Văn mẫu lớp 12 Tập 1

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 12: tại đây

Đề bài: Phân tích và nêu lên những cảm nhận của em về bài “Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc” của Phạm Văn Đồng.

Bài làm

    Năm 1963, ngọn lửa cách mạng miền Nam bùng cháy ngút trời. Quân và dân ta từ đấu tranh chính trị chuyển sang đấu tranh vũ trang chống đế quốc Mĩ và bè lũ tay sai bán nước, ngày một trở nên dữ dội, quyết liệt.

    Trong hoàn cảnh lịch sử ấy, Đảng và Chính phủ ta đã long trọng tổ chức lễ kỉ niệm 75 năm ngày mất của nhà thơ Đồ Chiểu (3-7-1888 – 3-7-1963) tại Nhà hát lớn Hà Nội. Bài “Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ dân tộc” của Phạm Văn Đồng viết trong dịp ấy, đăng trên Tạp chí Văn học, tháng 7-1963.

    Có thể coi bài nghị luận này là một chân dung vãn học rất đặc sắc viết về nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu, nhà thơ lớn của đất nước ta trong thế kỉ XIX

    Mở đầu bài văn, Phạm Văn Đồng lấy hình ảnh “ngôi sao” để ca ngợi tầm vóc của Nguyễn Đình Chiểu – nhà thơ lớn của nước ta. Tác giả chỉ rõ “trong lúc này” nghĩa là khi cả dân tộc ta bước vào một cuộc chiến đấu mới chống để quốc Mĩ và bè lũ tay sai bán nước, thì phải làm cho Ngôi sao Nguyễn Đình Chiểu sáng tỏ hơn nữa trong bầu trời văn nghệ của dân tộc.

    Tác giả nói về cách nhìn sao trên bầu trời là “phải chăm chú nhìn thì mới thấy, và càng nhìn thì càng thấy sáng”; và đối với văn thơ Nguyễn Đình Chiểu cũng vậy. Ông chỉ ra sự phiến diện, thiên lệch của độc giả lâu nay: “Có người biết Nguyễn Đình Chiểu là tác giả của Lục Vân Tiên, và hiểu Lục Vân Tiên khá thiên lệch về nội dung và văn, còn rất ít biết thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu…”. Cách phản bác và biện luận của Phạm Văn Đồng vừa ôn tồn ở cách nói, vừa sắc sảo ở lí lẽ, nên có giá trị thuyết phục cao.

    Tác giả khẳng định thơ văn yêu nước của Nguyên Đình Chiểu “là những trang bất hủ ca ngợi cuộc chiến đấu oanh liệt của nhân dân ta chống bọn xâm lược phương Tây ngay buổi đầu lúc chúng đặt chân lên đất nước chúng ta”. Tác phẩm của Đồ Chiểu “ngoài những giá trị văn nghệ, còn quý ở chỗ nó soi sáng tâm trong sáng và cao quý lạ thường của tác giả, và ghi lại lịch sử của một thời khổ nhục nhưng vĩ đại!”.

    Phạm Văn Đồng đã nhắc lại hai câu thơ: “Sự đời thà khuất đôi tròng thịt – Lòng đạo xin tròn một tấm gương!” để ca ngợi khí tiết nhà thơ của đất Đồng Nai vô cùng “cao cả, rạng rỡ”.

    Cách trích dẫn thơ văn và những nhận xét, đánh giá của tác giả về Nguyễn Đình Chiểu thật sâu sắc, xác đáng: “Thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu là thơ văn chiến đấu, đánh thẳng vào giặc ngoại xâm và tôi tớ của chúng”; hoặc Nguyễn Đình Chiểu coi việc viết văn “là một thiên chức” vì vậy ông “khinh miệt bọn lợi dụng văn chương để làm việc phi nghĩa”.

    Có thể nói, Phạm Văn Đồng đã dùng những lời tốt đẹp nhất, những hình ảnh cao quý nhất để ca ngợi, khẳng định nhân cách, tầm vóc và giá trị của con người và thơ văn Nguyễn Đình Chiểu trong nền văn nghệ của nước ta.

    Phần thứ hai của bài viết, Phạm Văn Đồng đi sâu phân tích, bình luận hai kiệt tác của Nguyễn Đình Chiểu là Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc và truyện Lục Vân Tiên.

    Tác dụng thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu mang tầm lịch sử to lớn, đã “làm sống lại trong tâm trí của chúng ta phong trào kháng Pháp oanh liệt và bền bỉ của nhân dân Nam Bộ từ 1860 về sau, suốt hai mươi năm trời”.

    Văn tế là một phần lớn thơ văn yêu nước của Đồ Chiểu. Những bài văn tế như Văn tế Trương Định, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Văn tế nghĩa sĩ trận vong Lục tỉnh, theo Phạm Văn Đồng là đã “ca ngợi những người anh hùng suốt đời tận trung với nước và than khóc những người liệt sĩ đã trọn nghĩa với dân”. Những bài văn tế ấy là “tâm hồn trung nghĩa của Nguyễn Đình Chiểu dã diễn tả, thật là sinh động và não nùng, cảm tình của dân tộc đối với người chiến sĩ của nghĩa quân, vốn là người nông dân, xưa kia chỉ quen cày cuốc, bỗng chốc trở thành người anh hùng cứu nước”.

    Bên cạnh một số trích dẫn chọn lọc trong bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc nói về nguồn gốc xuất thân, tính cần cù, lòng yêu nước, tinh thần chiến đấu quả cảm của người chiến sĩ nghĩa quân, Phạm Văn Đồng còn so sánh “bài ca” của Nguyễn Đình Chiểu với bài “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi: “Hai bài văn: hai cảnh ngộ, hai thời buổi, nhưng một dân tộc. Bài cáo của Nguyễn Trãi là khúc ca khải hoàn, ca ngợi những chiến công oanh liệt chưa từng thấy, biểu dương chiến thắng rạng rỡ nước nhà. Bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” là khúc ca những anh hùng thất thế, nhưng vẫn hiên ngang: Sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc… muôn kiếp nguyện được trả thù kia…”.

    Với cách lập luận chặt chẽ, cách chứng minh sáng tỏ sau khi dẫn tiếp bài thơ “Xúc cảnh”, tác giả cho biết, con người Nguyễn Đình Chiểu, thơ văn Nguyễn Đinh Chiểu không phải là những trường hợp hi hữu; phong trào kháng Pháp sôi nổi và mạnh me lúc bấy giờ ở Nam Bộ “làm nảy nở nhiều nhà văn, nhà thơ tài năng xuất chúng, bản lĩnh phi thường, mà tác phẩm là những bông hoa của một thời oanh liệt và đau thương:

    Phan Văn Trị, Nguyễn Thông, Bùi Hữu Nghĩa, Huỳnh Mẫn Đạt, Nguyễn Văn Lạc, Nguyễn Hữu Huân, Hồ Huân Nghiệp…”.

    Phần tiếp theo, Phạm Văn Đồng nêu lên một vài nhận xét về truyện Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu. Tác giả cho rằng Vân là “tác phẩm lớn nhất” của Nguyễn Đình Chiểu, rất phổ biến trong dân gian, nhất là ở miền Nam. Lục Vân Tiên là “một bản trường ca ca ngợi chính nghĩa, những đạo đức đáng quý trọng ở đời, ca ngợi những người trung nghĩa!” Các nhân vật như Lục Vân Tiên, Nguyệt Nga, Tiểu đồng… “là những người đáng kính, đáng yêu, trọng nghĩa, khinh tài, trước sau một lòng, mặc dầu khổ cực, gin nguy, quyết phấn đấu vì nghĩa lớn”; “họ gần gũi chúng ta và câu chuyện của họ làm chúng ta cảm xúc và thích thú”.

    Về văn chương, theo tác giả thì là một chuyên chuyện Lục Vân Tiên là một chuyện “kể”, chuyện “nói”; văn “nôm na” là dụng ý của nhà thơ, nhằm “truyền bá rộng rãi trong dân gian”. Có một ít “sơ sót” về văn chương do cảnh ngộ éo le của nhà thơ nên “khó sữa chữa và duyệt lại nguyên bản”. Phạm Văn Đồng dẫn ra một vài câu thơ Lục Vân Tiên và ông cho biết “ông thuộc lòng nhiều vần thơ rất hay”:

    “Kim Liên ơi hỡi Kim Liên,

    Đẩy xe cho chị qua miền Hà Khê”.

    Đánh giá truyện thơ này của Đồ Chiểu, tác giả nói: “Trong dân gian miền Nam, người ta thích Lục Vân Tiên, người ta say sưa nghe kể Lục Vân Tiên, không chỉ vì nội dung câu chuyện, còn vì văn hay của Lục Vân Tiên”.

    Phần cuối văn bản, là sự đánh giá tổng quát về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu. Nếu bài “Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc” là một tấm đá hoa cương thì câu văn sau đây, là những chữ vàng óng ánh khắc trên tấm đá hoa cương ấy:

    “Tóm lại, Nguyễn Đình Chiểu là một chí sĩ yêu nước, một nhà thơ lớn của nước ta.

    Đời sống và sự nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu là một tấm gương sáng, nêu cao địa vị và tác dụng của văn học, nghệ thuật, nêu cao sứ mạng của người chiến sĩ trên mặt trận văn hoá và tư tưởng”.

    Qua bài “Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc”. Phạm Văn Đồng đã thể hiện một văn phong uyển chuyển, tinh tế và phong phú. Lí lẽ sắc bén, lập luận chạt chẽ, bình luận gắn kết với chứng minh, mà trích dẫn nào cũng chọn lọc, sáng tỏ, đầy sức thuyết phục.

    Tác giả đã dành những lời tốt đẹp nhất ca ngợi nhà thơ lớn của đất Đồng Nai với lòng biết ơn và niềm tự hào sâu sắc.

    Bài “Nguyền Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc” là một bài nghị luận mẫu mực về tác giả và tác phẩm văn chương, nêu lên nhiều bài học quý báu, tốt đẹp cho thanh niên học sinh chúng ta.

Đề bài: Phân tích tác phẩm Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc của Phạm Văn Đồng.

Bài làm

    Năm 1963, ở miền Bắc nước ta, lễ kỉ niệm 75 năm ngày mất của Nguyễn Đình Chiểu đã được tổ chức hết sức trọng thể. Đây được xem là một cái mốc giàu ý nghĩa của tiến trình nghiên cứu về nhà thơ yêu nước lớn này của dân tộc. Trong số những bài viết ra đời nhân dịp đó, tiểu luận “Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc” của Phạm Văn Đồng có một vị trí khá đặc biệt, do cách đặt vấn đề và khả năng gợi mở hướng nghiên cứu mới của nó. Chính lời mở và lời kết của áng văn đã cho thấy rõ điểu này. Lời mở : “Ngôi sao Nguyễn Đình Chiểu, một nhà thơ lớn của nước ta, đáng lẽ phải sáng tỏ hơn nữa trong bầu trời văn nghệ của dân tộc, nhất là trong lúc này”. Và lời kết : “Đời sống và sự nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu là một tấm gương sáng, nêu cao địa vị và tác dụng của văn học, nghệ thuật, nêu cao sứ mạng của người chiến sĩ trên mặt trận văn hoá và tư tưởng”. Qua những câu vừa trích, có thể hiểu rằng trước đó, sự nghiệp văn học của Nguyền Đình Chiểu còn chưa được đánh giá một cách toàn diện và thơ văn yêu nước của ông còn chưa được chú ý nghiên cứu cho đúng với tầm mà nó có. Thêm nữa, trong lúc công cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà đang đòi hỏi việc khơi dậy lòng yêu nước và ý chí chiến đấu của toàn dân, đổng thời yêu cầu xây dựng một nền văn nghệ mới phục vụ sự nghiệp cách mạng của dân tộc đang được đặt ra trên một tầm độ mới, việc khai thác nội dung yêu nước trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu càng có một ý nghĩa hết sức quan trọng.

    Viết về một vấn đề nghiêm trang như vậy, người ta có thể chọn một kiểu trình bày duy lí, ít màu sắc biểu cảm. Nhưng ở đây, ngay từ đầu, tác giả đã biểu lộ cảm xúc nồng nàn của mình khi nêu những đòi hỏi cần thiết đối với việc đánh giá giá trị thơ văn Nguyễn Đình Chiểu. Cách nói “ngôi sao Nguyễn Đình Chiểu”, cách ví von “Trên trời có những vì sao có ánh sáng khác thường, nhưng con mắt của chúng ta phải chăm chú nhìn thì mới thấy, và càng nhìn thì càng thấy sáng. Văn thơ của Nguyễn Đinh Chiểu cũng vậy “một mặt dễ gây ấn tượng vì sự tươi mát của giọng văn và vì liên tưởng hợp lí, mặt khác, phản ánh được khá trung thực sự trân trọng, yêu quý hết mực của tác giả đối với đối tượng được ông nói đến. Phải nói rằng một kiểu nhập đề như vậy có thể tạo được những hiệu quả tác động rất tốt đẹp. Trước khi đồng tình với người viết về những lập luận, người ta đã chia sẻ với ông về một thái độ – thái độ đối với nhà thơ của dân tộc và thái độ đối với người tiếp nhận áng vãn của chính mình.

    Nội dung quan trọng nhất của bài viết là làm sáng tỏ giá trị to lớn của bộ phận thơ văn yêu nước trong sự nghiệp văn học của Nguyễn Đình Chiểu. Những lời đánh giá cao nhất, những lời ngợi ca nồng nhiệt nhất đã được nêu lên : “thơ văn yêu nước của Nguyễn Đinh Chiểu, khúc ca hùng tráng của phong trào yêu nước chống bọn xâm lược Pháp lúc chúng đến bờ cõi nước ta”, “tác phẩm là những trang bất hú”, “Bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là khúc ca những người anh hùng thất thế, nhưng vẫn hiên ngang”, “trong thơ văn yêu nước của Nguyễn Đinh Chiểu còn có những đoá hoa, những hòn ngọc rất đẹp”,… Tuy nhiên, nếu bài viết chỉ có những lời ngợi ca chung chung thì rất khó thuyết phục người đọc. Do hoàn toàn ý thức được điều này, Phạm Văn Đồng rất chú ý nêu và phân tích các dẫn chứng cụ thể. Tác giả đã vừa làm rõ mối quan hệ thống nhất giữa nhân cách con người nhà thơ và thơ văn của ông, lại vừa chú ý đặt bộ phận thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu vào đúng bối cảnh nó ra đời để đưa ra những kết luận cần thiết. Những đoạn nêu tiểu sử nhà thơ, tái hiện không khí lịch sử một thời được viết rất súc tích và giàu cảm hứng. Thái độ yêu ghét rành mạch, rõ ràng luôn được biểu lộ, khiến lịch sử sống dậy có hình, có khối, phập phồng hơi thở. Rõ ràng người viết đã thiết lập được sự “kết nối” giữa xưa và nay, giúp người đọc cảm nhận được sâu sắc rằng cái mạch sống của dân tộc đang chảy xuyên qua thời gian để trao tới cho chúng ta ngày nay những thông điệp giàu ý nghĩa.

    Phạm Văn Đồng đặc biệt chú ý tới mối quan hệ giữa nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu với nhân dân, dân tộc. Không phải ngẫu nhiên mà các từ “nhân dân”, “dân tộc”, “đất nước” được nhắc tới với tần số cao như vậy trong bài. Theo tinh thần của bài viết, ta hiểu rằng nhờ sống gắn bó với nhân dân, dân tộc, nhờ biết nói lên những ý nguyện thiết tha của nhân dân, dân tộc mà Nguyễn Đình Chiểu được nhìn nhận như một tấm gương đạo nghĩa sáng ngời và thơ văn ông có được sức sống mãnh liệt đến thế. Tác giả cũng không quên nhắc tới quan niệm văn chương tiến bộ, đúng đắn của Nguyễn Đình Chiểu để làm nổi bật cái luận điểm về sự chú động của nhà thơ khi ông hướng ngòi bút của mình vào việc “chở đạo”, “đâm mấy thằng gian”. Xét sâu vào mục đích chính luận của bài viết, có thể thấy những điểm nhấn mà tác giả tạo ra như trên là hoàn toàn hợp lí. Cương vị, trách nhiệm xã hội của tác giả cũng theo đó mà được thể hiện một cách minh bạch, công khai.

    Với tư cách là một người đọc nhạy cảm và am hiểu văn chương, tác giả bài viết đã có được sự cắt nghĩa đích đáng về một đặc điểm lớn của văn thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu. Đó là: chiếm phần lớn trong sáng tác của ông là “những bài văn tế, ca ngợi những người anh hùng suốt đời tận trung với nước, và than khóc những người liệt sĩ đã trọn nghĩa với dân”. Trong một thời “khổ nhục nhưng vĩ đại”, “oanh liệt và đau thương”, những tiếng “than khóc” cũng là những khúc ca – “khúc ca những người anh hùng thất thế, nhưng vẫn hiên ngang”. Đặt bài viết vào bối cảnh một thời mà giới nghiên cứu vẫn còn hơi nghi ngại đối với âm điệu bi thương trong sáng tác của nhiều nhà thơ quá khứ, sự đánh giá có tính chất khẳng định như trên của Phạm Văn Đồng là rất có ý nghĩa, có thể gợi mở được nhiều điều vế phương pháp luận đánh giá văn học.

    Phần sau của bài viết được dành để nói về Lục Vân Tiên, một “tác phẩm lớn nhất của Nguyễn Đình Chiểu, rất phổ biến trong dân gian, nhất là ở miền Nam”. Mặc dù Lục Vân Tiên đã được yêu thích xứng với giá trị của nó, và vấn đề đáng quan tâm hơn lúc này là đánh giá đúng tầm vóc của bộ phận văn thơ yêu nước trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu, nhưng hẳn tác giả thấy việc nói thêm về Lục Vân Tiên ở đây không phải là không cần thiết. Vấn đề là phải thấy được thực chất sức hấp dẫn cúa truyện thơ này. Theo tác giả, nếu chí nhìn Lục Vân Tiên như một “bản trường ca ca ngợi chính nghĩa, những đạo đức đáng quý trọng ở đời, ca ngợi những người trung nghĩa” thì đúng nhưng chưa đủ, bởi nó dễ đánh dồng giá trị của tác phẩm với giá trị của luân lí mà tác phẩm đề cao trên bề nổi. Nếu nhìn qua, ta dễ tưởng rằng nhiều nhân vật của Lục Vân Tiên hành xử không khác gì những nhân cách mẫu mực của đạo đức phong kiến, nhưng sự thực, họ là “những con người có ruột gan, xương thịt” và thực chất đạo lí sống của họ là đạo lí sống của nhân dân. Tác giả khẳng định : “VI những lẽ đó họ gần gũi chúng ta và câu chuyện của họ làm chúng ta cảm xúc và thích thú”. Cho đến nay, có lẽ luận điểm này của Phạm Vãn Đồng vẫn là một luận điểm độc đáo, còn nguyên giá trị khám khá.

    Bên cạnh việc thực sự hiểu và đồng cảm với Nguyễn Đình Chiểu, tác giả cũng tỏ ra nắm vững lịch sử tiếp nhận tác phẩm Lục Vân Tiên. Tuy không phân tích kĩ cái hay của lời văn ở truyện thơ này nhưng tác giả tỏ rõ quan điểm khẳng định của mình đối với nó. Những câu thơ được Phạm Văn Đồng dẫn ra quả là những câu đầy vang vọng, chan chứa chất thơ, đích thực là sản phẩm của một tài năng nghệ thuật lớn. Phải chăng, từ những điểu được trình bày cuối bài viết, người đọc có thể nghĩ tới một tiêu chí đánh giá không cứng nhắc về cái gọi là phẩm tính văn chương của một sáng tác thơ ca ? Văn hay hay không hay, sự đánh giá đó nhiều khi còn tuỳ thuộc vào cách đọc, cách hiểu về đặc trưng thi pháp của một sáng tác.

    Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc quả là một bài nghị luận văn học có giá trị. Ngoài việc chứa đựng những khám phá đáng trân trọng dối với thơ văn Nguyễn Đình Chiểu, nó còn mang tính chất của một lời kêu gọi hướng về tầng lớp văn nghệ sĩ, mong họ hết lòng đem ngòi bút của mình phục vụ nhân dân, phục vụ cách mạng. Đặc biệt, nó cũng đặt nền tảng cho việc xác lập một quan điểm đánh giá đúng đắn đối với các hiện tượng văn học của quá khứ. Bài viết thực sự đã kết tinh được những ưu điểm thường thấy của văn nghị luận Phạm Văn Đồng: chứa chan nhiệt huyết đối với các vấn đề lớn của đất nước ; lí trí và tình cảm quyện chặt vào nhau trong mỗi dòng văn ; tạo được sự cân bằng giữa những đề xuất thiết thực và những gợi mở về một con đường đi tới các đích xa…

Đề bài: Phân tích bài Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc của Thủ tướng Phạm Văn Đồng.

Bài làm

   Thủ tướng Phạm Văn Đồng là nhà chính trị, ngoại giao tài ba đồng thời cũng là nhà văn hóa lớn. ông để lại cho đời nhiều tác phẩm có giá trị. Với những cống hiến lớn lao cho đất nước, ông đã được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao vàng và nhiều Huân chương cao quý khác.

   Về văn học, Phạm Văn Đồng viết nhiều bài nghị luận đặc sắc về các danh nhân văn hóa như Nguyễn Trãi, Nguyễn Đình Chiểu, Hồ Chí Mình… Trong đó có bài Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc.

   Bài văn viết nhân dịp kỉ niệm 75 năm ngày mất của nhà thơ Đồ Chiểu (3-7- 1888) và đăng trên Tạp chí Văn học tháng 7 – 1963. Đây là thời kì đế quốc Mĩ quyết định tài trợ, can thiệp sâu hơn vào cuộc chiến tranh ở miền Nam. Phong trào đấu tranh chống Mĩ và tay sai của nhân dân miền Nam nổi lên khắp nơi, tiêu biểu là phong trào đồng khởi của nhân dân Bến Tre. Hoàn cảnh lịch sử ấy giúp chúng ta hiểu thêm tại sao tác giả Phạm Văn Đồng lại nhấn mạnh thời điểm khi ông viết bài văn ca ngợi Nguyễn Đình Chiểu.

   Nội dung sâu sắc và mới mẻ mà tác giả đặt ra trong bài viết là: Nguyễn Đình Chiểu, một nhân cách trong sáng, một nhà thơ lớn của dân tộc cần phải được đánh giá đúng đắn hơn, đầy đủ hơn.

   Bài viết có sức lôi cuốn mạnh mẽ do ngôn ngữ tác giả sử dụng vừa xúc động, thiết tha, kết hợp với nhiều hình ảnh, ngôn từ có khả năng gợi tả, gợi cảm cao, đặc biệt là phương pháp nghị luận chặt chẽ và xác đáng.

   Tác giả mở đầu bài viết bằng một nhận định khách quan có tính thời sự, chứa đựng luận đề (chủ đề) của bài viết: Ngôi sao Nguyễn Đình Chiểu, một nhà thơ lớn của nước ta, đáng lẽ phải sáng tỏ hơn nữa trong bầu trời văn nghệ của dân tộc, nhất là trong lúc này. Lúc này là năm 1963, đất nước ta đang bị tạm thời chia cắt làm hai miền. Nhân dân miền Bắc vừa xây dựng xã hội chủ nghĩa vừa là hậu phương lớn tiếp sức cho nhân dân miền Nam chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược và bè lũ ngụy quyền tay sai bán nước.

   Từ năm 1954 đến 1959, đế quốc Mĩ và chính quyền Ngô Đình Diệm triển khai chính sách tố Cộng, ra sức truy nã, bức hại những người kháng chiến cũ, bắt bớ, tù đày và gây ra nhiều vụ tàn sát đẫm máu khắp miền Nam.

   Từ năm 1960, Mĩ quyết định tài trợ và can thiệp sâu hơn vào cuộc chiến. Năm 1964, chúng đưa thêm 16.000 binh lính và sĩ quan Mĩ vào miền Nam. Chỉ một năm sau, con số ấy đã tăng lên tới 543.000.

   Trước tình hình đó, phong trào đấu tranh chống Mĩ – ngụy của nhân dân miền Nam nổi lên mạnh mẽ, quyết liệt; tiêu biểu nhất là phong trào đồng khởi ở Bến Tre. Đây là thời điểm cách mạng miền Nam đứng trước nhiều khó khăn, thử thách. Hoàn cảnh lịch sử trên giúp chúng ta hiểu thêm tại sao Thủ tướng Phạm Văn Đồng lại nhấn mạnh thời điểm ông viết bài văn ca ngợi nhà thơ mù yêu nước Nguyễn Đình Chiểu nhằm khẳng định truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam, động viên nhân dân cả nước vùng lên tiêu diệt bọn bán nước và cướp nước.

   Tác giả đã sử dụng ẩn dụ nghệ thuật để khẳng định tài năng văn chương và tấm lòng yêu nước, thương dân vô cùng đáng quý của nhà thơ đất Lục tỉnh Nam Kỳ: Trên trời có những vì sao có ánh sáng khác thường, nhưng con mắt của chúng ta phải chăm chú nhìn thì mới thấy, và càng nhìn thì càng thấy sáng. Văn thơ của Nguyễn Đình Chiểu cũng vậy. Có người chỉ biết Nguyễn Đình Chiểu là tác giả của Lục Vân Tiên, và hiểu Lục Vân Tiên khá thiên lệch về nội dung và về văn, còn rất ít biết thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu, khúc ca hùng tráng của phong trào yêu nước chống bọn xâm lược Pháp lúc chúng đến bờ cõi nước ta cách đây một trăm năm!

   Theo tác giả, có hai lí do khiến ngôi sao Nguyễn Đình Chiểu chưa sáng tỏ trên bầu trời văn nghệ của dân tộc. Lí do thứ nhất: Nhiều người chỉ biết Nguyễn Đình Chiểu là tác giả của truyện thơ Lục Vân Tiên và họ hiểu khá thiên lệch về nội dung, nghệ thuật của truyện. Lí do thứ hai: Phần lớn người đọc biết rất ít về thơ văn yêu nước 1 một bộ phận quan trọng trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu.

   Từ đó, tác giả đi đến kết luận; Nguyễn Đình Chiểu là một nhà thơ yêu nước mà tác phẩm là những trang bất hũ ca ngợi cuộc chiến đấu oanh liệt của nhân dân ta chống bọn xâm lược phương Tây ngay buổi đầu lúc chúng đặt chân lên đất nước chúng ta. Những luận điểm nêu trong phần mở bài này đã được tác giả phân tích và chứng minh để làm sáng tỏ ở phần sau.

   Trong phần thân bài, trước hết tác giả giới thiệu về Nguyễn Đình Chiểu, nhấn mạnh đến khí tiết của một nhà thơ yêu nước, thương dân, trọn đời phấn đấu hi sinh vì nghĩa lớn: Nguyễn Đình Chiểu vốn là một nhà nho, nhưng sinh trưởng ở đất Đồng Nai hào phóng, lại sống giữa lúc nước nhà lâm nguy, vua nhà Nguyễn cam tâm bán nước để giữ ngai vàng, nhưng khắp nơi, nhân dân và sĩ phu anh dũng đứng lên đánh giặc cứu nước. Vì mù cả hai mắt, hoạt động của người chiến sĩ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu chủ yếu là thơ văn. Và những tác phẩm đó, ngoài những giá trị văn nghệ, còn quý giá ở chỗ nó soi sáng tâm hồn trong sáng và cao quý lạ thường của tác giả, và ghi lại lịch sử của một thời khổ nhục nhưng vĩ đại!

   Tác giả khẳng định: Cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu là tấm gương chói sáng về tinh thần yêu nước thiết tha và thái độ căm thù giặc sâu sắc. Quan điểm của ông là dùng thơ văn làm vũ khí chiến đấu chống xâm lược, ca ngợi chính nghĩa và truyền thống đạo lí tốt đẹp của nhân dân lao động, phê phán những kẻ lợi dụng văn chương để làm những điều xằng bậy, xấu xa. Ý trên đã được thể hiện qua hai đoạn văn ngắn gọn và cô đúc: Cuộc đời và thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu là của một chiến sĩ hi sinh phấn đấu vì một nghĩa lớn. Thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu là thơ văn chiến đấu, đánh thẳng vào giặc ngoại xâm và tôi tớ của chúng:

    Học theo ngòi bút chí công

    Trong thi cho ngụ tấm lòng Xuân thu

   Đối với Nguyễn Đình Chiểu, cầm bút, viết văn là một thiên chức. Và Nguyễn Đình Chiểu trọng chức trách của mình chừng nào thì càng khinh miệt bọn lợi dụng văn chương để làm việc phi nghĩa chừng nấy:

    Thấy nay cũng nhóm văn chương

    Vóc dê da cọp khôn lường thực hư!

   Sau khi khẳng định cuộc đời và quan điểm sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu, tác giả lần lượt lấy thơ văn yêu nước và tác phẩm Lục Vân Tiên để chứng minh.

   Khi phân tích thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu, Phạm Văn Đồng đã đặt vào bối cảnh lịch sử lúc bấy giờ của nhân dân Nam Bộ với phong trào chống Pháp do Trương Định, Nguyễn Hữu Huân lãnh đạo và trong dòng chảy của văn thơ yêu nước giai đoạn này để thấy rõ nguồn mạch phát sinh cảm hứng là tất yếu, đồng thời khẳng định vị trí lá cờ đầu của Nguyễn Đình Chiểu trong thơ văn yêu nước chống Pháp thời kì cận đại cuối thế kỉ XIX.

   Tác giả nhận xét về thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu bằng một luận điểm ngắn gọn, cô đúc: Thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu làm sống lại trong tâm trí của chúng ta phong trào kháng Pháp oanh , liệt và bền bỉ của nhân dân Nam Bộ từ 1860 về sau, suốt hai mươi năm trời.

   Vì sao tác giả lại mở đầu phần này bằng việc tái hiện hoàn cảnh lịch sử nước ta trong giai đoạn lịch sử sau năm 1860? Bởi vì một nhà văn chỉ thực sự lớn khi tác phẩm của nhà văn ấy phản ánh một cách trung thành những đặc điểm cơ bản nhất của một giai đoạn tịch sử có ý nghĩa trọng đại đối với đời sống của đất nước, nhân dân. Riêng điểm này, Nguyễn Đình Chiểu đã xứng đáng là ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc.

   Trong khi vua quan nhà Nguyễn thua trận đầu hàng cắt đất dâng cho giặc thì các tầng lớp nhân dân Nam Bộ lúc bấy giờ, nhân dân lao động và các bậc sĩ phu đều kiên quyết vùng dậy đánh giặc cứu nước. “Giặc đến nhà đàn bà phải đánh”. Phong trào bắt đầu dấy lên ở miền Đông, sau lan rộng khắp nơi ở “Lục tỉnh”, biến thành cuộc chiến tranh nhân dân rộng lớn, nhiều nơi, nhiều lúc sôi nổi và mạnh mẽ lạ thường, khiến cả kẻ thù cũng không tiếc lời tỏ lòng khâm phục…

   Tác giả gọi thời kì Nguyễn Đình Chiểu sống là một thời khổ nhục nhưng vĩ đại. Vì thế, sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu vừa là tấm gương phản chiếu một thời đại, vừa là lời kêu gọi nhân dân vùng lên đấu tranh và ngợi ca những nghĩa sĩ dũng cảm, đồng thời cũng là lời than khóc cho những anh hùng thất thế đã bỏ mình trong cuộc chiến đấu vì nước, vì dân.

   Tác giả khẳng định: Cho nên không phải ngẫu nhiên mà thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu, một phần lớn là những bài văn tế, ca ngợi những người anh hùng suốt đời tận trung với nước và than khóc những người Hệt sĩ đã trọn nghĩa với dân.

   Song, văn chương chân chính còn phải tham gia tích cực vào cuộc đấu tranh của thời đại. Thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu là như thế. Phạm Văn Đồng khẳng định: Tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu lớn lao bởi sức cổ vũ mạnh mẽ cho cuộc chiến đấu chống thực dân, bằng cách làm cho lòng người rung động trước những hình tượng sinh động và não nùng của những con người suốt đời tận trung với nước, trọn nghĩa với dân, giữ vẹn khí phách hiên ngang cho dù chiến bại.

   Mặt khác, bản chất của văn chương là sáng tạo. Văn chương đóng góp cho cuộc đời bằng những cái độc đáo, chưa từng thấy ở các tác phẩm trước đó hay cùng thời ấy. Đó là lí do khiến Phạm Văn Đồng nói đến bài Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc nhiều nhất và hào hứng nhất.

   Bài văn nghị luận Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc được tác giả viết nên không chỉ bằng một trí tuệ sáng suốt, sâu sắc mà còn bằng một cảm xúc mạnh mẽ khác thường. Sự kết hợp giữa con tim và khối óc đã khiến tác giả viết được những câu văn hay nhất, làm rung động lòng người. Nhưng tác giả đã không viết về Nguyễn Đình Chiểu với nỗi tiếc thương của một người hoài cổ mà tác giả luôn nhìn người xưa từ hôm nay và đặt ra vấn đề vì cuộc sống hôm nay. Chính vì thế mà những con người đang sống hết mình trong cuộc chiến đấu hào hùng chống đế quốc xâm lược ngày càng có điều kiện để thông cảm hơn với một con người cũng đã sống hết mình trong công cuộc chống thực dân Pháp oanh liệt mà đau thương thuở ban đầu. Điều ấy cũng đã khiến cho Nguyễn Đình Chiểu trở thành ngôi sao càng nhìn càng thấy sáng.

   Nghệ thuật của đoạn văn này thể hiện ở phương pháp lập luận chặt chẽ, ở bố cục rõ ràng, mạch lạc, ở ngôn ngữ trong sáng, tự nhiên với những lời bình hàm súc, sắc sảo, mới mẻ về bài Văn nổi tiếng: Ngòi bút, nghĩa là tâm hồn trung nghĩa của Nguyễn Đình Chiểu đã diễn tả, thật là sinh động và não nùng, cảm tình của dân tộc đối với người chiến sĩ của nghĩa quân, vốn là người nông dân, xưa kia chỉ quen cày cuốc, bỗng chốc trở thành người anh hùng cứu nước.

   Tác giả dẫn một đoạn của bài Văn tế, so sánh với Đại cáo bình Ngô của Nguyễn Trãi rồi bình: Hai bài văn, hai cảnh ngộ, hai thời buổi, nhưng một dân tộc. Bài cáo của Nguyễn Trãi là khúc ca khải hoàn, ca ngợi những chiến công oanh liệt chưa từng thấy, biểu dương chiến thắng làm rạng rỡ nước nhà. Bài Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc là khúc ca những người anh hùng thất thế, nhưng vẫn hiên ngang: “Sống đánh giặc thác cũng đánh giặc… muôn kiếp nguyện được trả thù kia…”. Kết thúc đoạn văn này, tác giả bày tỏ lòng tưởng nhớ đến hương hồn của nhà thơ yêu nước cùng những nghĩa quân đã anh dũng hi sinh cho nghĩa lớn: Có lẽ dưới suối vàng, linh hồn của Nguyễn Đình Chiểu và nhũng nghĩa quân lúc bấy giờ, ngày nay phần nào đã được hả dạ. Phần tiếp theo, tác giả giới thiệu truyện Lục Vân Tiên, tác phẩm lớn nhất của Nguyễn Đình Chiểu có tầm ảnh hưởng sâu rộng trong dân gian, nhất là ở miền Nam và chỉ ra một số nhận xét chưa đúng về truyện Lục Vân Tiên. Ông chứng minh giá trị của tác phẩm này bằng cách phân tích cái hay, cái đẹp về cả nội dung lẫn nghệ thuật: Đúng, đây là một bản trường ca ca ngợi chính nghĩa, những đạo đức đáng quý trọng ở đời, ca ngợi những người trung nghĩa! Tác giả cũng nhận xét một cách khách quan là: Tất nhiên, những giá trị luân lí mà Nguyễn Đình Chiểu ca ngợi, ở thời đại chúng ta, theo quan điểm của chúng ta thì có phần đã lỗi thời… về mặt nghệ thuật của tác phẩm Lục Vân Tiên, Thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng chỉ ra rằng: về văn chương của Lục Vân Tiên, phải để ý đây là một chuyện “kể”, chuyện “nói”. Tác giả cố ý viết một lối văn “nôm na”, dễ hiểu, dễ nhớ, có thể truyền bá rộng rãi trong dân gian. Cho nên, dù có chỗ này chỗ khác lời thơ chưa được hay, chưa được trau chuốt thì cũng là điều khó tránh khỏi. Dẫu sao đôi chỗ sơ sót về văn chương không thể làm giảm giá trị văn nghệ của bản trường ca thật là hấp dẫn từ đầu đến cuối. Đánh giá trên đây cho thấy tác giả là người luôn giữ được sự trung thực và công bằng trong khi nghị luận.

   Bài viết kết thúc bằng những câu văn thể hiện tình cảm kính yêu và lòng biết ơn chân thành: Nhân kỉ niệm ngày mất của Nguyễn Đình Chiểu (ngày 3 tháng 7 năm 1988), trong lòng chúng ta, chúng ta hãy đốt một nén hương để tưởng nhớ người con quang vinh của dân tộc.

   Giá trị bài nghị luận văn học Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc của Thủ tướng Phạm Văn Đồng không chỉ nằm ở nội dung sâu sắc, xúc động mà còn ở phương pháp lập luận khúc chiết, mạch lạc, ở ngôn ngữ trong sáng, giàu cảm xúc, có sức thuyết phục cao. Bằng hiểu biết thấu đáo, cách nhìn, cách nghĩ mới mẻ và nhiệt tình của một người gắn bó hết mình với nước, với dân, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã làm sáng tỏ mối liên hệ khăng khít giữa thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu với hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ và với thời đại hiện nay. Tác giả hết lòng ca ngợi Nguyễn Đình Chiểu, một nhà thơ trọn đời dùng cây bút làm vũ khí chiến đấu cho dân, cho nước: Nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu xứng đáng là một ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc.

Đề bài: Phân tích và nêu lên những cảm nhận của em về bài “Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc” của Phạm Văn Đồng.

Mục

   Năm 1963, ngọn lửa cách mạng miền Nam bùng cháy ngút trời. Quân và dân ta từ đấu tranh chính trị chuyển sang đấu tranh vũ trang chống đế quốc Mĩ và bè lũ tay sai bán nước, ngày một trở nên dữ dội, quyết liệt.

    Trong hoàn cảnh lịch sử ấy, Đảng và Chính phủ ta đã long trọng tổ chức lễ kỉ niệm 75 năm ngày mất của nhà thơ Đồ Chiểu (3-7-1888 – 3-7-1963) tại Nhà hát lớn Hà Nội. Bài “Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ dân tộc” của Phạm Văn Đồng viết trong dịp ấy, đăng trên Tạp chí Văn học, tháng 7-1963.

    Có thể coi bài nghị luận này là một chân dung vãn học rất đặc sắc viết về nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu, nhà thơ lớn của đất nước ta trong thế kỉ XIX

    Mở đầu bài văn, Phạm Văn Đồng lấy hình ảnh “ngôi sao” để ca ngợi tầm vóc của Nguyễn Đình Chiểu – nhà thơ lớn của nước ta. Tác giả chỉ rõ “trong lúc này” nghĩa là khi cả dân tộc ta bước vào một cuộc chiến đấu mới chống để quốc Mĩ và bè lũ tay sai bán nước, thì phải làm cho Ngôi sao Nguyễn Đình Chiểu sáng tỏ hơn nữa trong bầu trời văn nghệ của dân tộc.

    Tác giả nói về cách nhìn sao trên bầu trời là “phải chăm chú nhìn thì mới thấy, và càng nhìn thì càng thấy sáng”; và đối với văn thơ Nguyễn Đình Chiểu cũng vậy. Ông chỉ ra sự phiến diện, thiên lệch của độc giả lâu nay: “Có người biết Nguyễn Đình Chiểu là tác giả của Lục Vân Tiên, và hiểu Lục Vân Tiên khá thiên lệch về nội dung và văn, còn rất ít biết thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu…”. Cách phản bác và biện luận của Phạm Văn Đồng vừa ôn tồn ở cách nói, vừa sắc sảo ở lí lẽ, nên có giá trị thuyết phục cao.

    Tác giả khẳng định thơ văn yêu nước của Nguyên Đình Chiểu “là những trang bất hủ ca ngợi cuộc chiến đấu oanh liệt của nhân dân ta chống bọn xâm lược phương Tây ngay buổi đầu lúc chúng đặt chân lên đất nước chúng ta”. Tác phẩm của Đồ Chiểu “ngoài những giá trị văn nghệ, còn quý ở chỗ nó soi sáng tâm trong sáng và cao quý lạ thường của tác giả, và ghi lại lịch sử của một thời khổ nhục nhưng vĩ đại!”.

    Phạm Văn Đồng đã nhắc lại hai câu thơ: “Sự đời thà khuất đôi tròng thịt – Lòng đạo xin tròn một tấm gương!” để ca ngợi khí tiết nhà thơ của đất Đồng Nai vô cùng “cao cả, rạng rỡ”.

    Cách trích dẫn thơ văn và những nhận xét, đánh giá của tác giả về Nguyễn Đình Chiểu thật sâu sắc, xác đáng: “Thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu là thơ văn chiến đấu, đánh thẳng vào giặc ngoại xâm và tôi tớ của chúng”; hoặc Nguyễn Đình Chiểu coi việc viết văn “là một thiên chức” vì vậy ông “khinh miệt bọn lợi dụng văn chương để làm việc phi nghĩa”.

    Có thể nói, Phạm Văn Đồng đã dùng những lời tốt đẹp nhất, những hình ảnh cao quý nhất để ca ngợi, khẳng định nhân cách, tầm vóc và giá trị của con người và thơ văn Nguyễn Đình Chiểu trong nền văn nghệ của nước ta.

    Phần thứ hai của bài viết, Phạm Văn Đồng đi sâu phân tích, bình luận hai kiệt tác của Nguyễn Đình Chiểu là Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc và truyện Lục Vân Tiên.

    Tác dụng thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu mang tầm lịch sử to lớn, đã “làm sống lại trong tâm trí của chúng ta phong trào kháng Pháp oanh liệt và bền bỉ của nhân dân Nam Bộ từ 1860 về sau, suốt hai mươi năm trời”.

    Văn tế là một phần lớn thơ văn yêu nước của Đồ Chiểu. Những bài văn tế như Văn tế Trương Định, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Văn tế nghĩa sĩ trận vong Lục tỉnh, theo Phạm Văn Đồng là đã “ca ngợi những người anh hùng suốt đời tận trung với nước và than khóc những người liệt sĩ đã trọn nghĩa với dân”. Những bài văn tế ấy là “tâm hồn trung nghĩa của Nguyễn Đình Chiểu dã diễn tả, thật là sinh động và não nùng, cảm tình của dân tộc đối với người chiến sĩ của nghĩa quân, vốn là người nông dân, xưa kia chỉ quen cày cuốc, bỗng chốc trở thành người anh hùng cứu nước”.

    Bên cạnh một số trích dẫn chọn lọc trong bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc nói về nguồn gốc xuất thân, tính cần cù, lòng yêu nước, tinh thần chiến đấu quả cảm của người chiến sĩ nghĩa quân, Phạm Văn Đồng còn so sánh “bài ca” của Nguyễn Đình Chiểu với bài “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi: “Hai bài văn: hai cảnh ngộ, hai thời buổi, nhưng một dân tộc. Bài cáo của Nguyễn Trãi là khúc ca khải hoàn, ca ngợi những chiến công oanh liệt chưa từng thấy, biểu dương chiến thắng rạng rỡ nước nhà. Bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” là khúc ca những anh hùng thất thế, nhưng vẫn hiên ngang: Sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc… muôn kiếp nguyện được trả thù kia…”.

    Với cách lập luận chặt chẽ, cách chứng minh sáng tỏ sau khi dẫn tiếp bài thơ “Xúc cảnh”, tác giả cho biết, con người Nguyễn Đình Chiểu, thơ văn Nguyễn Đinh Chiểu không phải là những trường hợp hi hữu; phong trào kháng Pháp sôi nổi và mạnh me lúc bấy giờ ở Nam Bộ “làm nảy nở nhiều nhà văn, nhà thơ tài năng xuất chúng, bản lĩnh phi thường, mà tác phẩm là những bông hoa của một thời oanh liệt và đau thương:

    Phan Văn Trị, Nguyễn Thông, Bùi Hữu Nghĩa, Huỳnh Mẫn Đạt, Nguyễn Văn Lạc, Nguyễn Hữu Huân, Hồ Huân Nghiệp…”.

    Phần tiếp theo, Phạm Văn Đồng nêu lên một vài nhận xét về truyện Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu. Tác giả cho rằng Vân là “tác phẩm lớn nhất” của Nguyễn Đình Chiểu, rất phổ biến trong dân gian, nhất là ở miền Nam. Lục Vân Tiên là “một bản trường ca ca ngợi chính nghĩa, những đạo đức đáng quý trọng ở đời, ca ngợi những người trung nghĩa!” Các nhân vật như Lục Vân Tiên, Nguyệt Nga, Tiểu đồng… “là những người đáng kính, đáng yêu, trọng nghĩa, khinh tài, trước sau một lòng, mặc dầu khổ cực, gin nguy, quyết phấn đấu vì nghĩa lớn”; “họ gần gũi chúng ta và câu chuyện của họ làm chúng ta cảm xúc và thích thú”.

    Về văn chương, theo tác giả thì là một chuyên chuyện Lục Vân Tiên là một chuyện “kể”, chuyện “nói”; văn “nôm na” là dụng ý của nhà thơ, nhằm “truyền bá rộng rãi trong dân gian”. Có một ít “sơ sót” về văn chương do cảnh ngộ éo le của nhà thơ nên “khó sữa chữa và duyệt lại nguyên bản”. Phạm Văn Đồng dẫn ra một vài câu thơ Lục Vân Tiên và ông cho biết “ông thuộc lòng nhiều vần thơ rất hay”:

    “Kim Liên ơi hỡi Kim Liên,

    Đẩy xe cho chị qua miền Hà Khê”.

    Đánh giá truyện thơ này của Đồ Chiểu, tác giả nói: “Trong dân gian miền Nam, người ta thích Lục Vân Tiên, người ta say sưa nghe kể Lục Vân Tiên, không chỉ vì nội dung câu chuyện, còn vì văn hay của Lục Vân Tiên”.

    Phần cuối văn bản, là sự đánh giá tổng quát về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu. Nếu bài “Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc” là một tấm đá hoa cương thì câu văn sau đây, là những chữ vàng óng ánh khắc trên tấm đá hoa cương ấy:

    “Tóm lại, Nguyễn Đình Chiểu là một chí sĩ yêu nước, một nhà thơ lớn của nước ta.

    Đời sống và sự nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu là một tấm gương sáng, nêu cao địa vị và tác dụng của văn học, nghệ thuật, nêu cao sứ mạng của người chiến sĩ trên mặt trận văn hoá và tư tưởng”.

    Qua bài “Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc”. Phạm Văn Đồng đã thể hiện một văn phong uyển chuyển, tinh tế và phong phú. Lí lẽ sắc bén, lập luận chạt chẽ, bình luận gắn kết với chứng minh, mà trích dẫn nào cũng chọn lọc, sáng tỏ, đầy sức thuyết phục.

    Tác giả đã dành những lời tốt đẹp nhất ca ngợi nhà thơ lớn của đất Đồng Nai với lòng biết ơn và niềm tự hào sâu sắc.

    Bài “Nguyền Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc” là một bài nghị luận mẫu mực về tác giả và tác phẩm văn chương, nêu lên nhiều bài học quý báu, tốt đẹp cho thanh niên học sinh chúng ta.

    Năm 1963, ở miền Bắc nước ta, lễ kỉ niệm 75 năm ngày mất của Nguyễn Đình Chiểu đã được tổ chức hết sức trọng thể. Đây được xem là một cái mốc giàu ý nghĩa của tiến trình nghiên cứu về nhà thơ yêu nước lớn này của dân tộc. Trong số những bài viết ra đời nhân dịp đó, tiểu luận “Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc” của Phạm Văn Đồng có một vị trí khá đặc biệt, do cách đặt vấn đề và khả năng gợi mở hướng nghiên cứu mới của nó. Chính lời mở và lời kết của áng văn đã cho thấy rõ điểu này. Lời mở : “Ngôi sao Nguyễn Đình Chiểu, một nhà thơ lớn của nước ta, đáng lẽ phải sáng tỏ hơn nữa trong bầu trời văn nghệ của dân tộc, nhất là trong lúc này”. Và lời kết : “Đời sống và sự nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu là một tấm gương sáng, nêu cao địa vị và tác dụng của văn học, nghệ thuật, nêu cao sứ mạng của người chiến sĩ trên mặt trận văn hoá và tư tưởng”. Qua những câu vừa trích, có thể hiểu rằng trước đó, sự nghiệp văn học của Nguyền Đình Chiểu còn chưa được đánh giá một cách toàn diện và thơ văn yêu nước của ông còn chưa được chú ý nghiên cứu cho đúng với tầm mà nó có. Thêm nữa, trong lúc công cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà đang đòi hỏi việc khơi dậy lòng yêu nước và ý chí chiến đấu của toàn dân, đổng thời yêu cầu xây dựng một nền văn nghệ mới phục vụ sự nghiệp cách mạng của dân tộc đang được đặt ra trên một tầm độ mới, việc khai thác nội dung yêu nước trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu càng có một ý nghĩa hết sức quan trọng.

    Viết về một vấn đề nghiêm trang như vậy, người ta có thể chọn một kiểu trình bày duy lí, ít màu sắc biểu cảm. Nhưng ở đây, ngay từ đầu, tác giả đã biểu lộ cảm xúc nồng nàn của mình khi nêu những đòi hỏi cần thiết đối với việc đánh giá giá trị thơ văn Nguyễn Đình Chiểu. Cách nói “ngôi sao Nguyễn Đình Chiểu”, cách ví von “Trên trời có những vì sao có ánh sáng khác thường, nhưng con mắt của chúng ta phải chăm chú nhìn thì mới thấy, và càng nhìn thì càng thấy sáng. Văn thơ của Nguyễn Đinh Chiểu cũng vậy “một mặt dễ gây ấn tượng vì sự tươi mát của giọng văn và vì liên tưởng hợp lí, mặt khác, phản ánh được khá trung thực sự trân trọng, yêu quý hết mực của tác giả đối với đối tượng được ông nói đến. Phải nói rằng một kiểu nhập đề như vậy có thể tạo được những hiệu quả tác động rất tốt đẹp. Trước khi đồng tình với người viết về những lập luận, người ta đã chia sẻ với ông về một thái độ – thái độ đối với nhà thơ của dân tộc và thái độ đối với người tiếp nhận áng vãn của chính mình.

    Nội dung quan trọng nhất của bài viết là làm sáng tỏ giá trị to lớn của bộ phận thơ văn yêu nước trong sự nghiệp văn học của Nguyễn Đình Chiểu. Những lời đánh giá cao nhất, những lời ngợi ca nồng nhiệt nhất đã được nêu lên : “thơ văn yêu nước của Nguyễn Đinh Chiểu, khúc ca hùng tráng của phong trào yêu nước chống bọn xâm lược Pháp lúc chúng đến bờ cõi nước ta”, “tác phẩm là những trang bất hú”, “Bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là khúc ca những người anh hùng thất thế, nhưng vẫn hiên ngang”, “trong thơ văn yêu nước của Nguyễn Đinh Chiểu còn có những đoá hoa, những hòn ngọc rất đẹp”,… Tuy nhiên, nếu bài viết chỉ có những lời ngợi ca chung chung thì rất khó thuyết phục người đọc. Do hoàn toàn ý thức được điều này, Phạm Văn Đồng rất chú ý nêu và phân tích các dẫn chứng cụ thể. Tác giả đã vừa làm rõ mối quan hệ thống nhất giữa nhân cách con người nhà thơ và thơ văn của ông, lại vừa chú ý đặt bộ phận thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu vào đúng bối cảnh nó ra đời để đưa ra những kết luận cần thiết. Những đoạn nêu tiểu sử nhà thơ, tái hiện không khí lịch sử một thời được viết rất súc tích và giàu cảm hứng. Thái độ yêu ghét rành mạch, rõ ràng luôn được biểu lộ, khiến lịch sử sống dậy có hình, có khối, phập phồng hơi thở. Rõ ràng người viết đã thiết lập được sự “kết nối” giữa xưa và nay, giúp người đọc cảm nhận được sâu sắc rằng cái mạch sống của dân tộc đang chảy xuyên qua thời gian để trao tới cho chúng ta ngày nay những thông điệp giàu ý nghĩa.

    Phạm Văn Đồng đặc biệt chú ý tới mối quan hệ giữa nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu với nhân dân, dân tộc. Không phải ngẫu nhiên mà các từ “nhân dân”, “dân tộc”, “đất nước” được nhắc tới với tần số cao như vậy trong bài. Theo tinh thần của bài viết, ta hiểu rằng nhờ sống gắn bó với nhân dân, dân tộc, nhờ biết nói lên những ý nguyện thiết tha của nhân dân, dân tộc mà Nguyễn Đình Chiểu được nhìn nhận như một tấm gương đạo nghĩa sáng ngời và thơ văn ông có được sức sống mãnh liệt đến thế. Tác giả cũng không quên nhắc tới quan niệm văn chương tiến bộ, đúng đắn của Nguyễn Đình Chiểu để làm nổi bật cái luận điểm về sự chú động của nhà thơ khi ông hướng ngòi bút của mình vào việc “chở đạo”, “đâm mấy thằng gian”. Xét sâu vào mục đích chính luận của bài viết, có thể thấy những điểm nhấn mà tác giả tạo ra như trên là hoàn toàn hợp lí. Cương vị, trách nhiệm xã hội của tác giả cũng theo đó mà được thể hiện một cách minh bạch, công khai.

    Với tư cách là một người đọc nhạy cảm và am hiểu văn chương, tác giả bài viết đã có được sự cắt nghĩa đích đáng về một đặc điểm lớn của văn thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu. Đó là: chiếm phần lớn trong sáng tác của ông là “những bài văn tế, ca ngợi những người anh hùng suốt đời tận trung với nước, và than khóc những người liệt sĩ đã trọn nghĩa với dân”. Trong một thời “khổ nhục nhưng vĩ đại”, “oanh liệt và đau thương”, những tiếng “than khóc” cũng là những khúc ca – “khúc ca những người anh hùng thất thế, nhưng vẫn hiên ngang”. Đặt bài viết vào bối cảnh một thời mà giới nghiên cứu vẫn còn hơi nghi ngại đối với âm điệu bi thương trong sáng tác của nhiều nhà thơ quá khứ, sự đánh giá có tính chất khẳng định như trên của Phạm Văn Đồng là rất có ý nghĩa, có thể gợi mở được nhiều điều vế phương pháp luận đánh giá văn học.

    Phần sau của bài viết được dành để nói về Lục Vân Tiên, một “tác phẩm lớn nhất của Nguyễn Đình Chiểu, rất phổ biến trong dân gian, nhất là ở miền Nam”. Mặc dù Lục Vân Tiên đã được yêu thích xứng với giá trị của nó, và vấn đề đáng quan tâm hơn lúc này là đánh giá đúng tầm vóc của bộ phận văn thơ yêu nước trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu, nhưng hẳn tác giả thấy việc nói thêm về Lục Vân Tiên ở đây không phải là không cần thiết. Vấn đề là phải thấy được thực chất sức hấp dẫn cúa truyện thơ này. Theo tác giả, nếu chí nhìn Lục Vân Tiên như một “bản trường ca ca ngợi chính nghĩa, những đạo đức đáng quý trọng ở đời, ca ngợi những người trung nghĩa” thì đúng nhưng chưa đủ, bởi nó dễ đánh dồng giá trị của tác phẩm với giá trị của luân lí mà tác phẩm đề cao trên bề nổi. Nếu nhìn qua, ta dễ tưởng rằng nhiều nhân vật của Lục Vân Tiên hành xử không khác gì những nhân cách mẫu mực của đạo đức phong kiến, nhưng sự thực, họ là “những con người có ruột gan, xương thịt” và thực chất đạo lí sống của họ là đạo lí sống của nhân dân. Tác giả khẳng định : “VI những lẽ đó họ gần gũi chúng ta và câu chuyện của họ làm chúng ta cảm xúc và thích thú”. Cho đến nay, có lẽ luận điểm này của Phạm Vãn Đồng vẫn là một luận điểm độc đáo, còn nguyên giá trị khám khá.

    Bên cạnh việc thực sự hiểu và đồng cảm với Nguyễn Đình Chiểu, tác giả cũng tỏ ra nắm vững lịch sử tiếp nhận tác phẩm Lục Vân Tiên. Tuy không phân tích kĩ cái hay của lời văn ở truyện thơ này nhưng tác giả tỏ rõ quan điểm khẳng định của mình đối với nó. Những câu thơ được Phạm Văn Đồng dẫn ra quả là những câu đầy vang vọng, chan chứa chất thơ, đích thực là sản phẩm của một tài năng nghệ thuật lớn. Phải chăng, từ những điểu được trình bày cuối bài viết, người đọc có thể nghĩ tới một tiêu chí đánh giá không cứng nhắc về cái gọi là phẩm tính văn chương của một sáng tác thơ ca ? Văn hay hay không hay, sự đánh giá đó nhiều khi còn tuỳ thuộc vào cách đọc, cách hiểu về đặc trưng thi pháp của một sáng tác.

    Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc quả là một bài nghị luận văn học có giá trị. Ngoài việc chứa đựng những khám phá đáng trân trọng dối với thơ văn Nguyễn Đình Chiểu, nó còn mang tính chất của một lời kêu gọi hướng về tầng lớp văn nghệ sĩ, mong họ hết lòng đem ngòi bút của mình phục vụ nhân dân, phục vụ cách mạng. Đặc biệt, nó cũng đặt nền tảng cho việc xác lập một quan điểm đánh giá đúng đắn đối với các hiện tượng văn học của quá khứ. Bài viết thực sự đã kết tinh được những ưu điểm thường thấy của văn nghị luận Phạm Văn Đồng: chứa chan nhiệt huyết đối với các vấn đề lớn của đất nước ; lí trí và tình cảm quyện chặt vào nhau trong mỗi dòng văn ; tạo được sự cân bằng giữa những đề xuất thiết thực và những gợi mở về một con đường đi tới các đích xa…

    Thủ tướng Phạm Văn Đồng là nhà chính trị, ngoại giao tài ba đồng thời cũng là nhà văn hóa lớn. ông để lại cho đời nhiều tác phẩm có giá trị. Với những cống hiến lớn lao cho đất nước, ông đã được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao vàng và nhiều Huân chương cao quý khác.

    Về văn học, Phạm Văn Đồng viết nhiều bài nghị luận đặc sắc về các danh nhân văn hóa như Nguyễn Trãi, Nguyễn Đình Chiểu, Hồ Chí Mình… Trong đó có bài Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc.

    Bài văn viết nhân dịp kỉ niệm 75 năm ngày mất của nhà thơ Đồ Chiểu (3-7- 1888) và đăng trên Tạp chí Văn học tháng 7 – 1963. Đây là thời kì đế quốc Mĩ quyết định tài trợ, can thiệp sâu hơn vào cuộc chiến tranh ở miền Nam. Phong trào đấu tranh chống Mĩ và tay sai của nhân dân miền Nam nổi lên khắp nơi, tiêu biểu là phong trào đồng khởi của nhân dân Bến Tre. Hoàn cảnh lịch sử ấy giúp chúng ta hiểu thêm tại sao tác giả Phạm Văn Đồng lại nhấn mạnh thời điểm khi ông viết bài văn ca ngợi Nguyễn Đình Chiểu.

    Nội dung sâu sắc và mới mẻ mà tác giả đặt ra trong bài viết là: Nguyễn Đình Chiểu, một nhân cách trong sáng, một nhà thơ lớn của dân tộc cần phải được đánh giá đúng đắn hơn, đầy đủ hơn.

    Bài viết có sức lôi cuốn mạnh mẽ do ngôn ngữ tác giả sử dụng vừa xúc động, thiết tha, kết hợp với nhiều hình ảnh, ngôn từ có khả năng gợi tả, gợi cảm cao, đặc biệt là phương pháp nghị luận chặt chẽ và xác đáng.

    Tác giả mở đầu bài viết bằng một nhận định khách quan có tính thời sự, chứa đựng luận đề (chủ đề) của bài viết: Ngôi sao Nguyễn Đình Chiểu, một nhà thơ lớn của nước ta, đáng lẽ phải sáng tỏ hơn nữa trong bầu trời văn nghệ của dân tộc, nhất là trong lúc này. Lúc này là năm 1963, đất nước ta đang bị tạm thời chia cắt làm hai miền. Nhân dân miền Bắc vừa xây dựng xã hội chủ nghĩa vừa là hậu phương lớn tiếp sức cho nhân dân miền Nam chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược và bè lũ ngụy quyền tay sai bán nước.

    Từ năm 1954 đến 1959, đế quốc Mĩ và chính quyền Ngô Đình Diệm triển khai chính sách tố Cộng, ra sức truy nã, bức hại những người kháng chiến cũ, bắt bớ, tù đày và gây ra nhiều vụ tàn sát đẫm máu khắp miền Nam.

    Từ năm 1960, Mĩ quyết định tài trợ và can thiệp sâu hơn vào cuộc chiến. Năm 1964, chúng đưa thêm 16.000 binh lính và sĩ quan Mĩ vào miền Nam. Chỉ một năm sau, con số ấy đã tăng lên tới 543.000.

    Trước tình hình đó, phong trào đấu tranh chống Mĩ – ngụy của nhân dân miền Nam nổi lên mạnh mẽ, quyết liệt; tiêu biểu nhất là phong trào đồng khởi ở Bến Tre. Đây là thời điểm cách mạng miền Nam đứng trước nhiều khó khăn, thử thách. Hoàn cảnh lịch sử trên giúp chúng ta hiểu thêm tại sao Thủ tướng Phạm Văn Đồng lại nhấn mạnh thời điểm ông viết bài văn ca ngợi nhà thơ mù yêu nước Nguyễn Đình Chiểu nhằm khẳng định truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam, động viên nhân dân cả nước vùng lên tiêu diệt bọn bán nước và cướp nước.

    Tác giả đã sử dụng ẩn dụ nghệ thuật để khẳng định tài năng văn chương và tấm lòng yêu nước, thương dân vô cùng đáng quý của nhà thơ đất Lục tỉnh Nam Kỳ: Trên trời có những vì sao có ánh sáng khác thường, nhưng con mắt của chúng ta phải chăm chú nhìn thì mới thấy, và càng nhìn thì càng thấy sáng. Văn thơ của Nguyễn Đình Chiểu cũng vậy. Có người chỉ biết Nguyễn Đình Chiểu là tác giả của Lục Vân Tiên, và hiểu Lục Vân Tiên khá thiên lệch về nội dung và về văn, còn rất ít biết thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu, khúc ca hùng tráng của phong trào yêu nước chống bọn xâm lược Pháp lúc chúng đến bờ cõi nước ta cách đây một trăm năm!

    Theo tác giả, có hai lí do khiến ngôi sao Nguyễn Đình Chiểu chưa sáng tỏ trên bầu trời văn nghệ của dân tộc. Lí do thứ nhất: Nhiều người chỉ biết Nguyễn Đình Chiểu là tác giả của truyện thơ Lục Vân Tiên và họ hiểu khá thiên lệch về nội dung, nghệ thuật của truyện. Lí do thứ hai: Phần lớn người đọc biết rất ít về thơ văn yêu nước 1 một bộ phận quan trọng trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu.

    Từ đó, tác giả đi đến kết luận; Nguyễn Đình Chiểu là một nhà thơ yêu nước mà tác phẩm là những trang bất hũ ca ngợi cuộc chiến đấu oanh liệt của nhân dân ta chống bọn xâm lược phương Tây ngay buổi đầu lúc chúng đặt chân lên đất nước chúng ta. Những luận điểm nêu trong phần mở bài này đã được tác giả phân tích và chứng minh để làm sáng tỏ ở phần sau.

    Trong phần thân bài, trước hết tác giả giới thiệu về Nguyễn Đình Chiểu, nhấn mạnh đến khí tiết của một nhà thơ yêu nước, thương dân, trọn đời phấn đấu hi sinh vì nghĩa lớn: Nguyễn Đình Chiểu vốn là một nhà nho, nhưng sinh trưởng ở đất Đồng Nai hào phóng, lại sống giữa lúc nước nhà lâm nguy, vua nhà Nguyễn cam tâm bán nước để giữ ngai vàng, nhưng khắp nơi, nhân dân và sĩ phu anh dũng đứng lên đánh giặc cứu nước. Vì mù cả hai mắt, hoạt động của người chiến sĩ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu chủ yếu là thơ văn. Và những tác phẩm đó, ngoài những giá trị văn nghệ, còn quý giá ở chỗ nó soi sáng tâm hồn trong sáng và cao quý lạ thường của tác giả, và ghi lại lịch sử của một thời khổ nhục nhưng vĩ đại!

    Tác giả khẳng định: Cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu là tấm gương chói sáng về tinh thần yêu nước thiết tha và thái độ căm thù giặc sâu sắc. Quan điểm của ông là dùng thơ văn làm vũ khí chiến đấu chống xâm lược, ca ngợi chính nghĩa và truyền thống đạo lí tốt đẹp của nhân dân lao động, phê phán những kẻ lợi dụng văn chương để làm những điều xằng bậy, xấu xa. Ý trên đã được thể hiện qua hai đoạn văn ngắn gọn và cô đúc: Cuộc đời và thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu là của một chiến sĩ hi sinh phấn đấu vì một nghĩa lớn. Thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu là thơ văn chiến đấu, đánh thẳng vào giặc ngoại xâm và tôi tớ của chúng:

    Học theo ngòi bút chí công

    Trong thi cho ngụ tấm lòng Xuân thu

    Đối với Nguyễn Đình Chiểu, cầm bút, viết văn là một thiên chức. Và Nguyễn Đình Chiểu trọng chức trách của mình chừng nào thì càng khinh miệt bọn lợi dụng văn chương để làm việc phi nghĩa chừng nấy:

    Thấy nay cũng nhóm văn chương

    Vóc dê da cọp khôn lường thực hư!

    Sau khi khẳng định cuộc đời và quan điểm sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu, tác giả lần lượt lấy thơ văn yêu nước và tác phẩm Lục Vân Tiên để chứng minh.

    Khi phân tích thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu, Phạm Văn Đồng đã đặt vào bối cảnh lịch sử lúc bấy giờ của nhân dân Nam Bộ với phong trào chống Pháp do Trương Định, Nguyễn Hữu Huân lãnh đạo và trong dòng chảy của văn thơ yêu nước giai đoạn này để thấy rõ nguồn mạch phát sinh cảm hứng là tất yếu, đồng thời khẳng định vị trí lá cờ đầu của Nguyễn Đình Chiểu trong thơ văn yêu nước chống Pháp thời kì cận đại cuối thế kỉ XIX.

    Tác giả nhận xét về thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu bằng một luận điểm ngắn gọn, cô đúc: Thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu làm sống lại trong tâm trí của chúng ta phong trào kháng Pháp oanh , liệt và bền bỉ của nhân dân Nam Bộ từ 1860 về sau, suốt hai mươi năm trời.

    Vì sao tác giả lại mở đầu phần này bằng việc tái hiện hoàn cảnh lịch sử nước ta trong giai đoạn lịch sử sau năm 1860? Bởi vì một nhà văn chỉ thực sự lớn khi tác phẩm của nhà văn ấy phản ánh một cách trung thành những đặc điểm cơ bản nhất của một giai đoạn tịch sử có ý nghĩa trọng đại đối với đời sống của đất nước, nhân dân. Riêng điểm này, Nguyễn Đình Chiểu đã xứng đáng là ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc.

    Trong khi vua quan nhà Nguyễn thua trận đầu hàng cắt đất dâng cho giặc thì các tầng lớp nhân dân Nam Bộ lúc bấy giờ, nhân dân lao động và các bậc sĩ phu đều kiên quyết vùng dậy đánh giặc cứu nước. “Giặc đến nhà đàn bà phải đánh”. Phong trào bắt đầu dấy lên ở miền Đông, sau lan rộng khắp nơi ở “Lục tỉnh”, biến thành cuộc chiến tranh nhân dân rộng lớn, nhiều nơi, nhiều lúc sôi nổi và mạnh mẽ lạ thường, khiến cả kẻ thù cũng không tiếc lời tỏ lòng khâm phục…

    Tác giả gọi thời kì Nguyễn Đình Chiểu sống là một thời khổ nhục nhưng vĩ đại. Vì thế, sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu vừa là tấm gương phản chiếu một thời đại, vừa là lời kêu gọi nhân dân vùng lên đấu tranh và ngợi ca những nghĩa sĩ dũng cảm, đồng thời cũng là lời than khóc cho những anh hùng thất thế đã bỏ mình trong cuộc chiến đấu vì nước, vì dân.

    Tác giả khẳng định: Cho nên không phải ngẫu nhiên mà thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu, một phần lớn là những bài văn tế, ca ngợi những người anh hùng suốt đời tận trung với nước và than khóc những người Hệt sĩ đã trọn nghĩa với dân.

    Song, văn chương chân chính còn phải tham gia tích cực vào cuộc đấu tranh của thời đại. Thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu là như thế. Phạm Văn Đồng khẳng định: Tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu lớn lao bởi sức cổ vũ mạnh mẽ cho cuộc chiến đấu chống thực dân, bằng cách làm cho lòng người rung động trước những hình tượng sinh động và não nùng của những con người suốt đời tận trung với nước, trọn nghĩa với dân, giữ vẹn khí phách hiên ngang cho dù chiến bại.

    Mặt khác, bản chất của văn chương là sáng tạo. Văn chương đóng góp cho cuộc đời bằng những cái độc đáo, chưa từng thấy ở các tác phẩm trước đó hay cùng thời ấy. Đó là lí do khiến Phạm Văn Đồng nói đến bài Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc nhiều nhất và hào hứng nhất.

    Bài văn nghị luận Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc được tác giả viết nên không chỉ bằng một trí tuệ sáng suốt, sâu sắc mà còn bằng một cảm xúc mạnh mẽ khác thường. Sự kết hợp giữa con tim và khối óc đã khiến tác giả viết được những câu văn hay nhất, làm rung động lòng người. Nhưng tác giả đã không viết về Nguyễn Đình Chiểu với nỗi tiếc thương của một người hoài cổ mà tác giả luôn nhìn người xưa từ hôm nay và đặt ra vấn đề vì cuộc sống hôm nay. Chính vì thế mà những con người đang sống hết mình trong cuộc chiến đấu hào hùng chống đế quốc xâm lược ngày càng có điều kiện để thông cảm hơn với một con người cũng đã sống hết mình trong công cuộc chống thực dân Pháp oanh liệt mà đau thương thuở ban đầu. Điều ấy cũng đã khiến cho Nguyễn Đình Chiểu trở thành ngôi sao càng nhìn càng thấy sáng.

    Nghệ thuật của đoạn văn này thể hiện ở phương pháp lập luận chặt chẽ, ở bố cục rõ ràng, mạch lạc, ở ngôn ngữ trong sáng, tự nhiên với những lời bình hàm súc, sắc sảo, mới mẻ về bài Văn nổi tiếng: Ngòi bút, nghĩa là tâm hồn trung nghĩa của Nguyễn Đình Chiểu đã diễn tả, thật là sinh động và não nùng, cảm tình của dân tộc đối với người chiến sĩ của nghĩa quân, vốn là người nông dân, xưa kia chỉ quen cày cuốc, bỗng chốc trở thành người anh hùng cứu nước.

    Tác giả dẫn một đoạn của bài Văn tế, so sánh với Đại cáo bình Ngô của Nguyễn Trãi rồi bình: Hai bài văn, hai cảnh ngộ, hai thời buổi, nhưng một dân tộc. Bài cáo của Nguyễn Trãi là khúc ca khải hoàn, ca ngợi những chiến công oanh liệt chưa từng thấy, biểu dương chiến thắng làm rạng rỡ nước nhà. Bài Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc là khúc ca những người anh hùng thất thế, nhưng vẫn hiên ngang: “Sống đánh giặc thác cũng đánh giặc… muôn kiếp nguyện được trả thù kia…”. Kết thúc đoạn văn này, tác giả bày tỏ lòng tưởng nhớ đến hương hồn của nhà thơ yêu nước cùng những nghĩa quân đã anh dũng hi sinh cho nghĩa lớn: Có lẽ dưới suối vàng, linh hồn của Nguyễn Đình Chiểu và nhũng nghĩa quân lúc bấy giờ, ngày nay phần nào đã được hả dạ. Phần tiếp theo, tác giả giới thiệu truyện Lục Vân Tiên, tác phẩm lớn nhất của Nguyễn Đình Chiểu có tầm ảnh hưởng sâu rộng trong dân gian, nhất là ở miền Nam và chỉ ra một số nhận xét chưa đúng về truyện Lục Vân Tiên. Ông chứng minh giá trị của tác phẩm này bằng cách phân tích cái hay, cái đẹp về cả nội dung lẫn nghệ thuật: Đúng, đây là một bản trường ca ca ngợi chính nghĩa, những đạo đức đáng quý trọng ở đời, ca ngợi những người trung nghĩa! Tác giả cũng nhận xét một cách khách quan là: Tất nhiên, những giá trị luân lí mà Nguyễn Đình Chiểu ca ngợi, ở thời đại chúng ta, theo quan điểm của chúng ta thì có phần đã lỗi thời… về mặt nghệ thuật của tác phẩm Lục Vân Tiên, Thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng chỉ ra rằng: về văn chương của Lục Vân Tiên, phải để ý đây là một chuyện “kể”, chuyện “nói”. Tác giả cố ý viết một lối văn “nôm na”, dễ hiểu, dễ nhớ, có thể truyền bá rộng rãi trong dân gian. Cho nên, dù có chỗ này chỗ khác lời thơ chưa được hay, chưa được trau chuốt thì cũng là điều khó tránh khỏi. Dẫu sao đôi chỗ sơ sót về văn chương không thể làm giảm giá trị văn nghệ của bản trường ca thật là hấp dẫn từ đầu đến cuối. Đánh giá trên đây cho thấy tác giả là người luôn giữ được sự trung thực và công bằng trong khi nghị luận.

    Bài viết kết thúc bằng những câu văn thể hiện tình cảm kính yêu và lòng biết ơn chân thành: Nhân kỉ niệm ngày mất của Nguyễn Đình Chiểu (ngày 3 tháng 7 năm 1988), trong lòng chúng ta, chúng ta hãy đốt một nén hương để tưởng nhớ người con quang vinh của dân tộc.

    Giá trị bài nghị luận văn học Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc của Thủ tướng Phạm Văn Đồng không chỉ nằm ở nội dung sâu sắc, xúc động mà còn ở phương pháp lập luận khúc chiết, mạch lạc, ở ngôn ngữ trong sáng, giàu cảm xúc, có sức thuyết phục cao. Bằng hiểu biết thấu đáo, cách nhìn, cách nghĩ mới mẻ và nhiệt tình của một người gắn bó hết mình với nước, với dân, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã làm sáng tỏ mối liên hệ khăng khít giữa thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu với hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ và với thời đại hiện nay. Tác giả hết lòng ca ngợi Nguyễn Đình Chiểu, một nhà thơ trọn đời dùng cây bút làm vũ khí chiến đấu cho dân, cho nước: Nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu xứng đáng là một ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1057

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống