đứa con) thì một sự việc diễn ra vô cùng khủng khiếp! Lão đàn ông “trở nên hùng hổ, mặt đỏ gay”, hắn lồng lên như một con thú dữ. Lão rút trong người ra một chiếc thắt lưng của lính nguỵ ngày xưa, cái vũ khí thường ngày của kẻ gần như mất hết cả nhân tính, “quật tới tấp vào lưng người đàn bà”. Hắn “vừa đánh vừa thở hồng hộc, hai hàm răng nghiến ken két”. Lão “trút cơn giận như lửa cháy” vào người đàn bà tội nghiệp, đáng thương. Lão nguyền rủa bằng cái giọng rên rỉ đau đớn: “Mày chết đi cho ông nhờ, chúng mày chết đi cho ông nhờ!”. Mày và chúng mày mà lão nói đến là vợ con của lão.

    Thật kì lạ là người đàn bà khổ nạn ấy không kêu một tiếng, không chống trả, không trốn chạy mà “cam chịu đầy nhẫn nhục”. Hình ảnh đau lòng đó đã làm cho nhà nghệ sĩ nhiếp ảnh “kinh ngạc”, “đứng há mồm ra mà nhìn” trong mấy phút. Khi Phùng vứt chiếc máy ảnh xuống đất chạy nhào tới thì có một thằng bé con giận dữ “như một viên đạn lao tới đích đã nhắm” lao thẳng vào cái lão đàn ông. Đứa bé với một sức mạnh ghê gớm đã giằng được chiếc thắt lưng, vung chiếc khoá sắt quật vào giữa ngực trần vạm vỡ cháy nắng có những đám lông đen loần xoăn của lão đàn ông. Giằng không được cái dây thắt lưng da, lão ta dang thẳng cánh cho thằng bé hai tát khiến thằng bé ngã dúi xuống cát.

    Tiếng gọi: “Phác, con ơi!” của người mẹ tội nghiệp cất lên. Hình ảnh người đàn bà “ôm chầm lấy thằng bé, rồi lại buông ra, chắp tay vái lấy vái để rồi ôm chầm lấy… Và hình ảnh thằng nhỏ “lặng lẽ đưa ngón tay khẽ sờ trên khuôn mặt người mẹ” lau đi những giọt nước mắt chứa đầy trong những nốt rỗ chằng chịt, tất cả đã làm cho nhà nhiếp ảnh Phùng, cho mỗi chúng ta tê tái bàng hoàng. Đứa con đến để cứu mẹ, để chặn bàn tay của con người thú.

    Phùng “ngơ ngác nhìn” ra bờ phá khi người đàn bà buông đứa con ra, đi thật nhanh đuổi theo lão đàn ông vừa đánh mụ, rồi cả hai cùng đi về thuyền. Bãi cát hoang sơ mà mênh mông, tiếng sóng kêu ồ ồ cất lên, Bức ảnh thế sự ấy diễn ra “như trong truyện cổ quái đản”, chiếc thuyền vó đã biến mất, chắc đã làm cho cách nghĩ, tâm nhìn và cảm quan nghệ thuật của nghệ sĩ Phùng thay đổi? Bức ảnh thế sự trần trụi ấy đã được Nguyễn Minh Châu kí hoạ, đã được nhà nhiếp ảnh Phùng mục kích và bấm máy thật giàu ý nghĩa. Nghệ thuật hướng về cái đẹp, nhưng không thể là sự lừa dối. Lãng mạn hoá cuộc đời, bối hồng tô son hiện thực cuộc đời là vô nghĩa khi cuộc đời còn nhiều mồ hôi và nước mắt!

    Với Phùng có thể coi đây là một chuyến đi nhiều ý nghĩa: chiếc thuyền nghê thuật thì ở ngoài xa, ẩn hiện trong sương mù, còn sự thật cuộc đời thì lại trần trụi, ờ rất gần ngay trước mắt. Qua đó, ta càng thấy rõ chân lí cuộc đời có lúc, có nơi không phải là chân lí nghệ thuật. Nguyên Minh Châu qua “Chiếc thuyền ngoài xa” đã nêu lên bài học về cái nhìn đa diện, cái nhìn khám phá trong sáng tạo nghê thuật đối với nhà nghệ sĩ chân chính giàu bản lĩnh.

    Câu chuyên người đàn bà làng chài ở trụ sở toà án huyện đã lí giải cho Phùng và Đẩu, đã giúp chúng ta hiểu rõ sự thật trần trụi trước mọi bi kịch bạo hành trong gia đình, hiểu sâu hơn tấm lòng và tâm lí của người phụ nữ trong nỗi éo le cuộc đời.

    Người đàn bà mạt rỗ lúc đầu chỉ dám ngồi ở góc tường, khi được Đẩu mời, mụ mới “rón rén” đến ngồi vào mép chiếc ghế và cố thu người lại. Khi nghe vị Chánh án nói, mụ ngước lên nhìn rồi lại “cúi mặt xuống”. Có lẽ lần đầu đến cơ quan nhà nước, mụ mới sợ như vậy. Mụ chắp tay vái lia lịa Đẩu và xưng là : “Con lạy quý tòa…”. Mụ nhấp nhổm xoay mình như bị kiến đốt! Nghe mụ van xin mà xót xa: “Quý tòa bắt tội con cũng được, phạt tù con cũng được, đừng bắt con bỏ nó…”. Sống với một kẻ vũ phu, “ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng” thế mà mụ vẫn van xin quý tòa “đừng bắt con bỏ nó”. Chánh án Đẩu làm sao hiểu được nỗi éo le đó. Nhà nhiếp ảnh Phùng thì cảm thấy “ngột ngạt quá!”.

    Khi nghe vị chánh án gọi bằng bà, và nói rõ chủ trương của toà án là kêu gọi hoà thuận, chị ta “ngơ ngác” nhìn Đẩu, nhìn Phùng, chị ta thay đổi cách xưng hô, tự xưng là chị, gọi Đẩu và Phùng là chú rất khẩn thiết, rất chân thành.

    Mụ kể về thời con gái của mình, mụ tâm sự về chuyện lấy chồng của mình: mặt rỗ, xấu gái, không ai lấy, rồi có mang với anh con trai… “lão chồng tôi khi ấy là một anh con trai cục tính nhưng hiền lành lắm, không bao giờ đánh đập tôi”.

    Mụ kể chuyện từ ngày cách mạng về đỡ khổ, chứ trước đày những lần động biển, vợ chồng con cái toàn ăn xương rồng luộc chấm muối suốt hàng tháng trời. Chị ta than thở gia cảnh nghèo, thuyền quá nhỏ… Đàn bà ở thuyền đẻ nhiều quá; đàn ông ở thuyền hoặc uống rượu hoặc đánh vợ, bất kể lúc nào, hễ thấy khổ quá là xách vợ ra đánh. Chị ta cho biết nỗi vất vả của người đàn bà trên một chiếc thuyền không có đàn ông, nhất là những khi biển động sóng gió để chèo chống. “Ông trời sinh ra đàn bà là để đẻ con, rồi nuôi con cho đến khi khôn lớn, cho nên phải gánh lấy cái khổ. Đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho mình như ở đất được…”. Chị cho biết chồng chị ngày trước cũng trốn đi lính nguỵ. Chị cũng có niềm vui là khi vợ chồng con cái “sống hoà thuận vui vẻ”, “vui nhất là ngồi nhìn đàn con được ăn no “,v.v…

    Sự nhẫn nhục, đức hi sinh của người đàn bà mặt rỗ thật bao la. Chị ta cam chịu khi bị chồng đánh. Chị ta chỉ xin chồng đừng đánh minh trước mặt đàn con. Chị ta sợ đứa con trai tên là Phác làm điều gì dại dột đối với bố nó nên phải gửi nó lên rừng ở với ông ngoại. Chị ta đã khóc khi nghe Phùng nhắc đến tên thằng Phác.

    Chỉ qua những lời giãi bày chân thật đó, ta mới có thể hiểu được nỗi khổ, sự cam chịu nhẫn nhục, đức hi sinh thầm lặng, tình thương con mênh mông của người đàn bà làng chài đáng thương; ta mới thấu hiểu được cái căn nguyên sâu xa của tộ nạn bạo lực trong các gia đình nghèo cực. Nếu hiểu sự việc một cách đơn giản, chỉ cần yêu cầu, chỉ kí quyết định bắt người đàn bà mặt rỗ bỏ chồng là xong. Nhưng nếu nhìn chuyện đời một cách thấu suốt, rất nhân tinh, rất đời, thì ta sẽ thây cách nghĩ, cách sống, cách xử sự của người vợ, người mẹ ở trong truyện là không thể khác được.

    Biết được đáy vực nông, sâu là đã khó. Biết được lòng người xấu, tốt, biết được nỗi lòng, nỗi đời, cảnh ngộ của con người đâu dễ! Qua câu chuyên người đàn bà ở toà án huyện, ta càng thấy rõ: không thể đơn giản, dễ dãi khi nhìn người, nhìn đời, khi đánh giá hiện tượng trong xã hội, trong cuộc sống. Không thể hấp tấp vội vàng. Nếu thiên kiến, định kiến, duy ý chí là sai. Có lòng tốt, ý định tốt chưa đủ. Mà phải suy xét, cân nhắc vừa có tình vừa có lí, vừa được việc vừa được người.

    Truyện “Chiếc thuyền ngoài xa” có nhiều tình huống rất bất ngờ hấp dẫn. Mỗi một tình huống xuất hiện, tính kịch của câu chuyện lại được nâng cao, được khắc sâu. Nhà nhiếp ảnh Phùng lúc đầu phát hiện ra hình ảnh chiếc thuyền chài hiện ra trong sương mù và đã bấm máy “liên thanh” hết một phần tư cuộn phim và ngây ngất trước cái đẹp của ngoại cảnh là một tình huống thơ mộng. Chuyện người đàn ông chân chữ bát dùng dây thắt lưng lính ngụy đánh mụ vợ mặt rỗ và thằng Phác đánh lại bố hắn để bảo vệ người mẹ thương yêu là một tình huống bất ngờ diễn ra trước mắt Phùng làm cho tính bi kịch đầy nước mắt. Chuyện lão thuyền chài lại đánh vợ, đánh bị thương Phùng – kẻ dám đến can ngăn; chuyện chị gái cướp lấy con dao mà thằng em trai định dùng làm vũ khí để bảo vệ người mẹ tội nghiệp, đều là tình huống cực kì cay đắng, dữ dội. Câu chuyện của người đàn bà mặt rỗ kể ở cơ quan toà án huyện… là tình huống nói về sự éo le của cuộc đời, về thân phận tủi nhục đắng cay của người đàn bà nghèo, đông con ở làng chài.

    Qua các tình huống đó, nhà nghệ sĩ Phùng mới thấm thía rằng: nghệ thuật không thể lãng mạn hoá, thi vị hoá cuộc đời khi cuộc đời còn đầy ngang trái. Chánh án Đẩu mới thấu hiểu toà án không chỉ để thực thi công lí, pháp luật mà con phải soi sáng lòng dân, tình dân. Và mỗi chúng ta mới hiểu: cuộc sống đã và đang diễn ra là vô cùng phức tạp, không thể đơn giản hoặc chỉ nhìn một chiều, một phía, một cạnh.

    Tính tình huống đã làm cho truyện “Chiếc thuyền ngoài xa” vừa chân thực, vừa mang giá trị nhân bản sâu sắc. Phải chăng cuộc đời lam lũ nghèo khổ, nheo nhóc, sự tối tăm ngu dốt… là một trong những nguyên nhân gây ra nạn bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em trong một số gia đình Việt Nam lâu nay? Phải chăng Nguyễn Minh Châu đã kín đáo nói về một căn nguyên đầy nước mắt mà thi hào Nguyễn Du đã viết trong “Văn chiêu hồn” hơn hai thế kỉ trước:

    “Đau đớn thay phận đàn bà,

    Kiếp sinh ra thế biết là tại đâu?”

Đề bài: Phân tích nhân vật Phùng trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa

Bài làm

I. Mở bài

– Nguyễn Minh Châu là nhà văn không ngừng trăn trở về số phận nhân dân và trách nhiệm của nhà văn, của người nghệ sĩ.

Chiếc thuyền ngoài xa là tác phẩm kết tinh những đặc sắc nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu.

– Tác phẩm cũng đưa ra những quan niệm của tác giả về trách nhiệm, vai trò của một người nghệ sĩ, điều này thể hiện qua hình tượng nhân vật nhiếp ảnh Phùng.

II. Thân bài

1. Một tâm hồn nghệ sĩ nhạy cảm, say mê với cái đẹp

– Phùng là người say mê nghệ thuật, có trách nhiệm với công việc: sẵn sàng bỏ cả vài tuần để đi săn lùng một bức ảnh đẹp, loay hoay suốt mấy ngày vẫn chưa tìm được bức ảnh ưng ý.

– Tâm hồn nghệ sĩ nhạy cảm với cái đẹp: trong một thoáng nhìn anh đã phát hiện ra cảnh đắt trời cho để chớp lấy,

    + Nhận xét “một bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ”, một vẻ đẹp toàn bích.

    + Bối rối trước cái đẹp: “trong trái tim như có cái gì bóp thắt vào”, nhận ra rằng “bản thân cái đẹp chính là đạo đức”

– Nhận xét: Không chỉ nhạy bén trước cái đẹp, Phùng còn có cả những suy tưởng sâu sắc về quan hệ giữa cái đẹp với cái thiện: cái đẹp thực sự phải có khả năng thanh lọc tâm hồn con người.

2. Một tấm lòng luôn trăn trở về thân phận con người

– Trước cảnh bạo hành trong gia đình hàng chài, lúc đầu Phùng kinh ngạc tột độ: “chỉ biết há mồm ra mà nhìn”, nhưng sau đó đã vứt máy ảnh xuống chạy nhào tới. Khi chứng kiến thêm một lần nữa, Phùng đã can ngăn, rồi bị thương phải vào viện điều trị.

– Sau câu nói của người đàn bà ở tòa án (xin không bỏ chồng), Phùng cảm thấy bức xúc, “cảm thấy gian phòng ngủ lồng lộng gió biển của Đẩu bị hút hết không khí, trở nên ngột ngạt” nên đã vén màn bước ra ngoài như muốn đòi lại công lí cho chị ta.

– Khi nghe câu chuyện của người đàn bà, trăn trở, ám day dứt trong lòng cho số phận những gia đình giống như gia đình Phác, anh xách máy ảnh đi lang thang.

– Nhận xét: Mặc dù chưa quen nghịch lí trong cuộc đời nhưng trong anh vẫn là phẩm chất tốt đẹp của người chiến sĩ căm ghét những bất công, sẵn sàng hành động vì lẽ công bằng.

3. Là nhân vật tự ý thức

– Ban đầu, Phùng là người nghệ sĩ có thái độ dễ bằng lòng, nhìn đời bằng con mắt đơn giản một chiều (nghĩ đơn giản rằng những kẻ đi theo ngụy là xấu “lão ta hồi 75 có đi ính ngụy không?”), không sẵn sàng đối mặt với nghịch lí cuộc đời.

– Phùng cảm thông cho số phận của người đàn bà hàng chài, cuộc đời và câu chuyện của chị ở tòa án đã giúp Phùng vỡ lẽ ra nhiều điều, anh biết chấp nhận những điều nghịch lí ở đời.

– Thông qua những cảm nhận của Phùng, nhà văn gửi đến người đọc những nhận thức sâu sắc về cuộc đời, về nghệ thuật: cần phải có cái nhìn đa diện nhiều chiều để phát hiện ra bản chất sau vẻ đẹp của hiện tượng

III. Kết bài

– Khái quát giá trị nghệ thuật: khắc họa nhân vật, xây dựng tình huống truyện, sử dụng ngôn ngữ linh hoạt, …

– Trong tác phẩm, nhà văn đã tỏ ra cảm thông sâu sắc trước cuộc đời khốn khổ của người đàn bà hàng chà, đồng thời ngợi ca và phát hiện những phẩm chất mạnh mẽ của chị, tố cáo hậu quả chiến tranh để lại.

Đề bài: Phân tích nhân vật Phùng trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa

Bài làm

    Chiếc thuyền ngoài xa – một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của nhà văn Nguyễn Minh Châu. Tác phẩm cho thấy sự đổi mới trong nội dung sáng tác của ông. Không còn đi vào những anh hùng đậm khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn mà thay vào đó là cuộc sống của những còn người bình thường, đi sâu vào thế sự đời tư. Nhân vật người đàn bà hàng chài là nhân vật đặc sắc, gửi gắm những quan niệm nhân sinh của tác giả.

    Hình ảnh người đàn bà hàng chài trên bờ biển được giới thiệu chạc bốn mươi tuổi, cao lớn, thô kệch, rỗ mặt và trên khuôn mặt lộ rõ sự mệt mỏi, tái ngắt. Chị mặc một tấm áo bạc phếch, rách rưới, nửa thân dưới ướt sũng những nước. Dù bị đánh đập dã man song chị không hề phản ứng, không một tiếng kêu, không một sự trống trả. Chị cam chịu, nhẫn nhục đến mức người đọc phải bất bình. Ngày từ đầu tác phẩm tác giả đã tạo ấn tượng cho người đọc về một người đàn bà xấu xí, quê kệch cuộc sống lam lũ, vất vả và tính cách cam chịu đến khó hiểu. Bề ngoài không một chút phản ứng khi bị chồng đánh, nhưng chị lại ngồi thụp xuống, khóc và van xin thằng Phác khi nó giằng lấy chiếc thắt lưng từ tay người cha. Với chi tiết nhỏ này tác giả đã cho thấy người đàn bà này không hề đơn giản là người lạc hậu, quê kệch mà còn là người có nội tâm mâu thuẫn, phức tạp.

    Nếu hình ảnh người đàn bà trên biển quê kệch cam chịu thì khi đến tòa án lại là một người phụ nữ khác hẳn. người đàn bà đến tòa án với dáng vẻ lung túng, sợ sệt, tất cả hành động đều toát lên sự quê kệch, sợ hãi. Bước vào phòng, người đàn bà tìm vào góc phòng để ngồi, phải đến lần thứ hai sau lời mời của Đẩu, người đàn bà mới dám rón rén ngồi vào mép ghế, cố gắng thu mình lại. Ngôn ngữ của người đàn bà hết sức ngập ngừng, lúng túng, điều đó càng tô đậm hơn sự e dè, sợ hãi ở chị.

    Sự ngập ngừng kia chỉ là vẻ bề ngoài, sau khi lấy lại được bình tĩnh, hiểu được bản chất người đối thoại với mình, người đàn bà đã có sự thay đổi nhanh chóng, ngày càng tỏ ra sắc sảo. Trước hết là sự thay đổi về ngôn ngữ, Nếu như ban đầu xưng “con” tỏ thái độ tôn kính, nhúng nhường, thì sau đó đổi cách xưng hô: “Chị cảm ơn các chú”, khi nghe Đẩu nói: “chủ trương nguyên tắc của chúng tôi là kêu gọi hòa thuận” khiến người đàn bà hiểu ra rằng, những kẻ đại diện cho pháp luật kia cũng chỉ là những kẻ hời hợi, nắm được cái vỏ mà không nắm được bản chất bên trong. Bởi vậy, sự sợ hãi, lũng túng đã mất, người đàn bà lấy lại bình tĩnh, trong cách xưng hô đã đặt mình ngang ngang với một vị chánh án và một nhân chứng. Sự thay đổi ấy cho thấy, người đàn bà có khả năng thích ứng nhanh với hoàn cảnh, là người phụ nữ chủ động, sắc sảo.

    Không chỉ thay đổi về ngôn ngữ mà còn có sự đổi ngôi kì lạ: người đàn bà hàng chài vốn đến để nghe giáo huấn, thì nay bà trở thành người phân tích, giảng giải; còn Phùng và Đẩu vốn là người đại diện cho pháp luật lại trở thành những kẻ ngây ngô, hời hợt trước lí lẽ sắc sảo của người phụ nữ kia. Bằng sự chủ động, kiên quyết lại cũng rất mềm mỏng người đàn bà đã đưa ra một loạt lí lẽ để Đẩu và Phùng hiểu vì sao bà không thể bỏ chồng. Trước hết là do, bà là người phụ nữ xấu xí, cơ hội có gia đình và có con là điều không tưởng, bởi vậy, khi có người đàn ông chấp nhận lấy và sinh con cùng bà, đó là hạnh phúc quý giá người đàn bà không thể đánh mất. Không chỉ vậy, bà còn ý thức được lỗi ở chính mình, khi đẻ quá nhiều khiến cuộc sống càng cơ cực, chật vật hơn. Và sau khi phân tích hoàn cảnh riêng, người đàn bà phân tích hoàn cảnh chung: Thực tế cuộc sống không ổn định như trên đất liền mà phải đối mặt với phong ba bão táp, biển động, sóng lớn, bởi vậy rất cần có một người đàn ông chèo chống cho gia đình. Nhưng lí do quan trọng nhất chính là tình yêu thương bao la bà dành cho những đứa con. Bà chấp nhận hi sinh hạnh phúc cá nhân, chấp nhận để chồng đánh đập tàn nhẫn cốt để đàn con gần chục đứa của bà được sống, được ăn no mà không bị chết đói. Nói đến đó “trên khuôn mặt xấu xí của mụ chợt ửng sáng lên như một nụ cười khi nghĩ đến những niềm vui nhỏ bé mà gia đình bà từng có và đặc biệt khi nghĩ đến cảnh đàn con được ăn no”. Nguyễn Minh Châu đã làm toát lên vẻ đẹp của sự bao dung, vị tha, đức hi sinh và tình mẫu tử thiêng liêng trong tâm hồn của người đàn bà có vẻ ngoài xấu xí, quê mùa. Đồng thời bà cũng có cái nhìn bao dung với chồng, dù đó là kẻ vũ phu, sẵn sàng lôi bà ra để đánh đập mỗi khi hắn thấy khổ quá. Bà vẫn bào chữa cho chồng bằng cách nhắc lại quá khứ khi chồng bà còn là người nông dân hiền lành, chất phác. Bà thấu hiểu thói vũ phu này không phải là bản chất mà là sản phẩm của khó khăn, cơ cực dồn lên vai người đàn ông.

    Vượt qua những lí do cụ thể của hoàn cảnh cá nhân, lí luận của người đàn bà đã đạt đến độ khái quát, triết lí. Bà ý thức rất rõ cái nghèo, cái khổ, lạc hậu trong cuộc sống của mình nhưng không từ bỏ nó bởi cuộc sống này tồn tại rất nhiều nghịch lí, không phải điều gì ta cũng có thể thay đổi, đôi khi người phải học cách chấp nhận và sống chung với nó.

    Bằng một loạt các lí lẽ từ cụ thể đến khái quát, từ gắn với số phận riêng, hoàn cảnh riêng đến những lí do chung cho số phận người dân miềm biển người đàn bà thuyết phục hoàn toàn Phùng và Đẩu để cho đi từ ngạc nhiên đến lặng lẽ thở dài chấn nhận và đồng tình. Người đàn bà đã cho tháy ẩn đằng sau khuôn mặt xấu xí, thô kệch, sự lam lũ, ít học là một tâm hồn sâu sắc, giàu tình yêu thương, là vốn sống là sự trải nghiệm sắc sảo, bà đã khiến cho cả Phùng và Đẩu buộc phải nhận thức lại về con người và cuộc đời.

    Bằng ngòi bút chân thực, sắc sảo Nguyễn Minh Châu đã lách sâu để khám phá những góc khuất, góc tối trong tầm hồn còn người. Người đàn bà hàng chìa hiện ra là hình ảnh đại diện cho những con người vô danh, nghèo khổ, lam lũ nhưng lại có vẻ đẹp tâm hồn đáng quý khiến họ trở nên không hề nhỏ bé mà là hiện thân của những gì đẹp đẽ nhất.

Đề bài: Phân tích nhân vật Phùng trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của nhà văn Nguyễn Minh Châu.

Bài làm

   Các nhân vật trong sáng tác của nhà văn Nguyễn Minh Châu thường là người chuyên chở tư tưởng, quan điểm của tác giả về nghệ thuật và cuộc đời. Phùng trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa là một nhân vật như vậy. Thông qua nhân vật này tác giả thể hiện rõ những quan niệm của mình về nghệ thuật cũng như cách nhìn cuộc sống của ông.

   Trước hết, Phùng thể hiện quan điểm về nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Minh Châu. Trước hết anh là một người yêu nghề và có trách nhiệm với công việc được giao. Ngay sau khi được thủ trưởng yêu cầu chụp một bức ảnh để hoàn thiện bộ lịch năm nay, Phùng không ngần ngại mà mang máy ảnh của mình lên đường ngay. Anh trở về chiến trường xưa, một làng chài ven biển, mong có thể tìm được một bức ảnh ưng ý. Cả một tuần lễ, anh miệt mài tìm kiếm để tìm cho ra bức tranh trời cho. Anh muốn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mình được giao.

   Không chỉ vậy, Phùng còn là một người nghệ sĩ tài năng. Trời không phụ lòng người, sau cả một tuần lễ miệt mài tìm kiếm cuối cùng cái khoảnh khắc trời cho ấy cũng đến với anh. Bức tranh tuyệt mĩ hiện ra trước mắt Phùng: “thuyền in một nét mơ hồn lòe nhòe vào bầu sương mù màu trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng do ánh mặt trời chiếu vào. Và bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im phăng phắc như tượng trên chiếc mui khum khum, đang hướng mặt vào bờ. tất cả khung cảnh ấy nhìn qua những cái mắt lưới và tấm lưới nằm giữa hai chiếc gọng vó hiện ra dưới một hình thù y hệt cánh một con dơi…”. Không chần chừ thêm một giây phút nào, Phùng giơ máy ảnh lên bấm liên thanh. Bức tranh là sự hòa quyện tuyệt vời giữa đường nét và ánh sáng. Bức tranh đó đã làm Phùng thỏa mãn, bức tranh tuyệt mĩ, như mực tàu đó chính là điều người nghệ sĩ đang tìm kiếm bấy lâu nay.

   Không chỉ là một người nghệ sĩ tài năng, mà Phùng còn là người biết rung cảm trước cái đẹp. Trước bức tranh tuyệt mĩ đó, Phùng đã thực sự bị làm cho rung động, và anh liên tưởng đến câu nói “bản thân cái đẹp chính là đạo đức”. Và trong giây phút đó, anh tưởng như “mình vừa khám phá thấy cái khoảng khắc trong ngần của tâm hồn”. Anh cảm thấy hân hoan hạnh phúc không chỉ bởi đã hoàn thành công việc được giao, mà cao hơn chính là anh đã dùng trọn vẹn tâm hồn mình để khám phá, phát hiện ra vẻ đẹp giữa thiên nhiên và cuộc đời. Đó là vẻ đẹp trong sáng, thánh thiện đến vô ngần. Vẻ đẹp đó khiến cho tâm hồn Phùng được gột rửa, thanh lọc trở nên đẹp đẽ hơn.

   Với bức ảnh chiếc thuyền ngoài xa, Nguyễn Minh Châu đã gửi gắm đến bạn đọc một thông điệp nghệ thuật quan trọng. Nghệ thuật luôn bắt nguồn từ cuộc sống và phục vụ cuộc sống. Người nghệ sĩ phải lao động nghiêm túc, miệt mài và không ngừng sáng tạo mới có thể tạo nên những tác phẩm nghệ thuật có giá trị.

   Không chỉ phản ánh quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu, Phùng còn thể hiện cái nhìn về cuộc sống của nhà văn. Sau bức tranh tuyệt mĩ kia điều Phùng nhìn thấy chính là khung cảnh vô cùng tàn nhẫn, người chồng lặng lẽ dùng dây lưng đánh túi bụi vào người phụ nữ cao lớn, mặt rỗ. Chị lặng im không hề phản kháng. Đằng sau cái đẹp toàn thiện, toàn bích kia lại có một khung cảnh hiện thực đến đau lòng. Điều đó làm cho Phùng không khỏi bất ngờ, choáng váng. Anh nhanh chóng, vứt chiếc máy ảnh – điều quan trọng nhất đối với một nhiếp ảnh gia, đến để cứu người phụ nữ kia. Nhưng chưa kịp ra đến nơi, anh đã thấy thằng Phác xông ra che chở cho người mẹ.

   Không chỉ chứng kiến bạo hành trong một lần, mà Phùng còn lần thứ hai chứng kiến người chồng ra tay đánh đập dã man người vợ. Người đàn bà vẫn nhẫn nhục chịu đánh, không một lời kêu than, oánh trách. Lần này anh không ngạc nhiên như lần đầu, hành động mau lẹ và quyết liệt hơn, anh xông thẳng vào can ngăn, để chấm dứt hành động tội ác của người chồng. Đồng thời anh cũng nhận ra rằng, đằng sau bức tranh tuyệt mĩ ấy vẫn còn tồn tại cái xấu, cái ác và bi kịch.

   Ngoài ra, Phùng còn là người luôn có ý thức để hoàn thiện nhân cách của bản thân. Là người nhìn ra bức tranh với vẻ đẹp toàn bích, lại cũng là người chứng kiến cảnh bạo hành, rồi được nghe người đàn bà tâm sự, Phùng nhận thức được nhiều điều trong cuộc sống. Thì ra đằng sau bức tranh danh họa đó là biết bao thân phận éo le, bước ra khỏi chiến tranh họ chật vật, khổ sở để mưu sinh. Phùng càng hiểu hơn người đàn bà kia, đằng sau sự xấu xí lại là một tâm hồn thánh thiện, một tình mẫu tư thiêng liêng. Vì con người phụ nữ ấy sẵn sàng hi sinh bản thân mình. Quá trình tự nhận thức đó chính là quá trình Phùng không ngừng hoàn thiện nhân cách của chính mình.

   Trong cuộc sống luôn tồn tại những xấu tốt đúng sai, đôi khi không thể phân định rạch ròi. Mỗi chúng ta khi nhìn nhận bất cứ vấn đề gì cũng cần có cái nhì đa chiều, để phát hiện đúng bản chất của cuộc sống đa chiều.

   Qua nhân vật Phùng, Nguyễn Minh Châu đã truyền tải những thông điệp ý nghĩa về con người và nghệ thuật. Những thông điệp đó có giá trị nhân đạo sâu sắc. Đối với nghệ thuật, người nghệ sĩ phải không ngừng sáng tạo, tu dưỡng. Đối với cuộc sống đa đoan, phức tạp phải nhìn nhận kĩ lưỡng, nhiều chiều để đưa ra những nhận xét đúng đắn nhất.

Đề bài: Phân tích nhân vật Phùng trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa

I. Mở bài

– Nguyễn Minh Châu là nhà văn không ngừng trăn trở về số phận nhân dân và trách nhiệm của nhà văn, của người nghệ sĩ.

– Chiếc thuyền ngoài xa là tác phẩm kết tinh những đặc sắc nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu.

– Tác phẩm cũng đưa ra những quan niệm của tác giả về trách nhiệm, vai trò của một người nghệ sĩ, điều này thể hiện qua hình tượng nhân vật nhiếp ảnh Phùng.

II. Thân bài

1. Một tâm hồn nghệ sĩ nhạy cảm, say mê với cái đẹp

– Phùng là người say mê nghệ thuật, có trách nhiệm với công việc: sẵn sàng bỏ cả vài tuần để đi săn lùng một bức ảnh đẹp, loay hoay suốt mấy ngày vẫn chưa tìm được bức ảnh ưng ý.

– Tâm hồn nghệ sĩ nhạy cảm với cái đẹp: trong một thoáng nhìn anh đã phát hiện ra cảnh đắt trời cho để chớp lấy,

    + Nhận xét “một bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ”, một vẻ đẹp toàn bích.

    + Bối rối trước cái đẹp: “trong trái tim như có cái gì bóp thắt vào”, nhận ra rằng “bản thân cái đẹp chính là đạo đức”

– Nhận xét: Không chỉ nhạy bén trước cái đẹp, Phùng còn có cả những suy tưởng sâu sắc về quan hệ giữa cái đẹp với cái thiện: cái đẹp thực sự phải có khả năng thanh lọc tâm hồn con người.

2. Một tấm lòng luôn trăn trở về thân phận con người

– Trước cảnh bạo hành trong gia đình hàng chài, lúc đầu Phùng kinh ngạc tột độ: “chỉ biết há mồm ra mà nhìn”, nhưng sau đó đã vứt máy ảnh xuống chạy nhào tới. Khi chứng kiến thêm một lần nữa, Phùng đã can ngăn, rồi bị thương phải vào viện điều trị.

– Sau câu nói của người đàn bà ở tòa án (xin không bỏ chồng), Phùng cảm thấy bức xúc, “cảm thấy gian phòng ngủ lồng lộng gió biển của Đẩu bị hút hết không khí, trở nên ngột ngạt” nên đã vén màn bước ra ngoài như muốn đòi lại công lí cho chị ta.

– Khi nghe câu chuyện của người đàn bà, trăn trở, ám day dứt trong lòng cho số phận những gia đình giống như gia đình Phác, anh xách máy ảnh đi lang thang.

– Nhận xét: Mặc dù chưa quen nghịch lí trong cuộc đời nhưng trong anh vẫn là phẩm chất tốt đẹp của người chiến sĩ căm ghét những bất công, sẵn sàng hành động vì lẽ công bằng.

3. Là nhân vật tự ý thức

– Ban đầu, Phùng là người nghệ sĩ có thái độ dễ bằng lòng, nhìn đời bằng con mắt đơn giản một chiều (nghĩ đơn giản rằng những kẻ đi theo ngụy là xấu “lão ta hồi 75 có đi ính ngụy không?”), không sẵn sàng đối mặt với nghịch lí cuộc đời.

– Phùng cảm thông cho số phận của người đàn bà hàng chài, cuộc đời và câu chuyện của chị ở tòa án đã giúp Phùng vỡ lẽ ra nhiều điều, anh biết chấp nhận những điều nghịch lí ở đời.

– Thông qua những cảm nhận của Phùng, nhà văn gửi đến người đọc những nhận thức sâu sắc về cuộc đời, về nghệ thuật: cần phải có cái nhìn đa diện nhiều chiều để phát hiện ra bản chất sau vẻ đẹp của hiện tượng

III. Kết bài

– Khái quát giá trị nghệ thuật: khắc họa nhân vật, xây dựng tình huống truyện, sử dụng ngôn ngữ linh hoạt, …

– Trong tác phẩm, nhà văn đã tỏ ra cảm thông sâu sắc trước cuộc đời khốn khổ của người đàn bà hàng chà, đồng thời ngợi ca và phát hiện những phẩm chất mạnh mẽ của chị, tố cáo hậu quả chiến tranh để lại.

   Chiếc thuyền ngoài xa – một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của nhà văn Nguyễn Minh Châu. Tác phẩm cho thấy sự đổi mới trong nội dung sáng tác của ông. Không còn đi vào những anh hùng đậm khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn mà thay vào đó là cuộc sống của những còn người bình thường, đi sâu vào thế sự đời tư. Nhân vật người đàn bà hàng chài là nhân vật đặc sắc, gửi gắm những quan niệm nhân sinh của tác giả.

    Hình ảnh người đàn bà hàng chài trên bờ biển được giới thiệu chạc bốn mươi tuổi, cao lớn, thô kệch, rỗ mặt và trên khuôn mặt lộ rõ sự mệt mỏi, tái ngắt. Chị mặc một tấm áo bạc phếch, rách rưới, nửa thân dưới ướt sũng những nước. Dù bị đánh đập dã man song chị không hề phản ứng, không một tiếng kêu, không một sự trống trả. Chị cam chịu, nhẫn nhục đến mức người đọc phải bất bình. Ngày từ đầu tác phẩm tác giả đã tạo ấn tượng cho người đọc về một người đàn bà xấu xí, quê kệch cuộc sống lam lũ, vất vả và tính cách cam chịu đến khó hiểu. Bề ngoài không một chút phản ứng khi bị chồng đánh, nhưng chị lại ngồi thụp xuống, khóc và van xin thằng Phác khi nó giằng lấy chiếc thắt lưng từ tay người cha. Với chi tiết nhỏ này tác giả đã cho thấy người đàn bà này không hề đơn giản là người lạc hậu, quê kệch mà còn là người có nội tâm mâu thuẫn, phức tạp.

    Nếu hình ảnh người đàn bà trên biển quê kệch cam chịu thì khi đến tòa án lại là một người phụ nữ khác hẳn. người đàn bà đến tòa án với dáng vẻ lung túng, sợ sệt, tất cả hành động đều toát lên sự quê kệch, sợ hãi. Bước vào phòng, người đàn bà tìm vào góc phòng để ngồi, phải đến lần thứ hai sau lời mời của Đẩu, người đàn bà mới dám rón rén ngồi vào mép ghế, cố gắng thu mình lại. Ngôn ngữ của người đàn bà hết sức ngập ngừng, lúng túng, điều đó càng tô đậm hơn sự e dè, sợ hãi ở chị.

    Sự ngập ngừng kia chỉ là vẻ bề ngoài, sau khi lấy lại được bình tĩnh, hiểu được bản chất người đối thoại với mình, người đàn bà đã có sự thay đổi nhanh chóng, ngày càng tỏ ra sắc sảo. Trước hết là sự thay đổi về ngôn ngữ, Nếu như ban đầu xưng “con” tỏ thái độ tôn kính, nhúng nhường, thì sau đó đổi cách xưng hô: “Chị cảm ơn các chú”, khi nghe Đẩu nói: “chủ trương nguyên tắc của chúng tôi là kêu gọi hòa thuận” khiến người đàn bà hiểu ra rằng, những kẻ đại diện cho pháp luật kia cũng chỉ là những kẻ hời hợi, nắm được cái vỏ mà không nắm được bản chất bên trong. Bởi vậy, sự sợ hãi, lũng túng đã mất, người đàn bà lấy lại bình tĩnh, trong cách xưng hô đã đặt mình ngang ngang với một vị chánh án và một nhân chứng. Sự thay đổi ấy cho thấy, người đàn bà có khả năng thích ứng nhanh với hoàn cảnh, là người phụ nữ chủ động, sắc sảo.

    Không chỉ thay đổi về ngôn ngữ mà còn có sự đổi ngôi kì lạ: người đàn bà hàng chài vốn đến để nghe giáo huấn, thì nay bà trở thành người phân tích, giảng giải; còn Phùng và Đẩu vốn là người đại diện cho pháp luật lại trở thành những kẻ ngây ngô, hời hợt trước lí lẽ sắc sảo của người phụ nữ kia. Bằng sự chủ động, kiên quyết lại cũng rất mềm mỏng người đàn bà đã đưa ra một loạt lí lẽ để Đẩu và Phùng hiểu vì sao bà không thể bỏ chồng. Trước hết là do, bà là người phụ nữ xấu xí, cơ hội có gia đình và có con là điều không tưởng, bởi vậy, khi có người đàn ông chấp nhận lấy và sinh con cùng bà, đó là hạnh phúc quý giá người đàn bà không thể đánh mất. Không chỉ vậy, bà còn ý thức được lỗi ở chính mình, khi đẻ quá nhiều khiến cuộc sống càng cơ cực, chật vật hơn. Và sau khi phân tích hoàn cảnh riêng, người đàn bà phân tích hoàn cảnh chung: Thực tế cuộc sống không ổn định như trên đất liền mà phải đối mặt với phong ba bão táp, biển động, sóng lớn, bởi vậy rất cần có một người đàn ông chèo chống cho gia đình. Nhưng lí do quan trọng nhất chính là tình yêu thương bao la bà dành cho những đứa con. Bà chấp nhận hi sinh hạnh phúc cá nhân, chấp nhận để chồng đánh đập tàn nhẫn cốt để đàn con gần chục đứa của bà được sống, được ăn no mà không bị chết đói. Nói đến đó “trên khuôn mặt xấu xí của mụ chợt ửng sáng lên như một nụ cười khi nghĩ đến những niềm vui nhỏ bé mà gia đình bà từng có và đặc biệt khi nghĩ đến cảnh đàn con được ăn no”. Nguyễn Minh Châu đã làm toát lên vẻ đẹp của sự bao dung, vị tha, đức hi sinh và tình mẫu tử thiêng liêng trong tâm hồn của người đàn bà có vẻ ngoài xấu xí, quê mùa. Đồng thời bà cũng có cái nhìn bao dung với chồng, dù đó là kẻ vũ phu, sẵn sàng lôi bà ra để đánh đập mỗi khi hắn thấy khổ quá. Bà vẫn bào chữa cho chồng bằng cách nhắc lại quá khứ khi chồng bà còn là người nông dân hiền lành, chất phác. Bà thấu hiểu thói vũ phu này không phải là bản chất mà là sản phẩm của khó khăn, cơ cực dồn lên vai người đàn ông.

    Vượt qua những lí do cụ thể của hoàn cảnh cá nhân, lí luận của người đàn bà đã đạt đến độ khái quát, triết lí. Bà ý thức rất rõ cái nghèo, cái khổ, lạc hậu trong cuộc sống của mình nhưng không từ bỏ nó bởi cuộc sống này tồn tại rất nhiều nghịch lí, không phải điều gì ta cũng có thể thay đổi, đôi khi người phải học cách chấp nhận và sống chung với nó.

    Bằng một loạt các lí lẽ từ cụ thể đến khái quát, từ gắn với số phận riêng, hoàn cảnh riêng đến những lí do chung cho số phận người dân miềm biển người đàn bà thuyết phục hoàn toàn Phùng và Đẩu để cho đi từ ngạc nhiên đến lặng lẽ thở dài chấn nhận và đồng tình. Người đàn bà đã cho tháy ẩn đằng sau khuôn mặt xấu xí, thô kệch, sự lam lũ, ít học là một tâm hồn sâu sắc, giàu tình yêu thương, là vốn sống là sự trải nghiệm sắc sảo, bà đã khiến cho cả Phùng và Đẩu buộc phải nhận thức lại về con người và cuộc đời.

    Bằng ngòi bút chân thực, sắc sảo Nguyễn Minh Châu đã lách sâu để khám phá những góc khuất, góc tối trong tầm hồn còn người. Người đàn bà hàng chìa hiện ra là hình ảnh đại diện cho những con người vô danh, nghèo khổ, lam lũ nhưng lại có vẻ đẹp tâm hồn đáng quý khiến họ trở nên không hề nhỏ bé mà là hiện thân của những gì đẹp đẽ nhất.

   Các nhân vật trong sáng tác của nhà văn Nguyễn Minh Châu thường là người chuyên chở tư tưởng, quan điểm của tác giả về nghệ thuật và cuộc đời. Phùng trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa là một nhân vật như vậy. Thông qua nhân vật này tác giả thể hiện rõ những quan niệm của mình về nghệ thuật cũng như cách nhìn cuộc sống của ông.

    Trước hết, Phùng thể hiện quan điểm về nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Minh Châu. Trước hết anh là một người yêu nghề và có trách nhiệm với công việc được giao. Ngay sau khi được thủ trưởng yêu cầu chụp một bức ảnh để hoàn thiện bộ lịch năm nay, Phùng không ngần ngại mà mang máy ảnh của mình lên đường ngay. Anh trở về chiến trường xưa, một làng chài ven biển, mong có thể tìm được một bức ảnh ưng ý. Cả một tuần lễ, anh miệt mài tìm kiếm để tìm cho ra bức tranh trời cho. Anh muốn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mình được giao.

    Không chỉ vậy, Phùng còn là một người nghệ sĩ tài năng. Trời không phụ lòng người, sau cả một tuần lễ miệt mài tìm kiếm cuối cùng cái khoảnh khắc trời cho ấy cũng đến với anh. Bức tranh tuyệt mĩ hiện ra trước mắt Phùng: “thuyền in một nét mơ hồn lòe nhòe vào bầu sương mù màu trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng do ánh mặt trời chiếu vào. Và bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im phăng phắc như tượng trên chiếc mui khum khum, đang hướng mặt vào bờ. tất cả khung cảnh ấy nhìn qua những cái mắt lưới và tấm lưới nằm giữa hai chiếc gọng vó hiện ra dưới một hình thù y hệt cánh một con dơi…”. Không chần chừ thêm một giây phút nào, Phùng giơ máy ảnh lên bấm liên thanh. Bức tranh là sự hòa quyện tuyệt vời giữa đường nét và ánh sáng. Bức tranh đó đã làm Phùng thỏa mãn, bức tranh tuyệt mĩ, như mực tàu đó chính là điều người nghệ sĩ đang tìm kiếm bấy lâu nay.

    Không chỉ là một người nghệ sĩ tài năng, mà Phùng còn là người biết rung cảm trước cái đẹp. Trước bức tranh tuyệt mĩ đó, Phùng đã thực sự bị làm cho rung động, và anh liên tưởng đến câu nói “bản thân cái đẹp chính là đạo đức”. Và trong giây phút đó, anh tưởng như “mình vừa khám phá thấy cái khoảng khắc trong ngần của tâm hồn”. Anh cảm thấy hân hoan hạnh phúc không chỉ bởi đã hoàn thành công việc được giao, mà cao hơn chính là anh đã dùng trọn vẹn tâm hồn mình để khám phá, phát hiện ra vẻ đẹp giữa thiên nhiên và cuộc đời. Đó là vẻ đẹp trong sáng, thánh thiện đến vô ngần. Vẻ đẹp đó khiến cho tâm hồn Phùng được gột rửa, thanh lọc trở nên đẹp đẽ hơn.

    Với bức ảnh chiếc thuyền ngoài xa, Nguyễn Minh Châu đã gửi gắm đến bạn đọc một thông điệp nghệ thuật quan trọng. Nghệ thuật luôn bắt nguồn từ cuộc sống và phục vụ cuộc sống. Người nghệ sĩ phải lao động nghiêm túc, miệt mài và không ngừng sáng tạo mới có thể tạo nên những tác phẩm nghệ thuật có giá trị.

    Không chỉ phản ánh quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu, Phùng còn thể hiện cái nhìn về cuộc sống của nhà văn. Sau bức tranh tuyệt mĩ kia điều Phùng nhìn thấy chính là khung cảnh vô cùng tàn nhẫn, người chồng lặng lẽ dùng dây lưng đánh túi bụi vào người phụ nữ cao lớn, mặt rỗ. Chị lặng im không hề phản kháng. Đằng sau cái đẹp toàn thiện, toàn bích kia lại có một khung cảnh hiện thực đến đau lòng. Điều đó làm cho Phùng không khỏi bất ngờ, choáng váng. Anh nhanh chóng, vứt chiếc máy ảnh – điều quan trọng nhất đối với một nhiếp ảnh gia, đến để cứu người phụ nữ kia. Nhưng chưa kịp ra đến nơi, anh đã thấy thằng Phác xông ra che chở cho người mẹ.

    Không chỉ chứng kiến bạo hành trong một lần, mà Phùng còn lần thứ hai chứng kiến người chồng ra tay đánh đập dã man người vợ. Người đàn bà vẫn nhẫn nhục chịu đánh, không một lời kêu than, oánh trách. Lần này anh không ngạc nhiên như lần đầu, hành động mau lẹ và quyết liệt hơn, anh xông thẳng vào can ngăn, để chấm dứt hành động tội ác của người chồng. Đồng thời anh cũng nhận ra rằng, đằng sau bức tranh tuyệt mĩ ấy vẫn còn tồn tại cái xấu, cái ác và bi kịch.

    Ngoài ra, Phùng còn là người luôn có ý thức để hoàn thiện nhân cách của bản thân. Là người nhìn ra bức tranh với vẻ đẹp toàn bích, lại cũng là người chứng kiến cảnh bạo hành, rồi được nghe người đàn bà tâm sự, Phùng nhận thức được nhiều điều trong cuộc sống. Thì ra đằng sau bức tranh danh họa đó là biết bao thân phận éo le, bước ra khỏi chiến tranh họ chật vật, khổ sở để mưu sinh. Phùng càng hiểu hơn người đàn bà kia, đằng sau sự xấu xí lại là một tâm hồn thánh thiện, một tình mẫu tư thiêng liêng. Vì con người phụ nữ ấy sẵn sàng hi sinh bản thân mình. Quá trình tự nhận thức đó chính là quá trình Phùng không ngừng hoàn thiện nhân cách của chính mình.

    Trong cuộc sống luôn tồn tại những xấu tốt đúng sai, đôi khi không thể phân định rạch ròi. Mỗi chúng ta khi nhìn nhận bất cứ vấn đề gì cũng cần có cái nhì đa chiều, để phát hiện đúng bản chất của cuộc sống đa chiều.

    Qua nhân vật Phùng, Nguyễn Minh Châu đã truyền tải những thông điệp ý nghĩa về con người và nghệ thuật. Những thông điệp đó có giá trị nhân đạo sâu sắc. Đối với nghệ thuật, người nghệ sĩ phải không ngừng sáng tạo, tu dưỡng. Đối với cuộc sống đa đoan, phức tạp phải nhìn nhận kĩ lưỡng, nhiều chiều để đưa ra những nhận xét đúng đắn nhất.

Đề bài: Phân tích nhân vật người đàn bà hàng chài trong Chiếc thuyền ngoài xa

Bài làm

I. Mở bài

– Nguyễn Minh Châu là một trong số “những nhà văn mở đường tài hoa và tinh anh nhất”. Ông luôn thiết tha truy tìm những hạt ngọc ẩn giấu nơi bề sâu tâm hồn.

Chiếc thuyền ngoài xa in trong tập Bến quê, tác phẩm đem đến cái nhìn đúng đắn về cuộc sống và con người.

– Tác giả đã tìm thấy một trong những hạt ngọc ẩn giấu ấy trong tâm hồn người đàn bà hàng chài.

II. Thân bài

1. Hiện thân cho nỗi thồng khổ của người phụ nữ làm nghề chài lưới

– Ngoại hình xấu xí, “trạc ngoài 40 tuổi, thân hình cao lớn, thô kệch”, “gương mặt với những nốt rỗ chằng chịt”, “cũng vì xấu, trong phố không ai lấy”.

– Nghèo túng, đông con, thuyền chật:

    + Khi biển động, không thể đi biển: cả gia đình ăn xương rồng chấm muối. Đó là nỗi khổ vật chất và tinh thần.

    + Lưng áo bạc phếch, mặt mệt mỏi, tái ngắt, dường như đang buồn ngủ. Đó là kết quả của chuỗi ngày dài đối diện với hiểm nguy, đói khát.

    + Trải qua nhiều lần sinh nở, “có một sắp con trên dưới 10 đứa”.

    + Không gian sống lại là con thuyền lưới vó chật hẹp.

– Bị hành hạ vũ phu, thường xuyên: gã chồng lấy việc lấy vợ làm phương thức giải tỏa uất ức “trút cơn giận … người đàn bà”, “”3 ngày một trận nhẹ, 5 ngày một trận nặng”.

    + Người đàn bà chịu đau đớn về mặt thể xác nhưng chị ta không kêu van, chạy trốn.

    + Chịu nhục nhã về tâm hồn: bị hành hạ bởi người mình yêu thương, làm tổn thương tâm hồn những đứa con nhỏ của bà. Đau đớn khi thằng Phát nhìn thấy cảnh tượng.

– Nhận xét: người đàn bà là hiện thân cho kiếp người bất hạnh bị cái đói khổ, cái ác và số phận đen đủi dồn đến chân tường.

2. Vẻ đẹp tiềm tàng của người đàn bà làng chài

a. Sự bao dung, độ lượng, vị tha

– Có cái nhìn bao dung với người chồng mình:

    + Thấy người đàn ông đáng thương, đáng được cảm thông “lão chồng tôi khi ấy … hiền lành, không bao giờ đánh đập tôi”; trốn đi lính ngụy, chính cuộc sống nghèo khổ đã biến anh ta thành kẻ ác. (có thể so sánh với cái nhìn của Phác, Phùng, Đẩu).

    + Luôn coi chồng là người bạn đời thân thiết: cùng chèo chống con thuyền trong lúc phong ba, cùng nuôi con, mưu sinh trong cõi đời cơ cực, …

– Nhận mọi lỗi về mình: “cái lỗi chính là đám đàn bà chúng tôi …”, “giá tôi đẻ ít đi”,

– Chắt chiu, nâng niu, trân trọng hạnh phúc: “vả lại trên thuyền cũng có lúc vợ chồng, con cái hòa thuận, vui vẻ, …”

b. Một người mẹ giàu đức hi sinh, lòng thương con vô hạn

– Coi việc mình bị hành hạ, chịu đói khổ là lẽ đương nhiên, là vì hạnh phúc con cái: “đàn bà trên thuyền chúng tôi … đất được”.

– Muốn nuôi con khôn lớn nên chịu đựng hành hạ để ở cùng các con. Niềm vui nhỏ nhoi, tội nghiệp: “vui nhất là khi thấy chúng được ăn no”

c. Thâm trầm, sâu sắc, thấu hiểu lẽ đời

– Nhận ra sự ngây thơ, đơn giản trong suy nghĩ của nghệ sĩ Phùng và chánh án Đẩu: “Các chú không phải người làm ăn … lam lũ”, theo người đàn bà, hai người họ thiếu sự từng trải, quen nhìn đời qua sách vở.

– Người đàn bà xấu xí thất học ấy giúp người có học thức như Đảu và Phùng hiểu được nguyên nhân mình không bỏ chồng: muốn nuôi con khôn lớn “cần phải có người đàn ông … chục đứa”

– Lặng lẽ kín đáo: tất cả những vẻ đẹp của chị ta đều không được bộc lộ ra bên ngoài.

– Nhận xét chung: người đàn bà không chỉ là hiện thân cho nỗi thống khổ mà là hiện thân cho vẻ đẹp cao cả của người phụ nữ.

III. Kết bài

– Nghệ thật khắc họa nhân vật, xây dựng tình huống truyện, sử dụng ngôn ngữ linh hoạt,

– Qua nhân vật người đàn bà hàng chài, tác giả không chỉ bộc lộ niềm cảm thông sâu sắc trước nỗi khổ của con người mà còn là cái nhìn ấm áp trươc vẻ đẹp tâm hồn con người, thức tỉnh con người về cách nhìn nhận cuộc đời.

Đề bài: Phân tích nhân vật người đàn bà hàng chài trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu.

Bài làm

    Nguyễn Minh Châu là một cây bút tài năng của văn học Việt Nam. Không ồn ào, khoa trương, một cách âm thầm, lặng lẽ ông đã tự tìm tòi, cách tân các sáng tác của mình. Chiếc thuyền ngoài xa là truyện ngắn xuất sắc không chỉ của Nguyễn Minh Châu mà còn là một thành tựu nổi bật trong quá trình đổi mới của văn học Việt Nam sau 1975. Tác phẩm tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật cũng như tư tưởng của ông. Trong tác phẩm này ngoài nhân vật người đàn bà hàng chài, còn phải kể đến nhân vật Phùng – người nghệ sĩ có tâm và có tầm.

    Trước hết, Phùng là một người nghệ sĩ tài hoa, nhạy cảm trước cái đẹp. Phùng được trưởng phòng giao cho nhiệm vụ chụp một bức ảnh nữa để bổ sung vào bộ lịch năm ấy và đã yêu cầu nghệ sĩ Phùng là người thực hiện nhiệm vụ. Đây là nhiệm vụ vô cùng khó khăn, nghệ sĩ Phùng phải rất tài giỏi thì mới được trưởng phòng giao cho nhiệm vụ quan trọng như vậy. Trước nhiệm vụ quan trọng, Phùng rất có trách nhiệm, anh ngay lập tức xách máy ảnh lên đường, về vùng biển miền Trung. Trong một tuần lễ anh luôn xách máy ảnh đi từ sáng sớm đến khuya, đi dọc bờ biển, để tìm được một bức ảnh thật sự hài lòng. Và trời đã không phụ tấm lòng, công sức anh bỏ ra, anh đã thu về một bức ảnh trời cho.

    Bức tranh ấy là khoảnh khắc vô cùng giản dị, nhưng toát lên vẻ đẹp trong sáng, toàn bích từ màu sắc đến đường nét, bố cục. Màu sắc là sự hòa quyện của “bầu sương mù trắng như sữa” “màu hồng của anh mặt trời chiếu vào”. Đường nét ít song rất tinh, bản thân nó tựa như một bức tranh mực tàu của danh họa thời cổ. Còn bố cục thì đơn giản, song cân đối, hài hòa. Bức tranh ấy có tác động mạnh mẽ đến tâm trạng, cảm xúc của Phùng: “Đứng trước nó tôi trở nên bối rối” trong tim dường như có gì bóp thắt vào “tôi tưởng chính mình vừa khám phá thấy cái chân lí của sự toàn thiện, khám phá thấy khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn”. Qua những xúc cảm của nhân vật Phùng, ta có thể thấy anh là người rất nhạy cảm trước cái đẹp, biết yêu và tôn thờ cái đẹp. Cũng từ đó, nhà văn đã đem đến cho người đọc một nhận thức mới mẻ: nghệ thuật chân chính trước hết đem cho ta niềm hạnh phúc, sự thỏa mãn khi được chứng kiến hình hài, dáng vẻ của cái đẹp. Nhưng quan trọng hơn là thứ nghệ thuật ấy giúp tâm hồn con người được thanh lọc, hướng thiện và trở nên tươi sáng hơn. Nghệ thuật đích thực bao giờ cũng hướng đến nâng đỡ con người đến cái đích của chân – thiện – mĩ.

    Không chỉ là một người họa sĩ tài năng, Phùng còn là người nghệ sĩ có tấm lòng với cuộc đời và con người. Trong lần về miền biển miền Trung, anh đã chứng kiến cảnh bạo hành trong gia đình người đàn bà hàng chài. Anh ngỡ ngàng trước khung cảnh ấy và lập tức vứt chiếc máy ảnh xuống đất, nhào đến để can ngăn, giúp đỡ người đàn bà. Đối với một người nghệ sĩ nhiếp ảnh thì máy ảnh chính là vật dụng quý nhất, cần nâng niu nhất vậy mà anh khi chứng kiến cảnh bạo hành anh không quan tâm đến mà lập tức chạy đến cứu giúp người phụ nữ tội nghiệp. Đối với anh quý giá hơn cả vật chất và tinh thần, đó là con người.

    Tuy đã thực hiện xong nhiệm vụ được giao nhưng vẫn ở lại vì anh quan tâm đến gia đình hàng chài này, thấy mình không thể đứng ngoài cuộc mà phải làm điều gì đó. Và đó cũng là lần thứ hai anh chứng kiến cảnh người đàn bà hàng chài bị bạo hành. Lần này anh đã lao vào can thiệp, nhưng sức của một người nghệ sĩ không thể địch lại nổi sức khỏe của một người đàn ông lực lưỡng, anh đã bị thương. Nhưng với tấm lòng của mình, anh vẫn không yên tâm, mà nhờ đến sự giúp đỡ của chánh án tòa án huyện.

    Và một đặc điểm quan trọng của người nghệ sĩ này chính là luôn trăn trở với thiên chức nghề nghiệp của mình. Trước hết, đó là nhận thức qua hai phát hiện ban đầu của Phùng: cái đẹp gắn liền với cái thiện và phát hiện cái xấu, cái ác. Trong lần đầu tiên, nhìn thấy khung cảnh trời cho, Phùng đã vô cùng nghẹn ngào xúc động, khoảnh khắc ấy khiến trong tâm hồn anh trở nên đẹp đẽ, trong sáng hơn. Ở đây cái đẹp gắn liền với cái thiện, hướng con người đến cái đích của chân – thiện – mĩ. Nhưng ngay sau bức tranh toàn mĩ đó lại là hiện thực nhói lòng, cảnh người đàn bà hàng chài bị đánh, khiến Phùng bang hoàng nhận ra, cái xấu, cái ác đằng sau bức tranh mơ mộng kia. Chiếc thuyền ngoài xa chính là hình ảnh cuộc đời khi ta nhìn nó một cách hời hợt. Bởi vậy, Phùng đã rút ra cho mỉnh nhận thức đầu tiên khi nhìn nhận con người, sự việc phải nhìn ngắm, thật kĩ lưỡng, nhiều chiều.

    Không dừng lại ở đó, qua câu chuyện người đàn bà hàng chài kể ở tòa án huyện, Phùng còn nhận thức ra nhiều điều về cuộc đời và con người. Thì ra cuộc đời không đơn giản, xuôi chiều như anh vẫn nghĩ, mà nó vô cùng đa đoan, phức tạp. Cuộc sống tồn tại rất nhiều nghịch lí, éo le mà đôi khi ta không thể thay đổi, chỉ có thể học cách chấp nhận chúng. Và con người cũng không đơn giản, xuôi chiều mà phức tạp, da chiều. Trong mỗi con người tồn tại cả rồng, phương, rắn rết cả cái cao cả lẫn cái thấp hèn. Nhận thức được sự không hoàn hảo của con người, nên Nguyễn Minh Châu đã đặt ra yêu cầu phải có cái nhìn bao dung, độ lượng và nhân văn hơn khi xem xét và đánh gia scon người.

    Bức tranh một lần nữa xuất hiện cuối tác phẩm, đem đến những nhận thức mới cho người nghệ sĩ Phùng. Đằng sau lớp sương hồng được ánh nắng chiếu vào là thấp thoáng chân dung người đàn bà trên thuyền. Qua hình ảnh đó, Phùng nhận ra rằng nghệ thuật không phải là phương tiện ghi lại hình xác cuộc sống mà nó còn phải bắt được linh hồn, trung tâm của cuộc sống là con người. Nhắc lại những đặc đểm của người đàn bà cho thấy con người giản dị, vô danh nhưng mang trong minh sự vị tha, kiên cường chính là đối tượng để nghệ thuật hướng đến ngợi ca. Nghệ thuật phải gắn liền với cuộc sống, không được xa rời cuộc sống và phải quay trở về để phục vụ cuộc sống.

    Với nhân vật Phùng, Nguyễn Minh Châu đã gián tiếp thể hiện những quan điểm, tư tưởng nghệ thuật của mình. Không dừng lại ở đó, nó còn là quan niệm về con người và cuộc đời. Đây là những quan niệm hết sức sâu sắc và mới mẻ, cho thấy sự thay đổi quan niệm về con người của ông. Đặt nhân vật vào những tình huống nhận thức khác nhau, đã giúp Nguyễn Minh Châu làm nổi bật tư tưởng, chủ đề của tác phẩm.

Đề bài: Phân tích nhân vật người đàn bà hàng chài trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu

Bài làm

   Sáng tác của Nguyễn Minh Châu chia làm hai giai đoạn, nếu như giai đoạn trước, các nhân vật luôn được đặt vào bầu không khí vô trùng thì đến giai đoạn sau với cảm hứng thế sự, các nhân vật có nhiều chuyển biến rõ nét. Người đàn bà hàng chài trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa chính là một nhân vật tiêu biểu. Cũng qua nhân vật này tác giả gửi gắm giá trị nhân đạo sâu sắc của mình.

   Nếu như các nhân vật khác trong tác phẩm đều có một cái tên rõ ràng, như Phùng, Đẩu, thằng Phác, thì người phụ nữ xuất hiện trong tác phẩm này lại chỉ được gọi một cách phiếm chỉ “người đàn bà làng chài”. Phải chăng thông qua cái tên mang tính chất phiếm chỉ này, nhà văn muốn gửi gắm đến bạn đọc thông điệp: người đàn bà kia chính là đại diện cho biết bao số phận người phụ nữ, giàu lòng yêu thương, giàu đức hi sinh trong cuộc sống còn vô vàn thống khổ, khắc nghiệt.

   Người đàn bà xuất hiện trong tác phẩm qua nhận xét của Phùng vô cùng đặc biệt – ngoại hình xấu xí, thực không mấy ưa nhìn. Đó là người đàn bà mặt rỗ, dáng vẻ mệt mỏi, thân hình thô kệch lam lũ. Sau này, đi sâu vào tác phẩm và nghe những lời tâm sự của người đàn bà ta mới biết, chị vốn sinh trong một gia đình khá giả, nhưng vì một trận ốm mà mặt rỗ, không ai lấy. Hình ảnh chị cam chịu nhẫn nhục để người chồng lấy dây lưng vụt tới tấp, đã phần nào hé lộ số phận bi lịch, bất hạnh của chị.

   Dù chị có số phận bật hạnh như vậy, nhưng ta cũng không thể phủ nhận ẩn sâu trong người phụ nữ ấy là những vẻ đẹp, phẩm chất đáng quý. Đầu tiên ta thấy được chị là người phụ nữ có khả năng chịu đựng cao. Có thể thấy, như lời chị tâm sự “ba ngày một trận nhẹ, bảy ngày một trận nặng” cứ khi chồng chị bực là chị bị đánh. Thì có thể thấy rằng, việc chị bị đánh diễn ra hàng ngày, hàng giờ. Mặc dù bị hành hạ về thể xác như vậy, nhưng chị vẫn cam chịu nhẫn nhục, không hề kêu than, không hề chống trả, hay tìm cách chốn chạy. Bởi đối với chị chịu đựng cũng là một lẽ đương nhiên của những người phụ nữ sống ở miềm biển.

   Không chỉ vậy người đàn bà làng chài còn là một người phụ nữ giàu lòng tự trọng, vô cùng yêu thương con. Cuộc đời chị hi sinh tất cả về con, khi bị người chồng đánh, chị xin hắn lên bờ đánh, để những đứa trẻ không phải nhìn thấy cảnh ấy. Chị đặc biệt thương thằng Phác, nên đã gửi nó lên rừng ở cùng ông. Khi Phác thấy bố đánh mẹ, đã ngay lập tức xông vào, chị sợ hãi, quỳ sụp xuống van xin. Chị sợ thằng Phác sẽ bị thương. Trong những lời vô cùng chân thành, chị cũng cảm thấy vui, hạnh phúc khi nhìn thấy những đứa con mình được ăn no “trên khuôn mặt xấu xí của mụ chợt ửng sáng lên như một nụ cười khi nghĩ đến những niềm vui nhỏ bé mà gia đình bà từng có và đặc biệt khi nghĩ đến cảnh đàn con được ăn no”. Hạnh phúc quả thực bình dị của một người mẹ nghèo. Thương con, hi sinh vì con cũng là lí do vì sao chị kiên quyết không bỏ chồng, bởi với những người dân miền biển, ngày đêm đối mặt với sóng gió không thể thiếu đôi vai vững chắc của người đàn ông. Hành động, suy nghĩ đó của chị càng khẳng định hơn nữa tình mẫu tử sâu nặng chị dành cho con.

   Không chỉ vậy, chị còn là một người thấu hiểu lẽ đời, đã đem đến cho cả Phùng và Đẩu những bài học, những quan niệm khác về con người và cuộc đời. Dù chị bị chà đạp về nhân phẩm, bị hành hạ về thể xác nhưng chị đến tòa án huyện trước những lí lẽ của mình, ta không còn thấy một người đàn bà quê mùa, ít học, mà thay vào đó là một người phụ nữ thấu tình đạt lí, thấu hiểu sự đời. Ban đầu chị rụt rè, sợ hãi, bởi đây là lần đầu chị tiếp xúc với một không gian mới. Chị ngồi sâu vào một góc, cố để không ai chú tâm đến mình. Những lời lẽ vô cùng hạ mình, nhỏ bé đến tối nghiệp trước Phùng và Đẩu “con” “van xin” “quý tòa”. Hình ảnh của chị thật đáng thương, khiến cho cả hai người đàn ông không khỏi khó xử. Nhưng sau khi lấy lại được bình tĩnh, chị đã nhanh chóng thay đổi cách xưng hô: “Chị cảm ơn các chú”. Có một sự đổi vai nhanh chóng giữa hai đối tượng, người giáo huấn và người được giáo huấn giữa Phùng, Đẩu và người đàn bà làng chài. Với những suy nghĩ, trải nghiệm trong cuộc đời, lí lẽ đời đã thắng những lí lẽ giáo điều sách vở của Phùng và Đẩu. Bằng sự từng trải của bản thân, tình yêu thương con và đức hinh sinh, người đàn bà làng chài đã khiến cho hai người đàn ông thay đổi suy nghĩ, khiến họ cảm thông cho số phận và cuộc đời mình. Nhìn vào cuộc đời chị người ta mới thấu rằng cuộc đời này vốn đầy những đa đoan, nhìn ngoài sao có thể thấu hết hững vấn đề ở xung quanh.

   Hình ảnh người đàn bà làng chài là đại diện tiêu biểu cho số phận người phụ nữ trong xã hội vừa bước chân ra khỏi chiến tranh. Cuộc sống đói nghèo lạc hậu, bạo lực gia đình đã dồn họ vào ngõ cùng tối tăm. Nhưng trong bóng tối tưởng thăm thẳm đó lại ngời sáng những đức tính đẹp đẽ của người phụ nữ nông dân hồn hậu: yêu thương chồng con, đức hinh sinh và tình mẫu tử cao đẹp.

Đề bài: Phân tích người đàn bà hàng chài trong Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu

Bài làm

   Nguyễn Minh Châu là nhà văn tiêu biểu cho văn học Việt Nam thời chống Mĩ, cũng là “người mở đường tinh anh và tài năng” (Nguyên Ngọc) cho công cuộc đổi mới văn học từ sau 1975. Nhà nghiên cứu hàng đầu Nga Ni Culin nhận xét: “Các nhân vật của Nguyễn Minh Châu trước 1980 được Nguyễn Minh Châu tắm rửa sạch sẽ, được bao bọc trong bầu không khí vô trùng”. Ta có thể thấy điều ấy qua nhân vật Nguyệt trong “Trăng sáng”. Giai đoạn sau này, nổi bật là truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” mang nhiều cảm hứng thế sự cùng những triết lí nhân sinh hơn. Nhưng quan điểm sáng tác của ông là “gắng đi tìm các hạt ngọc còn ẩn giấu trong bề rộng tâm hồn con người” thì không thay đổi. Nhân vật trung tâm của tình huống truyện nghịch lý trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” chính là người đàn bà hàng chài. Từ nhân vật này, nhà văn bộc lộ tấm lòng nhân đạo và gửi gắm những bức thông điệp về nghệ thuật và cuộc đời.

   Đọc tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” ta thấy nhân vật người đàn bà hàng chài được nhà văn giới thiệu là người đàn bà trạc ngoài 40. Và khi đề cập đến nhân vật này Nguyễn Minh Châu không gọi bằng một cái tên cụ thể nào cả mà gọi một cách phiếm định: “mụ”, “người đàn bà hàng chài”…Việc nhà văn không đặt tên cho nhân vật của mình không phải ngẫu nhiên vô tình mà đó là một dụng ý nghệ thuật sâu xa: Ông muốn nhấn mạnh đây chỉ là một trong vô số những người đàn bà đau khổ, bất hạnh, cần cảm thông sẻ chia mà thôi.

   Người đàn bà hàng chài mang một thân hình quen thuộc của người đàn bà vùng biển với những nét thô, mặt rỗ “khuôn mặt mệt mỏi sau một đêm thức trắng kéo lưới, tái ngắt và dường như buồn ngủ. Đây chính là hình ảnh một người lao động lam lũ và đau khổ. Có lẽ gánh nặng của cuộc mưu sinh đầy sóng gió trên biển cả đã ấy đi tất cả của chị: sinh lực, niềm vui và sức sống. Sự nghèo khổ nhọc nhằn đến mức nhếch nhác, thảm hại còn hiện rõ trong chi tiết miêu tả tấm lưng áo bạc phếch, rách rưới, nửa thân dưới ướt sũng. Sự khốn khổ của chị còn hiện ra ngay trong dáng vẻ: ” sợ sệt, lúng túng” khi ở tòa án, “tìm đến một góc tường để ngồi”. Thậm chí khi Đẩu phải mời đến lần thứ hai chị mới “rón rén đến ngồi ghé vào mép chiếc ghé và cố thu người lại”. Có lẽ đó là dáng vẻ của một con người tội nghiệp luôn thấy sự có mặt của mình trong cuộc đời này là một phi lí, luôn mặc cảm, tự ti và do đó muốn giảm thiểu sự vướng víu, phiền phức đến khó chịu mà mình có thể gây ra cho mọi người xung quanh.

   Nguyễn Minh Châu không chỉ dừng lại ở vẻ ngoài của nhân vật mà ngòi bút thấm đẫm tinh thần nhân đạo của ông đã lách thật sâu để khám phá cho được cái mạch ngầm hiện thực về số phận bất hạnh của người đàn bà hàng chài. Ấn tượng lớn nhất về sự bất hạnh mà người đàn bà đưa và cho người đọc chính là thái độ cam chịu nhẫn nhục của chị. Khi đi qua bãi xe tăng hỏng trước lúc đến bên chiếc xe, người đàn bà đứng lại “ngước mắt nhìn ra ngoài ….rồi đưa một cánh tay lên định gãi hay sửa lại mái tóc nhưng rồi lại buông thõng xuống đưa cặp mắt nhìn xuống chân”. Có thể nhận thấy đây là nơi quá quen thuộc với chị, một sự quen thuộc khủng khiếp bởi những trận đòn đã thành lệ của người chồng: ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng. Cặp mắt nhìn xuống chân mệt mỏi như một kẻ tội đồ chờ đợi một hình phạt không tránh khỏi. Khi bị đánh dã man, người đàn bà chịu đòn với vẻ cam chịu nhẫn nhục, đó là thái độ của một con người đang nhẫn nhục thực hiện nghĩa vụ đau khổ của mình, không oán thán, không bất bình, không né tránh.

   Người đàn bà hàng chài không chỉ bị hành hạ về mặt thể xác, mệt mỏi sau những đêm thức trắng kéo lưới, không chỉ chịu đựng những đau đớn từ những trận đòn tàn bạo của người chồng vũ phu mà còn bị giày vò nặng nề về những đau đớn tinh thần, về sự non nớp lo sợ con cái bị tổn thương khi phải chứng kiến những cảnh đời trái ngang. Mô tả hình ảnh một người mẹ vừa khóc vừa phải “chấp tay vái mấy vái để đứa con để nó đừng phảm phải một tội ác trái luân thường đạo lí”. Nguyễn Minh Châu đã thể hiện nỗi xót thương cho sự đau khổ cùng cực của người đàn bà hàng chài. Chưa hết, chị còn bị gánh nặng cơm áo, cuộc sống nghèo túng đẩy vào cái vòng quẩn quanh bất hạnh. Trước năm 1975 mỗi khi biển động cả nhà toàn ăn xương rồng luộc chấm muối. Khi cách mạng về cuộc sống đỡ đói khổ hơn nhưng nỗi lo cơm áo vẫn còn đó.

   Từ thân phận người đàn bà hàng chài, Nguyễn Minh Châu muốn gợi ra cho người đọc những suy nghĩ âu lo: cuộc chiến đấu chống lại đói nghèo tăm tối và bạo lực còn gian nan lâu dài hơn cuộc chiến đấu chống ngoại xâm. Và chừng nào còn chưa thoát khỏi cuộc sống đói nghèo chừng đó con người vẫn phải chung sống với cái xấu, cái ác. Chúng ta đã đổ xương máu trong bao năm qua để giành được độc lập tự do trong cuộc chiến đấu vì quyền sống của cả dân tộc. Nhưng chúng ta sẽ còn phải tiếp tục làm gì đây trong cuộc chiến đấu giành quyền sống của từng con người, làm gì để đem lại cơm ăn áo mặc và ánh sáng văn hóa cho biết bao con người đang đắm chìm trong kiếp sống đói nghèo u tối.

   Nếu bạn đọc từng yêu nhân vật nữ trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu thì sẽ thấy không ở đâu yếu tố “thiên nữ tính” lại thăng hoa tuyệt vời như ở người đàn bà rách rưới này. Vẻ đẹp khuất lấp mà người đọc cảm nhận được trước hết ở người đàn bà hàng chài đó là vẻ đẹp sâu sắc từng trải. Nói chuyện với Đẩu và Phùng, người đàn bà hàng chài quê mùa thất học hiểu lẽ đời khiến Đẩu và Phùng trở thành những người nông nổi, hời hợt. Trong khi Đẩu và Phùng bất bình trước người chồng tàn nhẫn, thấy ông ta là kẻ độc ác nhất thì người đàn bà hàng chài đã giúp họ nhận ra bao điều sâu xa của cuộc sống. Chị cho biết: chồng chị vốn là anh con trai hiền lành, cục tính, nhưng rơi vào cuộc sống luẩn quẩn, bế tắc cho nên trở thành kẻ tha hóa, vũ phu tàn nhẫn. Đó là một sự nhìn nhận sâu xa, thấu hiểu lẽ đời. Người đàn chỉ rõ sự thiếu thực tế của Đẩu và Phùng: “Lòng các chú đâu phải là người làm ăn… cho nên các chú đâu có hiểu được cái việc của người làm ăn lam lũ khó nhọc”. Người đàn bà hàng chài đã chỉ ra một hiện thực tàn nhẫn: họ cần một người đàn ông để chèo chống lúc phong ba sóng gió dù hắn có man dợ, tàn bạo đến đâu. Như vậy, chị đã cho Phùng và Đẩu thấy được sự khó khăn gấp bội của những người đàn bà trong những cuộc mưu sinh trên biển cả, luôn bất cập, tiềm ẩn những hiểm họa, đe dọa. Người đàn bà hàng chài còn chỉ ra sự bất cập trong cuộc sống của Đảng, của chính quyền Cách mạng. Chị cho thấy từ ngày cách mạng về, cách mạng đã cấp đất cho họ nhưng chẳng ai ở vì không thể bỏ được nghề bởi sự tồn tại của họ gắn chặt với nghề. Tiếng thở dài của Đẩu, câu hỏi băn khoăn, tò mò của Phùng, cảm giác bất lực của hai người khi nhận ra những giải pháp xuất phát từ lòng tốt và thiện chí của họ trở nên phi thực tế. Những điều đó đã tạo ra một đối sánh với người đàn bà hàng chài từng trải, hiểu đời, hiểu người, hiểu những điều có thể và không thể. Sự sâu sắc của chị khiến người đọc cảm phục nhưng cũng xót thương cho một kiếp người.

   Người đàn bà hàng chài chấp nhận những trận đòn vũ phu độc ác của người chồng không phải vì chị ngu muội. Cũng không phải vì chị có tội lỗi gì với chồng mà chị cam chịu, nhẫn nhục những trận đòn đó không chỉ vì trên thuyền cần một người đàn ông mà còn như một cách giúp người chồng vơi đi những u uất khổ sở chất chứa trong lòng. Đó là cách xử sự của một con người hiểu rõ bổn phận nghĩa vụ của mình và gắng thực hiện cho xong, đâu đó là những bổn phận và nghĩa vụ phi lí. Không chỉ thấu hiểu sót xa cho nỗi khổ của người chồng, người đàn bà hàng chài còn mang một mặc cảm tội lỗi khi cho rằng “giá tôi đẻ ít đi” hoặc “chúng tôi sắm được một chiếc thuyền rộng hơn”. Nếu Đẩu và Phùng đều kinh ngạc và bất bình thay cho sự cam chịu nhẫn nhục của người vợ bị chồng hành hạ thì khi hiểu được nguyên nhân của thái độ ấy, họ càng kinh ngạc vì sự nhân hậu, vị tha của tấm lòng người đàn bà hàng chài.

   Tình mẫu tử được người đàn bà ý thức sâu sắc như một thiên tính đương nhiên của người phụ nữ “đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho mình”. Chính tình thương yêu sâu sắc với con đã khiến chị nhẫn nhục chịu đựng sự tàn nhẫn của người chồng vì muốn có một người đàn ông khỏe mạnh biết nghề cùng mình làm ăn nuôi nấng các con. Cũng vì sợ con tổn thương trước cảnh bạo lực gia đình, chị đã xin chồng đưa mình lên bờ mà đánh, sợ đứa con làm điều gì dại dột với bố nó, người đàn bà hàng chài đã phải cắn răng gửi đứa con chị yêu thương nhất lên bờ sống với ông ngoại. Ở người đàn bà thầm lặng ấy,” tình thương con cũng như nỗi đau, cũng như cái sự thâm trầm trong việc thấu hiểu các lẽ đời hình như mụ chẳng bao giờ để lộ rõ rệt ra bề ngoài”. Khi đứa con chứng kiến cảnh tàn nhẫn đó, người đàn bà “mếu máo” gọi con rồi “chắp tay vái lấy vái để” ôm chầm nó, bởi chị sợ tình yêu thương, sự ngây thơ non nớt cùng lòng căm giận, u tối trong thằng bé sẽ hành động dại dột. Tiếng khóc của tình thương con và nỗi đau quặn thắt trong trái tim người mẹ, vừa đau đớn vừa xấu hổ nhục nhã. Chị đau đớn vì làm con tổn thương rồi mới đau cho bản thân mình. Khi nhắc đến những lúc hòa thuận trên thuyền “khuôn mặt xám xịt chợt ửng sáng lên như một nụ cười”. Đó là ánh sáng, là vẻ đẹp của tình mẫu tử, mọi niềm vui nỗi buồn đều xuất phát từ “vui nhất là lúc ngồi nhìn đàn con chúng nó được ăn ngon”. Thấp thoáng trong hình ảnh người đàn bà hàng chài là bóng dáng người phụ nữ Việt Nam nhân hậu, bao dung, kiên cường chịu đựng, giàu lòng vị tha và đức hi sinh “biết hi sinh nhưng chẳng nhiều lời” – Tố Hữu.

   Người đàn bà ấy đã để lại một ấn tượng sâu sắc để nhiều năm sau tồn tại, khi nhìn lại “bức ảnh Chiếc thuyền ngoài xa” bây giờ nghệ sĩ Phùng cũng thấy người đàn bà bước ra khỏi tấm ảnh… hòa lẫn với đám đông. Đó là hình ảnh của những con người vô danh khốn khổ trong cuộc sống lầm lũi đời thường. Họ đã kiên cường vượt lên tất cả, không phải vì mình mà là vì những người thân yêu.

   Qua những nét khắc họa ấn tượng từ ngoại hình dáng vẻ đến cử chỉ, lời nói, hành động,…nhân vật người đàn bà hàng chài đã trở thành một biểu tượng đầy ám ảnh giúp Nguyễn Minh Châu thể hiện tư tưởng nhân đạo sâu sắc cho truyện ngắn. Đó là niềm cảm thương và nỗi lo âu cho số phận con người bất hạnh bị cầm tù trong đói nghèo, khốn khổ, bạo lực. Đồng thời thể hiện niềm tin yêu trân trọng những phẩm chất tốt đẹp trong tâm hồn, tính cách những con người luôn sống cuộc sống lòng người nhân hậu, vị tha.

Đề bài: Phân tích hình ảnh người đàn bà trong “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu

Bài làm

   Nguyễn Minh Châu là nhà văn tiêu biểu, với phong cách sáng tác giàu tính biểu tượng trong nền văn học nước nhà. Những tác phẩm của ông luôn khiến người đọc phải trằn trọc, suy nghĩ rất nhiều. Truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” là một câu chuyện giàu sức gợi như thế. Hình ảnh người đàn bà làng chài là hình ảnh để lại trong lòng người nhiều ám ảnh, trăn trở về cuộc sống của con người trong thời kì đổi mới.

   Chiếc thuyền ngoài xa kể về chuyến đi sáng tác của nhiếp ảnh Phùng khi đến với vùng đất biển này. Và từ chuyến đi này, anh đã nhận ra rất nhiều chiều của cuộc sống, nhiều góc khuất mà con người vẫn bỏ lỡ. Hình ảnh người đàn bà là hình ảnh khiếp anh vừa khó hiểu, vừa băn khoăn, vừa đau xót. Có thể nói người làng chài là hình ảnh biểu tượng cho cuộc sống khó khăn, chịu nhiều thiệt thòi của người phụ nữ.

   Phân tích hình ảnh người đàn bà trong “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu-Văn lớp 12

   Người đàn bà hiện lên trong câu chuyện của nhiếp ảnh Phùng là một người đầy nhọc nhằn, lam lũ. Nguyễn Minh Châu với những nét vẽ tinh tế đã phác họa nên một hình ảnh giàu sức gợi “người đàn bà chạc ngoài 40, một thân hình quen thuộc của đàn và vùng biển, cao lớn với những đường nét thô kệch. Mụ rỗ mặt khuôn mặt mệt mỏi sau một đêm thức trắng kéo lưới, tái ngắt, dường như đang buồn ngủ”. Một người phụ nữ gây ấn tượng cho người đọc ngay từ những dòng đầu tiên, đầy nhọc nhằn, đầy khổ sở và đầy thương cảm. Người đàn bà ấy tiếp tục ám ảnh người đọc bằng chi tiết “tấm áo bạc phếch có miếng vá, bửa thân dưới ướt sũng”, đã phần nào gợi lên sự chua xót, khốn cùng. Giữa cảnh biển mênh mông lại xuất hiện một con người khiến người khác phải trằn trọc như thế này.

   Người đàn bà ấy còn đầy vẻ cam chịu và nhẫn nhục khi người chồng hằn học và mắng nhiếc. Đôi mắt của chị như xuyên sâu vào lòng người đọc, nó ám ảnh cho đến khi gấp trang sách lại. Ánh mắt của chị đầy thương xót, đầy ai oán và cũng đầy tình yêu thương dành cho những đứa con cho mình.

   Dọc theo hình trình đi tìm cái đẹp của nhiếp ảnh Phùng, người đàn bà đã trở thành tâm điểm cho vẻ đẹp ấy. Một vẻ đẹp đầy sự khó khăn, nhọc nhằn và đau khổ. Hành động bạo lực của người chồng khiến chị cứ câm lặng, không ai oán một lời.

   Và sự cam chịu ấy được lặp lại khi chị được gọi đến hầu tòa. Mặc dù “ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng” nhưng người phụ nữ ấy vẫn “không hé răng một lời”. Hình dáng “mụ ngồi ghé vào mép ghế và cố thu người lại” càng khiến cho Phùng, cho Đẩu, và cho người đọc một nỗi ám ảnh khó bỏ. Tuy nhiên chỉ một lát, “người đàn bà lại lúng túng và sợ sệt”. Có lẽ cuộc sống của chị quá nặng nề, quá thê lương trong những năm qua.

   Tình tiết người đàn bà vái lạy để con trai không làm điều dại dột với bố, cũng như vái lạy quan tòa càng toát lên vẻ cam chịu, sự nhẫn nại, giàu đức hi sinh “Quý tòa bắt tội con cũng được, phạt tù con cũng được, đừng bắt con bỏ nó”. Khi đi đến tận cùng của nỗi đau, khi có một con đường giải thoát thì người đàn bà ấy vẫn lặng lẽ và cam tâm chịu đựng đau khổ? Là vì điều gì? Chẳng phải vì đức hi sinh của người mẹ đó sao?

   Lời tâm tình của người đàn bà về cuộc sống, về người chồng, về những đứa con khiến người khác vừa thưỡng xót vừa khâm phục. Một người đàn bà yêu chồng, thương chồng mặc dù bị chồng ngược đãi. Người đàn bà yêu con, thương con vô điều kiện, không đòi hỏi bất cứ điều gì.

   Khi chị kể đến chi tiết “vui nhất là lúc được ngồi nhìn đàn con tôi chúng nó đã ăn no” thì có lẽ người đọc ứa nước mắt. Những đứa con là sức mạnh để chị có thể tồn tại, có thể sống sót và kiên cường đến bây giờ. Một người mẹ lặng lẽ hi sinh cuộc đời mình vì những đứa con, một người mẹ đã nhẫn nhục tất cả chỉ vì miếng cơm manh áo cho con. Một người mẹ nghèo, cố chấp nhưng yêu thương con vô bờ bến. Cuộc đời của chị nhiều đau thương và nước mắt nhưng lại có biết bao nhiêu phẩm chất cao đẹp, đáng trân trọng.

   Không phải ngẫu nhiên tác giả chỉ gọi nhân vật là “người đàn bà”, có lẽ không phải chỉ một người đàn bà duy nhất, mà có thể chúng ta còn bắt gặp rất nhiều người đàn bà có chung cảnh ngộ ở bất cứ bãi biển xinh đẹp nào. Nguyễn Minh Châu đã vẽ lên một bức chân dung khiến cho người đọc phải suy ngẫm, phải trăn trở về cuộc sống của rất nhiều người xung quanh chúng ta. Và cái hình ảnh mà nhiếp ảnh Phùng chụp được cũng như những gì anh nghĩ về người đàn bà này là triết lí, một triết lí cho cái nhìn nhận đa chiều về cuộc sống này. Tấm lưng bạc phếch, ướt sũng của người đàn bà này có lẽ còn ảm ánh rất nhiều người nữa.

   Người đàn bà đó chính là nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu, cũng như tác giả đã dùng cái tâm để vẽ lên hình ảnh đó. Hình ảnh người đàn bà làng chài trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” đã gửi gắm nhiều thông điệp đến người đọc về cuộc sống, phẩm chất tốt đẹp của những người phụ nữ.

Đề bài: Cảm nhận của em về người đàn bà hàng chài trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu.

Bài làm

   Trong cuộc sống phức tạp này, sự thật đội khi không phải là điều ngay trước mắt mà sự thật là cái ẩn giấu bên trong. Vì vậy muốn nhìn nhận đúng về cuộc sống về con người, chúng ta phải nhìn vào cái bên trong, bản chất thật, nhìn cuộc sống một cách đa diện. Giống như nhân vật người đàn bà hàng chài của Nguyễn Minh Châu trong truyện ngắn chiếc thuyền ngoài xa. Mang vẻ bề ngoài xấu xí, nhưng phẩm chất bên trong lại vô cùng tốt đẹp.

   Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu được viết vào năm 1983 và đến 1985 trong tập ” Bến Quê” tác phẩm là sản phẩm con người đời thương. Truyện kể về việc nghệ sĩ nhiếp ảnh phùng đi tới vùng biên này mong tìm được một bức ảnh cho bộ lịch. Sau gần một tuần tìm kiếm, cuối cùng anh cũng tìm thấy một cảnh đắt trời cho ” Trước mắt tôi là một bức tranh mực tàu của danh họa thời cổ”. Nhưng vừa như phát hiện một chân lý của sự toàn thiện, khám phá thấy khoản khắc trong ngần của tâm hồn thì bất ngờ anh phát hiện ra cảnh bao lực gia đình. Với sự xuất hiện người đàn bà hàng chài gây ấn tượng lớn cho người độc và người nghe.

   Người đàn bà hàng chài, không được gọi tên. Chỉ được gọi bằng những đại từ “Người đàn bà, bà…” Người đàn bà chạc 40 tuổi, mang thân hình quen thuộc của người vùng biển cao lớn với những đường nét thô kệch, mặt rỗ. Người đàn bà có ngoại hình thật xấu xí và phi thẩm mĩ. Trước kia, người đàn bà này sống ở phố. Con một gia đình khá, nhưng không ai lấy vì xấu. Chị đã có mang với anh làng chài và đã có cuộc sống hôn nhân với anh. Người khác nhìn vào cho rằng đây là địa ngục vì ba ngày chị bị một trận nhỏ, năm ngày chị bị một trận lớn. Đúng vậy cuộc sống của chị thật đáng thương và khổ cực. Chị khổ cả về thể xác và tinh thần, giống bao gia đình làng chài khác, gia đình chị đông con. Nhà thì nghèo khó. Thuyền thì bé, có những lần da đình chị phải ăn xương rồng luộc chấm muối. Một cuộc sống không thể nào khổ hơn. Người ta nhiều khi khổ về vật chất, nhưng tinh thần đầy đủ cũng là hạnh phúc ” một túp lều tranh hai trai tim vàng”. Nhưng chị đâu được thế cuộc sống tinh thần của chị còn khổ hơn. Người đàn ông xấu xí- chồng chị, một phần vì cuốc sống làm cho tính cách hắn hung bạ. Hắn dùng cách giải thoát sự bức xúc bằng cách đánh đập chị, chửa rửa chị và các con chị ” Mày chết đi cho ông nhờ, chúng mày chết đi cho ông nhờ” Bị những trận đòn roi những cái quất mạnh của chông tàn bạo, nhưng chị vẫn ” Với vẻ mặt cam chịu đầy nhẫn nhục, không hề kêu một tiếng, không tìm cách chống trả, không tìm cách chạy trốn. Trận đòn roi chỉ dừng lại khi thằng phác lao tới cứu mẹ và đánh lại bố” Cả hai mẹ con chỉ biết khóc. Người đàn bà kể trước kia khi con còn nhỏ, hắn đánh chị trên thuyền. Sau khi con lớn, chị xin hắn đưa lên bờ rồi đánh. Chúng ta thấy rằng cuộc sống của chị thật khó khăn, chị chỉ biết cam chịu và đôi khi chính là sự ngu dốt.

   Nhưng thực chất bên trong còn nhiều điều mà mọi người chưa rõ. Khi chánh án đầu gợi ý li hôn, chị nhất định không chịu, van nài xin không li hôn, nhận hết trách nhiệm , tội nỗi lên đầu mình. Vì sao ư? Vì chị là một người am hiểu lẽ đời, cho dù thất học. Chị hiểu rằng tên con thuyền này cần một người đàn ông chèo chống vượt qua. Phong ba và nuôi cho sấp con của chị cũng rất cảm thông cho chồng chị, xưa là một con người cực tình nhưng không bao giờ đánh vợ. Nhưng cũng vì cuộc sống khó khăn, làm cho người đàn ông đâm ra đánh vợ con , chị nhẫn nhục cam chịu, nhận hết trách nhiệm về bản thân mình. Nhận vì mình đẻ nhiều con mà cuộc sống khổ cực. Ngoài cam chịu, chấp nhận hi sinh, cuộc sống của chị còn có niềm vui đó là khi các con chị được ăn no, mặc ấm.

   Người mẹ nào cũng vậy, thấy các con mình hạnh phúc, thì bản thân hạnh phúc gấp một trăm lần rồi. Và đôi khi gia đình chị cũng hòa thuận, đầm ấm, vui vẻ chị còn có lòng tự trọng cao. Chị biết xấu hổ khi có người khác biết truyện mình bị đánh, đặc biệt là thằng phác. Người chị yêu thương nhất ” Cái thằng con từ tính khí đến mặt mũi giống như lột từ cái lão đàn ông đã hành hạ mụ” Chị đã khóc khi phùng nhắc tới thằng phát. Chị thương con vô cùng, Chị cũng đem đến cho đẩu và phùng những bài học quý giá.

   Nguyễn Minh Châu đã thành công trong việc xử dụng nghệ thuật đối lập. Một bên là người đàn bà xấu xí, phi thẩm mĩ, một bên là vẻ đáng thương, phẩm chất bên trong của con người đáng trân trọng. Người đàn bà trong truyện là người có cốt cách bên trong, biết nhìn xa, thương đàn con nhỏ, giàu đức hi sinh, lòng vị tha, thương chông, thương con am hiểu lẽ đời, sẵn sàng hi sinh bản thân về hạnh phúc, no ấm cho chồng, cho con. Đây chính là những phẩm chất cao quý của người phụ nữ Việt Nam.

   Qua hình ảnh người đàn bà trong truyện chúng ta thấy người phụ nữ Việt Nam vẫn giữ được những nhét đẹp truyền thống của người phụ nữ Á Đông. Dù vẻ ngoài không đẹp nhưng bên trong luôn có phẩm chất cao quý. Luôn nghĩ tới gia đình, hạnh phúc nhỏ của mình, sẵn sàng hi sinh mọi thứ để giữ gìn, chăm sóc gia đình, hạnh phúc đó chính là con cái của mẹ. Người phụ nữ mang một lòng vị tha cao cả, Những khác biệt của người phụ nữ làng chìa, phụ nữ ngày nay năng động hơn, làm chủ cuộc sống hơn, làm chủ được kinh tế.

   Họ không còn phải nhẫn nhục chịu trận đòn roi của chồng. Họ yêu thương chồng con, họ cần một người đàn ông chèo kéo mái ấm gia đình, là người yêu thương gia đình, yêu thương vợ con. Nhưng nếu là người đàn ông vũ phu đánh đạp vợ con, họ sẵn sàng báo cơ quan chức năng để bảo vệ quyền lợi hạnh phúc của gia đình mình. Bên cạnh đó vẫn còn những người phụ nữ nhu mì, hèn nhắc, nhẫn nhục sẵn sàng chịu đựng đòn roi của chồng. Cố bấu víu lấy cái hạnh phúc chỉ có trong ảo tưởng, sống không có lập trường. Họ cần phải thay đổi cách sống, cách suy nghĩ tới giải pháp cuối cùng để giải thoát tìm hạnh phúc , cho mình cơ hội để đến với hạnh phúc đích thực.

   Qua tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa đã cho ta thấy sự đối lập, vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ. Chúng ta cần phải nhìn cuộc sống và tâm hồn đa diện, phải tìm kiếm, khám phá cái bản chất bên trong, từ vẻ bề ngoài của người đàn bà trong truyện yêu thương chồng con hi sinh cao cả.

Đề bài: Phân tích nhân vật người đàn bà hàng chài trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu

I. Mở bài

– Nguyễn Minh Châu là một trong số “những nhà văn mở đường tài hoa và tinh anh nhất”. Ông luôn thiết tha truy tìm những hạt ngọc ẩn giấu nơi bề sâu tâm hồn.

– Chiếc thuyền ngoài xa in trong tập Bến quê, tác phẩm đem đến cái nhìn đúng đắn về cuộc sống và con người.

– Tác giả đã tìm thấy một trong những hạt ngọc ẩn giấu ấy trong tâm hồn người đàn bà hàng chài.

II. Thân bài

1. Hiện thân cho nỗi thồng khổ của người phụ nữ làm nghề chài lưới

– Ngoại hình xấu xí, “trạc ngoài 40 tuổi, thân hình cao lớn, thô kệch”, “gương mặt với những nốt rỗ chằng chịt”, “cũng vì xấu, trong phố không ai lấy”.

– Nghèo túng, đông con, thuyền chật:

    + Khi biển động, không thể đi biển: cả gia đình ăn xương rồng chấm muối. Đó là nỗi khổ vật chất và tinh thần.

    + Lưng áo bạc phếch, mặt mệt mỏi, tái ngắt, dường như đang buồn ngủ. Đó là kết quả của chuỗi ngày dài đối diện với hiểm nguy, đói khát.

    + Trải qua nhiều lần sinh nở, “có một sắp con trên dưới 10 đứa”.

    + Không gian sống lại là con thuyền lưới vó chật hẹp.

– Bị hành hạ vũ phu, thường xuyên: gã chồng lấy việc lấy vợ làm phương thức giải tỏa uất ức “trút cơn giận … người đàn bà”, “”3 ngày một trận nhẹ, 5 ngày một trận nặng”.

    + Người đàn bà chịu đau đớn về mặt thể xác nhưng chị ta không kêu van, chạy trốn.

    + Chịu nhục nhã về tâm hồn: bị hành hạ bởi người mình yêu thương, làm tổn thương tâm hồn những đứa con nhỏ của bà. Đau đớn khi thằng Phát nhìn thấy cảnh tượng.

– Nhận xét: người đàn bà là hiện thân cho kiếp người bất hạnh bị cái đói khổ, cái ác và số phận đen đủi dồn đến chân tường.

2. Vẻ đẹp tiềm tàng của người đàn bà làng chài

   a. Sự bao dung, độ lượng, vị tha

– Có cái nhìn bao dung với người chồng mình:

    + Thấy người đàn ông đáng thương, đáng được cảm thông “lão chồng tôi khi ấy … hiền lành, không bao giờ đánh đập tôi”; trốn đi lính ngụy, chính cuộc sống nghèo khổ đã biến anh ta thành kẻ ác. (có thể so sánh với cái nhìn của Phác, Phùng, Đẩu).

    + Luôn coi chồng là người bạn đời thân thiết: cùng chèo chống con thuyền trong lúc phong ba, cùng nuôi con, mưu sinh trong cõi đời cơ cực, …

– Nhận mọi lỗi về mình: “cái lỗi chính là đám đàn bà chúng tôi …”, “giá tôi đẻ ít đi”,

– Chắt chiu, nâng niu, trân trọng hạnh phúc: “vả lại trên thuyền cũng có lúc vợ chồng, con cái hòa thuận, vui vẻ, …”

   b. Một người mẹ giàu đức hi sinh, lòng thương con vô hạn

– Coi việc mình bị hành hạ, chịu đói khổ là lẽ đương nhiên, là vì hạnh phúc con cái: “đàn bà trên thuyền chúng tôi … đất được”.

– Muốn nuôi con khôn lớn nên chịu đựng hành hạ để ở cùng các con. Niềm vui nhỏ nhoi, tội nghiệp: “vui nhất là khi thấy chúng được ăn no”

   c. Thâm trầm, sâu sắc, thấu hiểu lẽ đời

– Nhận ra sự ngây thơ, đơn giản trong suy nghĩ của nghệ sĩ Phùng và chánh án Đẩu: “Các chú không phải người làm ăn … lam lũ”, theo người đàn bà, hai người họ thiếu sự từng trải, quen nhìn đời qua sách vở.

– Người đàn bà xấu xí thất học ấy giúp người có học thức như Đảu và Phùng hiểu được nguyên nhân mình không bỏ chồng: muốn nuôi con khôn lớn “cần phải có người đàn ông … chục đứa”

– Lặng lẽ kín đáo: tất cả những vẻ đẹp của chị ta đều không được bộc lộ ra bên ngoài.

– Nhận xét chung: người đàn bà không chỉ là hiện thân cho nỗi thống khổ mà là hiện thân cho vẻ đẹp cao cả của người phụ nữ.

III. Kết bài

– Nghệ thật khắc họa nhân vật, xây dựng tình huống truyện, sử dụng ngôn ngữ linh hoạt,

– Qua nhân vật người đàn bà hàng chài, tác giả không chỉ bộc lộ niềm cảm thông sâu sắc trước nỗi khổ của con người mà còn là cái nhìn ấm áp trươc vẻ đẹp tâm hồn con người, thức tỉnh con người về cách nhìn nhận cuộc đời.

    Nguyễn Minh Châu là một cây bút tài năng của văn học Việt Nam. Không ồn ào, khoa trương, một cách âm thầm, lặng lẽ ông đã tự tìm tòi, cách tân các sáng tác của mình. Chiếc thuyền ngoài xa là truyện ngắn xuất sắc không chỉ của Nguyễn Minh Châu mà còn là một thành tựu nổi bật trong quá trình đổi mới của văn học Việt Nam sau 1975. Tác phẩm tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật cũng như tư tưởng của ông. Trong tác phẩm này ngoài nhân vật người đàn bà hàng chài, còn phải kể đến nhân vật Phùng – người nghệ sĩ có tâm và có tầm.

    Trước hết, Phùng là một người nghệ sĩ tài hoa, nhạy cảm trước cái đẹp. Phùng được trưởng phòng giao cho nhiệm vụ chụp một bức ảnh nữa để bổ sung vào bộ lịch năm ấy và đã yêu cầu nghệ sĩ Phùng là người thực hiện nhiệm vụ. Đây là nhiệm vụ vô cùng khó khăn, nghệ sĩ Phùng phải rất tài giỏi thì mới được trưởng phòng giao cho nhiệm vụ quan trọng như vậy. Trước nhiệm vụ quan trọng, Phùng rất có trách nhiệm, anh ngay lập tức xách máy ảnh lên đường, về vùng biển miền Trung. Trong một tuần lễ anh luôn xách máy ảnh đi từ sáng sớm đến khuya, đi dọc bờ biển, để tìm được một bức ảnh thật sự hài lòng. Và trời đã không phụ tấm lòng, công sức anh bỏ ra, anh đã thu về một bức ảnh trời cho.

    Bức tranh ấy là khoảnh khắc vô cùng giản dị, nhưng toát lên vẻ đẹp trong sáng, toàn bích từ màu sắc đến đường nét, bố cục. Màu sắc là sự hòa quyện của “bầu sương mù trắng như sữa” “màu hồng của anh mặt trời chiếu vào”. Đường nét ít song rất tinh, bản thân nó tựa như một bức tranh mực tàu của danh họa thời cổ. Còn bố cục thì đơn giản, song cân đối, hài hòa. Bức tranh ấy có tác động mạnh mẽ đến tâm trạng, cảm xúc của Phùng: “Đứng trước nó tôi trở nên bối rối” trong tim dường như có gì bóp thắt vào “tôi tưởng chính mình vừa khám phá thấy cái chân lí của sự toàn thiện, khám phá thấy khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn”. Qua những xúc cảm của nhân vật Phùng, ta có thể thấy anh là người rất nhạy cảm trước cái đẹp, biết yêu và tôn thờ cái đẹp. Cũng từ đó, nhà văn đã đem đến cho người đọc một nhận thức mới mẻ: nghệ thuật chân chính trước hết đem cho ta niềm hạnh phúc, sự thỏa mãn khi được chứng kiến hình hài, dáng vẻ của cái đẹp. Nhưng quan trọng hơn là thứ nghệ thuật ấy giúp tâm hồn con người được thanh lọc, hướng thiện và trở nên tươi sáng hơn. Nghệ thuật đích thực bao giờ cũng hướng đến nâng đỡ con người đến cái đích của chân – thiện – mĩ.

    Không chỉ là một người họa sĩ tài năng, Phùng còn là người nghệ sĩ có tấm lòng với cuộc đời và con người. Trong lần về miền biển miền Trung, anh đã chứng kiến cảnh bạo hành trong gia đình người đàn bà hàng chài. Anh ngỡ ngàng trước khung cảnh ấy và lập tức vứt chiếc máy ảnh xuống đất, nhào đến để can ngăn, giúp đỡ người đàn bà. Đối với một người nghệ sĩ nhiếp ảnh thì máy ảnh chính là vật dụng quý nhất, cần nâng niu nhất vậy mà anh khi chứng kiến cảnh bạo hành anh không quan tâm đến mà lập tức chạy đến cứu giúp người phụ nữ tội nghiệp. Đối với anh quý giá hơn cả vật chất và tinh thần, đó là con người.

    Tuy đã thực hiện xong nhiệm vụ được giao nhưng vẫn ở lại vì anh quan tâm đến gia đình hàng chài này, thấy mình không thể đứng ngoài cuộc mà phải làm điều gì đó. Và đó cũng là lần thứ hai anh chứng kiến cảnh người đàn bà hàng chài bị bạo hành. Lần này anh đã lao vào can thiệp, nhưng sức của một người nghệ sĩ không thể địch lại nổi sức khỏe của một người đàn ông lực lưỡng, anh đã bị thương. Nhưng với tấm lòng của mình, anh vẫn không yên tâm, mà nhờ đến sự giúp đỡ của chánh án tòa án huyện.

    Và một đặc điểm quan trọng của người nghệ sĩ này chính là luôn trăn trở với thiên chức nghề nghiệp của mình. Trước hết, đó là nhận thức qua hai phát hiện ban đầu của Phùng: cái đẹp gắn liền với cái thiện và phát hiện cái xấu, cái ác. Trong lần đầu tiên, nhìn thấy khung cảnh trời cho, Phùng đã vô cùng nghẹn ngào xúc động, khoảnh khắc ấy khiến trong tâm hồn anh trở nên đẹp đẽ, trong sáng hơn. Ở đây cái đẹp gắn liền với cái thiện, hướng con người đến cái đích của chân – thiện – mĩ. Nhưng ngay sau bức tranh toàn mĩ đó lại là hiện thực nhói lòng, cảnh người đàn bà hàng chài bị đánh, khiến Phùng bang hoàng nhận ra, cái xấu, cái ác đằng sau bức tranh mơ mộng kia. Chiếc thuyền ngoài xa chính là hình ảnh cuộc đời khi ta nhìn nó một cách hời hợt. Bởi vậy, Phùng đã rút ra cho mỉnh nhận thức đầu tiên khi nhìn nhận con người, sự việc phải nhìn ngắm, thật kĩ lưỡng, nhiều chiều.

    Không dừng lại ở đó, qua câu chuyện người đàn bà hàng chài kể ở tòa án huyện, Phùng còn nhận thức ra nhiều điều về cuộc đời và con người. Thì ra cuộc đời không đơn giản, xuôi chiều như anh vẫn nghĩ, mà nó vô cùng đa đoan, phức tạp. Cuộc sống tồn tại rất nhiều nghịch lí, éo le mà đôi khi ta không thể thay đổi, chỉ có thể học cách chấp nhận chúng. Và con người cũng không đơn giản, xuôi chiều mà phức tạp, da chiều. Trong mỗi con người tồn tại cả rồng, phương, rắn rết cả cái cao cả lẫn cái thấp hèn. Nhận thức được sự không hoàn hảo của con người, nên Nguyễn Minh Châu đã đặt ra yêu cầu phải có cái nhìn bao dung, độ lượng và nhân văn hơn khi xem xét và đánh gia scon người.

    Bức tranh một lần nữa xuất hiện cuối tác phẩm, đem đến những nhận thức mới cho người nghệ sĩ Phùng. Đằng sau lớp sương hồng được ánh nắng chiếu vào là thấp thoáng chân dung người đàn bà trên thuyền. Qua hình ảnh đó, Phùng nhận ra rằng nghệ thuật không phải là phương tiện ghi lại hình xác cuộc sống mà nó còn phải bắt được linh hồn, trung tâm của cuộc sống là con người. Nhắc lại những đặc đểm của người đàn bà cho thấy con người giản dị, vô danh nhưng mang trong minh sự vị tha, kiên cường chính là đối tượng để nghệ thuật hướng đến ngợi ca. Nghệ thuật phải gắn liền với cuộc sống, không được xa rời cuộc sống và phải quay trở về để phục vụ cuộc sống.

    Với nhân vật Phùng, Nguyễn Minh Châu đã gián tiếp thể hiện những quan điểm, tư tưởng nghệ thuật của mình. Không dừng lại ở đó, nó còn là quan niệm về con người và cuộc đời. Đây là những quan niệm hết sức sâu sắc và mới mẻ, cho thấy sự thay đổi quan niệm về con người của ông. Đặt nhân vật vào những tình huống nhận thức khác nhau, đã giúp Nguyễn Minh Châu làm nổi bật tư tưởng, chủ đề của tác phẩm.

   Sáng tác của Nguyễn Minh Châu chia làm hai giai đoạn, nếu như giai đoạn trước, các nhân vật luôn được đặt vào bầu không khí vô trùng thì đến giai đoạn sau với cảm hứng thế sự, các nhân vật có nhiều chuyển biến rõ nét. Người đàn bà hàng chài trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa chính là một nhân vật tiêu biểu. Cũng qua nhân vật này tác giả gửi gắm giá trị nhân đạo sâu sắc của mình.

    Nếu như các nhân vật khác trong tác phẩm đều có một cái tên rõ ràng, như Phùng, Đẩu, thằng Phác, thì người phụ nữ xuất hiện trong tác phẩm này lại chỉ được gọi một cách phiếm chỉ “người đàn bà làng chài”. Phải chăng thông qua cái tên mang tính chất phiếm chỉ này, nhà văn muốn gửi gắm đến bạn đọc thông điệp: người đàn bà kia chính là đại diện cho biết bao số phận người phụ nữ, giàu lòng yêu thương, giàu đức hi sinh trong cuộc sống còn vô vàn thống khổ, khắc nghiệt.

    Người đàn bà xuất hiện trong tác phẩm qua nhận xét của Phùng vô cùng đặc biệt – ngoại hình xấu xí, thực không mấy ưa nhìn. Đó là người đàn bà mặt rỗ, dáng vẻ mệt mỏi, thân hình thô kệch lam lũ. Sau này, đi sâu vào tác phẩm và nghe những lời tâm sự của người đàn bà ta mới biết, chị vốn sinh trong một gia đình khá giả, nhưng vì một trận ốm mà mặt rỗ, không ai lấy. Hình ảnh chị cam chịu nhẫn nhục để người chồng lấy dây lưng vụt tới tấp, đã phần nào hé lộ số phận bi lịch, bất hạnh của chị.

    Dù chị có số phận bật hạnh như vậy, nhưng ta cũng không thể phủ nhận ẩn sâu trong người phụ nữ ấy là những vẻ đẹp, phẩm chất đáng quý. Đầu tiên ta thấy được chị là người phụ nữ có khả năng chịu đựng cao. Có thể thấy, như lời chị tâm sự “ba ngày một trận nhẹ, bảy ngày một trận nặng” cứ khi chồng chị bực là chị bị đánh. Thì có thể thấy rằng, việc chị bị đánh diễn ra hàng ngày, hàng giờ. Mặc dù bị hành hạ về thể xác như vậy, nhưng chị vẫn cam chịu nhẫn nhục, không hề kêu than, không hề chống trả, hay tìm cách chốn chạy. Bởi đối với chị chịu đựng cũng là một lẽ đương nhiên của những người phụ nữ sống ở miềm biển.

    Không chỉ vậy người đàn bà làng chài còn là một người phụ nữ giàu lòng tự trọng, vô cùng yêu thương con. Cuộc đời chị hi sinh tất cả về con, khi bị người chồng đánh, chị xin hắn lên bờ đánh, để những đứa trẻ không phải nhìn thấy cảnh ấy. Chị đặc biệt thương thằng Phác, nên đã gửi nó lên rừng ở cùng ông. Khi Phác thấy bố đánh mẹ, đã ngay lập tức xông vào, chị sợ hãi, quỳ sụp xuống van xin. Chị sợ thằng Phác sẽ bị thương. Trong những lời vô cùng chân thành, chị cũng cảm thấy vui, hạnh phúc khi nhìn thấy những đứa con mình được ăn no “trên khuôn mặt xấu xí của mụ chợt ửng sáng lên như một nụ cười khi nghĩ đến những niềm vui nhỏ bé mà gia đình bà từng có và đặc biệt khi nghĩ đến cảnh đàn con được ăn no”. Hạnh phúc quả thực bình dị của một người mẹ nghèo. Thương con, hi sinh vì con cũng là lí do vì sao chị kiên quyết không bỏ chồng, bởi với những người dân miền biển, ngày đêm đối mặt với sóng gió không thể thiếu đôi vai vững chắc của người đàn ông. Hành động, suy nghĩ đó của chị càng khẳng định hơn nữa tình mẫu tử sâu nặng chị dành cho con.

    Không chỉ vậy, chị còn là một người thấu hiểu lẽ đời, đã đem đến cho cả Phùng và Đẩu những bài học, những quan niệm khác về con người và cuộc đời. Dù chị bị chà đạp về nhân phẩm, bị hành hạ về thể xác nhưng chị đến tòa án huyện trước những lí lẽ của mình, ta không còn thấy một người đàn bà quê mùa, ít học, mà thay vào đó là một người phụ nữ thấu tình đạt lí, thấu hiểu sự đời. Ban đầu chị rụt rè, sợ hãi, bởi đây là lần đầu chị tiếp xúc với một không gian mới. Chị ngồi sâu vào một góc, cố để không ai chú tâm đến mình. Những lời lẽ vô cùng hạ mình, nhỏ bé đến tối nghiệp trước Phùng và Đẩu “con” “van xin” “quý tòa”. Hình ảnh của chị thật đáng thương, khiến cho cả hai người đàn ông không khỏi khó xử. Nhưng sau khi lấy lại được bình tĩnh, chị đã nhanh chóng thay đổi cách xưng hô: “Chị cảm ơn các chú”. Có một sự đổi vai nhanh chóng giữa hai đối tượng, người giáo huấn và người được giáo huấn giữa Phùng, Đẩu và người đàn bà làng chài. Với những suy nghĩ, trải nghiệm trong cuộc đời, lí lẽ đời đã thắng những lí lẽ giáo điều sách vở của Phùng và Đẩu. Bằng sự từng trải của bản thân, tình yêu thương con và đức hinh sinh, người đàn bà làng chài đã khiến cho hai người đàn ông thay đổi suy nghĩ, khiến họ cảm thông cho số phận và cuộc đời mình. Nhìn vào cuộc đời chị người ta mới thấu rằng cuộc đời này vốn đầy những đa đoan, nhìn ngoài sao có thể thấu hết hững vấn đề ở xung quanh.

    Hình ảnh người đàn bà làng chài là đại diện tiêu biểu cho số phận người phụ nữ trong xã hội vừa bước chân ra khỏi chiến tranh. Cuộc sống đói nghèo lạc hậu, bạo lực gia đình đã dồn họ vào ngõ cùng tối tăm. Nhưng trong bóng tối tưởng thăm thẳm đó lại ngời sáng những đức tính đẹp đẽ của người phụ nữ nông dân hồn hậu: yêu thương chồng con, đức hinh sinh và tình mẫu tử cao đẹp.

   Nguyễn Minh Châu là nhà văn tiêu biểu cho văn học Việt Nam thời chống Mĩ, cũng là “người mở đường tinh anh và tài năng” (Nguyên Ngọc) cho công cuộc đổi mới văn học từ sau 1975. Nhà nghiên cứu hàng đầu Nga Ni Culin nhận xét: “Các nhân vật của Nguyễn Minh Châu trước 1980 được Nguyễn Minh Châu tắm rửa sạch sẽ, được bao bọc trong bầu không khí vô trùng”. Ta có thể thấy điều ấy qua nhân vật Nguyệt trong “Trăng sáng”. Giai đoạn sau này, nổi bật là truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” mang nhiều cảm hứng thế sự cùng những triết lí nhân sinh hơn. Nhưng quan điểm sáng tác của ông là “gắng đi tìm các hạt ngọc còn ẩn giấu trong bề rộng tâm hồn con người” thì không thay đổi. Nhân vật trung tâm của tình huống truyện nghịch lý trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” chính là người đàn bà hàng chài. Từ nhân vật này, nhà văn bộc lộ tấm lòng nhân đạo và gửi gắm những bức thông điệp về nghệ thuật và cuộc đời.

    Đọc tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” ta thấy nhân vật người đàn bà hàng chài được nhà văn giới thiệu là người đàn bà trạc ngoài 40. Và khi đề cập đến nhân vật này Nguyễn Minh Châu không gọi bằng một cái tên cụ thể nào cả mà gọi một cách phiếm định: “mụ”, “người đàn bà hàng chài”…Việc nhà văn không đặt tên cho nhân vật của mình không phải ngẫu nhiên vô tình mà đó là một dụng ý nghệ thuật sâu xa: Ông muốn nhấn mạnh đây chỉ là một trong vô số những người đàn bà đau khổ, bất hạnh, cần cảm thông sẻ chia mà thôi.

    Người đàn bà hàng chài mang một thân hình quen thuộc của người đàn bà vùng biển với những nét thô, mặt rỗ “khuôn mặt mệt mỏi sau một đêm thức trắng kéo lưới, tái ngắt và dường như buồn ngủ. Đây chính là hình ảnh một người lao động lam lũ và đau khổ. Có lẽ gánh nặng của cuộc mưu sinh đầy sóng gió trên biển cả đã ấy đi tất cả của chị: sinh lực, niềm vui và sức sống. Sự nghèo khổ nhọc nhằn đến mức nhếch nhác, thảm hại còn hiện rõ trong chi tiết miêu tả tấm lưng áo bạc phếch, rách rưới, nửa thân dưới ướt sũng. Sự khốn khổ của chị còn hiện ra ngay trong dáng vẻ: ” sợ sệt, lúng túng” khi ở tòa án, “tìm đến một góc tường để ngồi”. Thậm chí khi Đẩu phải mời đến lần thứ hai chị mới “rón rén đến ngồi ghé vào mép chiếc ghé và cố thu người lại”. Có lẽ đó là dáng vẻ của một con người tội nghiệp luôn thấy sự có mặt của mình trong cuộc đời này là một phi lí, luôn mặc cảm, tự ti và do đó muốn giảm thiểu sự vướng víu, phiền phức đến khó chịu mà mình có thể gây ra cho mọi người xung quanh.

    Nguyễn Minh Châu không chỉ dừng lại ở vẻ ngoài của nhân vật mà ngòi bút thấm đẫm tinh thần nhân đạo của ông đã lách thật sâu để khám phá cho được cái mạch ngầm hiện thực về số phận bất hạnh của người đàn bà hàng chài. Ấn tượng lớn nhất về sự bất hạnh mà người đàn bà đưa và cho người đọc chính là thái độ cam chịu nhẫn nhục của chị. Khi đi qua bãi xe tăng hỏng trước lúc đến bên chiếc xe, người đàn bà đứng lại “ngước mắt nhìn ra ngoài ….rồi đưa một cánh tay lên định gãi hay sửa lại mái tóc nhưng rồi lại buông thõng xuống đưa cặp mắt nhìn xuống chân”. Có thể nhận thấy đây là nơi quá quen thuộc với chị, một sự quen thuộc khủng khiếp bởi những trận đòn đã thành lệ của người chồng: ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng. Cặp mắt nhìn xuống chân mệt mỏi như một kẻ tội đồ chờ đợi một hình phạt không tránh khỏi. Khi bị đánh dã man, người đàn bà chịu đòn với vẻ cam chịu nhẫn nhục, đó là thái độ của một con người đang nhẫn nhục thực hiện nghĩa vụ đau khổ của mình, không oán thán, không bất bình, không né tránh.

    Người đàn bà hàng chài không chỉ bị hành hạ về mặt thể xác, mệt mỏi sau những đêm thức trắng kéo lưới, không chỉ chịu đựng những đau đớn từ những trận đòn tàn bạo của người chồng vũ phu mà còn bị giày vò nặng nề về những đau đớn tinh thần, về sự non nớp lo sợ con cái bị tổn thương khi phải chứng kiến những cảnh đời trái ngang. Mô tả hình ảnh một người mẹ vừa khóc vừa phải “chấp tay vái mấy vái để đứa con để nó đừng phảm phải một tội ác trái luân thường đạo lí”. Nguyễn Minh Châu đã thể hiện nỗi xót thương cho sự đau khổ cùng cực của người đàn bà hàng chài. Chưa hết, chị còn bị gánh nặng cơm áo, cuộc sống nghèo túng đẩy vào cái vòng quẩn quanh bất hạnh. Trước năm 1975 mỗi khi biển động cả nhà toàn ăn xương rồng luộc chấm muối. Khi cách mạng về cuộc sống đỡ đói khổ hơn nhưng nỗi lo cơm áo vẫn còn đó.

    Từ thân phận người đàn bà hàng chài, Nguyễn Minh Châu muốn gợi ra cho người đọc những suy nghĩ âu lo: cuộc chiến đấu chống lại đói nghèo tăm tối và bạo lực còn gian nan lâu dài hơn cuộc chiến đấu chống ngoại xâm. Và chừng nào còn chưa thoát khỏi cuộc sống đói nghèo chừng đó con người vẫn phải chung sống với cái xấu, cái ác. Chúng ta đã đổ xương máu trong bao năm qua để giành được độc lập tự do trong cuộc chiến đấu vì quyền sống của cả dân tộc. Nhưng chúng ta sẽ còn phải tiếp tục làm gì đây trong cuộc chiến đấu giành quyền sống của từng con người, làm gì để đem lại cơm ăn áo mặc và ánh sáng văn hóa cho biết bao con người đang đắm chìm trong kiếp sống đói nghèo u tối.

    Nếu bạn đọc từng yêu nhân vật nữ trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu thì sẽ thấy không ở đâu yếu tố “thiên nữ tính” lại thăng hoa tuyệt vời như ở người đàn bà rách rưới này. Vẻ đẹp khuất lấp mà người đọc cảm nhận được trước hết ở người đàn bà hàng chài đó là vẻ đẹp sâu sắc từng trải. Nói chuyện với Đẩu và Phùng, người đàn bà hàng chài quê mùa thất học hiểu lẽ đời khiến Đẩu và Phùng trở thành những người nông nổi, hời hợt. Trong khi Đẩu và Phùng bất bình trước người chồng tàn nhẫn, thấy ông ta là kẻ độc ác nhất thì người đàn bà hàng chài đã giúp họ nhận ra bao điều sâu xa của cuộc sống. Chị cho biết: chồng chị vốn là anh con trai hiền lành, cục tính, nhưng rơi vào cuộc sống luẩn quẩn, bế tắc cho nên trở thành kẻ tha hóa, vũ phu tàn nhẫn. Đó là một sự nhìn nhận sâu xa, thấu hiểu lẽ đời. Người đàn chỉ rõ sự thiếu thực tế của Đẩu và Phùng: “Lòng các chú đâu phải là người làm ăn… cho nên các chú đâu có hiểu được cái việc của người làm ăn lam lũ khó nhọc”. Người đàn bà hàng chài đã chỉ ra một hiện thực tàn nhẫn: họ cần một người đàn ông để chèo chống lúc phong ba sóng gió dù hắn có man dợ, tàn bạo đến đâu. Như vậy, chị đã cho Phùng và Đẩu thấy được sự khó khăn gấp bội của những người đàn bà trong những cuộc mưu sinh trên biển cả, luôn bất cập, tiềm ẩn những hiểm họa, đe dọa. Người đàn bà hàng chài còn chỉ ra sự bất cập trong cuộc sống của Đảng, của chính quyền Cách mạng. Chị cho thấy từ ngày cách mạng về, cách mạng đã cấp đất cho họ nhưng chẳng ai ở vì không thể bỏ được nghề bởi sự tồn tại của họ gắn chặt với nghề. Tiếng thở dài của Đẩu, câu hỏi băn khoăn, tò mò của Phùng, cảm giác bất lực của hai người khi nhận ra những giải pháp xuất phát từ lòng tốt và thiện chí của họ trở nên phi thực tế. Những điều đó đã tạo ra một đối sánh với người đàn bà hàng chài từng trải, hiểu đời, hiểu người, hiểu những điều có thể và không thể. Sự sâu sắc của chị khiến người đọc cảm phục nhưng cũng xót thương cho một kiếp người.

    Người đàn bà hàng chài chấp nhận những trận đòn vũ phu độc ác của người chồng không phải vì chị ngu muội. Cũng không phải vì chị có tội lỗi gì với chồng mà chị cam chịu, nhẫn nhục những trận đòn đó không chỉ vì trên thuyền cần một người đàn ông mà còn như một cách giúp người chồng vơi đi những u uất khổ sở chất chứa trong lòng. Đó là cách xử sự của một con người hiểu rõ bổn phận nghĩa vụ của mình và gắng thực hiện cho xong, đâu đó là những bổn phận và nghĩa vụ phi lí. Không chỉ thấu hiểu sót xa cho nỗi khổ của người chồng, người đàn bà hàng chài còn mang một mặc cảm tội lỗi khi cho rằng “giá tôi đẻ ít đi” hoặc “chúng tôi sắm được một chiếc thuyền rộng hơn”. Nếu Đẩu và Phùng đều kinh ngạc và bất bình thay cho sự cam chịu nhẫn nhục của người vợ bị chồng hành hạ thì khi hiểu được nguyên nhân của thái độ ấy, họ càng kinh ngạc vì sự nhân hậu, vị tha của tấm lòng người đàn bà hàng chài.

    Tình mẫu tử được người đàn bà ý thức sâu sắc như một thiên tính đương nhiên của người phụ nữ “đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho mình”. Chính tình thương yêu sâu sắc với con đã khiến chị nhẫn nhục chịu đựng sự tàn nhẫn của người chồng vì muốn có một người đàn ông khỏe mạnh biết nghề cùng mình làm ăn nuôi nấng các con. Cũng vì sợ con tổn thương trước cảnh bạo lực gia đình, chị đã xin chồng đưa mình lên bờ mà đánh, sợ đứa con làm điều gì dại dột với bố nó, người đàn bà hàng chài đã phải cắn răng gửi đứa con chị yêu thương nhất lên bờ sống với ông ngoại. Ở người đàn bà thầm lặng ấy,” tình thương con cũng như nỗi đau, cũng như cái sự thâm trầm trong việc thấu hiểu các lẽ đời hình như mụ chẳng bao giờ để lộ rõ rệt ra bề ngoài”. Khi đứa con chứng kiến cảnh tàn nhẫn đó, người đàn bà “mếu máo” gọi con rồi “chắp tay vái lấy vái để” ôm chầm nó, bởi chị sợ tình yêu thương, sự ngây thơ non nớt cùng lòng căm giận, u tối trong thằng bé sẽ hành động dại dột. Tiếng khóc của tình thương con và nỗi đau quặn thắt trong trái tim người mẹ, vừa đau đớn vừa xấu hổ nhục nhã. Chị đau đớn vì làm con tổn thương rồi mới đau cho bản thân mình. Khi nhắc đến những lúc hòa thuận trên thuyền “khuôn mặt xám xịt chợt ửng sáng lên như một nụ cười”. Đó là ánh sáng, là vẻ đẹp của tình mẫu tử, mọi niềm vui nỗi buồn đều xuất phát từ “vui nhất là lúc ngồi nhìn đàn con chúng nó được ăn ngon”. Thấp thoáng trong hình ảnh người đàn bà hàng chài là bóng dáng người phụ nữ Việt Nam nhân hậu, bao dung, kiên cường chịu đựng, giàu lòng vị tha và đức hi sinh “biết hi sinh nhưng chẳng nhiều lời” – Tố Hữu.

    Người đàn bà ấy đã để lại một ấn tượng sâu sắc để nhiều năm sau tồn tại, khi nhìn lại “bức ảnh Chiếc thuyền ngoài xa” bây giờ nghệ sĩ Phùng cũng thấy người đàn bà bước ra khỏi tấm ảnh… hòa lẫn với đám đông. Đó là hình ảnh của những con người vô danh khốn khổ trong cuộc sống lầm lũi đời thường. Họ đã kiên cường vượt lên tất cả, không phải vì mình mà là vì những người thân yêu.

    Qua những nét khắc họa ấn tượng từ ngoại hình dáng vẻ đến cử chỉ, lời nói, hành động,…nhân vật người đàn bà hàng chài đã trở thành một biểu tượng đầy ám ảnh giúp Nguyễn Minh Châu thể hiện tư tưởng nhân đạo sâu sắc cho truyện ngắn. Đó là niềm cảm thương và nỗi lo âu cho số phận con người bất hạnh bị cầm tù trong đói nghèo, khốn khổ, bạo lực. Đồng thời thể hiện niềm tin yêu trân trọng những phẩm chất tốt đẹp trong tâm hồn, tính cách những con người luôn sống cuộc sống lòng người nhân hậu, vị tha.

   Nguyễn Minh Châu là nhà văn tiêu biểu, với phong cách sáng tác giàu tính biểu tượng trong nền văn học nước nhà. Những tác phẩm của ông luôn khiến người đọc phải trằn trọc, suy nghĩ rất nhiều. Truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” là một câu chuyện giàu sức gợi như thế. Hình ảnh người đàn bà làng chài là hình ảnh để lại trong lòng người nhiều ám ảnh, trăn trở về cuộc sống của con người trong thời kì đổi mới.

    Chiếc thuyền ngoài xa kể về chuyến đi sáng tác của nhiếp ảnh Phùng khi đến với vùng đất biển này. Và từ chuyến đi này, anh đã nhận ra rất nhiều chiều của cuộc sống, nhiều góc khuất mà con người vẫn bỏ lỡ. Hình ảnh người đàn bà là hình ảnh khiếp anh vừa khó hiểu, vừa băn khoăn, vừa đau xót. Có thể nói người làng chài là hình ảnh biểu tượng cho cuộc sống khó khăn, chịu nhiều thiệt thòi của người phụ nữ.

    Phân tích hình ảnh người đàn bà trong “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu-Văn lớp 12

    Người đàn bà hiện lên trong câu chuyện của nhiếp ảnh Phùng là một người đầy nhọc nhằn, lam lũ. Nguyễn Minh Châu với những nét vẽ tinh tế đã phác họa nên một hình ảnh giàu sức gợi “người đàn bà chạc ngoài 40, một thân hình quen thuộc của đàn và vùng biển, cao lớn với những đường nét thô kệch. Mụ rỗ mặt khuôn mặt mệt mỏi sau một đêm thức trắng kéo lưới, tái ngắt, dường như đang buồn ngủ”. Một người phụ nữ gây ấn tượng cho người đọc ngay từ những dòng đầu tiên, đầy nhọc nhằn, đầy khổ sở và đầy thương cảm. Người đàn bà ấy tiếp tục ám ảnh người đọc bằng chi tiết “tấm áo bạc phếch có miếng vá, bửa thân dưới ướt sũng”, đã phần nào gợi lên sự chua xót, khốn cùng. Giữa cảnh biển mênh mông lại xuất hiện một con người khiến người khác phải trằn trọc như thế này.

    Người đàn bà ấy còn đầy vẻ cam chịu và nhẫn nhục khi người chồng hằn học và mắng nhiếc. Đôi mắt của chị như xuyên sâu vào lòng người đọc, nó ám ảnh cho đến khi gấp trang sách lại. Ánh mắt của chị đầy thương xót, đầy ai oán và cũng đầy tình yêu thương dành cho những đứa con cho mình.

    Dọc theo hình trình đi tìm cái đẹp của nhiếp ảnh Phùng, người đàn bà đã trở thành tâm điểm cho vẻ đẹp ấy. Một vẻ đẹp đầy sự khó khăn, nhọc nhằn và đau khổ. Hành động bạo lực của người chồng khiến chị cứ câm lặng, không ai oán một lời.

    Và sự cam chịu ấy được lặp lại khi chị được gọi đến hầu tòa. Mặc dù “ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng” nhưng người phụ nữ ấy vẫn “không hé răng một lời”. Hình dáng “mụ ngồi ghé vào mép ghế và cố thu người lại” càng khiến cho Phùng, cho Đẩu, và cho người đọc một nỗi ám ảnh khó bỏ. Tuy nhiên chỉ một lát, “người đàn bà lại lúng túng và sợ sệt”. Có lẽ cuộc sống của chị quá nặng nề, quá thê lương trong những năm qua.

    Tình tiết người đàn bà vái lạy để con trai không làm điều dại dột với bố, cũng như vái lạy quan tòa càng toát lên vẻ cam chịu, sự nhẫn nại, giàu đức hi sinh “Quý tòa bắt tội con cũng được, phạt tù con cũng được, đừng bắt con bỏ nó”. Khi đi đến tận cùng của nỗi đau, khi có một con đường giải thoát thì người đàn bà ấy vẫn lặng lẽ và cam tâm chịu đựng đau khổ? Là vì điều gì? Chẳng phải vì đức hi sinh của người mẹ đó sao?

    Lời tâm tình của người đàn bà về cuộc sống, về người chồng, về những đứa con khiến người khác vừa thưỡng xót vừa khâm phục. Một người đàn bà yêu chồng, thương chồng mặc dù bị chồng ngược đãi. Người đàn bà yêu con, thương con vô điều kiện, không đòi hỏi bất cứ điều gì.

    Khi chị kể đến chi tiết “vui nhất là lúc được ngồi nhìn đàn con tôi chúng nó đã ăn no” thì có lẽ người đọc ứa nước mắt. Những đứa con là sức mạnh để chị có thể tồn tại, có thể sống sót và kiên cường đến bây giờ. Một người mẹ lặng lẽ hi sinh cuộc đời mình vì những đứa con, một người mẹ đã nhẫn nhục tất cả chỉ vì miếng cơm manh áo cho con. Một người mẹ nghèo, cố chấp nhưng yêu thương con vô bờ bến. Cuộc đời của chị nhiều đau thương và nước mắt nhưng lại có biết bao nhiêu phẩm chất cao đẹp, đáng trân trọng.

    Không phải ngẫu nhiên tác giả chỉ gọi nhân vật là “người đàn bà”, có lẽ không phải chỉ một người đàn bà duy nhất, mà có thể chúng ta còn bắt gặp rất nhiều người đàn bà có chung cảnh ngộ ở bất cứ bãi biển xinh đẹp nào. Nguyễn Minh Châu đã vẽ lên một bức chân dung khiến cho người đọc phải suy ngẫm, phải trăn trở về cuộc sống của rất nhiều người xung quanh chúng ta. Và cái hình ảnh mà nhiếp ảnh Phùng chụp được cũng như những gì anh nghĩ về người đàn bà này là triết lí, một triết lí cho cái nhìn nhận đa chiều về cuộc sống này. Tấm lưng bạc phếch, ướt sũng của người đàn bà này có lẽ còn ảm ánh rất nhiều người nữa.

    Người đàn bà đó chính là nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu, cũng như tác giả đã dùng cái tâm để vẽ lên hình ảnh đó. Hình ảnh người đàn bà làng chài trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” đã gửi gắm nhiều thông điệp đến người đọc về cuộc sống, phẩm chất tốt đẹp của những người phụ nữ.

Đề bài: Kể lại truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu.

Bài làm

    Nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng đi thực tế để chụp một bức ảnh biển sáng sớm có sương mù nhằm bổ sung vào bộ lịch nghệ thuật về thuyền và biển. Phùng vác máy ảnh đi tới một vùng biển, từng là chiến trường cũ của anh thời kháng chiến chống Mĩ; và cũng nhân chuyến đi công tác này, anh ghé thăm Đẩu, người bạn đồng đội năm xưa, hiện đang là chánh án một toà án huyện.

    Sau một tuần lễ tìm kiếm, “phục kích”, sáng nay Phùng đã thu vào máy ảnh một cảnh thật “đắt” trời cho, đẹp như một bức tranh mực tàu của một danh hoạ thời cổ. Đó là cảnh một mũi thuyên đang hướng vào bờ, hiện lên trong bầu sương mù màu trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng hồng do ánh mạt trời chiếu vào; vài bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im phăng phắc như tượng hiên ra sau tấm lưới căng ra giữa hai gọng và y hệt cánh một con dơi… Phùng gác máy ảnh lên bánh xích của chiếc xe tăng bấm “liên thanh” một hồi hết một phần tư cuộn phim, thu vào chiếc Pra-ti-ca. Phùng vô cùng hạnh phúc và mãn nguyên do cái đẹp tuyệt đỉnh của ngoại cảnh vừa mang lại.

    Ngay lúc ấy, lại có một chiếc thuyền đâm thẳng vào trước chỗ Phùng đang đứng. Một người đàn ông và một người đàn bà rời thuyền, lội qua một quãng bờ phá đi lên bãi cát. Người đàn ông nói chõ lên như quát: “Cứ ngồi nguyên đấy, động đậy tao giết cả mày đi bây giờ”. Người đàn bà đi trước thô kệch, rỗ mặt, dáng vẻ mệt mỏi sau một đêm thức trắng kéo lưới. Theo sau là một người đàn ông tóc tổ quạ, chân chữ bát, hai con mắt độc dữ. Thật bất ngờ, khi đi qua chiếc xe tăng đến bên chiếc xe rà phá mìn, lão đàn ông hùng hổ, mặt đỏ gay, lấy chiếc thắt lưng của lính ngụy ngày xưa quật tới tấp vào lưng người đàn bà. Hắn vừa đánh vừa thở hồng hộc, hai hàm răng nghiến ken két, nguyền rủa bằng cái giọng rên rỉ đau đớn: “Mày chết đi cho ông nhờ, chúng mày chết đi cho ông nhờ! Người đàn bà nhẫn nhục, không hề kêu lên một tiếng, không chống trả, cũng không tìm cách chạy trốn.

    Phùng kinh ngạc, vội vứt chiếc máy ảnh xuống đất, nhào tới. Nhưng có một đứa bé lao qua trước mặt anh, như một viên đạn lao thẳng tới đích. Nó giằng được chiếc thắt lưng da, vung thẳng chiếc khoá sắt quật vào giữa ngực đầy lông đen hắc ín loăn xoăn của lão đàn ông. Giằng lại chiếc thắt lưng không được, lão dang thẳng cánh cho thằng bé hai cái tát ngã dúi xuống, rồi lão lẳng lặng đi về phía thuyền, nom lão như một con gấu đang đi tìm nguồn nước uống.

    Người đàn bà mếu máo cất tiếng gọi: “Phác, con ơi!”. Người đàn bà ngồi xệp xuống bãi cát, ôm chầm lấy thằng bé; đứa con lặng lẽ đưa mấy ngón tay khẽ sờ trên khuôn mặt người mẹ, như muốn lau đi những giọt nước mắt chứa đầy trong những nốt rổ chằng chịt. Thật bất ngờ, người đàn bà buông đứa trẻ ra, đi thật nhanh đuổi theo lão đàn ông, cùng trở về chiếc thuyền.

    Trên bãi cát chỉ còn lại Phùng và thằng Phác, cả hai đều đứng trơ ra ngơ ngác nhìn ra bờ phá nơi ban nãy chiếc thuyền đậu. Như trong truyện cổ đầy quái đản, chiếc thuyền lưới vó đã biến mất.

    Chỉ ba hôm sau, lão đàn ông độc dữ ấy lại đánh vợ trên bãi cát. Thằng Phác cầm dao găm làm vũ khí để bảo vệ người mẹ, nhưng chị gái đã tước đi con dao. Nghệ sĩ Phùng vội xông ra buộc lão đàn ông phải chấm dứt hành động độc ác. Anh đã bị hắn đánh bị thương, phải nằm điều trị ở trạm y tế của toà án huyện.

    Mấy ngày sau, khi các vết thương trên mặt đã lên da non, tại phòng toà án huyện, Phùng được chứng kiến cảnh chánh án Đẩu gặp người đàn bà thuyền chài mặt rổ. Anh đã được nghe câu chuyện của chị ta.

    Lúc đầu, mụ ta khúm núm, sợ sệt, chỉ dám tìm đến một góc tường để ngồi. Vị chánh án mời, mụ cũng chỉ dám rón rén ngồi vào mép chiếc ghế mây và cố thu người lại. Khi nghe vị chánh án hỏi “chị đã nghĩ kĩ chưa” thì mụ ngước nhìn Đẩu rồi cúi mặt xuống. Mụ ta nhìn Đẩu rồi chắp tay vái lia lịa: “Con lạy quý tòa… Quý tòa bắt con cũng được, phạt tù con cũng được, đừng bắt con bỏ nó…”.

    Ngồi trong phòng, Phùng cảm thấy ngột ngạt quá, anh vội vén lá màn bước ra. Người đàn bà thuyền chài chợt nhìn thấy, cứ nhấp nhổm xoay mình như bị kiến đốt. Lát sau nghe vị chánh án nói chủ trương nguyên tắc của toà án là kêu gọi hoà thuận, thì người đàn bà thuyền chài từ vẻ ngơ ngác ban đầu liền đột nhiên thốt lên bằng giọng khẩn thiết: “Chị cảm ơn các chú…”. Với điệu bộ khác, ngôn ngữ khác, người đàn bà thuyền chài kể về cuộc đời mình, cảnh ngộ mình. Thuở nhỏ, là con nhà khá giả ở trên phố, sau một trận lên đậu mùa, mặt bị rỗ; xấu gái không ai lấy. Có mang với anh con trai một nhà hàng chài. Lão chồng chị khi ấy tuy cục tính nhưng hiền lành lắm, không bao giờ đánh đập vợ. Chị ta chép miệng nói về chuyện đẻ nhiều, con đông, thuyền nhỏ, ngày trước rất khổ, nhất là những ngày động biển, vợ chồng con cái phải ăn xương rồng luộc chấm muối có khi hàng tháng trời. Chồng trốn đi lính ngụy nên càng thêm nghèo khổ, túng quẫn. Từ ngày cách mạng về đã đỡ khổ hơn. Chị ta cho biết đàn bà thuyền chài đẻ nhiều quá, người nào cũng có một sắp con trên dưới chục đứa. Đàn ỏng thuyền chài khổ quá, hoặc uống rượu hoặc đánh vợ. Khi con cái đã lớn, chị ta mới xin được với chồng là có đánh thì đưa lên bờ mà đánh. Chị ta nói như tâm sự: trời sinh ra người đàn bà là để đẻ con, rồi nuôi con cho đến khi khôn lớn cho nên phải gánh lấy cái khổ. Cũng có lúc vui, đó là lúc vợ chồng hoà thuận, là lúc ngồi nhìn đàn con được ãn no. Các chú không phải là đàn bà nôn không thể biết được như thế nào là nổi vất vả của người đàn bà trên một chiếc thuyền không có đàn ông. Đám đàn bà hàng chài ở thuyền cần phải có người đàn ông để chèo chống khi phong ba biển động…

    Nghe người đàn bà thuyền chài kể, vị Bao Công của cái phố huyện vùng biển trở nên nghiêm nghị và đầy suy nghĩ.

    Người đàn bà thuyền chài đã khóc khi nghe Phùng hỏi về thằng Phác. Chị ta cho biết, nó là đứa con mà mụ ta thương nhất; nó giống như lột cái lão đàn ông từng hạnh hạ mụ. Vì sợ nó làm điều gì dạị dột với bố nó, mụ đã gửi nó lên rừng ở với ông ngoại. Tuy được sống sung sướng hơn, nhưng nó hay trốn về. Nó tuyên bố với các bác ở xưởng đóng thuyền rằng, nó còn có mặt ở dưới biển này thì mẹ nó không bị đánh..

Đề bài: Phân tích người đàn ông trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu

Bài làm

   Chiếc thuyền ngoài xa là truyện ngắn viết vào giai đoạn sáng tác thứ hai của Nguyễn Minh Châu. Cái nhìn hiện thực đa chiều giúp nhà văn khám phá đời sống con người bao gồm cả quy luật tất yếu của đời sống cùng với những sự ngẫu nhiên xảy ra trong đời sống mà người ta gọi là sự may rủi. Những khám phá của Nguyễn Minh Châu trong tác phẩm này là hiện tượng con người chấp nhận những nghịch lí của đời sống mà đáng lẽ người ta phải từ chối nó, là cảnh tăm tối, đói khổ, bấp bênh của những cư dân làng chài lưới ven các đầm phá miền Trung mà không lối thoát, là tình thương của người mẹ thể hiện bằng sự cam chịu đang hủy hoại tâm hồn đứa con,… Những khám phá đó thể hiện sự trăn trở của một nhà văn không bằng lòng với hào quang quá khứ của mình mà luôn trăn trở để tìm tòi hướng sáng tạo mới bằng tất cả lòng yêu thương con người và trách nhiệm đối với xã hội của người cầm bút.

   Cốt truyện Chiếc thuyền ngoài xa khá đơn giản. Mở đầu là phóng viên Phùng đi săn ảnh để chụp bức ảnh tĩnh vật của cảnh thuyền và biển. Gặp được cảnh ưng ý, đưa máy ảnh lên bấm lia lịa thì anh lại chứng kiến một cảnh khác xuất hiện từtrong cảnh đó đi ra: người đàn ông đánh vợ với vẻ giận dữ và người đàn bà nhẫn nhục chịu đựng. Tiếp theo là cuộc gặp gỡ với người đàn bà khi viên chánh án huyện mời chịta đến để giúp đỡ giải quyết chuyện gia đình. Sự từ chối giúp đỡ và câu chuyện của người đàn bà đã làm cho Phùng cùng với bạn của Phùng là viên “bao công” vùng biển tên Đẩu ngạc nhiên và suy nghĩ.

   Truyện được kể ở ngôi thứ nhất xưng “tôi”, và người kể chuyện chứng kiến lại toàn bộ câu chuyện từ đầu đến cuối, ít có sự tham gia của các nhân vật khác. Người kể chuyện mang đặc điểm của người nghệ sĩ đang đi tìm cái đẹp theo một chủ đề: sự hài hòa trong yên tĩnh của con người và thiên nhiên. Bức tranh người nghệ sĩ chụp được tưởng là bức tranh tĩnh vật thì nó lại rất động và động với trạng thái nhức nhối của nó. Người nghệ sĩ chuyển từ vui mừng sang ngạc nhiên, rồi xúc động và suy ngẫm về điều mà chính anh không ngờ tới, không mong muốn nó có nhưng nó vẫn xuất hiện như một tất yếu của cuộc sống. Tất cả những trạng thái cảm xúc này của Phùng chính là âm hưởng của tác phẩm, là giọng văn của Nguyễn Minh Châu trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa.

   Hạt nhân của câu chuyện là người đàn ông đánh vợ. Thời điểm Nguyễn Minh Châu viết truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa, người ta ít chú ý đến chuyện bạo lực gia đình. Nguyễn Minh Châu nói đến chuyện bạo lực gia đình không giống như sự phản ánh của báo chí, công luận ngày nay. Đằng sau cái hình ảnh người đàn ông làng chài đánh vợ, dắt lên bờ, khuất sau những chiếc xe tăng để đánh (giống như những người thổ dân đưa tù binh lên hòn đảo vắng hành quyết trong tác phẩm viết cho thiếu nhi là Rô-bin-xơn Cru-xô), là câu chuyện về gia đình hàng chài vì đông con mà lại đói khổ thiếu thốn nên người đàn ông trút sự bất lực của mình lên lưng vợ bằng những chiếc thắt lưng Mĩ. Việc người đàn ông đánh vợ như vậy là do người vợ xin được đánh ở nơi không có mặt các con. Người con thương mẹ nên sinh ra căm giận bố (không biết sau này thằng Phác có giống bố nó không). Người phụ nữ cam chịu lại nói với Đẩu và Phùng những lời khẩn khoản: các chú đừng bắt tôi bỏ nó vì cần có một người đàn ông chèo lái, và ở trên thuyền cũng có lúc vợchồng con cái chúng tôi sống hòa thuận, vui vẻ,… Câu chuyện của người đàn bà làng chài ở tòa án huyện là câu chuyện về sự nhận thức cuộc sống đang xảy ra vào những năm 80 của thế kỉ trước. Phùng và Đẩu là những người đã từng cầm súng chiến đấu quyết hy sinh tính mạng mình vì sự bình yên của cuộc sống, tưởng rằng chiến tranh đi qua, con người sẽ được sống yên ổn thì bây giờ sự thật cuộc đời lại trải bày ra trước mắt. Nơi chiến trường xưa, dấu tích của chiến tranh còn để lại lồ lộ ra những chiếc xe tăng cháy đang nằm trên bãi biển vẫn còn sự đau thương, bất hạnh, vẫn còn những trận đòn đánh bằng dây thắt lưng Mĩ lên lưng người phụ nữ như chuyện thường tình trong cuộc sống. Cuộc sống đói kém và tình thương con của người mẹ đã làm cho người phụ nữ nhẫn nhục, chịu đựng mà điều này đã vượt ra khỏi sức tưởng tượng của Phùng và Đẩu. Chi tiết Phùng vứt chiếc máy ảnh xuống đất chạy nhào tới cho thấy sự nhạy cảm của người nghệ sĩ về nỗi đau của con người, đồng thời nhắc nhở người nghệ sĩ phải thay đổi cách nhìn, cách phản ánh cuộc sống vào trong tác phẩm khi viết về cuộc sống đời thường.

   Con người cùng với cuộc sống của họ được nhà văn tập trung thể hiện thông qua những nhân vật “phiếm chỉ”: người đàn ông, người đàn bà, đứa con mà người kể chuyện biết tên là thằng Phác (nhưng sau Phùng mới biết là con của họ). Những nhân vật này được hiện lên qua đôi mắt của Phùng, người kể chuyện, đồng thời là người nghệ sĩ đang đi săn tìm cái đẹp tĩnh vật.

   Người đàn bà xuất hiện đầu tiên trong tác phẩm được mô tả: trạc ngoài 40 tuổi, thô kệch, khuôn măt mệt mỏi. Hình ảnh bên ngoài của người đàn bà này gợi về một cuộc đời vất vả, nhọc nhằn, lam lũ. Người đàn bà có đặc điểm là chịu đựng “rất giỏi” những trận đòn đầy hung dữ của chồng: ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng, mà không hề bỏ chạy hay chảy một giọt nước mắt nào. Nhưng chị ta là người lại rất mau nước mắt khi đứng trước mặt con hay nói về con. Phần sau tác phẩm, người đàn bà xuất hiện theo kiểu lộ dần qua sự chứng kiến và cảm nhận của nghệ sĩ Phùng. Đó là một cuộc đời, một số phận như bao số phận khác của người phụ nữ làng chài: đông con, nghèo khổ, nạn nhân của bạo lực gia đình, giàu lòng thương con, cam chịu và không muốn mất gia đình. Trước “công đường”, chị có vẻ khúm núm, sợ sệt, nhưng khi đã biết những người này chỉ muốn giúp đỡ mình, chị đã mạnh dạn hẳn lên, thay đổi cách xưng hô. Lúc đầu chị là người được viên “bao công” vùng biển “giáo huấn” về những điều anh ta đã được học trong sách vở, nhưng sau đó đến lượt cả Đẩu và Phùng được nghe chị ta “giáo huấn” những bài học từ cuộc sống. Bài học mà Phùng và Đẩu học được là cuộc sống không giống như người ta tưởng, những lời giãi bày về gia đình mình làm cho Đẩu vỡ lẽ: Một cái gì mới vừa vỡ ra trong đầu vị Bao công của cái phố huyện vùng biển, lúc này trông Đẩu rất nghiêm nghị và đầy suy nghĩ. Còn Phùng, người nghệ sĩ nhiếp ảnh đã nghe được những lời của người đàn bà tội nghiệp kia về cái chân lí của lòng nhân dạo: Lòng các chú tốt, nhưng các chú đâu có phải người làm ăn… cho nên các chú đâu có hiểu được cái việc của các người làm ăn lam lũ, khó nhọc… Cái việc đó là phải chống chọi với những rủi ro thường gặp trong nghề chài lưới, niềm vui, nỗi buồn của một gia đình đông đúc con cái trong một chiếc thuyền, những đời sống nội tâm của những người lênh đênh trên sông nước vì sự mưu sinh mà không đủ sống, không biết giãi bày với ai, là những đứa trẻ thất học và tương lai của chúng liệu có thoát được chiếc thuyền cùng với những đắng cay nhọc nhằn không. Người đàn bà gọi Đẩu và Phùng là các chú cách mạng, có gì đó vừa thân thương nhưng cũng vừa xa lạ(có lẽthân thương chỉ là trong quá khứ, bây giờ các chú cách mạng xa lạ thật bởi các chú có hiểu gì về cuộc sống với những phức tạp như thếnày đâu). Hìnhảnh người đàn bà vùng biển ám ảnh Phùng, cũng chính là cuộc sống đời thường đang ám ảnh nhà văn khi bước vào trận chiến không có tiếng súng.

   Người đàn ông đánh vợ trong tác phẩm chỉ xuất hiện hai lần. Lần thứ nhất, dưới đôi mắt của Phùng là một con người hung dữ, thô bạo, với những lời cộc cằn: Cứ ngồi nguyên đấy, động đậy là tao giết cả mày đi bây giờ, chúng mày chết đi cho ông nhờ, những lời của những kẻ đang khốn cùng hoặc đang bước vào đường cùng mới mở miệng ra là đòi giết, là muốn người ta chết. Lần thứ hai xuất hiện trong lời kể của người đàn bà, nạn nhân của sự bạo hành kia, người đàn ông trước đây là một anh con trai cục tính nhưng hiền lắm,… cũng nghèo khổ, túng quẫn đi vì trốn lính, không biết uống rượu. Như vậy, không chỉ người đàn bà mà cả người đàn ông kia cũng là nạn nhân của sự nghèo đói. Người đàn ông không theo làm lính ngụy đánh thuê lấy tiền nuôi vợ con mà cam chịu sống cuộc sống đói khổ. Bây giờ cách mạng về, scam chịu đó đã kéo dài, cùng với sự cục tính vốn có nên đã tìm lối giải thoát bằng cách đánh vợ (vợ lão cũng như những người đàn bà vùng biển khác, lại sinh nhiều con, rất thương con và phải cam chịu nếu không bị đánh đập vì tức giận thì cũng bị đánh đập vì uống rượu giải buồn).

   Còn thằng Phác, được mẹ gửi lên ở với ông bà ngoại, nghĩa là đã thay đổi không gian sống, nhưng không thể ngăn được tình thương của nó đối với người mẹ khốn khổ. Thằng Phác không những giống bố nó về hình dáng bên ngoài, giống bố nó về tính cách, mà hơn cả bố nó về sự giận dữ, cả về cách cầm thắt lưng để đánh dướn thẳng người vung chiếc khóa sắt quật vào giữa khuôn ngực vạm vỡ… Tình thương của người mẹ đối với nó (theo kiểu phụ nữ) là sự hy sinh, là những dòng nước mắt, là nội tâm bên trong. Còn tình thương của thằng Phác đối với mẹ nó rất đàn ông, đối xử với bố khi bố đánh mẹ cũng không kém phần thô bạo.

   Truyện Chiếc thuyền ngoài xa không chỉlà những vấn đề của đời sống được tác giả phản ánh trong tác phẩm mà còn là vấn đề về mối quan hệ giữa nghệ thuật và đời sống: nghệ thuật đích thực phải khám phá được những biến động của cuộc sống đằng sau những hình ảnh tưởng chừng vô cùng yên tĩnh. Người nghệ sĩ khi đi vào cuộc sống để sáng tạo phải có cách nhìn toàn diện, đa chiều, phải chấp nhận những đắng cay mà cuộc sống đem đến chứ không được lảng tránh. Đó là quan điểm và cũng là tư tưởng thẩm mĩ của Nguyễn Minh Châu ở giai đoạn sáng tác thứ hai. Những vấn đề có tính tư tưởng lớn lao này được nhà văn thể hiện dưới hình thức câu chuyện của người nghệ sĩ nhiếp ảnh chứng kiến một sự việc (trong nhiều sự việc) của một gia đình làng chài. Vì thế, từ cách trần thuật cho đến việc tạo bối cảnh, tổ chức các lời thoại trong tác phẩm hết sức tự nhiên, chân dung nhân vật, dù chỉ phác họa vài ba nét nhưng cũng rất ấn tượng. Qua cách chọn điểm nhìn trần thuật, tác giả đã thể hiện được hai vấn đề trong nội dung của tác phẩm: vấn đềphức tạp của đời sống con người và vấn đề phản ánh của văn học. Trong từng lời văn, trong hình tượng người kể chuyện, thấp thoáng một Nguyễn Minh Châu, nghệ sĩ sáng tạo và con người giàu lòng thương yêu con người, yêu quý cuộc sống.

Đề bài: Phân tích hình tượng Chiếc thuyền ngoài xa trong truyện ngắn cùng tên của Nguyễn Minh Châu.

Bài làm

   Một tác phẩm hay hấp dẫn và thành công không chỉ ở nội dung và hình thức mà còn là ở hình tượng của tác phẩm đó. Hình tượng có thể là con người và cũng có thể là vật, miễn sao sự vật con người ấy nói lên được ý nghĩa mà nhà văn muốn truyền tải tới bạn đọc. Nếu như Nguyễn Tuân lấy hình tượng con sông Đà để giới thiệu vẻ đẹp hung bạo và trữ tình của nó thì Nguyễn Minh Châu lấy hình tượng chiếc thuyền ngoài xa để nói lên những dụng ý nghệ thuật của mình. Vậy dụng ý nghệ thuật của nhà văn qua hình tượng ấy là gì?.

   Chiếc thuyền ngoài xa được Nguyễn Minh Châu sáng tác trong thời kì đổi mới của đất nước. Khi ấy xã hội đang trên đà phát triển, kinh tế phát triển theo xu hướng hàng hóa nhiều thành phần và hàn gắn vết thương chiến tranh đi lên chủ nghĩa xã hội. Đất nước có nhiều cái mới tốt đẹp văn minh hơn nhưng đồng thời vẫn có những mảng tối mà nhà nước không thể đi sâu hết được. Cho nên với ý thức của một người nghệ sĩ Nguyễn Minh Châu không hổ danh là người mở đường tinh anh khi sáng tác thành công truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa. Trong truyện ngắn ấy ngoài những hình tượng người đàn bà hay người nghệ sĩ Phùng thì chúng ta đặc biệt ấn tượng với hình tượng chiếc thuyền ngoài xa.

   Ngay từ nhan đề của tác phẩm đã là một ẩn ý nghệ thuật về hình tượng này. Chiếc thuyền ngoài xa theo nghĩa tả thực thì nó chính là không gian sinh sống của những cặp vợ chồng làng chài. Nó là những chiếc thuyền mưu sinh của con người đánh cá. Nói một cách khác đi thì đó chính là nhà của họ. Thế nhưng nếu như chỉ hiểu theo nghĩa tả thực kia thì chẳng có gì gọi là ẩn ý ở đây cả.

   Chẳng là nghệ sĩ Phùng là một nhà nhiếp ảnh chuyên nghiệp trong một chuyến công tác chụp cảnh thuyền và biển cho bô lịch năm ấy nghệ sĩ Phùng đã đến vùng biển để chụp bức ảnh chiếc thuyền và biển trong buổi sớm tinh sương. Và đúng như mong muốn Phùng bắt gặp cảnh tượng chiếc thuyền in những nét lòa nhòa trong làn sương. Đó thực sự là một cảnh đắt trời cho. Có thể nói hình tượng chiếc thuyền này chính là một hình ảnh nghệ thuật. Một chiếc thuyền với mũi thuyền in những nét lòa nhòa trong làn sương sớm. Đây quả thật là một bức tranh mực tàu của họa sĩ thời cổ để lại. Trước mắt chúng ta hiện lên một bức tranh đen trắng, chiếc thuyền nhỏ kia mang màu đen in hình mình lên màu trắng là làn sương sớm của buổi sáng trên biển. Sự kết hợp sáng tối giữa hai hình ảnh, hai màu sắc khiến cho thi nhãn của ta như được đắm chìm, bị thu hút bởi sự hài hòa dịu mắt ấy. Những mắt lưới đánh cá cũng được xuất hiện, với cuộc sống thường nhật thì nó chỉ để bắt cá mà đến với nghệ thuật nó lại trở thành một hình ảnh thật đẹp. Hình ảnh những con người ngồi trên thuyền thì im phăng phắc. Cảnh đẹp đó khiến cho người nghệ sĩ như bót thắp tim lại vì sung sướng. Nó chỉ là một cảnh tượng đời thường thế khám phá nghệ thuật của nó lại trở nên đẹp đến vậy. Người nghệ sĩ nhận ra nghệ thuật chính là đạo đức.

   Như vậy hình tượng chiếc thuyền ngoài xa là một hình tượng nghệ thuật giàu sức gợi. Nhà văn như khẳng định nguồn gốc của nghệ thuật chính là sinh ra từ cuộc sống này. Những điều bình dị hay những điều lớn lao của cuộc sống đều có thể trở thành nghệ thuật. Hình tượng chiếc thuyền ngoài xa mang nét nghệ thuật đẹp đến nổi người nghệ sĩ không thể thốt nên thành lời mà như có ai bóp thắt tim mình lại.

   Đó là một nét của hình tượng chiếc thuyền ngoài xa, nếu chỉ dừng lại ở đó thì cũng chẳng có ý nghĩa gì. Nhà văn Nguyễn Minh Châu tiếp tục cho chúng ta khám phá nghịch lý của cuộc đời qua hình tượng chiếc thuyền ấy.

   Sau một bức tranh tuyệt mĩ ấy nơi có những con người chỉ ngòi im phăng phăc êm đềm hiền lành thế. Vậy mà khi chiếc thuyền ấy lại mang cả một sự thật ẩn dấu đằng sau. Đó là người chồng đánh người vợ của mình thậm tệ. Anh ta lấy một chiếc thắt lưng mỹ ngụy của mình để dáng đòn liên tục vào người vợ không hề thương tiếc hay đau xót gì. Bất chợt thằng con trai ở đâu lao tới, nó cầm một con dao và bất chấp chạy tới chỗ ông bố để đâm ông ta. Mũi dao ấy có thể lấy mạng ông bố. Người chồng ấy phũ phàng tát cho thằng con một cái ngã lộn nhào và sau đó trở về thuyền để mặc cho hai mẹ con ở lại trên bờ. Vậy là hình tượng chiếc thuyền kia đâu còn là hình ảnh nghệ thuật nữa nó lại quay trở lại là hình ảnh của cuộc sống hiện thực của những người dân chài nơi đây. Vẫn là con thuyền mưu sinh ngày đêm lênh đênh trên biển, vẫn là con thuyền với những con người ngồi im phắc thế nhưng đến khi vào bờ lại là một trận đánh tơi bời. Đến đây thì ai nghĩ rằng chiếc thuyền kia chỉ đẹp như thế.

   Hình tượng của chiếc thuyền ngoài xa là như thế và cho đến bây giờ hễ cứ nói đến hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa là nói đến sự hàm ẩn giữa nghệ thuật và cuộc đời. nghê thuật được sinh ra từ cuộc đời nhưng đồng thời nghệ thuật phải gắn liền với cuộc đời. Con người chúng ta khi nhìn bất cứ một sự việc nào là nghệ thuật hay không nghệ thuật thì cũng nên nhìn nhận một cách đa chiều. Bởi vì cuộc đời này không bằng phẳng một màu, trong một sự vật có thể chứa đựng nhiều mặt khác nhau. Dòng đời thì đa đoan phức tạp. Vì thế chúng ta nên nhìn nhận một cách thấu hiểu nhất chứ không nên phiếm diện.

   Có thể nói nhà văn Nguyễn Minh Châu đã kế thừa quan niệm của nhà văn Nam cao “Nghệ thuật không phải là ánh trăng lừa dối, không cần là ánh trăng lừa dối… Nghệ thuật chỉ có thể là tiếng kêu đau khổ thoát ra từ những kiếp lầm than”. Thế nhưng Nguyễn Minh Châu vẫn có cái mới lạ ở chỗ hình tượng chiếc thuyền kia quả thật là một nghê thuật đó chứ đâu có phải lừa dối đâu. Cái mà nhà văn muốn thể hiện đó chính là mối quan hệ giữa cuộc đời và nghệ thuật, cái nhìn đa chiều vào sự vật hiện tượng. Ngay chính bản thân hiện tượng cũng có những nghịch lý mà ta phải nhìn nhận.

Đề bài: Hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa trong truyện ngắn cùng tên là biểu tượng đặc sắc, ẩn chứa triết lí nghệ thuật và cách nhìn nhận cuộc sống của nhà văn. Hãy chứng minh điều đó.

Bài làm

   Không phải ngẫu nhiên mà có người cho rằng Nguyễn Minh Châu là nhà văn của những biểu tượng. Bởi lẽ, trong tác phẩm của mình, Nguyễn Minh Châu thường không trực tiếp phát biểu ra những suy nghĩ, quan điểm mà chỉ bộc lộ những suy nghĩ, cách nhìn về cuộc đời qua những biểu tượng, những hình tượng đa nghĩa. Và có lẽ, hình tượng “chiếc thuyền ngoài xa” trong truyện ngắn cùng tên của ông cũng như vậy.

   Tên truyện ngắn là “Chiếc thuyền ngoài xa”, và quả thật, hình ảnh chiếc thuyền gần như xuất hiện xuyên suốt trong câu chuyện mà nhà văn mang đến cho người đọc. Bắt đầu từ yêu cầu của người trưởng phòng “lắm sáng kiến” đối với nhân vật xưng “tôi” – người nghệ sỹ nhiếp ảnh: “…Chúng ta sẽ mang đến cho mỗi gia đình một bộ sưu tập về thuyền và biển, không có người. Hoàn toàn thế giới tĩnh vật”. Tiếp đó là hình ảnh chiếc thuyền “mới đóng xong vẫn còn thơm mùi gỗ lẫn mùi dầu rái”, rồi tiếp theo nữa là “một nhóm chừng dăm bảy chiếc thuyền vó vừa tắt đèn” và cuối cùng tập trung vào “một chiếc thuyền lướt vó …đang chèo thẳng vào trước mặt tôi”. Đây chính là “Chiếc thuyền ngoài xa”.

   Hình ảnh “Chiếc thuyền ngoài xa” được nhà văn khắc hoạ rất ấn tượng: “Mũi thuyền in một nét mơ hồ loè nhoè vào bầu trời sương mù trắng như sữa pha đôi chút màu hồng do ánh mặt trời chiếu vào. Vài bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im phăng phắc như tượng trên chiếc mui khum khum, đang hướng mặt vào bờ”. Hình ảnh đó mang một “vẻ đẹp thực sự đơn giản và toàn bích” – vẻ đẹp của “một bức tranh bằng mực Tàu của một danh hoạ thời cổ”, và tất cả vẻ đẹp đó đã được nhà nghệ sỹ nhiếp ảnh của chúng ta thu vào một tấm ảnh mà nó “được treo ở rất nhiều nơi, nhất là trong các gia đình sành nghệ thuật”.

   Hình ảnh Chiếc thuyền giờ đã hoá thân thành một tác phẩm nghệ thuật để mọi người nhìn ngắm, chiêm ngưỡng với tất cả những vẻ đẹp về màu sắc, đường nét, bố cục…và khi thưởng thức bức ảnh đó, những người sành nghệ thuật thể có cái cảm giác “trở nên bối rối”, cảm thấy “trái tim như có cái gì bóp thắt vào” và “khám phá thấy cái chân lý của sự hoàn thiện, khám phá thấy cái khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn”…như cái cảm giác mà “tôi” đã từng có.

   Song, dù có là người sành nghệ thuật đến đâu, cũng không ai khám phá ra được: Đó là những con nguời, những cuộc đời, những số phận đầy trớ trêu, nghịch lý đã, đang và sẽ còn tiếp tục sống quay quắt bên trong chiếc thuyền ấy. Một người vợ nhẫn nhục cam chịu một cách tự nguyện những trận đòn thịnh nộ của anh chồng với “ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng” chỉ vì chiếc thuyền ấy, gia đình ấy (với trên dưới mười con người) cần có ông ta chèo chống lúc phong ba; Một đứa con trai yêu mẹ đến nỗi định giết cả bố mình… Cái sự thật bên trong ấy chỉ được người thợ chụp ảnh nhận ra khi “chiếc thuyền đâm thẳng vào chỗ tôi đứng”, tức là ở một khoảng cách gần, rất gần!

   Với chi tiết này, câu chuyện dường như đã mở ra hai hình ảnh, hai thế giới khác hẳn: Chiếc – thuyền – ngoài – xa mang lại vẻ đẹp hoàn mỹ cho một tấm ảnh, còn chiếc thuyền khi đến gần lại làm vỡ ra một hiện thực nghiệt ngã đến xót xa của số phận con người.

   Vậy nên, có thể nói hình tượng “Chiếc thuyền ngoài xa” đích thực là một ẩn dụ nghệ thuật hoàn toàn có dụng ý của nhà văn Nguyễn Minh Châu. Giải mã hình tượng ẩn dụ đó, người đọc sẽ nhận ra một thông điệp mà nhà văn truyền đi, rằng cuộc đời vốn dĩ là nơi sản sinh ra cái đẹp của nghệ thuật nhưng không phải bao giờ cuộc đời cũng là nghệ thật, và rằng con người ta cần có một khoảng cách để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của nghệ thuật nhưng nếu muốn khám phá những bí ẩn bên trong thân phận con người và cuộc đời thì phải tiếp cận với cuộc đời, đi vào bên trong cuộc đời và sống cùng cuộc đời.

   Chính vì thế, cho dù chỉ là một bức ảnh “hoàn toàn thế giới tĩnh vật”(hay nói đúng hơn là vẫn có con người nhưng đó chỉ là “những bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im phăng phắc như tượng”) nhưng nhà nghệ sỹ nhiếp ảnh của chúng ta – cũng là người đã trực tiếp nhận ra những số phận ẩn tàng bên trong nó – bao giờ cũng như thấy “một người đàn bà bước ra ” sau mỗi lần suy tư, ngắm nhìn thành quả nghệ thuật mà mình tạo ra nhờ cái giây phút “trời cho” ấy.

   Trước Nguyễn Minh Châu, nhà văn Nam Cao từng quan niệm “Nghệ thuật không phải là ánh trăng lừa dối, không cần là ánh trăng lừa dối… Nghệ thuật chỉ có thể là tiếng kêu đau khổ thoát ra từ những kiếp lầm than” (Trăng sáng). Là người đi sau, Nguyễn Minh Châu không lặp lại quan niệm đó, vì hình ảnh “chiếc thuyền ngoài xa” mang vẻ đẹp nghệ thuật thực sự chứ không hề là “ánh trăng lừa dối”. Điều mà nhà văn muốn người đọc lưu tâm là cần phải có cái nhìn đa chiều, phổ quát mới có thể cảm nhận hết cái gai góc, phức tạp của cuộc đời này, bởi như ông đã nói “con người thì đa đoan, cuộc đời thì đa sự”.

   Nhà văn Nguyễn Minh Châu cũng từng phát biểu “Sáng tác văn học là quá trình đi tìm hạt ngọc ẩn sâu bên trong tâm hồn con người”. Thông điệp phát đi từ hình tượng “chiếc thuyền ngoài xa” trong truyên ngắn cùng tên của ông chính là sự bổ sung hết sức thuyết phục cho quan niệm đó.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 1157

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống