Văn mẫu lớp 12 Tập 1

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 12: tại đây

Đề bài: Trình bày quan niệm của anh chị về vấn đề sống vô cảm

Bài làm

I. Mở bài

– Đặt vấn đề: Bạn đã bao giờ đi qua người gặp mà bỏ đi lạnh lùng? Đã bao giờ dừng chân trò chuyện với bà cụ ăn xin? Có bao giờ thương xót cho một đứa trẻ tật nguyền? Bạn có cảm xúc trước những vấn đề xung quanh không?

– Lối sống vô cảm đang dần ăn sâu vào đời sống con người. Liệu bạn đang có một lối sống vô cảm? Đừng nhìn từ bên ngoài mà phán xét lối sống ấy hãy tự mình suy ngẫm lại.

II. Thân bài

1. Giải thích

– Vô cảm là một trạng thái tinh thần mà khi đó con người không có một tình cảm mang tính nhân bản nào đối với sự vật sự việc diễn ra xung quanh, chỉ quan tâm đến quyền lợi bản thân.

2. Biểu hiện

– Thờ ơ, lạnh nhạt trước những nỗi đau của người khác, tàn nhẫn gây tổn thương đến người khác. VD: bắt gặp cảnh tai nạn ngoài đường không giúp đỡ mà chỉ quay video; có những kẻ máu lạnh sát hại cả gia đình vì tiền, vì dục vọng, …

– Không phẫn nộ trước cái xấu, cái ác và cũng không rung động trước cái đẹp, cái tốt. VD: Nhìn thấy cảnh bạo lực học đường không can ngăn hay giúp đỡ; bắt gặp kẻ móc túi trên xe buýt không lên tiếng…Không rung động trước những cái đẹp mục đích sống duy nhất chỉ là vật chất.

– Không quan tâm, tham gia hoạt động nào của đoàn thể, cộng đồng, ghét phải làm việc, giao tiếp trong môi trường tập thể.

– Không quan tâm đến những người thân của mình. VD: mọi người trong gia đình chỉ chú tâm vào trang mạng xã hội, con cái không biết yêu thương cha mẹ, chỉ đòi hỏi mọi thứ từ cha mẹ một cách thụ động

– Thờ ơ với chính bản thân mình. VD: sống không có ước mơ, không nỗ lực để đạt những điều mình muốn; không quan tâm đến sức khỏe của bản thân mình: thức khuya, sử dụng các loại chất kích thích; …

3. Nguyên nhân

– Sự phát triển nhanh chóng của xã hội khiến con người phải sống gấp hơn, xem nhẹ việc vun đắp những giá trị tinh thần, có ít cơ hội hơn để chia sẻ với nhau.

– Sự bùng nổ của khoa học công nghệ làm giảm sự tương tác giữa người với người.

– Do cách giáo dục chỉ thiên về lí thuyết, giáo điều, không thực sự tác động đến tư tưởng tình cảm của người học.

– Do cách giáo dục con cái không phù hợp của mỗi gia đình

– Do lối sống vị kỉ của mỗi con người, chỉ biết theo đuổi những giá trị vật chất mà quên đi những giá trị tinh thần.

4. Hậu quả

– Đối với mỗi cá nhân nó sẽ khiến họ giống như một cỗ máy không có tâm hồn, thành kẻ vô trách nhiệm, vô nhân tính.

– Cuộc sống mất đi những giá trị đích thực của nó, chỉ là sự tồn tại

– Đối với toàn xã hội, nó làm mất đi những giá trị đạo đức tốt đẹp của ông cha ta từ ngàn đời nay

– Nếu tình trạng này lan rộng ra phạm vi toàn nhân loại thì hành tinh này sẽ trở thành hành tinh của các cỗ máy

5. Giải pháp

– Có ý thức phê phán lên án những người có thái độ, hành động vô cảm trong xã hội.

– Mỗi người hãy mở lòng mình sống yêu thương, quan tâm đến gia đình, những người xung và chính bản thân mình

– Hạn chế sự phụ thuộc vào các thiết bị công nghệ hiện đại, sử dụng chúng một cách hiệu quả.

– Nhà trường cần tăng cường giáo dục về đạo đức lối sống cho học sinh, chú ý vào thực hành, trải nghiệm để bồi dưỡng tình cảm cho học sinh.

– Tuyên truyền rộng rãi, tổ chức các hoạt động xã hội với mục đích xóa bỏ “căn bệnh vô cảm”.

III. Kết bài

– Bạn có đang là người sống vô cảm? Hãy nhận thức lại bản thân, hãy thức tỉnh chính mình và những người xung quanh bởi lối sống vô cảm sẽ giết chết tâm hồn mỗi người một cách từ từ, đáng sợ.

Đề bài: Trình bày quan niệm của anh chị về vấn đề sống vô cảm

Bài làm

    Beetoven đã từng nói rằng: “Trong cuộc sống không có cái gì cao quý và tốt đẹp hơn là đem hạnh phúc cho người khác”. Đó quả là một lối sống đẹp, vị tha và sẵn sàng hi sinh cho người khác. Nhưng hiện nay có một thực trạng vô cùng đáng buồn đó là lối sống vô cảm, thờ ơ với niềm đau, nỗi buồn, với cái xấu. Đây quả thực là tình trạng đáng báo động và nó như một căn bệnh dịch lan tỏa ngày càng nhanh trong xã hội.

    Vô cảm tức là sự thờ ơ, dửng dưng, không có cảm xúc với bất cứ sự vật, hiện tượng và vấn đề xã hội xảy ra xung quanh. Họ thờ ơ, không quan tâm chia sẻ niềm vui, nỗi buồn với những người quanh mình. Họ vô tâm trước lợi ích của cộng đồng và đôi khi thờ ơ với chính tình cảm, tương lai của chính mình. Sự vô cảm này cũng chính là biểu hiện của sự sa đọa về đạo đức, xuống cấp về nhân cách của con người. Đây là một lối sống tệ hại, đáng phê phán, lên án.

    Lối sống vô cảm ngày càng trở nên phổ biến ở trong xã hội. Nó diễn ra ở khắp mọi nơi, mọi không gian và thời gian. Lối sống này tập trung nhiều nhất ở tầng lớp thanh niên, thế hệ mần nong của tương lai đất nước. Những người sống vô cảm thường vô tâm trước cái xấu, cái ác đang hoành hành, diễn ra trước mắt họ. Nếu họ vô tình nhìn thấy một người bị móc túi nơi công cộng, họ sẵn sàng ngó lơ, mặc kệ người bị hại, mặc kệ cái ác tung hoành. Với họ an toàn vẫn là trên hết, hơn thế nữa, việc người kia bị mất mát về tài sản cũng chẳng hề can hệ đến họ, bởi vậy họ dửng dưng đi qua.

    Người sống vô cảm khi gặp những người có hoàn cảnh khó khăn, bất hạnh thường làm ngơ, không quan tâm, đếm xỉa. Chắc hẳn hiện nay các bạn đã được xem rất nhiều video trên mạng xã hội, khi nhìn thấy người có ý định tự tử họ không cứu giúp khuyên ngăn mà lấy những chiếc điện thoại thông minh, ghi hình phát trực tiếp để “câu like” hay thấy những người bị tai nạn, họ cũng có những hành động tương tự. Quả thực, vô cùng đau lòng và xót xa khi tình trạng xuống cấp về đạo đức và lối sống lại nghiêm trọng đến như vậy.

    Không chỉ vậy, người sống vô cảm còn chỉ biết “nhận” của người khác chứ không biết “cho” đi. Họ chỉ luôn nghĩ về những lợi ích mà bản thân, họ không mảy may quan tâm đến lợi ích của cộng đồng. Lợi ích của bản thân là mục đích tối thượng mà họ hướng đến. Bởi vậy, đôi khi những người này bất chấp thủ đoạn, bằng mọi giá để đạt được nguyện vọng của chính mình.

    Ngoài ra, người vô cảm thường sống lạnh nhạt, thờ ơ với những người xung quanh: cha mẹ, bạn bè, hàng xóm. Họ luôn muốn thu mình vào vỏ ốc chật hẹp, lười giao tiếp. Niềm vui với họ là được ở một mình, làm việc một mình. Họ ngại chia sẻ, yêu thương, không muốn gắn bó với bất cứ ai.

    Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến lối sống vô cảm ngày càng trở nên phổ biến. Đầu tiên phải kể đến là sự phát triển của nền kinh tế thị trường, với tư tưởng thực dụng ngày càng ăn sâu, bám rễ vào tư tưởng của con người. Thương trường như chiến trường, con người ta phải cạnh tranh khốc liệt để sinh tồn bởi vậy họ bất chấp thủ đoạn để được thành công, không quan tâm đến nghĩa tình bạn bè, đồng nghiệp. Thứ hai, có thể kể đến là những hạn chế trong giáo dục. Hệ thống giáo dục dường như nặng nề, thiên về dạy kiến thức hơn là dạy về đạo đức. Đối với mỗi chúng ta, đầu tiên phải là một người tốt trước khi trở thành một người giỏi. Sự lệch lạc này cũng khiến cho căn bệnh vô cảm ngày càng trở nên nhiều hơn. Bên cạnh đó là sự chiều chuộng của bậc cha mẹ, phụ huynh chiều con quá mức. Đáp ứng mọi yêu cầu của con, có những hành xử thiếu đúng đắn khiến đứa trẻ nảy sinh tính ích kỉ, không biết quan tâm, sẻ chia với những người xung quanh. Và cuối cùng là do chính bản thân mỗi người, không có đầy đủ kĩ năng, kinh nghiệm sống, sống ích kỉ, kĩ năng ứng xử, giao tiếp kém. Sống vị kỉ thiếu tình yêu thương với những người xung quanh.

    Lối sống vô cảm đã để lại những hậu quả khôn lường với xã hội. Hãy thử tưởng tượng một xã hội chỉ toàn người vô cảm thì xã hội ấy sẽ ra sao khi cái xấu, cái ác sẽ lên ngôi và thống trị. Cuộc sống khi thiếu đi tình thương yêu các giá trị nhân văn tốt đẹp sẽ đảo lộn, bị triệt tiêu hoàn toàn. Đó quả là một viễn cảnh không ai muốn trở thành hiện thực song nếu căn bệnh này vẫn còn thì viễn cảnh kia trong tương lai sẽ trở thành sự thật.

    Nhưng không phải là không có cách để khắc phục tình trạng trên. Ngay từ bây giờ hãy tạo nên một môi trường sống đầy tình yêu thương, mọi người luôn quan tâm, chia sẻ và giúp đỡ lẫn nhau. Hệ thống giáo dục không chỉ hướng đến đào tạo những con người tài giỏi mà còn phải để học sinh trước hết là những công dân có đạo đức, nhân cách. Lên án, phê phán những kẻ sống thờ ơ, chỉ biết đến lợi ích cá nhân.

    Đối với mỗi học sinh chúng ta cần ra sức tu dưỡng nhân cách và đạo đức để trở thành con người tốt của xã hội. Sống hòa đồng, yêu thương và san sẻ với những người xung quanh. Có một trái tim rộng mở biết đồng cảm với những nỗi đau, nỗi bất hạnh của mọi người.

    Sống vô cảm là lối sống sai trái, lệch lạc và ẩn chứa đầy nguy hiểm đối với xã hội. Bản thân mỗi người cần xây dựng lối sống lành mạnh, tích cực, sống hòa đồng và yêu thương những người xung quanh. Sống trong tình yêu thương và bằng tình yêu thương xã hội này sẽ ngày một trở nên tốt đẹp hơn.

Đề bài: Trình bày quan niệm của anh chị về vấn đề sống vô cảm.

Bài làm

   Trịnh Công Sơn đã từng viết rằng: “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng/ Để làm gì em biết không?/ Để gió cuốn đi”. Quả thực trong cuộc sống đầy những bất trắc bon chen này, ai cũng cần có một tấm lòng yêu thương, quan tâm, giúp đỡ mọi người. Nhưng một bộ phận không nhỏ trong xã hội hiện nay lại xuất hiện lối sống thơ ơ, vô cảm. Quả thực là tình trạng đáng báo động.

   Vô cảm có thể hiểu là không có tình cảm, cảm xúc, không có tình yêu thương, không có động tâm trước hoàn cảnh, mảnh đời khó khăn. Đôi khi vô cảm cũng chính là không quan tâm đến chính tương lai của bản thân.

   Cách đây không lâu, có lẽ ai cũng bàng hoàng khi đọc một tin tức, một bạn nữa sinh ngoài hai mươi tuổi sau khi sinh con đã đang tâm mà cho đứa bé vào túi rồi ném từ tầng ba mốt của một chung cư xuống. Quả thực đọc đến đó khiến cho chúng ta không khỏi lạnh gáy, sợ hãi. Sự vô cảm của con người lại đạt đến ngưỡng độ này rồi hay sao. Người ta vẫn thường nói hổ dữ không ăn thịt con, những hãy nhìn xem, người phụ nữ kia đang tâm đối xử với đứa con mình dứt ruột sinh ra như thế nào. Quả thực, sự tàn nhẫn, vô cảm của con người đã đến đô không thê khoanh tay đứng nhìn.

   Vô cảm cũng có thể là khi bạn đi đường, thấy hiện tượng móc túi, hay dàn cảnh cướp giật trên đường. Nhưng tuyệt nhiên không mảy may bận tâm, hoặc sợ hãi nếu can thiệp sẽ bị vạ lây. Người bị hại chỉ biết đứng đó chân chối không nói một lời, cũng không thể cầu sự cứu giúp của người xung quanh. Cái ác được dịp lên ngôi, thừa cơ làm những điều tệ hại hơn nữa.

   Quay video, thu hút sự quan tâm của mọi người trong khi người khác bị nạn lại trở thành một “trào lưu” trong giới trẻ. Quả là một trào lưu quái ghở. Họ đua nha lấy những chiếc điện thoại ra, quay chụp, cố sao cho chi tiết, rõ nét nhất, nhanh chóng tung lên mạng hòng nhận được sự chú ý của mọi. Nếu lúc đấy còn một chút nhân tính, thì chắc có lẽ họ sẽ không có những hành động vô cảm, thiếu lương tâm như vậy. Và cũng sẽ có không ít người bị chết oan uổng vì không được cứu chữa kịp thời, vì không có ai gọi xe cấp cứu. Thật đáng buồn thay.

   Vô cảm còn là khi bạn bang quan với tương lai của chính mình. Sinh ra ai trong chúng ta cũng có mơ ước để là động lực không ngừng phấn đấu. Nhưng có rất nhiều kẻ lại như con “tằm” tình nguyện nằm trong kén mà không chịu bung mình để trở thành một chú bướm tự do. Cả cuộc đời họ chỉ luẩn quẩn, mặc kệ năm tháng trôi qua. Dường như họ chỉ tồn tại để chờ đến ngày cuối cùng của cuộc đời mình.

   Trên thực tế, tình trạng vô cảm trong cuộc sống con người không phải chỉ gần đầy mới có. Mà chắc chắn đã manh nha từ rất lâu, nhưng lúc đó mới chỉ là những hiện tượng nhỏ lẻ, nhưng hiện nay với sự tác động của nhiều yếu tố. Lối sống vô cảm ngày càng trở thành một bệnh dịch, dễ dàng ăn lan vào nhận thức con người. Trước hết là do đời sống khoa học kĩ thuật phát triển, con người ngày càng bận bịu với việc làm ra của cải vật chất, mà quên đi việc bồi dưỡng cho tâm hồn, dần dần hình thành nên lỗi sống vô cảm. Thứ hai, do tiếp xúc với những văn hóa phẩm không lành mạnh, những hình ảnh, bộ phim mang tính chất bạo lực cao, cũng là nguyên nhân khiến lối sống vô cảm ngày càng phổ biến. Không chỉ vậy, cha mẹ mải mê kiếm tiền, không quan tâm tới con cái, khiến chúng sống trong cô đơn. Cuộc sống thiếu tình thương cũng khiến cho những đứa trẻ mất đi sự chia sẻ, cảm thông với mọi ngươi. Cuối cùng, do bản thân mỗi người còn thiếu kiến định, tu dưỡng đạo đức chưa tốt nên dễ dàng bị tác động bởi những yếu tố ngoại lai không tích cực.

   Tuy là một bệnh dịch hết sức nguy hiểm, nhưng cũng không phải có cách khắc phục. Mỗi chúng ta cần phải tu dưỡng cho bản thân mình một lối lành mạnh. Luôn quan tâm, giúp đỡ mọi người. Sống chân thành, không vụ lợi, không giả dối. Khi gặp người bị nạn hãy nhiệt tình giúp đỡ họ. Thay vì xem những bộ phim bạo lực, hãy nghe một bản nhạc du dương, hãy đọc một câu chuyện cảm động, để tâm hồn mình được thanh sạch vaf trong sáng hơn.

   Mỗi chúng ta, ai cũng có trong mình phần thiện lương, luôn biết yêu thương, sẻ chia với những người xung quanh. Nhưng do một vài yêu tố, tác động nên con người có thể sinh ra lối sống vô cảm. Hãy luôn mở rộng tấm long mình, chia sẻ, giúp đỡ những người xung quanh.

Đề bài: Trình bày quan niệm của anh chị về vấn đề sống vô cảm

I. Mở bài

– Đặt vấn đề: Bạn đã bao giờ đi qua người gặp mà bỏ đi lạnh lùng? Đã bao giờ dừng chân trò chuyện với bà cụ ăn xin? Có bao giờ thương xót cho một đứa trẻ tật nguyền? Bạn có cảm xúc trước những vấn đề xung quanh không? – Lối sống vô cảm đang dần ăn sâu vào đời sống con người. Liệu bạn đang có một lối sống vô cảm? Đừng nhìn từ bên ngoài mà phán xét lối sống ấy hãy tự mình suy ngẫm lại.

II. Thân bài

1. Giải thích

– Vô cảm là một trạng thái tinh thần mà khi đó con người không có một tình cảm mang tính nhân bản nào đối với sự vật sự việc diễn ra xung quanh, chỉ quan tâm đến quyền lợi bản thân.

2. Biểu hiện

– Thờ ơ, lạnh nhạt trước những nỗi đau của người khác, tàn nhẫn gây tổn thương đến người khác. VD: bắt gặp cảnh tai nạn ngoài đường không giúp đỡ mà chỉ quay video; có những kẻ máu lạnh sát hại cả gia đình vì tiền, vì dục vọng, …

– Không phẫn nộ trước cái xấu, cái ác và cũng không rung động trước cái đẹp, cái tốt. VD: Nhìn thấy cảnh bạo lực học đường không can ngăn hay giúp đỡ; bắt gặp kẻ móc túi trên xe buýt không lên tiếng…Không rung động trước những cái đẹp mục đích sống duy nhất chỉ là vật chất.

– Không quan tâm, tham gia hoạt động nào của đoàn thể, cộng đồng, ghét phải làm việc, giao tiếp trong môi trường tập thể.

– Không quan tâm đến những người thân của mình. VD: mọi người trong gia đình chỉ chú tâm vào trang mạng xã hội, con cái không biết yêu thương cha mẹ, chỉ đòi hỏi mọi thứ từ cha mẹ một cách thụ động

– Thờ ơ với chính bản thân mình. VD: sống không có ước mơ, không nỗ lực để đạt những điều mình muốn; không quan tâm đến sức khỏe của bản thân mình: thức khuya, sử dụng các loại chất kích thích; …

3. Nguyên nhân

– Sự phát triển nhanh chóng của xã hội khiến con người phải sống gấp hơn, xem nhẹ việc vun đắp những giá trị tinh thần, có ít cơ hội hơn để chia sẻ với nhau.

– Sự bùng nổ của khoa học công nghệ làm giảm sự tương tác giữa người với người.

– Do cách giáo dục chỉ thiên về lí thuyết, giáo điều, không thực sự tác động đến tư tưởng tình cảm của người học.

– Do cách giáo dục con cái không phù hợp của mỗi gia đình

– Do lối sống vị kỉ của mỗi con người, chỉ biết theo đuổi những giá trị vật chất mà quên đi những giá trị tinh thần.

4. Hậu quả

– Đối với mỗi cá nhân nó sẽ khiến họ giống như một cỗ máy không có tâm hồn, thành kẻ vô trách nhiệm, vô nhân tính.

– Cuộc sống mất đi những giá trị đích thực của nó, chỉ là sự tồn tại

– Đối với toàn xã hội, nó làm mất đi những giá trị đạo đức tốt đẹp của ông cha ta từ ngàn đời nay

– Nếu tình trạng này lan rộng ra phạm vi toàn nhân loại thì hành tinh này sẽ trở thành hành tinh của các cỗ máy

5. Giải pháp

– Có ý thức phê phán lên án những người có thái độ, hành động vô cảm trong xã hội.

– Mỗi người hãy mở lòng mình sống yêu thương, quan tâm đến gia đình, những người xung và chính bản thân mình

– Hạn chế sự phụ thuộc vào các thiết bị công nghệ hiện đại, sử dụng chúng một cách hiệu quả.

– Nhà trường cần tăng cường giáo dục về đạo đức lối sống cho học sinh, chú ý vào thực hành, trải nghiệm để bồi dưỡng tình cảm cho học sinh.

– Tuyên truyền rộng rãi, tổ chức các hoạt động xã hội với mục đích xóa bỏ “căn bệnh vô cảm”.

III. Kết bài

– Bạn có đang là người sống vô cảm? Hãy nhận thức lại bản thân, hãy thức tỉnh chính mình và những người xung quanh bởi lối sống vô cảm sẽ giết chết tâm hồn mỗi người một cách từ từ, đáng sợ.

    Beetoven đã từng nói rằng: “Trong cuộc sống không có cái gì cao quý và tốt đẹp hơn là đem hạnh phúc cho người khác”. Đó quả là một lối sống đẹp, vị tha và sẵn sàng hi sinh cho người khác. Nhưng hiện nay có một thực trạng vô cùng đáng buồn đó là lối sống vô cảm, thờ ơ với niềm đau, nỗi buồn, với cái xấu. Đây quả thực là tình trạng đáng báo động và nó như một căn bệnh dịch lan tỏa ngày càng nhanh trong xã hội.

    Vô cảm tức là sự thờ ơ, dửng dưng, không có cảm xúc với bất cứ sự vật, hiện tượng và vấn đề xã hội xảy ra xung quanh. Họ thờ ơ, không quan tâm chia sẻ niềm vui, nỗi buồn với những người quanh mình. Họ vô tâm trước lợi ích của cộng đồng và đôi khi thờ ơ với chính tình cảm, tương lai của chính mình. Sự vô cảm này cũng chính là biểu hiện của sự sa đọa về đạo đức, xuống cấp về nhân cách của con người. Đây là một lối sống tệ hại, đáng phê phán, lên án.

    Lối sống vô cảm ngày càng trở nên phổ biến ở trong xã hội. Nó diễn ra ở khắp mọi nơi, mọi không gian và thời gian. Lối sống này tập trung nhiều nhất ở tầng lớp thanh niên, thế hệ mần nong của tương lai đất nước. Những người sống vô cảm thường vô tâm trước cái xấu, cái ác đang hoành hành, diễn ra trước mắt họ. Nếu họ vô tình nhìn thấy một người bị móc túi nơi công cộng, họ sẵn sàng ngó lơ, mặc kệ người bị hại, mặc kệ cái ác tung hoành. Với họ an toàn vẫn là trên hết, hơn thế nữa, việc người kia bị mất mát về tài sản cũng chẳng hề can hệ đến họ, bởi vậy họ dửng dưng đi qua.

    Người sống vô cảm khi gặp những người có hoàn cảnh khó khăn, bất hạnh thường làm ngơ, không quan tâm, đếm xỉa. Chắc hẳn hiện nay các bạn đã được xem rất nhiều video trên mạng xã hội, khi nhìn thấy người có ý định tự tử họ không cứu giúp khuyên ngăn mà lấy những chiếc điện thoại thông minh, ghi hình phát trực tiếp để “câu like” hay thấy những người bị tai nạn, họ cũng có những hành động tương tự. Quả thực, vô cùng đau lòng và xót xa khi tình trạng xuống cấp về đạo đức và lối sống lại nghiêm trọng đến như vậy.

    Không chỉ vậy, người sống vô cảm còn chỉ biết “nhận” của người khác chứ không biết “cho” đi. Họ chỉ luôn nghĩ về những lợi ích mà bản thân, họ không mảy may quan tâm đến lợi ích của cộng đồng. Lợi ích của bản thân là mục đích tối thượng mà họ hướng đến. Bởi vậy, đôi khi những người này bất chấp thủ đoạn, bằng mọi giá để đạt được nguyện vọng của chính mình.

    Ngoài ra, người vô cảm thường sống lạnh nhạt, thờ ơ với những người xung quanh: cha mẹ, bạn bè, hàng xóm. Họ luôn muốn thu mình vào vỏ ốc chật hẹp, lười giao tiếp. Niềm vui với họ là được ở một mình, làm việc một mình. Họ ngại chia sẻ, yêu thương, không muốn gắn bó với bất cứ ai.

    Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến lối sống vô cảm ngày càng trở nên phổ biến. Đầu tiên phải kể đến là sự phát triển của nền kinh tế thị trường, với tư tưởng thực dụng ngày càng ăn sâu, bám rễ vào tư tưởng của con người. Thương trường như chiến trường, con người ta phải cạnh tranh khốc liệt để sinh tồn bởi vậy họ bất chấp thủ đoạn để được thành công, không quan tâm đến nghĩa tình bạn bè, đồng nghiệp. Thứ hai, có thể kể đến là những hạn chế trong giáo dục. Hệ thống giáo dục dường như nặng nề, thiên về dạy kiến thức hơn là dạy về đạo đức. Đối với mỗi chúng ta, đầu tiên phải là một người tốt trước khi trở thành một người giỏi. Sự lệch lạc này cũng khiến cho căn bệnh vô cảm ngày càng trở nên nhiều hơn. Bên cạnh đó là sự chiều chuộng của bậc cha mẹ, phụ huynh chiều con quá mức. Đáp ứng mọi yêu cầu của con, có những hành xử thiếu đúng đắn khiến đứa trẻ nảy sinh tính ích kỉ, không biết quan tâm, sẻ chia với những người xung quanh. Và cuối cùng là do chính bản thân mỗi người, không có đầy đủ kĩ năng, kinh nghiệm sống, sống ích kỉ, kĩ năng ứng xử, giao tiếp kém. Sống vị kỉ thiếu tình yêu thương với những người xung quanh.

    Lối sống vô cảm đã để lại những hậu quả khôn lường với xã hội. Hãy thử tưởng tượng một xã hội chỉ toàn người vô cảm thì xã hội ấy sẽ ra sao khi cái xấu, cái ác sẽ lên ngôi và thống trị. Cuộc sống khi thiếu đi tình thương yêu các giá trị nhân văn tốt đẹp sẽ đảo lộn, bị triệt tiêu hoàn toàn. Đó quả là một viễn cảnh không ai muốn trở thành hiện thực song nếu căn bệnh này vẫn còn thì viễn cảnh kia trong tương lai sẽ trở thành sự thật.

    Nhưng không phải là không có cách để khắc phục tình trạng trên. Ngay từ bây giờ hãy tạo nên một môi trường sống đầy tình yêu thương, mọi người luôn quan tâm, chia sẻ và giúp đỡ lẫn nhau. Hệ thống giáo dục không chỉ hướng đến đào tạo những con người tài giỏi mà còn phải để học sinh trước hết là những công dân có đạo đức, nhân cách. Lên án, phê phán những kẻ sống thờ ơ, chỉ biết đến lợi ích cá nhân.

    Đối với mỗi học sinh chúng ta cần ra sức tu dưỡng nhân cách và đạo đức để trở thành con người tốt của xã hội. Sống hòa đồng, yêu thương và san sẻ với những người xung quanh. Có một trái tim rộng mở biết đồng cảm với những nỗi đau, nỗi bất hạnh của mọi người.

    Sống vô cảm là lối sống sai trái, lệch lạc và ẩn chứa đầy nguy hiểm đối với xã hội. Bản thân mỗi người cần xây dựng lối sống lành mạnh, tích cực, sống hòa đồng và yêu thương những người xung quanh. Sống trong tình yêu thương và bằng tình yêu thương xã hội này sẽ ngày một trở nên tốt đẹp hơn.

   Trịnh Công Sơn đã từng viết rằng: “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng/ Để làm gì em biết không?/ Để gió cuốn đi”. Quả thực trong cuộc sống đầy những bất trắc bon chen này, ai cũng cần có một tấm lòng yêu thương, quan tâm, giúp đỡ mọi người. Nhưng một bộ phận không nhỏ trong xã hội hiện nay lại xuất hiện lối sống thơ ơ, vô cảm. Quả thực là tình trạng đáng báo động.

    Vô cảm có thể hiểu là không có tình cảm, cảm xúc, không có tình yêu thương, không có động tâm trước hoàn cảnh, mảnh đời khó khăn. Đôi khi vô cảm cũng chính là không quan tâm đến chính tương lai của bản thân.

    Cách đây không lâu, có lẽ ai cũng bàng hoàng khi đọc một tin tức, một bạn nữa sinh ngoài hai mươi tuổi sau khi sinh con đã đang tâm mà cho đứa bé vào túi rồi ném từ tầng ba mốt của một chung cư xuống. Quả thực đọc đến đó khiến cho chúng ta không khỏi lạnh gáy, sợ hãi. Sự vô cảm của con người lại đạt đến ngưỡng độ này rồi hay sao. Người ta vẫn thường nói hổ dữ không ăn thịt con, những hãy nhìn xem, người phụ nữ kia đang tâm đối xử với đứa con mình dứt ruột sinh ra như thế nào. Quả thực, sự tàn nhẫn, vô cảm của con người đã đến đô không thê khoanh tay đứng nhìn.

    Vô cảm cũng có thể là khi bạn đi đường, thấy hiện tượng móc túi, hay dàn cảnh cướp giật trên đường. Nhưng tuyệt nhiên không mảy may bận tâm, hoặc sợ hãi nếu can thiệp sẽ bị vạ lây. Người bị hại chỉ biết đứng đó chân chối không nói một lời, cũng không thể cầu sự cứu giúp của người xung quanh. Cái ác được dịp lên ngôi, thừa cơ làm những điều tệ hại hơn nữa.

    Quay video, thu hút sự quan tâm của mọi người trong khi người khác bị nạn lại trở thành một “trào lưu” trong giới trẻ. Quả là một trào lưu quái ghở. Họ đua nha lấy những chiếc điện thoại ra, quay chụp, cố sao cho chi tiết, rõ nét nhất, nhanh chóng tung lên mạng hòng nhận được sự chú ý của mọi. Nếu lúc đấy còn một chút nhân tính, thì chắc có lẽ họ sẽ không có những hành động vô cảm, thiếu lương tâm như vậy. Và cũng sẽ có không ít người bị chết oan uổng vì không được cứu chữa kịp thời, vì không có ai gọi xe cấp cứu. Thật đáng buồn thay.

    Vô cảm còn là khi bạn bang quan với tương lai của chính mình. Sinh ra ai trong chúng ta cũng có mơ ước để là động lực không ngừng phấn đấu. Nhưng có rất nhiều kẻ lại như con “tằm” tình nguyện nằm trong kén mà không chịu bung mình để trở thành một chú bướm tự do. Cả cuộc đời họ chỉ luẩn quẩn, mặc kệ năm tháng trôi qua. Dường như họ chỉ tồn tại để chờ đến ngày cuối cùng của cuộc đời mình.

    Trên thực tế, tình trạng vô cảm trong cuộc sống con người không phải chỉ gần đầy mới có. Mà chắc chắn đã manh nha từ rất lâu, nhưng lúc đó mới chỉ là những hiện tượng nhỏ lẻ, nhưng hiện nay với sự tác động của nhiều yếu tố. Lối sống vô cảm ngày càng trở thành một bệnh dịch, dễ dàng ăn lan vào nhận thức con người. Trước hết là do đời sống khoa học kĩ thuật phát triển, con người ngày càng bận bịu với việc làm ra của cải vật chất, mà quên đi việc bồi dưỡng cho tâm hồn, dần dần hình thành nên lỗi sống vô cảm. Thứ hai, do tiếp xúc với những văn hóa phẩm không lành mạnh, những hình ảnh, bộ phim mang tính chất bạo lực cao, cũng là nguyên nhân khiến lối sống vô cảm ngày càng phổ biến. Không chỉ vậy, cha mẹ mải mê kiếm tiền, không quan tâm tới con cái, khiến chúng sống trong cô đơn. Cuộc sống thiếu tình thương cũng khiến cho những đứa trẻ mất đi sự chia sẻ, cảm thông với mọi ngươi. Cuối cùng, do bản thân mỗi người còn thiếu kiến định, tu dưỡng đạo đức chưa tốt nên dễ dàng bị tác động bởi những yếu tố ngoại lai không tích cực.

    Tuy là một bệnh dịch hết sức nguy hiểm, nhưng cũng không phải có cách khắc phục. Mỗi chúng ta cần phải tu dưỡng cho bản thân mình một lối lành mạnh. Luôn quan tâm, giúp đỡ mọi người. Sống chân thành, không vụ lợi, không giả dối. Khi gặp người bị nạn hãy nhiệt tình giúp đỡ họ. Thay vì xem những bộ phim bạo lực, hãy nghe một bản nhạc du dương, hãy đọc một câu chuyện cảm động, để tâm hồn mình được thanh sạch vaf trong sáng hơn.

    Mỗi chúng ta, ai cũng có trong mình phần thiện lương, luôn biết yêu thương, sẻ chia với những người xung quanh. Nhưng do một vài yêu tố, tác động nên con người có thể sinh ra lối sống vô cảm. Hãy luôn mở rộng tấm long mình, chia sẻ, giúp đỡ những người xung quanh.

Đề bài: Nêu suy nghĩ của anh (chị) về vấn đề: “ Vào đại học có phải con đường tiến thân duy nhất của tuổi trẻ ngày nay.

Bài làm

I. Mở bài

– Dẫn dắt vào vấn đề: Theo thống kê của bộ Lao động và xã hội, quý 4 năm 2017 cả nước có 1.071,2 nghìn lao động trong độ tuổi thất nghiệp, trong đó có 215,3 nghìn người có trình độ đại học trở lên bị thất nghiệp. Câu hỏi đặt ra là: “Vào đại học có phải con đường tiến thân duy nhất của tuổi trẻ ngày nay”.

II. Thân bài

1. Vào đại học là con đường đáng mơ ước, mở ra nhiều cơ hội

– Khi vào đại học, nếu thực sự có năng lực, khi ra trường sẽ có nhiều cơ hội việc làm hơn.

– Học đại học sẽ tạo nền tảng kiến thức vững chắc để sau này có thể tiến xa hơn, vận dụng nó vào trong công việc hiệu quả.

2. Nhưng vào đại học không phải con đường tiến thân duy nhất

– Tuy nhiên tấm bằng đại học không phải tấm vé bước vào đời để bạn muốn đến đâu tùy thích, đó chỉ là yếu tố nhỏ góp phần tạo cơ hội cho bạn trong cuộc sống.

– Sự thành công không phụ thuộc hoàn toàn vào thành tích học tập ở đại học mà phụ thuộc vào năng lực thực tế của mỗi người khi bước vào đời.

– Trên thực tế, ở một số ngành, cơ cấu đào tạo chưa căn cứ vào cơ cấu sử dụng nhân lực thực tiễn, dẫn đến tình trạng thừa thầy thiếu thợ.

– Trên thực tế, cuộc sống cũng chính là một trường đại học rộng lớn, dạy cho con người biết nhiều vấn đề thực tiễn, ở đó con người không học thông qua lí thuyết mà qua trải nghiệm.

– Nhiều người đã thực sự thành công mà không cần bước chân vào con đường đại học. VD:

3. Bài học nhận thức

– Cần lựa chọn con đường phù hợp với năng lực, nguyện vọng của mình và điều kiện gia đình.

– Dù học đại học hay đi theo những con đường khác thì luôn phải nỗ lực hết mình với con đường mình đã chọn.

– Không ngừng trau dồi kiến thức để hoàn thiện bản thân, trở thành người có ích cho xã hội.

III. Kết bài

– Nêu suy nghĩ của bản thân về vấn đề.

– Là những người trẻ hãy luôn chủ động và sáng suốt trong sự lựa chọ của mình, hãy luôn làm chủ tương lai của mình.

Đề bài: Nêu suy nghĩ của anh (chị) về vấn đề: “ Vào đại học có phải con đường tiến thân duy nhất của tuổi trẻ ngày nay

Bài làm

    Những ngày cuối tháng sáu đầu tháng bảy không khí ở khắp các tỉnh thành trên cả nước lại nóng bỏng hơn bao giờ hết. Hàng triệu thí sinh bước vào kì thi Trung học phổ thông Quốc gia đầy cam go, căng thẳng. Đã từ lâu, in hằn trong nếp nghĩ của mọi người về việc bằng mọi giá phải vào được đại học, bởi đó là con đường lập thân, lập nghiệp duy nhất. Liệu thực sự có phải vào đại học mới là con đường duy nhất giúp chúng ta vươn đến thành công.

    Theo như định nghĩa, giáo dục đại học có nghĩa là “giáo dục thường được diễn ra ở các trường đại học, viện đại học, đại học, trường cao đẳng, học viện và viện công nghệ. Giáo dục đại học nói chung bao gồm các bậc sau trung học như cao đẳng, đại học và sau đại học và gồm cả một số cơ sở giáo dục bậc đại học hay cao đẳng như các trường huấn luyện nghề và trường kinh doanh có trao văn bằng, học thuật hay cấp chứng chỉ chuyên nghiệp.

    Hiện nay nhiều người quan niệm rằng vào đại học là con đường tiến thân duy nhất của giới trẻ. Nhận định này chỉ đúng ở một phần nào đó, không đúng hoàn toàn.

    Đại học là con đường, là mơ ước khát vọng đẹp đẽ mà bất cứ người trẻ nào cũng hướng đến. Đó là chân trời rộng mở, chân trời của tri thức, tự do và sự khám phá, trải nghiệm của bản thân. Vào đại học cũng là cách thức để chúng ta khẳng định bản thân và lập nghiệp. Chúng ta đang sống trong thời đại khoa học kĩ thuật, với sự phát triển như vũ bão của công nghệ. Nền kinh tế tri thức làm chủ đạo, bởi vậy nếu con người không ngừng học tập sẽ trở nên thụt lùi, lạc hậu và không bắt kịp với xu thế chung của thời đại. Bên cạnh đó, nền kinh tế ngày càng có sự phân loại và chuyên môn hóa cao, nếu chúng ta chỉ có kiến thức của cấp bậc phổ thông không thôi sẽ là chưa đủ, mà cần phải có kiến thức chuyên sâu của bậc đại học để tham gia vào quá trình lao động sản xuất. Hơn nữa, tuổi trẻ là tuổi để dễ dàng tiếp thu các tri thức mới, tiến bộ của nhân loại, lại cộng thêm với sự truyền đạt của những người thầy hàng đầu sẽ giúp các bạn trẻ tiếp cận tri thức một cách dễ dàng hơn. Và cuối cùng, cuộc đời con người là cả một quá trình học hỏi không ngừng, đúng như Lê-nin đã từng nói : “Học, học nữa, học mãi”. Sau khi học phổ thông chúng ta tiếp tục học đại học sẽ tạo nên mạch liên tục cho việc tiếp thu tri thức.

    Vào đại học cũng là con đường ngắn nhất để các bạn có nền tảng vững chắc, được theo đuổi một công việc mình mơ ước, đáp ứng nhu cầu sống của bản thân. Bởi vậy, mỗi chúng ta khi bước chân vào cánh cổng đại học cần phải chuyên cần, tập trung năng lực để tiếp thu tri thức. Không nên ham chơi, mải mê, lãng phí thời gian, tuổi trẻ.

    Nhưng bên cạnh đó, chúng ta cũng cần thấy rõ rằng, Đại học không phải là con đường tiến thân duy nhất đối với mỗi người. Tùy vào hoàn cảnh, năng lực của mỗi cá nhân mà chúng ta có những cách lập thân và lập nghiệp khác nhau. Nếu điều kiện gia đình bạn không cho phép học đại học, hãy trở thành một người thợ lành nghề, làm việc thật cần cù, chăm chỉ, khi ấy bạn sẽ trở thành người thành công. Trong cuộc sống của chúng ta có không ít người không vào đại học những vẫn trở thành tấm gương thành công để mọi người noi gương học tập. Có thể kể đến như Michael Dell, nhà sáng lập của tập đoàn Dell. Ông bỏ đại năm 19 tuổi và với số vốn ít ỏi ông đã mở công ty, phát triển công ty nhỏ bé của mình thành một tập đoàn hùng mạnh như hiện nay. Hay Henry Ford, ông chưa tốt nghiệp trung học, nhưng ông đã sáng lập nên một trong những tập đoàn sản xuất ô tô lớn nhất thế giới Ford.

    Quả thực vào đại học là con đường nhanh nhất, ngắn nhất để chúng ta đi đến cái đích của sự thành công. Nhưng chúng ta cũng cần hiểu rằng vào đại học không phải là con đường duy nhất. Chúng ta sẽ có rất nhiều con đường khác nhau, có thể xa hơn, vòng vèo, vất vả hơn nhưng nếu có ý chí và nghị lực, nhất định ai cũng sẽ vươn đến cái đích của sự thành công. Vào đại học chỉ là một bước đệm còn quan trọng nhất vẫn là ở bản thân, ở ý chí, nghị lực của mỗi con người.

Đề bài: Nêu suy nghĩ của anh (chị) về vấn đề: “ Vào đại học có phải con đường tiến thân duy nhất của tuổi trẻ ngày nay?.

Bài làm

   “Vào đại học có phải con đường tiến thân duy nhất của tuổi trẻ ngày nay?”. Có lẽ đây là câu hỏi luôn nhức nhối của mỗi bạn học sinh, đặc biệt là các bạn cuối cấp. Giữa hai con đường chọn lựa, nên tiếp tục con đường học vấn vào đại học, hay kết thúc việc học, học nghề và ra đời tự nuôi sống bản thân.

   Như chúng ta biết rằng, việc học đối với mỗi người là vô cùng quan trọng. Mười hai năm học tập tại trường là cơ sở để các bạn có thể vững bước vào đời, hoặc tiếp tục học vấn. Mỗi người sẽ có những lựa chọn khác nhau, nhưng đâu mới là lựa chọn tốt nhất?

   Vào đại học là lựa chọn tốt nhất? Ai ai cũng hiểu rằng, khi học vấn bản thân được nâng cao, cũng đồng nghĩa với việc cơ hội việc làm, cơ hội tiến thân sẽ nhanh chóng hơn rất nhiều. Vào đại học bạn sẽ được trang bị rất nhiều kiến thức, kĩ năng làm nền tảng để sau này sử dụng vào việc làm nghề. Bởi đại học không chỉ đơn thuần là lí thuyết, mà còn là thực tiễn, là những vấn đề đào tạo đến việc bạn ra trường sau này. Bởi vậy, học đại học sẽ cho bạn một hành trang vô cùng vững chắc để sau này tìm được một công việc phù hợp với năng lực bản thân, thích hợp với cá tính và mơ ước của chính mình. Trường đại học có lẽ là nơi rất tốt để ươm mầm tài năng, thúc đẩy tài năng của bạn.

   Nhìn vào tình hình thực tế, chúng ta có thể thấy những người giỏi giang, tài ba, có nền kinh tế vững chắc hầu hết đều là những người có học vị, học hàm cao. Họ là người có kiến thức uyên thâm, là những học viên nổi tiếng của các trường Đại học. Nhà vật lí vĩ đại thế kỉ XX – Stephen Hawing, 17 tuổi vào đại học danh tiếng Oxford. Con đường học tập của ông không ngừng được nâng cao, với những nghiên cứu và phát hiện của mình, ông đã tạo ra bước ngoặt lớn cho vật lí hiện đại. Tổng thống da màu người Mĩ đầu tiên, Barack Obama là một trong những sinh viên xuất sắc nhất của khoa luật trường đại học Havart. Nhắc đến Havart là nhắc đến cái nôi đào tạo của những nhân tài nổi tiếng thế giới. Với sự uyên bác của mình, Obama đã giữ trọng trách tổng thống trong hai nhiệm kì, có những đóng góp quan trọng đối với cục diện thế giới. Nhìn vào đây có thể thấy, học đại học quả là con đường lập thân và lập danh quan trọng thiết yếu đối với mỗi con người.

   Không vào đại học vẫn có thể lập thân, lập danh? Quả thực đúng như vậy, không nhất thiết vào đại học mới có thể làm nên công việc, sự nghiệp cho bản thân. Hiện nay, ở Việt Nam hiện tượng thừa thầy, thiếu thợ ngày càng trở nên phổ biến. Thầy thì quá nhiều, mà chưa chắc đã giỏi, thợ ít ỏi lại non kém về tay nghề. Bởi ai cũng đua nhau đi học Đại học. Thực trạng này càng ngày càng trở nên báo động. Chỉ vì một chút danh được học đại học, mà rất nhiều người lao đầu vào những trường đại học kém về chất lượng. Và kết cục khi họ mang tấm bằng ra khỏi trường chỉ là một tờ giấy, không kinh nghiệm, không kĩ năng và sẽ bị xã hội đào thải. Vậy tại sao không trở thành một người thợ giỏi, đem sức mình để nuôi sống bản thân, thay vì bốn năm ăn bám gia đình, cuối cùng vẫn không thể tự lực tìm cho bản thân một việc làm.

   Anna Wintour là một nhà báo nổi tiếng trong lĩnh vực thời trang. Sau khi tốt nghiệp trung học bà không vào đại học mà dấn thân vào con đường làm báo, và trở thành tổng biên tập của nhãn hàng thời trang hàng đầu Vogue. John D.Rockefeller một trong những người giàu có nhất nước Mĩ. Ông được mệnh danh là ông trùm dầu mỏ, tài sản của ông ước tính thời điểm hiện tại lên đến 340 tỷ USD. Ông bỏ học để kiếm việc làm, sau nhiều công việc, ông đã thành lập hang lọc dầu Standard Oil và trở thành tỉ phú. Như vậy, học đại học cũng không phải con đường duy nhất để chúng ta lập thân, lập danh.

   Mỗi chúng ta có một hoàn cảnh sống riêng, sở thích và năng lực riêng. Không chỉ có vào đại học mới thành công, nếu bản thân đam mê, nếu hoàn cảnh không cho phép bạn vẫn có thể tự tin vững bước học nghề, rồi bắt tay vào một công việc. Chẳng phải mục đích của chúng ta là sống an yên và hạnh phúc đó sao, thành công ấy là khi bạn làm ra những đồng tiên chính nghĩa bằng chính năng lực của mình.

Đề bài: Nêu suy nghĩ của anh (chị) về vấn đề: “ Vào đại học có phải con đường tiến thân duy nhất của tuổi trẻ ngày nay

I. Mở bài

– Dẫn dắt vào vấn đề: Theo thống kê của bộ Lao động và xã hội, quý 4 năm 2017 cả nước có 1.071,2 nghìn lao động trong độ tuổi thất nghiệp, trong đó có 215,3 nghìn người có trình độ đại học trở lên bị thất nghiệp. Câu hỏi đặt ra là: “Vào đại học có phải con đường tiến thân duy nhất của tuổi trẻ ngày nay”.

II. Thân bài

1. Vào đại học là con đường đáng mơ ước, mở ra nhiều cơ hội

– Khi vào đại học, nếu thực sự có năng lực, khi ra trường sẽ có nhiều cơ hội việc làm hơn.

– Học đại học sẽ tạo nền tảng kiến thức vững chắc để sau này có thể tiến xa hơn, vận dụng nó vào trong công việc hiệu quả.

2. Nhưng vào đại học không phải con đường tiến thân duy nhất

– Tuy nhiên tấm bằng đại học không phải tấm vé bước vào đời để bạn muốn đến đâu tùy thích, đó chỉ là yếu tố nhỏ góp phần tạo cơ hội cho bạn trong cuộc sống.

– Sự thành công không phụ thuộc hoàn toàn vào thành tích học tập ở đại học mà phụ thuộc vào năng lực thực tế của mỗi người khi bước vào đời.

– Trên thực tế, ở một số ngành, cơ cấu đào tạo chưa căn cứ vào cơ cấu sử dụng nhân lực thực tiễn, dẫn đến tình trạng thừa thầy thiếu thợ.

– Trên thực tế, cuộc sống cũng chính là một trường đại học rộng lớn, dạy cho con người biết nhiều vấn đề thực tiễn, ở đó con người không học thông qua lí thuyết mà qua trải nghiệm.

– Nhiều người đã thực sự thành công mà không cần bước chân vào con đường đại học. VD:

3. Bài học nhận thức

– Cần lựa chọn con đường phù hợp với năng lực, nguyện vọng của mình và điều kiện gia đình.

– Dù học đại học hay đi theo những con đường khác thì luôn phải nỗ lực hết mình với con đường mình đã chọn.

– Không ngừng trau dồi kiến thức để hoàn thiện bản thân, trở thành người có ích cho xã hội.

III. Kết bài

– Nêu suy nghĩ của bản thân về vấn đề.

– Là những người trẻ hãy luôn chủ động và sáng suốt trong sự lựa chọ của mình, hãy luôn làm chủ tương lai của mình.

   Những ngày cuối tháng sáu đầu tháng bảy không khí ở khắp các tỉnh thành trên cả nước lại nóng bỏng hơn bao giờ hết. Hàng triệu thí sinh bước vào kì thi Trung học phổ thông Quốc gia đầy cam go, căng thẳng. Đã từ lâu, in hằn trong nếp nghĩ của mọi người về việc bằng mọi giá phải vào được đại học, bởi đó là con đường lập thân, lập nghiệp duy nhất. Liệu thực sự có phải vào đại học mới là con đường duy nhất giúp chúng ta vươn đến thành công.

    Theo như định nghĩa, giáo dục đại học có nghĩa là “giáo dục thường được diễn ra ở các trường đại học, viện đại học, đại học, trường cao đẳng, học viện và viện công nghệ. Giáo dục đại học nói chung bao gồm các bậc sau trung học như cao đẳng, đại học và sau đại học và gồm cả một số cơ sở giáo dục bậc đại học hay cao đẳng như các trường huấn luyện nghề và trường kinh doanh có trao văn bằng, học thuật hay cấp chứng chỉ chuyên nghiệp.

    Hiện nay nhiều người quan niệm rằng vào đại học là con đường tiến thân duy nhất của giới trẻ. Nhận định này chỉ đúng ở một phần nào đó, không đúng hoàn toàn.

    Đại học là con đường, là mơ ước khát vọng đẹp đẽ mà bất cứ người trẻ nào cũng hướng đến. Đó là chân trời rộng mở, chân trời của tri thức, tự do và sự khám phá, trải nghiệm của bản thân. Vào đại học cũng là cách thức để chúng ta khẳng định bản thân và lập nghiệp. Chúng ta đang sống trong thời đại khoa học kĩ thuật, với sự phát triển như vũ bão của công nghệ. Nền kinh tế tri thức làm chủ đạo, bởi vậy nếu con người không ngừng học tập sẽ trở nên thụt lùi, lạc hậu và không bắt kịp với xu thế chung của thời đại. Bên cạnh đó, nền kinh tế ngày càng có sự phân loại và chuyên môn hóa cao, nếu chúng ta chỉ có kiến thức của cấp bậc phổ thông không thôi sẽ là chưa đủ, mà cần phải có kiến thức chuyên sâu của bậc đại học để tham gia vào quá trình lao động sản xuất. Hơn nữa, tuổi trẻ là tuổi để dễ dàng tiếp thu các tri thức mới, tiến bộ của nhân loại, lại cộng thêm với sự truyền đạt của những người thầy hàng đầu sẽ giúp các bạn trẻ tiếp cận tri thức một cách dễ dàng hơn. Và cuối cùng, cuộc đời con người là cả một quá trình học hỏi không ngừng, đúng như Lê-nin đã từng nói : “Học, học nữa, học mãi”. Sau khi học phổ thông chúng ta tiếp tục học đại học sẽ tạo nên mạch liên tục cho việc tiếp thu tri thức.

    Vào đại học cũng là con đường ngắn nhất để các bạn có nền tảng vững chắc, được theo đuổi một công việc mình mơ ước, đáp ứng nhu cầu sống của bản thân. Bởi vậy, mỗi chúng ta khi bước chân vào cánh cổng đại học cần phải chuyên cần, tập trung năng lực để tiếp thu tri thức. Không nên ham chơi, mải mê, lãng phí thời gian, tuổi trẻ.

    Nhưng bên cạnh đó, chúng ta cũng cần thấy rõ rằng, Đại học không phải là con đường tiến thân duy nhất đối với mỗi người. Tùy vào hoàn cảnh, năng lực của mỗi cá nhân mà chúng ta có những cách lập thân và lập nghiệp khác nhau. Nếu điều kiện gia đình bạn không cho phép học đại học, hãy trở thành một người thợ lành nghề, làm việc thật cần cù, chăm chỉ, khi ấy bạn sẽ trở thành người thành công. Trong cuộc sống của chúng ta có không ít người không vào đại học những vẫn trở thành tấm gương thành công để mọi người noi gương học tập. Có thể kể đến như Michael Dell, nhà sáng lập của tập đoàn Dell. Ông bỏ đại năm 19 tuổi và với số vốn ít ỏi ông đã mở công ty, phát triển công ty nhỏ bé của mình thành một tập đoàn hùng mạnh như hiện nay. Hay Henry Ford, ông chưa tốt nghiệp trung học, nhưng ông đã sáng lập nên một trong những tập đoàn sản xuất ô tô lớn nhất thế giới Ford.

    Quả thực vào đại học là con đường nhanh nhất, ngắn nhất để chúng ta đi đến cái đích của sự thành công. Nhưng chúng ta cũng cần hiểu rằng vào đại học không phải là con đường duy nhất. Chúng ta sẽ có rất nhiều con đường khác nhau, có thể xa hơn, vòng vèo, vất vả hơn nhưng nếu có ý chí và nghị lực, nhất định ai cũng sẽ vươn đến cái đích của sự thành công. Vào đại học chỉ là một bước đệm còn quan trọng nhất vẫn là ở bản thân, ở ý chí, nghị lực của mỗi con người.

    “Vào đại học có phải con đường tiến thân duy nhất của tuổi trẻ ngày nay?”. Có lẽ đây là câu hỏi luôn nhức nhối của mỗi bạn học sinh, đặc biệt là các bạn cuối cấp. Giữa hai con đường chọn lựa, nên tiếp tục con đường học vấn vào đại học, hay kết thúc việc học, học nghề và ra đời tự nuôi sống bản thân.

    Như chúng ta biết rằng, việc học đối với mỗi người là vô cùng quan trọng. Mười hai năm học tập tại trường là cơ sở để các bạn có thể vững bước vào đời, hoặc tiếp tục học vấn. Mỗi người sẽ có những lựa chọn khác nhau, nhưng đâu mới là lựa chọn tốt nhất?

    Vào đại học là lựa chọn tốt nhất? Ai ai cũng hiểu rằng, khi học vấn bản thân được nâng cao, cũng đồng nghĩa với việc cơ hội việc làm, cơ hội tiến thân sẽ nhanh chóng hơn rất nhiều. Vào đại học bạn sẽ được trang bị rất nhiều kiến thức, kĩ năng làm nền tảng để sau này sử dụng vào việc làm nghề. Bởi đại học không chỉ đơn thuần là lí thuyết, mà còn là thực tiễn, là những vấn đề đào tạo đến việc bạn ra trường sau này. Bởi vậy, học đại học sẽ cho bạn một hành trang vô cùng vững chắc để sau này tìm được một công việc phù hợp với năng lực bản thân, thích hợp với cá tính và mơ ước của chính mình. Trường đại học có lẽ là nơi rất tốt để ươm mầm tài năng, thúc đẩy tài năng của bạn.

    Nhìn vào tình hình thực tế, chúng ta có thể thấy những người giỏi giang, tài ba, có nền kinh tế vững chắc hầu hết đều là những người có học vị, học hàm cao. Họ là người có kiến thức uyên thâm, là những học viên nổi tiếng của các trường Đại học. Nhà vật lí vĩ đại thế kỉ XX – Stephen Hawing, 17 tuổi vào đại học danh tiếng Oxford. Con đường học tập của ông không ngừng được nâng cao, với những nghiên cứu và phát hiện của mình, ông đã tạo ra bước ngoặt lớn cho vật lí hiện đại. Tổng thống da màu người Mĩ đầu tiên, Barack Obama là một trong những sinh viên xuất sắc nhất của khoa luật trường đại học Havart. Nhắc đến Havart là nhắc đến cái nôi đào tạo của những nhân tài nổi tiếng thế giới. Với sự uyên bác của mình, Obama đã giữ trọng trách tổng thống trong hai nhiệm kì, có những đóng góp quan trọng đối với cục diện thế giới. Nhìn vào đây có thể thấy, học đại học quả là con đường lập thân và lập danh quan trọng thiết yếu đối với mỗi con người.

    Không vào đại học vẫn có thể lập thân, lập danh? Quả thực đúng như vậy, không nhất thiết vào đại học mới có thể làm nên công việc, sự nghiệp cho bản thân. Hiện nay, ở Việt Nam hiện tượng thừa thầy, thiếu thợ ngày càng trở nên phổ biến. Thầy thì quá nhiều, mà chưa chắc đã giỏi, thợ ít ỏi lại non kém về tay nghề. Bởi ai cũng đua nhau đi học Đại học. Thực trạng này càng ngày càng trở nên báo động. Chỉ vì một chút danh được học đại học, mà rất nhiều người lao đầu vào những trường đại học kém về chất lượng. Và kết cục khi họ mang tấm bằng ra khỏi trường chỉ là một tờ giấy, không kinh nghiệm, không kĩ năng và sẽ bị xã hội đào thải. Vậy tại sao không trở thành một người thợ giỏi, đem sức mình để nuôi sống bản thân, thay vì bốn năm ăn bám gia đình, cuối cùng vẫn không thể tự lực tìm cho bản thân một việc làm.

    Anna Wintour là một nhà báo nổi tiếng trong lĩnh vực thời trang. Sau khi tốt nghiệp trung học bà không vào đại học mà dấn thân vào con đường làm báo, và trở thành tổng biên tập của nhãn hàng thời trang hàng đầu Vogue. John D.Rockefeller một trong những người giàu có nhất nước Mĩ. Ông được mệnh danh là ông trùm dầu mỏ, tài sản của ông ước tính thời điểm hiện tại lên đến 340 tỷ USD. Ông bỏ học để kiếm việc làm, sau nhiều công việc, ông đã thành lập hang lọc dầu Standard Oil và trở thành tỉ phú. Như vậy, học đại học cũng không phải con đường duy nhất để chúng ta lập thân, lập danh.

    Mỗi chúng ta có một hoàn cảnh sống riêng, sở thích và năng lực riêng. Không chỉ có vào đại học mới thành công, nếu bản thân đam mê, nếu hoàn cảnh không cho phép bạn vẫn có thể tự tin vững bước học nghề, rồi bắt tay vào một công việc. Chẳng phải mục đích của chúng ta là sống an yên và hạnh phúc đó sao, thành công ấy là khi bạn làm ra những đồng tiên chính nghĩa bằng chính năng lực của mình.

Đề bài: Nghị luận xã hội về giá trị của thời gian

Bài làm

I. Mở bài

– Dẫn dắt vào vấn đề: có người từng nói: ”Người nào dám lãng phí một giờ đồng hồ nghĩa là chưa phát hiện giá trị của cuộc sống”. Thời gian là thứ có giá trị không thể nào đong đếm được.

II. Thân bài

1. Bàn luận, phân tích

– Thời gian là một thứ trừu tượng, trôi qua từng ngày, ta không cảm nhận thời gian một cách trực quan như nhìn hay chạm vào, ta cảm sự trôi chảy của thời gian qua sự thay đổi của sự vật tồn tại xung quanh mình.

– Thời gian là thứ tiền bạc không thể mua được, một đi không trở lại, một khi đã qua đi không thể nào lấy lại được. Nếu để lỡ mất thời gian dù có hối tiếc cũng thể lấy lại được. (“Nếu một người cho bạn thời gian của của mình, anh ta không thể cho bạ món quà nào quý giá hơn nữa”)

– Thời gian giúp vạn vật vận động theo đúng quy luật, trình tự của nó (con người, cây cối trưởng thành rồi chết đi, xã hội cũng thay đổi theo thời gian).

– Thời gian giúp con người tích lũy được giá trị, không chỉ vật chất mà quan trọng hơn là tinh thần, nếu biết tận dụng tốt sẽ tích sẽ khiến giá trị bản thân tăng lên (trưởng thành hơn, hiểu biết hơn, …)

– Thời gian giúp thay đổi suy nghĩ, tình cảm của con người: giúp xóa nhòa nỗi đau, hận thù, thậm chí làm phai nhạt tình cảm yêu thương, thay đổi tính tình của con người.

2. Mở rộng vấn đề

– Quý trọng thời gian không có nghĩa là phái sống gấp gáp, chạy theo thời gian mà là biết trân trọng từng giây, sống hết mình, cống hiến hết mình cho cuộc đời.

– Không chỉ dành thời gian ra để làm việc như một cỗ máy mà cũng cần cả thời gian nghỉ ngơi hợp lí, quan tâm yêu thương mọi người xung quanh có như vậy mới là tận dụng hết giá trị đích thực của thời gian.

– Ngày nay vẫn còn một bộ phận giới trẻ chưa biết quý trọng giá trị của thời gian, để thời gian trôi đi vô nghĩa, không tích lũy được giá trị cho bản thân: VD: chỉ biết vui chơi, thay vì tận dụng thời gian để học lại sa vào trang mạng xã hội than thở học vất vả, …

3. Liên hệ bản thân

– Cần có thái độ phê phán những người không biết quý trọng thời gian.

– Là một học sinh cần ý thức được giá trị quý báu của thời gian để tránh làm lãng phí thời gian của mình cũng như của những người xung quanh.

– Biết cách lên kế hoạch, sắp xếp mọi việc sao cho sử dụng quỹ thời gian hiệu quả nhất: biết phân chia hợp lí giữa thời gian học tập và vui chơi giải trí, …

– Nhưng tránh hấp tấp nóng vội bởi mỗi việc cần được đầu tư một quỹ thời gian nhất định của nó thì có thể thành công, chỉ cần biết làm chủ thời gian, nỗ lực và kiên trì ắt sẽ thành công.

– Sống hết mình từng giây từng phút để không hối hận khi thời gian qua đi, để cuộc sống trở nên ý nghĩa hơn.

III. Kết bài

– Mỗi người hãy trân trọng từng phút giây mình đang sống, bạn có thể trì hoãn nhưng thời gian thì không.

Đề bài: Nghị luận xã hội về giá trị của thời gian

Bài làm

    Người ta vẫn thường nói rằng “Thời gian là vàng”. Quả thực đúng như vậy, thời gian với vũ trụ tuần hoàn, còn đối với con người lại một đi không trở lại. Bởi vậy nó vô cùng quý giá đối với cuộc sống của mỗi chúng ta. Mỗi người chỉ có một quỹ thời gian giống nhau, vậy làm sao để sống một cuộc đời thật ý nghĩa.

    Theo như định nghĩa của Wikipedia, thời gian có nghĩa là: “Thời gian là một khái niệm để diễn tả trình tự xảy ra của các sự kiện, biến cố và khoảng kéo dài của chúng. Thời gian được xác định bằng số lượng các chuyển động của các đối tượng có tính lặp lại và thường có một thời điểm mốc gắn với một sự kiện nào đó”.

    Thời gian là vô cùng quý giá, không gì có thể nói lên hết được giá trị của chúng. Mỗi khoảnh khắc chúng ta được sống, được hoạt động là duy nhất trên cõi đời này, sẽ không bao giờ lấy lại được những cái đã qua. Thời gian giúp ta ngày càng trưởng thành, mạnh mẽ, sau khi vượt qua những giống tố trong cuộc đời, con người bao giờ cũng già dặn, chín chắn hơn. Thời gian là liều thuốc tôi luyện con người ra trưởng thành.

    Thời gian còn giúp xóa đi những hận thù, làm nhòa đi những ân oán. Thời gian là liều thuốc tốt nhất giúp ta cân bằng lại cuộc sống sau những khổ đau và mất mát.

    Không chỉ vậy, thời gian còn có ý nghĩa khẳng định giá trị của mỗi cá nhân trong cuộc sống này. Bạn có thể bỏ ra rất nhiều tiền để trang hoàng lên bản thân những món đồ xa xỉ, đắt tiền, nhưng thời gian trôi đi bạn sẽ bị lãng quên vào quá khứ. Chẳng một ai còn nhớ đến bạn. Nhưng đối với con người có ý chí, nghị lực, dành những thành tựu to lớn cho nhân loại, thì thời gian chính là chứng nhân minh chứng cho sự trường tồn vĩnh cửu của bạn. Thời gian ở đây là thứ thuốc thử về sự vĩ đại của bạn đối với nhân loại, người ta sẽ còn nhớ mãi về nhà khoa Albert Einstein, Isaac Newton, Galileo Galilei, Charles Robert Darwin,… những nhà khoa học thiên tài, lỗi lạc để lại cho nhân loại những tri thức uyên thâm.

    Thời gian, đồng thời cũng cướp đi tuổi trẻ, sức khỏe của chúng ta một cách âm thầm, lặng lẽ. Và chúng cũng có thể làm thay đổi tính cách của một con người. Xóa nhòa và lãng quên mọi chuyện vào dĩ vãng. Thời gian quả thực có sức mạnh phi thường.

    Thời gian vô thủy vô chung, một đi không trở lại, vậy chúng ta cần làm gì để có thể sử dụng thời gian một cách hợp lí. Bản thân mỗi người đều có những mốc thời gian cho những việc làm nhất định, khi còn nhỏ chúng ta cần tiếp thu tri thức nền, làm nền tảng cho những cấp học cao. Bước vào cuộc sống thời gian dùng để làm việc, không ngừng phấn đấu. Như vậy mỗi quãng đời của con người luôn có những công việc chính, mục đích chính mà ta cần đạt đến bên cạnh rất nhiều công việc có ý nghĩa khác. Bởi vậy chúng ta cần tập trung sức lực, tranh thủ từng giờ, từng phút không ngừng học hỏi trau dồi tri thức, rèn luyện nhân cách, học hỏi để hoàn thiện bản thân và không lãng phí thời gian.

    Không chỉ vậy, trong quá trình làm việc cần làm kiên quyết, mạnh mẽ, dứt khoát, không được trì hoãn. Trì hoãn một lần sẽ là cái cớ để bạn trì hoãn những lần sau tiếp theo và chắc chắn rằng cánh cửa thất bại đang đợi chờ bạn ở phía trước.

    Để quản lí thời gian tốt cần lên cho mình những kế hoạch cụ thể với thời gian cụ thể. Trong các khoảng thời gian đó cần có sự phân bố hợp lí giữa thời gian học, vui chơi, giải trí, làm việc,… để bản thân luôn có một trạng thái tinh thần tốt nhất.

    Bên cạnh những người biết sử dụng thời gian hợp lí, có hiệu quả lại có rất nhiều người lãng phí thời gian vào những việc vô bổ. Và đặc biệt giới trẻ hiện nay lãng phí quá nhiều thời gian vào việc lướt web, xem các mạng xã hội,… mà không ngằm mục đích gì. Những việc làm đó không chỉ lãng phí thời gian, mà còn lãng phí cả thanh xuân, tuổi trẻ và đang dần đánh mất tương lai của chính bạn.

    Thời gian là thứ không thể nhìn thấy, không thể cầm nắm nhưng lại có giá trị to lớn, và tác động sâu sắc đến cuộc sống mỗi người. Cuộc sống hiện đại hối hả, gấp gáp càng đòi hỏi hơn nữa chúng ta phải biết cách sử dụng thời gian hợp lí. Sử dụng thời gian hợp lí là một trong những cách thức để đạt thành công.

Đề bài: Nghị luận xã hội về giá trị của thời gian

Bài làm

   Brian Tracy đã từng nói rằng: “Tài sản lớn nhất của bạn là khả năng kiếm tiền. tài nguyên lớn nhất của bạn là thời gian”. Quả thực, thời gian đối với mỗi chúng ta có ý nghĩa vô cùng quan trọng.

   Theo định nghĩa của Wikipedia thì thời gian có nghĩa là: Thời gian là khái niệm để diễn tả trình tự xảy ra của các sự kiện, biến cố và khoảng kéo dài của chúng. Thời gian được xác định bằng số lượng các chuyển động của các đối tượng có tính lặp lại (sự lượng hoá các chuyển động lặp lại) và thường có một thời điểm mốc gắn với một sự kiện nào đó. (Cần lưu ý nếu khái niệm chỉ đơn thuần như trên thì không có cơ sở logic để khẳng định thời gian chỉ có một chiều) Thực tế để định nghĩa về thời gian một cách chính xác không phải là điều đơn giản. Nhưng dù vậy, ai trong chúng ta cũng đều hiểu rằng thời gian có giá trị vô cùng lớn đối với chúng ta.

   Thời gian giúp chúng ta khôn lớn, trưởng thành trong nhận thức. Sinh ra, bản tính con người vốn chưa định hình, mà phải trải qua thời gian, qua môi trường sống xung quanh tính cách con người mới dần dần hình thành. Chẳng mấy ai sinh ra đã cứng cỏi, mạnh mẽ mà phải trải qua những bão tố, sự tôi rèn của thời gian con người mới mạnh mẽ, cứng cỏi lên. Thời gian sẽ giúp con người tiết chế, loại bỏ nhược điểm, biết tối ưu hóa các ưu điểm của bản thân.

   Thời gian là liều thuốc giúp chúng ta chứng minh bản thân, vươn đến thành công. Không có ai mới bắt tay làm việc mà đã thành công. Chắc chắn trên con đường vươn đến thành công bạn sẽ không ít lần vấp ngã, không ít lần chán nản muốn bỏ cuộc. Nhưng thời gian luôn là người rộng lượng, cho bạn thời gian để lành vết thương, để tiếp tục chiến đấu. Thời gian cho bạn cơ hội để không ngừng nỗ lực, cố gắng và vươn đến thành công.

   Thời gian xóa nhòa những vết thương lòng, khiến cho cuộc đời bạn bình tâm và nhẹ nhàng hơn. Trong cuộc đời chúng ta, sẽ có đôi lần trải qua nỗi bi thương mất mát, mà chẳng gì có thể xua tan nỗi đau lòng ấy trong một khoảnh khắc. Và thời gian chính là liều thuốc hữu hiệu nhất, giúp vết thương kia dịu lại, làm lành những thương tổn, giúp bản thân bình tâm.

   Vậy làm thế nào để có thể sử dụng thời gian hợp lí. Để sử dụng thời gian hợp lí không phải là một vấn đề dễ dàng giải quyết, bởi xung quanh chúng ta có vô vàn công việc, vô vàn những cám dỗ, mà thời gian lại chỉ có hạn. Để sử dụng thời gian hợp lí trước hết chúng ta cần có thời gian biểu và tuyệt đối tuân thủ thời gian biểu đã đề ra. Cuộc sống của chúng ta không chỉ có công việc, kiếm tiền mà còn có đời sống tâm hồn, có những người ta cần quan tâm, yêu thương. Bởi vậy cần phân bổ thời gian cân bằng giữa công việc và tình cảm. Sau một ngày làm việc mệt mỏi hãy thư dãn, nghe một bản nhạc, chạy bộ, đọc sách, hay nói chuyện, tâm tình cũng những người ta yêu thương. Hãy tận dụng từng phút, từng giây sống sao cho thật xứng đáng khi ta có mặt trên cõi đời này. Đừng sống như “nếu như” đời ta chỉ có một, thời gian vô thường, chẳng bao giờ có “nếu như” để ân hận, hối tiếc. Bởi vậy hãy sống thật tâm, làm việc thật lực và yêu thương thật long.

   Thời gian như thoi đưa, là học sinh chúng ta cần có một nếp sinh hoạt hợp lí, phân bổ thời gian phù hợp. Học tập thật chăm chỉ, tích lũy tri thức, kinh nghiệm cho bản thân. Nhưng cũng đừng quên quan tâm, yêu thương những người xung quanh mình.

Đề bài: Nghị luận xã hội về giá trị của thời gian

I. Mở bài

– Dẫn dắt vào vấn đề: có người từng nói: ”Người nào dám lãng phí một giờ đồng hồ nghĩa là chưa phát hiện giá trị của cuộc sống”. Thời gian là thứ có giá trị không thể nào đong đếm được.

II. Thân bài

1. Bàn luận, phân tích

– Thời gian là một thứ trừu tượng, trôi qua từng ngày, ta không cảm nhận thời gian một cách trực quan như nhìn hay chạm vào, ta cảm sự trôi chảy của thời gian qua sự thay đổi của sự vật tồn tại xung quanh mình.

– Thời gian là thứ tiền bạc không thể mua được, một đi không trở lại, một khi đã qua đi không thể nào lấy lại được. Nếu để lỡ mất thời gian dù có hối tiếc cũng thể lấy lại được. (“Nếu một người cho bạn thời gian của của mình, anh ta không thể cho bạ món quà nào quý giá hơn nữa”)

– Thời gian giúp vạn vật vận động theo đúng quy luật, trình tự của nó (con người, cây cối trưởng thành rồi chết đi, xã hội cũng thay đổi theo thời gian).

– Thời gian giúp con người tích lũy được giá trị, không chỉ vật chất mà quan trọng hơn là tinh thần, nếu biết tận dụng tốt sẽ tích sẽ khiến giá trị bản thân tăng lên (trưởng thành hơn, hiểu biết hơn, …)

– Thời gian giúp thay đổi suy nghĩ, tình cảm của con người: giúp xóa nhòa nỗi đau, hận thù, thậm chí làm phai nhạt tình cảm yêu thương, thay đổi tính tình của con người.

2. Mở rộng vấn đề

– Quý trọng thời gian không có nghĩa là phái sống gấp gáp, chạy theo thời gian mà là biết trân trọng từng giây, sống hết mình, cống hiến hết mình cho cuộc đời.

– Không chỉ dành thời gian ra để làm việc như một cỗ máy mà cũng cần cả thời gian nghỉ ngơi hợp lí, quan tâm yêu thương mọi người xung quanh có như vậy mới là tận dụng hết giá trị đích thực của thời gian.

– Ngày nay vẫn còn một bộ phận giới trẻ chưa biết quý trọng giá trị của thời gian, để thời gian trôi đi vô nghĩa, không tích lũy được giá trị cho bản thân: VD: chỉ biết vui chơi, thay vì tận dụng thời gian để học lại sa vào trang mạng xã hội than thở học vất vả, …

3. Liên hệ bản thân

– Cần có thái độ phê phán những người không biết quý trọng thời gian.

– Là một học sinh cần ý thức được giá trị quý báu của thời gian để tránh làm lãng phí thời gian của mình cũng như của những người xung quanh.

– Biết cách lên kế hoạch, sắp xếp mọi việc sao cho sử dụng quỹ thời gian hiệu quả nhất: biết phân chia hợp lí giữa thời gian học tập và vui chơi giải trí, …

– Nhưng tránh hấp tấp nóng vội bởi mỗi việc cần được đầu tư một quỹ thời gian nhất định của nó thì có thể thành công, chỉ cần biết làm chủ thời gian, nỗ lực và kiên trì ắt sẽ thành công.

– Sống hết mình từng giây từng phút để không hối hận khi thời gian qua đi, để cuộc sống trở nên ý nghĩa hơn.

III. Kết bài

– Mỗi người hãy trân trọng từng phút giây mình đang sống, bạn có thể trì hoãn nhưng thời gian thì không.

    Người ta vẫn thường nói rằng “Thời gian là vàng”. Quả thực đúng như vậy, thời gian với vũ trụ tuần hoàn, còn đối với con người lại một đi không trở lại. Bởi vậy nó vô cùng quý giá đối với cuộc sống của mỗi chúng ta. Mỗi người chỉ có một quỹ thời gian giống nhau, vậy làm sao để sống một cuộc đời thật ý nghĩa.

    Theo như định nghĩa của Wikipedia, thời gian có nghĩa là: “Thời gian là một khái niệm để diễn tả trình tự xảy ra của các sự kiện, biến cố và khoảng kéo dài của chúng. Thời gian được xác định bằng số lượng các chuyển động của các đối tượng có tính lặp lại và thường có một thời điểm mốc gắn với một sự kiện nào đó”.

    Thời gian là vô cùng quý giá, không gì có thể nói lên hết được giá trị của chúng. Mỗi khoảnh khắc chúng ta được sống, được hoạt động là duy nhất trên cõi đời này, sẽ không bao giờ lấy lại được những cái đã qua. Thời gian giúp ta ngày càng trưởng thành, mạnh mẽ, sau khi vượt qua những giống tố trong cuộc đời, con người bao giờ cũng già dặn, chín chắn hơn. Thời gian là liều thuốc tôi luyện con người ra trưởng thành.

    Thời gian còn giúp xóa đi những hận thù, làm nhòa đi những ân oán. Thời gian là liều thuốc tốt nhất giúp ta cân bằng lại cuộc sống sau những khổ đau và mất mát.

    Không chỉ vậy, thời gian còn có ý nghĩa khẳng định giá trị của mỗi cá nhân trong cuộc sống này. Bạn có thể bỏ ra rất nhiều tiền để trang hoàng lên bản thân những món đồ xa xỉ, đắt tiền, nhưng thời gian trôi đi bạn sẽ bị lãng quên vào quá khứ. Chẳng một ai còn nhớ đến bạn. Nhưng đối với con người có ý chí, nghị lực, dành những thành tựu to lớn cho nhân loại, thì thời gian chính là chứng nhân minh chứng cho sự trường tồn vĩnh cửu của bạn. Thời gian ở đây là thứ thuốc thử về sự vĩ đại của bạn đối với nhân loại, người ta sẽ còn nhớ mãi về nhà khoa Albert Einstein, Isaac Newton, Galileo Galilei, Charles Robert Darwin,… những nhà khoa học thiên tài, lỗi lạc để lại cho nhân loại những tri thức uyên thâm.

    Thời gian, đồng thời cũng cướp đi tuổi trẻ, sức khỏe của chúng ta một cách âm thầm, lặng lẽ. Và chúng cũng có thể làm thay đổi tính cách của một con người. Xóa nhòa và lãng quên mọi chuyện vào dĩ vãng. Thời gian quả thực có sức mạnh phi thường.

    Thời gian vô thủy vô chung, một đi không trở lại, vậy chúng ta cần làm gì để có thể sử dụng thời gian một cách hợp lí. Bản thân mỗi người đều có những mốc thời gian cho những việc làm nhất định, khi còn nhỏ chúng ta cần tiếp thu tri thức nền, làm nền tảng cho những cấp học cao. Bước vào cuộc sống thời gian dùng để làm việc, không ngừng phấn đấu. Như vậy mỗi quãng đời của con người luôn có những công việc chính, mục đích chính mà ta cần đạt đến bên cạnh rất nhiều công việc có ý nghĩa khác. Bởi vậy chúng ta cần tập trung sức lực, tranh thủ từng giờ, từng phút không ngừng học hỏi trau dồi tri thức, rèn luyện nhân cách, học hỏi để hoàn thiện bản thân và không lãng phí thời gian.

    Không chỉ vậy, trong quá trình làm việc cần làm kiên quyết, mạnh mẽ, dứt khoát, không được trì hoãn. Trì hoãn một lần sẽ là cái cớ để bạn trì hoãn những lần sau tiếp theo và chắc chắn rằng cánh cửa thất bại đang đợi chờ bạn ở phía trước.

    Để quản lí thời gian tốt cần lên cho mình những kế hoạch cụ thể với thời gian cụ thể. Trong các khoảng thời gian đó cần có sự phân bố hợp lí giữa thời gian học, vui chơi, giải trí, làm việc,… để bản thân luôn có một trạng thái tinh thần tốt nhất.

    Bên cạnh những người biết sử dụng thời gian hợp lí, có hiệu quả lại có rất nhiều người lãng phí thời gian vào những việc vô bổ. Và đặc biệt giới trẻ hiện nay lãng phí quá nhiều thời gian vào việc lướt web, xem các mạng xã hội,… mà không ngằm mục đích gì. Những việc làm đó không chỉ lãng phí thời gian, mà còn lãng phí cả thanh xuân, tuổi trẻ và đang dần đánh mất tương lai của chính bạn.

    Thời gian là thứ không thể nhìn thấy, không thể cầm nắm nhưng lại có giá trị to lớn, và tác động sâu sắc đến cuộc sống mỗi người. Cuộc sống hiện đại hối hả, gấp gáp càng đòi hỏi hơn nữa chúng ta phải biết cách sử dụng thời gian hợp lí. Sử dụng thời gian hợp lí là một trong những cách thức để đạt thành công.

   Brian Tracy đã từng nói rằng: “Tài sản lớn nhất của bạn là khả năng kiếm tiền. tài nguyên lớn nhất của bạn là thời gian”. Quả thực, thời gian đối với mỗi chúng ta có ý nghĩa vô cùng quan trọng.

    Theo định nghĩa của Wikipedia thì thời gian có nghĩa là: Thời gian là khái niệm để diễn tả trình tự xảy ra của các sự kiện, biến cố và khoảng kéo dài của chúng. Thời gian được xác định bằng số lượng các chuyển động của các đối tượng có tính lặp lại (sự lượng hoá các chuyển động lặp lại) và thường có một thời điểm mốc gắn với một sự kiện nào đó. (Cần lưu ý nếu khái niệm chỉ đơn thuần như trên thì không có cơ sở logic để khẳng định thời gian chỉ có một chiều) Thực tế để định nghĩa về thời gian một cách chính xác không phải là điều đơn giản. Nhưng dù vậy, ai trong chúng ta cũng đều hiểu rằng thời gian có giá trị vô cùng lớn đối với chúng ta.

    Thời gian giúp chúng ta khôn lớn, trưởng thành trong nhận thức. Sinh ra, bản tính con người vốn chưa định hình, mà phải trải qua thời gian, qua môi trường sống xung quanh tính cách con người mới dần dần hình thành. Chẳng mấy ai sinh ra đã cứng cỏi, mạnh mẽ mà phải trải qua những bão tố, sự tôi rèn của thời gian con người mới mạnh mẽ, cứng cỏi lên. Thời gian sẽ giúp con người tiết chế, loại bỏ nhược điểm, biết tối ưu hóa các ưu điểm của bản thân.

    Thời gian là liều thuốc giúp chúng ta chứng minh bản thân, vươn đến thành công. Không có ai mới bắt tay làm việc mà đã thành công. Chắc chắn trên con đường vươn đến thành công bạn sẽ không ít lần vấp ngã, không ít lần chán nản muốn bỏ cuộc. Nhưng thời gian luôn là người rộng lượng, cho bạn thời gian để lành vết thương, để tiếp tục chiến đấu. Thời gian cho bạn cơ hội để không ngừng nỗ lực, cố gắng và vươn đến thành công.

    Thời gian xóa nhòa những vết thương lòng, khiến cho cuộc đời bạn bình tâm và nhẹ nhàng hơn. Trong cuộc đời chúng ta, sẽ có đôi lần trải qua nỗi bi thương mất mát, mà chẳng gì có thể xua tan nỗi đau lòng ấy trong một khoảnh khắc. Và thời gian chính là liều thuốc hữu hiệu nhất, giúp vết thương kia dịu lại, làm lành những thương tổn, giúp bản thân bình tâm.

    Vậy làm thế nào để có thể sử dụng thời gian hợp lí. Để sử dụng thời gian hợp lí không phải là một vấn đề dễ dàng giải quyết, bởi xung quanh chúng ta có vô vàn công việc, vô vàn những cám dỗ, mà thời gian lại chỉ có hạn. Để sử dụng thời gian hợp lí trước hết chúng ta cần có thời gian biểu và tuyệt đối tuân thủ thời gian biểu đã đề ra. Cuộc sống của chúng ta không chỉ có công việc, kiếm tiền mà còn có đời sống tâm hồn, có những người ta cần quan tâm, yêu thương. Bởi vậy cần phân bổ thời gian cân bằng giữa công việc và tình cảm. Sau một ngày làm việc mệt mỏi hãy thư dãn, nghe một bản nhạc, chạy bộ, đọc sách, hay nói chuyện, tâm tình cũng những người ta yêu thương. Hãy tận dụng từng phút, từng giây sống sao cho thật xứng đáng khi ta có mặt trên cõi đời này. Đừng sống như “nếu như” đời ta chỉ có một, thời gian vô thường, chẳng bao giờ có “nếu như” để ân hận, hối tiếc. Bởi vậy hãy sống thật tâm, làm việc thật lực và yêu thương thật long.

    Thời gian như thoi đưa, là học sinh chúng ta cần có một nếp sinh hoạt hợp lí, phân bổ thời gian phù hợp. Học tập thật chăm chỉ, tích lũy tri thức, kinh nghiệm cho bản thân. Nhưng cũng đừng quên quan tâm, yêu thương những người xung quanh mình.

Đề bài: Nghị luận xã hội về giá trị của bản thân

Bài làm

I. Mở bài

– Dẫn dắt vào vấn đề: sống giữa cuộc đời, mỗi người đều có giá trị của riêng mình, giá trị là điều cốt lõi tạo nên con người bạn.

II. Thân bài

1. Giải thích

– Giá trị của bản thân chính là ý nghĩa của sự tồn tại của mỗi con người, là nội lực riêng trong mỗi con người. Đó là yếu tố để mỗi người khẳng định được ví trí trong cuộc đời.

2. Phân tích

– Giá trị của bản thân là ưu điểm, điểm mạnh vượt trội của mỗi người so với những người khác khiến mình có một cá tính riêng, dấu ấn riêng không trộn lẫn với đám đông. VD: Bạn là một doanh nhân tài giỏi, có tầm nhìn sâu rộng, luôn thành công trong công việc, giá trị của bạn chính là tài năng kinh doanh.

– Ai cũng có những ưu khuyết điểm riêng, không mạnh về mặt này sẽ mạnh về mặt kia, bởi vậy mỗi người lại có giá trị khác nhau, không thể đem soasnh giữa người này với người khác.

– Giá trị của bản thân không đơn thuần là điểm mạnh của bản thân mà còn là sự đóng góp, là vai trò của mỗi người với mọi người xung quanh. VD: Bạn không cần là một đứa trẻ xuất sắc mọi mặt, những bạn vẫn là niềm tự hào, là nguồn động lực của cha mẹ. Đấy chính một phần giá trị con người bạn.

– Giá trị của mỗi con người luôn được soi chiếu trên những trục giá trị chung của nhân loại, mà trong đó trục giá trị mang ý nghĩa quyết định chính là nhân cách. Nghĩa là điều kiện tiên quyết để khẳng định giá trị là bạn phải sống đúng với nghĩa một con người (biết yêu thương, chia sẻ, nỗ lực, luôn hướng đến cái đẹp, cái thiện, …)

– Ý nghĩa của giá trị bản thân:

    + Biết được giá trị bản thân sẽ biết được điểm mạnh để phát huy, điểm yếu để hạn chế, như vậy sẽ đạt nhiều thành công trong cuộc sống.

    + Mỗi người đều có giá trị của riêng mình, nhiều người trong xã hội cùng hòa vào sẽ tạo ra giá trị cuộc sống, xã hội ngày càng phát triển.

3. Bình luận và phản đề

– Giá trị đó dù lớn lao hay nhỏ bé cũng cần được tôn trọng.

– Nếu bản thân mỗi người không biết cách trau dồi để tự tạo ra giá trị cho mình thì cuộc sống không còn có ý nghĩa, chỉ là sự tồn tại trên cuộc đời.

– Có những người vốn có nội lực nhưng không tự nhận thức được giá trị của mình, thiếu tự tin về bản thân, sống không có quan điểm riêng, nên đánh mất nhiều cơ hội.

– Giá trị bản thân mỗi người không phụ thuộc vào địa vị hay tiền bạc họ có trong tay mà phụ thuộc vào sự nỗ lực của mỗi người trong cuộc sống.

4. Bài học nhận thức

– Cần cố gắng bộc lộ hết khả năng của mình để khẳng định mình nhưng không tự tin thái quá về năng lực của bản thân, tự tin thái quá dễ dẫn đến thất bại vì không chịu học hỏi từ người xung quanh.

– Cần nỗ lực học tập rèn luyện để làm tăng giá trị bản thân, trở thành người có ích cho xã hội.

– Không được “định giá” cho người khác khi chưa thấu hiểu họ bởi giá trị là sự tích lũy dài lâu, không phải ngày một ngày hai mà tạo ra.

III. Kết bài

– Mỗi người hãy sống là chính mình, dám khẳng định mình và sống yêu thương giữa cuộc đời.

Đề bài: Nghị luận xã hội về giá trị của bản thân

Bài làm

    Cuộc sống của chúng ta là một hành trình dài tìm kiếm và khẳng định giá trị của bản thân. Liệu bạn đã hiểu đúng giá trị của bản thân mình, liệu giá trị bản thân là ở vẻ ngoài hào nhoáng. Nhưng “Cái giá trị của một người không đo bằng địa vị, bằng cấp mà đo bằng sự ích lợi của người đó đối với đồng bào, xã hội ngoài công việc mà người đó làm để mưu sinh”.

    Giá trị bản con người là ở những nội lực sẵn có trong mỗi cá nhân, là trí tuệ, sắc đẹp, nhân cách,… Giá trị của một con người còn là những việc làm cụ thể mà con người đó dùng dể phục vụ cộng đồng, xã hội. Giá trị của con người không phải chỉ toát lên ở sắc đẹp, những khối tài sản khổng lồ người đó sở hữu mà quan trọng nhất vẫn là toát lên ở nhân cách cao đẹp, lối sống vị tha, sẵn sàng hi sinh, phục vụ cho cộng đồng, dân tộc.

    Trong cuộc sống, ngoài sự nỗ lực, phấn đấu không ngừng, mỗi chúng ta cần phải ý thức được giá trị của bản thân mình. Khi bạn ý thức được giá trị của bản thân tức là khi bạn đã biết được điểm mạnh, điểm yếu của chính mình. Và lúc ấy bạn sẽ biết làm thế nào để phát huy tối đa những tiềm lực vốn có của mình và sửa chữa những khuyết điểm còn tồn tại. Đồng thời khi đã biết những điểm mạnh của bản thân cũng giúp chúng ta tự tin trong hành động, luôn luôn cố gắng để đạt tới cái đích mà mình đã lựa chọn. Ngược lại, nếu đến chính giá trị của bản thân mình bạn cũng không hiểu thì thật khó để lựa chọn được con đường đúng đắn, thiếu tự tin với chính quyết định của mình. Và từ đó cũng dễ dàng gặp thất bại.

    Giá trị của mỗi con người không nằm ở khối tài sản khổng lồ mà anh ta có được. Nếu một người có khối tài sản lớn, mỗi năm kiếm hàng triệu đô, nhưng lại chỉ biết nghĩ cho mình, không biết nhường cơm, sẻ áo cho những người có số phận bất hạnh, lúc đó giá trị của bạn vẫn chưa được khẳng định. Ngược lại, một người có tài sản ít hơn, nhưng có trái tim nhân hậu, luôn giúp đỡ những người quanh mình, để cuộc sống của mọi người được tốt đẹp hơn. Chỉ khi ấy con người mới khẳng định được giá trị của mình. Như vậy, giá trị của con người không phải số tiền anh tích lũy được mà là cách ứng xử nhân văn của anh ta với số tiền mà anh ta làm ra.

    Giá trị của một con người cũng không nằm ở nhan sắc mà họ sở hữu. Trước hết, ta cũng cần khẳng định rằng, nhan sắc cũng là một giá trị riêng của con người, nhưng nó không phải là yếu tố chính, yếu tố quyết định làm nên giá trị đích thực của một con người. Vì nhan sắc cũng sẽ tàn phai theo năm tháng, chỉ có những việc bạn phục vụ cộng đồng là còn mãi với thời gian. Bởi vậy mà ông cha ta đã có câu: “Trăm năm bia đá cũng mòn/ Nghìn năm bia miệng vẫn con trơ trơ” là cũng vì lẽ đó. Nếu bạn làm được những việc tốt, phục vụ cộng đồng xã hội chắc chắn tiếng thơm sẽ lưu danh muôn thuở.

    Albert Einstein, cha đẻ của ngành vật lí hiện đại, với thuyết tương đối của mình đã tạo ra một cuộc cách mạng lớn trong ngành vật lí hiện đại, là kim chỉ nam của lĩnh vực khám phá vũ trụ. Thomas Alva Edison với hơn một nghìn phát minh, trở thành nhà khoa học vĩ đại nhất của lịch sử loài người,… Và rất nhiều nhà khoa học khác, có những đóng góp to lớn, vĩ đại cho sự phát triển của xã hội hiện đại. Còn ở đất nước ta không thể không nhắc đến chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, người đã đem lại ánh sáng của tự do, hạnh phúc cho dân tộc, giải phóng dân tộc ta khỏi khiếp lầm than, nô lệ. Những con người vĩ đại này, hàng ngàn, thậm chí hàng vạn năm sẽ mãi được mọi người nhớ đến và biết ơn những gì họ đã đóng góp cho nhân loại. Như vậy, ta có thể thấy rằng, giá trị đích thực của một con người là nằm ở những gì anh ta đã cống hiến, phục vụ cho cộng đồng, xã hội.

    Mỗi cá nhân là một thực thể riêng biệt, độc đáo, mỗi người có giá trị riêng. Có những người ngay từ khi sinh ra đã có những ưu điểm nổi trội, nhưng lại có những người cần rèn luyện, phấn đấu để tạo ra giá trị đích thực của mình. Dù là giá trị sẵn có hay cố gắng xây dựng thì mỗi chúng ta hàng ngày hàng giờ vẫn phải không ngừng nỗ lực, cố gắng, rèn rũa bản thân để khẳng định được giá trị của chính mình.

    Là một học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, cách để các bạn tạo ra giá trị bản thân không gì khác chính là học tập, tu dưỡng đạo đức. Hãy là con ngoan, trò giỏi, nhiệt tình giúp đỡ bạn bè cùng tiến bộ, hăng hái tham gia các hoạt động phong trào để trau dồi kĩ năng cho chính mình. Rèn luyện bản thân ở thời điểm hiện tại chính là cách để bạn khẳng định giá trị của mình ở tương lai.

    Hành trình để khẳng định giá trị của chính mình không hề là hành trình đơn giản. Mà nó là một hành trình đầy khó khăn, gian khổ, hành trình của khẳng định tri thức và rèn luyện nhân cách. Không có quả ngọt nào được hưởng thụ mà không phải trải qua đắng cay, thất bại, và hành trình đi đến giá trị của mình cũng vậy. Bản thân mỗi người cần nỗ lực, cố gắng hết mình để tìm thấy giá trị đích thực của bản thân.

Đề bài: Nghị luận xã hội về giá trị của bản thân

Bài làm

   Sophia Loẻn đã từng nói rằng: “Vượt lên phía trước là công việc đòi hỏi lòng tin tưởng khát khao vào bản thân. Đó là vì sao vài người tài năng tầm thường nhưng có chí tiến thủ lớn lao lại đi xa hơn nhiều những người với tài năng vượt trội hơn hẳn”. câu nói đã khẳng định giá trị của bản thân không phải do thiên bẩm, hay người khác định lượng mà chính sự kiên cường, bền bỉ của mỗi chúng ta quyết định.

   Hiểu một cách đơn giản, giá trị bản thân là những yếu tố, năng lực vốn có trong mỗi người tạo nên một thành quả nào đó. Giá trị bản thân không phân lớn nhỏ, ít nhiều mà nó để khẳng định cốt cách của chính mình với cuộc đời.

   Vì sao giá trị của mỗi người lại do chính chúng ta quyết định? Mỗi chúng ta sinh chưa, chưa ai định sẵn một giá trị, chúng ta sinh ra đều giống nhau. Bạn đừng nghĩ rằng mình sinh ra trong một gia đình giàu có, gia thế hiển hách thì khi ấy giá trị của bạn đã được định lượng. Cùng đừng nghĩ khi bạn sinh ra trong một gia đình nghèo khó thì vĩnh viễn bạn sẽ không có giá trị. Đó đều là những suy nghĩ sai lầm. Bởi vốn sinh ra bạn chưa xác lập giá trị, mà giá trị của mỗi người được xác lập qua thời gian, qua trải nghiệm, qua nỗ lực và cố gắng.

   Mỗi chúng ta ai chẳng có khuyết điểm chẳng có lỗi lầm. Bạn có thể không xinh đẹp, không thông minh, không giỏi giang,… nhưng bạn lại có tấm lòng đôn hậu, lại có trái tim nồng nhiệt, sẵn sang giúp đỡ mọi ngươi. Đó chính là giá trị của bạn. Nếu bạn giỏi giang, thành đạt, lại đem những điều mình làm được phục vụ cho cộng đồng, xã hội, ấy chính là giá trị của bạn. Giá trị của bạn không phân biệt nhỏ bé, hay to lớn, chỉ cần nó do bạn tạo ra, làm cho tâm bạn hạnh phúc, thanh thản, làm cho người khác có cuộc sống tốt hơn. Đó chính là giá trị lớn nhất của mỗi con người. Khi chúng ta hiểu được ưu điểm, nhược điểm của bản thân, biết chế ngự, khắc phục những nhược điểm, phát huy những ưu điểm, điều đó cũng khiến cho chúng ta thêm phần tự tin vào chính mình. Chỉ khi bạn tin vào chính mình, tin vào những điều mình làm thì khi ấy bản thân mới thực sự có giá trị.

   Trong cuộc sống, khi trưởng thành, khao khát khẳng định giá trị bản thân ngày càng mãnh liệt hơn. Bởi khi khẳng định được mình chính là lúc bạn là người có vị thế, chỗ đứng trong xã hội. Và trên hành trình tìm kiến câu trả lời về giá trị bản thân chúng ta sẽ có vô vàn câu hỏi đặt ra: giá trị bản thân là gì? Làm thế nào để khẳng định giá trị bản thân? Làm thế nào để mọi người tôn trọng?… mỗi người sẽ có những cách thức khác nhau để khẳng định mình. Có thể là học tập thật giỏi, mang tài năng để thi cử, để phục vụ đất nước. Có người lại đem tấm lòng của mình để giúp đỡ mọi người. Có rất nhiều cách khác nhau để khẳng định giá trị của mình.

   Nhưng chúng ta cũng cần thấy rằng không nên tự tin thái quá về chính mình. Có rất nhiều người rơi vào thói tự tin thái quá vào bản thân. Luôn cho rằng mọi việc mình là là đúng, mọi quyết định mình đưa ra là chính xác mà không tham khảo những ý kiến của người khác. Bởi quá tự tin vào mình, luôn cho rằng mình đứng trên đỉnh vinh quang, nên họ sẽ có những nhận thức sai lầm về những người xung quanh, đánh giá thấp năng lực của họ, không thích kết hợp làm việc với người khác. Ngược lại một số người lại quá tự ti với mình, luôn cho rằng bản thân mình kém cỏi nên chưa bao giờ dám làm, dám nghĩ bất cứ điều gì. Cuộc sống của họ trở nên thụ động, mặc kệ sự sắp đặt của người khác cho số phận của chính mình. Bản thân mỗi người là một giá trị, sự e dè, sợ hãi, hay tự tin thái quá chỉ khiến cho giá trị của bản thân bị hạ thấp.

   Giá trị của mỗi con người không nằm ở việc bạn được sinh ra ở đâu, do ai sinh ra, mà là ở chính các bạn. Nếu ta không ngừng nỗ lực chăm chỉ, kiên trì dù không quá thông minh, nhưng chắc chắn cũng sẽ đạt được ước nguyện. Dù bạn còn nhiều khuyết điểm, đôi khi còn phạm sai lầm nhưng chỉ cần bạn nhận ra khuyết điểm và sửa chữa lỗi lầm sẽ giúp bản thân mình có giá trị. Giá trị thực sự của bản thân là không ngừng nỗ lực, cố gắng, kiên gan. Giá trị của chúng ta do chính chúng ta tạo nên, không có muộn, không có sớm, chỉ có bắt đầu và không bao giờ kết thúc. Giá trị của mỗi người đôi khi không được bộc lộ, bởi vậy khi nhìn nhận đánh giá bất cứ ai cũng càn có cái nhìn sâu sắc, toàn diện.

   Hiểu được giá trị của mình, những sai lầm, khuyết thiếu sẽ giúp chúng ta không ngừng nỗ lực cố gắn. Đừng quá tự kiêu, cũng đừng quá tự ti, hãy tự tin bộc lộ cá tính của chính mình, nhưng cũng phải biết lắng nghê và thấu hiểu những người xung quanh. Hãy sống một cuộc đời đầy bản, đầy yêu thương và vị tha.

Đề bài: Nghị luận xã hội về giá trị của bản thân

I. Mở bài

– Dẫn dắt vào vấn đề: sống giữa cuộc đời, mỗi người đều có giá trị của riêng mình, giá trị là điều cốt lõi tạo nên con người bạn.

II. Thân bài

1. Giải thích

– Giá trị của bản thân chính là ý nghĩa của sự tồn tại của mỗi con người, là nội lực riêng trong mỗi con người. Đó là yếu tố để mỗi người khẳng định được ví trí trong cuộc đời.

2. Phân tích

– Giá trị của bản thân là ưu điểm, điểm mạnh vượt trội của mỗi người so với những người khác khiến mình có một cá tính riêng, dấu ấn riêng không trộn lẫn với đám đông. VD: Bạn là một doanh nhân tài giỏi, có tầm nhìn sâu rộng, luôn thành công trong công việc, giá trị của bạn chính là tài năng kinh doanh.

– Ai cũng có những ưu khuyết điểm riêng, không mạnh về mặt này sẽ mạnh về mặt kia, bởi vậy mỗi người lại có giá trị khác nhau, không thể đem soasnh giữa người này với người khác.

– Giá trị của bản thân không đơn thuần là điểm mạnh của bản thân mà còn là sự đóng góp, là vai trò của mỗi người với mọi người xung quanh. VD: Bạn không cần là một đứa trẻ xuất sắc mọi mặt, những bạn vẫn là niềm tự hào, là nguồn động lực của cha mẹ. Đấy chính một phần giá trị con người bạn.

– Giá trị của mỗi con người luôn được soi chiếu trên những trục giá trị chung của nhân loại, mà trong đó trục giá trị mang ý nghĩa quyết định chính là nhân cách. Nghĩa là điều kiện tiên quyết để khẳng định giá trị là bạn phải sống đúng với nghĩa một con người (biết yêu thương, chia sẻ, nỗ lực, luôn hướng đến cái đẹp, cái thiện, …)

– Ý nghĩa của giá trị bản thân:

    + Biết được giá trị bản thân sẽ biết được điểm mạnh để phát huy, điểm yếu để hạn chế, như vậy sẽ đạt nhiều thành công trong cuộc sống.

    + Mỗi người đều có giá trị của riêng mình, nhiều người trong xã hội cùng hòa vào sẽ tạo ra giá trị cuộc sống, xã hội ngày càng phát triển.

3. Bình luận và phản đề

– Giá trị đó dù lớn lao hay nhỏ bé cũng cần được tôn trọng.

– Nếu bản thân mỗi người không biết cách trau dồi để tự tạo ra giá trị cho mình thì cuộc sống không còn có ý nghĩa, chỉ là sự tồn tại trên cuộc đời.

– Có những người vốn có nội lực nhưng không tự nhận thức được giá trị của mình, thiếu tự tin về bản thân, sống không có quan điểm riêng, nên đánh mất nhiều cơ hội.

– Giá trị bản thân mỗi người không phụ thuộc vào địa vị hay tiền bạc họ có trong tay mà phụ thuộc vào sự nỗ lực của mỗi người trong cuộc sống.

4. Bài học nhận thức

– Cần cố gắng bộc lộ hết khả năng của mình để khẳng định mình nhưng không tự tin thái quá về năng lực của bản thân, tự tin thái quá dễ dẫn đến thất bại vì không chịu học hỏi từ người xung quanh.

– Cần nỗ lực học tập rèn luyện để làm tăng giá trị bản thân, trở thành người có ích cho xã hội.

– Không được “định giá” cho người khác khi chưa thấu hiểu họ bởi giá trị là sự tích lũy dài lâu, không phải ngày một ngày hai mà tạo ra.

III. Kết bài

– Mỗi người hãy sống là chính mình, dám khẳng định mình và sống yêu thương giữa cuộc đời.

   Cuộc sống của chúng ta là một hành trình dài tìm kiếm và khẳng định giá trị của bản thân. Liệu bạn đã hiểu đúng giá trị của bản thân mình, liệu giá trị bản thân là ở vẻ ngoài hào nhoáng. Nhưng “Cái giá trị của một người không đo bằng địa vị, bằng cấp mà đo bằng sự ích lợi của người đó đối với đồng bào, xã hội ngoài công việc mà người đó làm để mưu sinh”.

    Giá trị bản con người là ở những nội lực sẵn có trong mỗi cá nhân, là trí tuệ, sắc đẹp, nhân cách,… Giá trị của một con người còn là những việc làm cụ thể mà con người đó dùng dể phục vụ cộng đồng, xã hội. Giá trị của con người không phải chỉ toát lên ở sắc đẹp, những khối tài sản khổng lồ người đó sở hữu mà quan trọng nhất vẫn là toát lên ở nhân cách cao đẹp, lối sống vị tha, sẵn sàng hi sinh, phục vụ cho cộng đồng, dân tộc.

    Trong cuộc sống, ngoài sự nỗ lực, phấn đấu không ngừng, mỗi chúng ta cần phải ý thức được giá trị của bản thân mình. Khi bạn ý thức được giá trị của bản thân tức là khi bạn đã biết được điểm mạnh, điểm yếu của chính mình. Và lúc ấy bạn sẽ biết làm thế nào để phát huy tối đa những tiềm lực vốn có của mình và sửa chữa những khuyết điểm còn tồn tại. Đồng thời khi đã biết những điểm mạnh của bản thân cũng giúp chúng ta tự tin trong hành động, luôn luôn cố gắng để đạt tới cái đích mà mình đã lựa chọn. Ngược lại, nếu đến chính giá trị của bản thân mình bạn cũng không hiểu thì thật khó để lựa chọn được con đường đúng đắn, thiếu tự tin với chính quyết định của mình. Và từ đó cũng dễ dàng gặp thất bại.

    Giá trị của mỗi con người không nằm ở khối tài sản khổng lồ mà anh ta có được. Nếu một người có khối tài sản lớn, mỗi năm kiếm hàng triệu đô, nhưng lại chỉ biết nghĩ cho mình, không biết nhường cơm, sẻ áo cho những người có số phận bất hạnh, lúc đó giá trị của bạn vẫn chưa được khẳng định. Ngược lại, một người có tài sản ít hơn, nhưng có trái tim nhân hậu, luôn giúp đỡ những người quanh mình, để cuộc sống của mọi người được tốt đẹp hơn. Chỉ khi ấy con người mới khẳng định được giá trị của mình. Như vậy, giá trị của con người không phải số tiền anh tích lũy được mà là cách ứng xử nhân văn của anh ta với số tiền mà anh ta làm ra.

    Giá trị của một con người cũng không nằm ở nhan sắc mà họ sở hữu. Trước hết, ta cũng cần khẳng định rằng, nhan sắc cũng là một giá trị riêng của con người, nhưng nó không phải là yếu tố chính, yếu tố quyết định làm nên giá trị đích thực của một con người. Vì nhan sắc cũng sẽ tàn phai theo năm tháng, chỉ có những việc bạn phục vụ cộng đồng là còn mãi với thời gian. Bởi vậy mà ông cha ta đã có câu: “Trăm năm bia đá cũng mòn/ Nghìn năm bia miệng vẫn con trơ trơ” là cũng vì lẽ đó. Nếu bạn làm được những việc tốt, phục vụ cộng đồng xã hội chắc chắn tiếng thơm sẽ lưu danh muôn thuở.

    Albert Einstein, cha đẻ của ngành vật lí hiện đại, với thuyết tương đối của mình đã tạo ra một cuộc cách mạng lớn trong ngành vật lí hiện đại, là kim chỉ nam của lĩnh vực khám phá vũ trụ. Thomas Alva Edison với hơn một nghìn phát minh, trở thành nhà khoa học vĩ đại nhất của lịch sử loài người,… Và rất nhiều nhà khoa học khác, có những đóng góp to lớn, vĩ đại cho sự phát triển của xã hội hiện đại. Còn ở đất nước ta không thể không nhắc đến chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, người đã đem lại ánh sáng của tự do, hạnh phúc cho dân tộc, giải phóng dân tộc ta khỏi khiếp lầm than, nô lệ. Những con người vĩ đại này, hàng ngàn, thậm chí hàng vạn năm sẽ mãi được mọi người nhớ đến và biết ơn những gì họ đã đóng góp cho nhân loại. Như vậy, ta có thể thấy rằng, giá trị đích thực của một con người là nằm ở những gì anh ta đã cống hiến, phục vụ cho cộng đồng, xã hội.

    Mỗi cá nhân là một thực thể riêng biệt, độc đáo, mỗi người có giá trị riêng. Có những người ngay từ khi sinh ra đã có những ưu điểm nổi trội, nhưng lại có những người cần rèn luyện, phấn đấu để tạo ra giá trị đích thực của mình. Dù là giá trị sẵn có hay cố gắng xây dựng thì mỗi chúng ta hàng ngày hàng giờ vẫn phải không ngừng nỗ lực, cố gắng, rèn rũa bản thân để khẳng định được giá trị của chính mình.

    Là một học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, cách để các bạn tạo ra giá trị bản thân không gì khác chính là học tập, tu dưỡng đạo đức. Hãy là con ngoan, trò giỏi, nhiệt tình giúp đỡ bạn bè cùng tiến bộ, hăng hái tham gia các hoạt động phong trào để trau dồi kĩ năng cho chính mình. Rèn luyện bản thân ở thời điểm hiện tại chính là cách để bạn khẳng định giá trị của mình ở tương lai.

    Hành trình để khẳng định giá trị của chính mình không hề là hành trình đơn giản. Mà nó là một hành trình đầy khó khăn, gian khổ, hành trình của khẳng định tri thức và rèn luyện nhân cách. Không có quả ngọt nào được hưởng thụ mà không phải trải qua đắng cay, thất bại, và hành trình đi đến giá trị của mình cũng vậy. Bản thân mỗi người cần nỗ lực, cố gắng hết mình để tìm thấy giá trị đích thực của bản thân.

    Sophia Loẻn đã từng nói rằng: “Vượt lên phía trước là công việc đòi hỏi lòng tin tưởng khát khao vào bản thân. Đó là vì sao vài người tài năng tầm thường nhưng có chí tiến thủ lớn lao lại đi xa hơn nhiều những người với tài năng vượt trội hơn hẳn”. câu nói đã khẳng định giá trị của bản thân không phải do thiên bẩm, hay người khác định lượng mà chính sự kiên cường, bền bỉ của mỗi chúng ta quyết định.

    Hiểu một cách đơn giản, giá trị bản thân là những yếu tố, năng lực vốn có trong mỗi người tạo nên một thành quả nào đó. Giá trị bản thân không phân lớn nhỏ, ít nhiều mà nó để khẳng định cốt cách của chính mình với cuộc đời.

    Vì sao giá trị của mỗi người lại do chính chúng ta quyết định? Mỗi chúng ta sinh chưa, chưa ai định sẵn một giá trị, chúng ta sinh ra đều giống nhau. Bạn đừng nghĩ rằng mình sinh ra trong một gia đình giàu có, gia thế hiển hách thì khi ấy giá trị của bạn đã được định lượng. Cùng đừng nghĩ khi bạn sinh ra trong một gia đình nghèo khó thì vĩnh viễn bạn sẽ không có giá trị. Đó đều là những suy nghĩ sai lầm. Bởi vốn sinh ra bạn chưa xác lập giá trị, mà giá trị của mỗi người được xác lập qua thời gian, qua trải nghiệm, qua nỗ lực và cố gắng.

    Mỗi chúng ta ai chẳng có khuyết điểm chẳng có lỗi lầm. Bạn có thể không xinh đẹp, không thông minh, không giỏi giang,… nhưng bạn lại có tấm lòng đôn hậu, lại có trái tim nồng nhiệt, sẵn sang giúp đỡ mọi ngươi. Đó chính là giá trị của bạn. Nếu bạn giỏi giang, thành đạt, lại đem những điều mình làm được phục vụ cho cộng đồng, xã hội, ấy chính là giá trị của bạn. Giá trị của bạn không phân biệt nhỏ bé, hay to lớn, chỉ cần nó do bạn tạo ra, làm cho tâm bạn hạnh phúc, thanh thản, làm cho người khác có cuộc sống tốt hơn. Đó chính là giá trị lớn nhất của mỗi con người. Khi chúng ta hiểu được ưu điểm, nhược điểm của bản thân, biết chế ngự, khắc phục những nhược điểm, phát huy những ưu điểm, điều đó cũng khiến cho chúng ta thêm phần tự tin vào chính mình. Chỉ khi bạn tin vào chính mình, tin vào những điều mình làm thì khi ấy bản thân mới thực sự có giá trị.

    Trong cuộc sống, khi trưởng thành, khao khát khẳng định giá trị bản thân ngày càng mãnh liệt hơn. Bởi khi khẳng định được mình chính là lúc bạn là người có vị thế, chỗ đứng trong xã hội. Và trên hành trình tìm kiến câu trả lời về giá trị bản thân chúng ta sẽ có vô vàn câu hỏi đặt ra: giá trị bản thân là gì? Làm thế nào để khẳng định giá trị bản thân? Làm thế nào để mọi người tôn trọng?… mỗi người sẽ có những cách thức khác nhau để khẳng định mình. Có thể là học tập thật giỏi, mang tài năng để thi cử, để phục vụ đất nước. Có người lại đem tấm lòng của mình để giúp đỡ mọi người. Có rất nhiều cách khác nhau để khẳng định giá trị của mình.

    Nhưng chúng ta cũng cần thấy rằng không nên tự tin thái quá về chính mình. Có rất nhiều người rơi vào thói tự tin thái quá vào bản thân. Luôn cho rằng mọi việc mình là là đúng, mọi quyết định mình đưa ra là chính xác mà không tham khảo những ý kiến của người khác. Bởi quá tự tin vào mình, luôn cho rằng mình đứng trên đỉnh vinh quang, nên họ sẽ có những nhận thức sai lầm về những người xung quanh, đánh giá thấp năng lực của họ, không thích kết hợp làm việc với người khác. Ngược lại một số người lại quá tự ti với mình, luôn cho rằng bản thân mình kém cỏi nên chưa bao giờ dám làm, dám nghĩ bất cứ điều gì. Cuộc sống của họ trở nên thụ động, mặc kệ sự sắp đặt của người khác cho số phận của chính mình. Bản thân mỗi người là một giá trị, sự e dè, sợ hãi, hay tự tin thái quá chỉ khiến cho giá trị của bản thân bị hạ thấp.

    Giá trị của mỗi con người không nằm ở việc bạn được sinh ra ở đâu, do ai sinh ra, mà là ở chính các bạn. Nếu ta không ngừng nỗ lực chăm chỉ, kiên trì dù không quá thông minh, nhưng chắc chắn cũng sẽ đạt được ước nguyện. Dù bạn còn nhiều khuyết điểm, đôi khi còn phạm sai lầm nhưng chỉ cần bạn nhận ra khuyết điểm và sửa chữa lỗi lầm sẽ giúp bản thân mình có giá trị. Giá trị thực sự của bản thân là không ngừng nỗ lực, cố gắng, kiên gan. Giá trị của chúng ta do chính chúng ta tạo nên, không có muộn, không có sớm, chỉ có bắt đầu và không bao giờ kết thúc. Giá trị của mỗi người đôi khi không được bộc lộ, bởi vậy khi nhìn nhận đánh giá bất cứ ai cũng càn có cái nhìn sâu sắc, toàn diện.

    Hiểu được giá trị của mình, những sai lầm, khuyết thiếu sẽ giúp chúng ta không ngừng nỗ lực cố gắn. Đừng quá tự kiêu, cũng đừng quá tự ti, hãy tự tin bộc lộ cá tính của chính mình, nhưng cũng phải biết lắng nghê và thấu hiểu những người xung quanh. Hãy sống một cuộc đời đầy bản, đầy yêu thương và vị tha.

Đề bài: Nghị luận xã hội về vấn đề thực phẩm bẩn

Bài làm

I. Mở bài

– Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Một đại biểu Quốc hội đã phát biểu trên nghị trường: “Chưa bao giờ con đường từ dạ dày đến nghĩa địa ngắn như ngày nay”. Đây là lời cảnh báo đầy đau xót về tình trạng thực phẩm phẩm.

II. Thân bài

1. Thực trạng thực phẩm bẩn

– Tình trạng thực phẩm bẩn hiện nay khiến nhiều người dân hoang mang, vấn nạn này đã kéo hơn chục năm nay và ngày càng trở nên nghiêm trọng.

– Thực phẩm bẩn, không rõ nguồn được bày bán, tiêu thụ khắp mọi nơi, ở đâu có thực phẩm ở đó có các chất độc hại. VD: Ở Thạch Thất còn có chợ bán thịt lợn chết hoạt động vào ban đêm được gọi là “chợ âm phủ”.

– Các chất độc hại như thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích thích tăng trưởng để cây phát triển nhanh, … các loại thuốc tăng trọng, chất bảo quản, chất chống ẩm mốc, …được sử dụng tràn lan, không đúng liều lượng, thời gian quy định.

– Nhiều cơ sở chế biến không thực hiện đúng quy trình vệ sinh an toàn thực phẩm. Từ các lò giết mổ gia súc đến các cơ sở chế biến thực phẩm đều bẩn đến mức không thể bẩn hơn. VD: Thịt đông lạnh để từ những năm 1970 đến nay vẫn được bán ra thị trường.

– Công nghệ chế biến ngày càng tinh vi với hàng loạt các sản phẩm phụ gia như chất tạo màu chất làm tươi thực phẩm. VD: có thể làm ra cả thịt giả, trứng giả, gạo giả, nội tạng động vật hôi thối được dùng hóa chất để biến thành thực phẩm tươi sống.

– Người tiêu dùng phải tự đối phó với thực phẩm bẩn bằng cách mua thực phẩm ở các miền quê, trồng cây trong các hộp xốp, … tuy nhiên tình trạng thực phẩm bẩn vẫn tiếp tục lan rộng.

2. Nguyên nhân

– Người sản xuất chỉ quan tâm đến lợi nhuận, coi thường sức khỏe của cộng đồng, chỉ nghĩ cái lợi trước mắt, không nghĩ đến cái lợi lâu dài. Đó chính là tính hẹp hòi, ích kỉ, sự xuống cấp về mặt đạo đức.

– Chính quyền cơ sở làm ngơ trước tình trạng thực phẩm bẩn.

– Một bộ phận người tiêu dùng chưa thực sự quan tâm đến sức khỏe của mình và gia đình, chỉ chú ý đến những thực phẩm bắt mắt, có giá rẻ.

3. Hậu quả

– Xuất hiện nhiều căn bệnh lạ do thực phẩm bẩn gây ra, với người tiêu dùng và ngay cả đối với những người chế biến thực phẩm bẩn do thường xuyên tiếp xúc với chất độc hại (ngộ độc thực phẩm, ung thư, biến đổi gen, …)

VD: “Theo số liệu điều tra của Hội Ung thư Việt Nam, đến thời kỳ 2010 – 2015, mỗi năm có khoảng 150.000 người mắc bệnh ung thư (tăng gấp đôi thời kỳ trước đó). Dự báo đến năm 2020, Việt Nam sẽ có khoảng 200.000 người mắc bệnh ung thư mỗi năm, là một trong những nước có tốc độ mắc bệnh ung thư nhanh nhất”.

– Môi trường ô nhiễm do các loại chất thải độc hại trong quá trình phun, ngâm thực phẩm, … chế biến thực phẩm.

– Thực phẩm bẩn còn khiến cho nền kinh tế của đất nước chậm phát triển: gia đình người mắc bệnh phải chi trả viện phí, các công ty sản xuất phải thu hồi sản phẩm, ảnh hưởng đến uy tín thực phẩm của đất nước trên thị trường quốc tế, …

4. Hướng giải quyết

– Lên án những kẻ chạy theo lợi nhuận, không quan tâm đến sức khỏe cộng đồng.

– Thức tỉnh lương tâm của mỗi người, phải có lương tâm “sạch” mới có thể có thực phẩm sạch.

– Các cơ quan địa phương, cơ quan chức năng cần có biện pháp xử lí nghiêm ngặt với những cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm bẩn, thắt chặt các công đoạn kiểm tra chất lượng thực phẩm.

– Cần có các biện pháp tuyên truyền rộng rãi về tác hại của thực hẩm bẩn.

– Người tiêu dùng cũng cần tự bảo vệ sức khỏe của mình và gia đình, biết cách phòng tránh thực phẩm không an toàn.

III. Kết bài

– Rút ra bài học, suy nghĩ của bản thân về vấn đề thực phẩm bẩn, nêu ra thông điệp để kêu gọi mọi người cùng xóa sổ thực phẩm bẩn.

Đề bài: Nghị luận xã hội về vấn đề thực phẩm bẩn

Bài làm

    Khi cuộc sống còn nhiều khó khăn, vất vả người ta chỉ cần đến “ăn no mặc ấm”. Nhưng cuộc sống hiện đại ngày càng được đáp ứng đầy đủ hơn, con người không chỉ ăn no mặc ấm mà phải là “ăn ngon, mặc đẹp”. Ăn ngon ở đây không chỉ là ở mùi vị và mà còn là ở chất lượng thực phẩm được sử dụng hàng ngày. Ấy vậy nhưng, càng ngày hiện tượng thực phẩm bẩn lại càng gia tăng đến mức đáng lo ngại.

    Thực phẩm bẩn là những loại thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không đảm bảo vệ sinh, sử dụng các loại thuốc kích thích, thuốc bảo quản độc hại… Khi đưa chúng vào cơ thể có thể dẫn đến những căn bệnh nguy hiểm cho người dùng.

    Thực trạng thực phẩm bẩn tràn lan đã trở thành một vấn nạn đối với toàn xã hội. Chỉ cần đánh chữ “thực phẩm bẩn” chỉ trong 0,25 giây đã cho ra 15.300.000 kết quả. Một con số thực sự đáng sợ và đáng lo ngại đối với thực trạng thực phẩm hiện nay. Người ta bắt được hàng tấn nội tạng động vật, chuyển từ Trung Quốc sang Việt Nam tiêu thụ, những thực phẩm đã bốc mùi hôi thối, nhưng chỉ cần qua một lần nhúng vào thùng hóa chất là chúng sẽ trở nên thơm ngon, tươi rói trở lại. Cũng không khó để ta bắt gặp ngoài chợ những loại hoa quả tắm thuốc để hàng tuần, thậm chí hàng tháng mà không hề hỏng. Những thực phẩm ấy, các loài côn trùng không hề động đến, nhưng con người lại hàng ngày hàng giờ tiêu thụ vào cơ thể. Thịt được bơm chất để tạo nạc, rau bị bơm chất giúp tươi xanh, hoa quả bơm chất giúp chống thối rữa,… xung quanh chúng ta đâu đâu cũng thấy thuốc độc. Con người với lòng tham không đáy, và sự độc ác khôn cùng đang giết chính đồng loại của mình.

    Các loại thực phẩm đó có dư lượng chất bảo quản và thuốc trừ sâu lớn, tồn tại nhiều chất độc hại, gây nguy hiểm nghiêm trọng đến sức khỏe con người. Ở mức độ nhẹ nhất, thực phẩm bẩn gây ngộ độc cho người tiêu dùng, phải đi rửa ruột. Vào tháng 5 vừa qua, tại Sơn La đã có hơn 300 người bị ngộ độc sau khi ăn đám cưới của một người cùng làng. Những người này đều có triệu chứng đau đầu, chóng mặt, đi ngoài,… phải nằm điều trị tại trạm xá hoặc bệnh viện. Nặng hơn thực phẩm bẩn tích trữ lâu ngày sẽ dẫn đến những căn bệnh vô cùng nguy hiểm và một trong số đó chính là ung thư. Các thai phụ khi mang thai ăn các thực phẩm bẩn có thể dẫn đến con bị dị dạng, dị tật bẩm sinh. Như vậy, thực phẩm bẩn không chỉ gây tác hại đến một thế hệ mà nó còn ảnh hưởng dài lâu đến thế hệ tương lai.

    Vậy nguyên nhân nào dẫn đến thực phẩm bẩn tràn lan như vậy. Trước hết là do sự hám lợi của những người bán. Thấy đồ rẻ họ không cần biết đến chất lượng, miễn là doanh thu của mình đạt cao. Họ bất chấp đạo lí, sống không tình yêu thương mang những loại thực phẩm đó bán cho người tiêu dùng. Thứ hai, là do quản lí con chưa nghiêm, các hình thức sử phạt còn quá nhẹ. Ví như cả xe tải hàng nội tạng thối bắt được chỉ phạt vài triệu đồng, số tiền quá ít ỏi, không đủ sức răn đe. Chúng ta cần xây dựng luật chặt chẽ hơn, nghiêm minh hơn để những người lưu thông thực phẩm bẩn không thể tái phạm. Thứ ba là chính ý thức của người tiêu dùng, đôi khi chúng ta vẫn tặc lưỡi, ăn một lần, ăn ít không sao. Nhưng các bạn đâu biết rằng mỗi một lần nhỏ ấy tích tụ lớn dần, nó chính là nguồn gốc nảy sinh mọi bệnh tật. Bên cạnh đó, dân ta vẫn còn tâm lí ham của rẻ, thích đồ miễn phí, bởi vậy những kẻ buôn bán bất lương lợi dụng điều này, vẫn hàng ngày, hàng giờ buôn bán thực phẩm bẩn.

    Với thực trạng thực phẩm bẩn đang tràn lan như hiện nay thì chính bản thân mỗi chúng ta phải trở thành một một người tiêu dùng thông minh, thông thái. Lựa chọn những cơ sở uy tín, siêu thị cũng là một lựa chọn tốt, bởi luôn được kiểm định trước khi bán ra ngoài thị trường. Thứ hai, chính là những người buôn bán, sản xuất cần phải có lương tâm, trách nhiệm với những sản phẩm mình bán ra. Đây là điều quan trọng nhất, bởi người tiêu dùng không thể tinh tường, phân biệt tất cả các loại nhãn hàng, mà cần đến lương tri trong chính những người bán. Và cuối cùng là sự can thiệp của các cơ quan chức năng, có biện pháp xử lí nghiêm minh với những cá nhân, tổ chức vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm.

    Vấn đề thực phẩm bẩn thực sự là một vấn đề nan giải. Để giải quyết nó, không chỉ cần sự nỗ lực của cá nhân mà cần phải có sự kết hợp giữa cơ quan quản lí, người sản xuất và người tiêu dùng thì vấn nạn này mới có thể đầy lùi. Hãy cùng nhau chung tay, góp sức vì sức khỏe của cộng đồng và của chính mình.

Đề bài: Nghị luận xã hội về vấn đề thực phẩm bẩn

Bài làm

   Nuôi dưỡng con người sinh tồn, phát triển chính là các loại rau, củ quả, thịt,… mà chúng ta vẫn thường gọi chung là thực phẩm. Nhưng hiện nay vấn đề thực phẩm bẩn xuất hiện ngày càng nhiều, ngày càng tinh vi, trở thành vấn nạn khiến toàn xã hội lo lắng, quan tâm.

   Thực phẩm bẩn được hiểu là những loại thực phẩm thiu thối, mất vệ sinh, sử dụng các loại chất bảo quản gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Hiện nay thực trạng thực phẩm bẩn ngày càng trở nên nóng bỏng hơn bao giờ hết.

   Thực phẩm bẩn vào nước ta với nhiều cách thức khác nhau, nhưng chủ yếu là nhập qua đường buôn lậu biên giới Việt – Trung. Những thực phẩm này bao gồm rất nhiều loại: nội tạng, gà, lợn,… nhưng tất cả chúng đều có một đặc điểm chung đó là đã bốc mùi hôi thối, đang trong quá trình phân hủy. Chúng được chất trên những chiếc xe tải lớn, xuyên rừng trốn các cơ quan chức năng và đem chúng vào nước ta tiêu thụ từ Bắc vào Nam.

   Những thực phẩm này khi thâm nhập thành công vào nước ta, sẽ được qua bàn tay phù phép thần kì biến chúng thành những miếng thịt thơm ngon, không hề thấy dấu vết của sự phân hủy. Và không lâu sau chúng sẽ chiễm chệ trên mân cơm mỗi gia đình, trên bàn nhậu của các anh. Đây không phải là một dự đoán, mà là một thực tế kinh hoàng đang diễn ra hàng ngày ở nước ta.

   Chỉ cần nghĩ đến đám thịt hôi thôi chất hàng tấn, đổ các loại hóa chất không rõ nguồn gốc để tẩy trắng và tẩy mùi ta cũng có thể hình dung được những nguy hại khôn lường mà thực phẩm gây ra với con người.

   Trước hết là ngộ độc thực phẩm. Cách vài tháng, hoặc ngắn hơn là vài tuần bạn sẽ thấy những tin tức như ngộ độc thực phẩm của một công xưởng nào đó khiến tất cả công nhân phải nhập viện. Hay gần đây, tại địa điểm một công trường miền núi phía Bắc, chín em học sinh đã ngộ độc thực phẩm do ăn phải những đồ ăn không rõ nguồn gốc được bày bán tràn lan ở ngoài cổng trường. Ngộ độc thực phẩm sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng.

   Thứ hai, thực phẩm bẩn ăn về lâu về dài sẽ dẫn đến những căn bệnh nguy hiểm như ung thư. Theo nghiên cứu, tình trạng chết vì ung thư do ăn uống các loại thực phẩm bẩn còn nhiều hơn những người chết vì tai nạn giao thông. Đây quả là thực trạng đáng buồn.

   Thực phẩm bẩn bao giờ cũng có giá rẻ hơn, bởi vậy thu hút người tiêu dùng. Nhưng đây lại chính là đòn đánh mạnh mẽ khiến những người làm ăn chân chính không thể phát triển. Thực phẩm họ làm ra an toàn, sạch sẽ, trải qua quy trình chăn nuôi đảm bảo, bởi vậy giá thành ắt cao hơn. Thị trường đầu ra sẽ gây khó khan cho những người làm ăn chân chính.

   Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng thực phẩm bẩn diễn ra ngày càng tràn lan như vậy. Trước hết, là do quản lí còn thiếu chặt chẽ ở các cơ quan chức năng, khiến cho thực phẩm bẩn dễ dàng đi qua biên giới vào nước ta. Thứ hai, là do bản tính ham của của những người thương lái, thấy lợi nhuận cao họ mạo hiểm, bất chấp sức khỏe người tiêu dùng bán những sản phẩm không đảm bảo chất lượng. Thứ ba cũng là nguyên nhân quan trọng nhất là do chính người tiêu dùng. Ham của rẻ, nên khi thấy món nào rẻ thì lao đầu vào mua mà không biết cân nhắc thiệt hơn, không suy nghĩ vì sao cùng là một loại thực phẩm mà chúng chênh giá nhiều đến vậy. Chính tâm lí ham của rẻ này, khiến cho việc buôn bán thực phẩm kém chất lượng càng trở nên nghiêm trọng.

   Mỗi người chúng ta phải trở thành một người nội trợ thông thái. Khi mua bất cứ món đồ, thực phẩm gì cũng cần cân nhắc kĩ lưỡng. Mua bán ở những nơi có thương hiệu, có kiểm định an toàn thực phẩm. Lựa chọn kĩ lưỡng, thông minh chính là bảo vệ bạn và cả gia đình.

Đề bài: Nghị luận xã hội về vấn đề thực phẩm bẩn

I. Mở bài

– Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Một đại biểu Quốc hội đã phát biểu trên nghị trường: “Chưa bao giờ con đường từ dạ dày đến nghĩa địa ngắn như ngày nay”. Đây là lời cảnh báo đầy đau xót về tình trạng thực phẩm phẩm.

II. Thân bài

1. Thực trạng thực phẩm bẩn

– Tình trạng thực phẩm bẩn hiện nay khiến nhiều người dân hoang mang, vấn nạn này đã kéo hơn chục năm nay và ngày càng trở nên nghiêm trọng.

– Thực phẩm bẩn, không rõ nguồn được bày bán, tiêu thụ khắp mọi nơi, ở đâu có thực phẩm ở đó có các chất độc hại. VD: Ở Thạch Thất còn có chợ bán thịt lợn chết hoạt động vào ban đêm được gọi là “chợ âm phủ”.

– Các chất độc hại như thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích thích tăng trưởng để cây phát triển nhanh, … các loại thuốc tăng trọng, chất bảo quản, chất chống ẩm mốc, …được sử dụng tràn lan, không đúng liều lượng, thời gian quy định.

– Nhiều cơ sở chế biến không thực hiện đúng quy trình vệ sinh an toàn thực phẩm. Từ các lò giết mổ gia súc đến các cơ sở chế biến thực phẩm đều bẩn đến mức không thể bẩn hơn. VD: Thịt đông lạnh để từ những năm 1970 đến nay vẫn được bán ra thị trường.

– Công nghệ chế biến ngày càng tinh vi với hàng loạt các sản phẩm phụ gia như chất tạo màu chất làm tươi thực phẩm. VD: có thể làm ra cả thịt giả, trứng giả, gạo giả, nội tạng động vật hôi thối được dùng hóa chất để biến thành thực phẩm tươi sống.

– Người tiêu dùng phải tự đối phó với thực phẩm bẩn bằng cách mua thực phẩm ở các miền quê, trồng cây trong các hộp xốp, … tuy nhiên tình trạng thực phẩm bẩn vẫn tiếp tục lan rộng.

2. Nguyên nhân

– Người sản xuất chỉ quan tâm đến lợi nhuận, coi thường sức khỏe của cộng đồng, chỉ nghĩ cái lợi trước mắt, không nghĩ đến cái lợi lâu dài. Đó chính là tính hẹp hòi, ích kỉ, sự xuống cấp về mặt đạo đức.

– Chính quyền cơ sở làm ngơ trước tình trạng thực phẩm bẩn.

– Một bộ phận người tiêu dùng chưa thực sự quan tâm đến sức khỏe của mình và gia đình, chỉ chú ý đến những thực phẩm bắt mắt, có giá rẻ.

3. Hậu quả

– Xuất hiện nhiều căn bệnh lạ do thực phẩm bẩn gây ra, với người tiêu dùng và ngay cả đối với những người chế biến thực phẩm bẩn do thường xuyên tiếp xúc với chất độc hại (ngộ độc thực phẩm, ung thư, biến đổi gen, …)

VD: “Theo số liệu điều tra của Hội Ung thư Việt Nam, đến thời kỳ 2010 – 2015, mỗi năm có khoảng 150.000 người mắc bệnh ung thư (tăng gấp đôi thời kỳ trước đó). Dự báo đến năm 2020, Việt Nam sẽ có khoảng 200.000 người mắc bệnh ung thư mỗi năm, là một trong những nước có tốc độ mắc bệnh ung thư nhanh nhất”.

– Môi trường ô nhiễm do các loại chất thải độc hại trong quá trình phun, ngâm thực phẩm, … chế biến thực phẩm.

– Thực phẩm bẩn còn khiến cho nền kinh tế của đất nước chậm phát triển: gia đình người mắc bệnh phải chi trả viện phí, các công ty sản xuất phải thu hồi sản phẩm, ảnh hưởng đến uy tín thực phẩm của đất nước trên thị trường quốc tế, …

4. Hướng giải quyết

– Lên án những kẻ chạy theo lợi nhuận, không quan tâm đến sức khỏe cộng đồng.

– Thức tỉnh lương tâm của mỗi người, phải có lương tâm “sạch” mới có thể có thực phẩm sạch.

– Các cơ quan địa phương, cơ quan chức năng cần có biện pháp xử lí nghiêm ngặt với những cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm bẩn, thắt chặt các công đoạn kiểm tra chất lượng thực phẩm.

– Cần có các biện pháp tuyên truyền rộng rãi về tác hại của thực hẩm bẩn.

– Người tiêu dùng cũng cần tự bảo vệ sức khỏe của mình và gia đình, biết cách phòng tránh thực phẩm không an toàn.

III. Kết bài

– Rút ra bài học, suy nghĩ của bản thân về vấn đề thực phẩm bẩn, nêu ra thông điệp để kêu gọi mọi người cùng xóa sổ thực phẩm bẩn.

    Khi cuộc sống còn nhiều khó khăn, vất vả người ta chỉ cần đến “ăn no mặc ấm”. Nhưng cuộc sống hiện đại ngày càng được đáp ứng đầy đủ hơn, con người không chỉ ăn no mặc ấm mà phải là “ăn ngon, mặc đẹp”. Ăn ngon ở đây không chỉ là ở mùi vị và mà còn là ở chất lượng thực phẩm được sử dụng hàng ngày. Ấy vậy nhưng, càng ngày hiện tượng thực phẩm bẩn lại càng gia tăng đến mức đáng lo ngại.

    Thực phẩm bẩn là những loại thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không đảm bảo vệ sinh, sử dụng các loại thuốc kích thích, thuốc bảo quản độc hại… Khi đưa chúng vào cơ thể có thể dẫn đến những căn bệnh nguy hiểm cho người dùng.

    Thực trạng thực phẩm bẩn tràn lan đã trở thành một vấn nạn đối với toàn xã hội. Chỉ cần đánh chữ “thực phẩm bẩn” chỉ trong 0,25 giây đã cho ra 15.300.000 kết quả. Một con số thực sự đáng sợ và đáng lo ngại đối với thực trạng thực phẩm hiện nay. Người ta bắt được hàng tấn nội tạng động vật, chuyển từ Trung Quốc sang Việt Nam tiêu thụ, những thực phẩm đã bốc mùi hôi thối, nhưng chỉ cần qua một lần nhúng vào thùng hóa chất là chúng sẽ trở nên thơm ngon, tươi rói trở lại. Cũng không khó để ta bắt gặp ngoài chợ những loại hoa quả tắm thuốc để hàng tuần, thậm chí hàng tháng mà không hề hỏng. Những thực phẩm ấy, các loài côn trùng không hề động đến, nhưng con người lại hàng ngày hàng giờ tiêu thụ vào cơ thể. Thịt được bơm chất để tạo nạc, rau bị bơm chất giúp tươi xanh, hoa quả bơm chất giúp chống thối rữa,… xung quanh chúng ta đâu đâu cũng thấy thuốc độc. Con người với lòng tham không đáy, và sự độc ác khôn cùng đang giết chính đồng loại của mình.

    Các loại thực phẩm đó có dư lượng chất bảo quản và thuốc trừ sâu lớn, tồn tại nhiều chất độc hại, gây nguy hiểm nghiêm trọng đến sức khỏe con người. Ở mức độ nhẹ nhất, thực phẩm bẩn gây ngộ độc cho người tiêu dùng, phải đi rửa ruột. Vào tháng 5 vừa qua, tại Sơn La đã có hơn 300 người bị ngộ độc sau khi ăn đám cưới của một người cùng làng. Những người này đều có triệu chứng đau đầu, chóng mặt, đi ngoài,… phải nằm điều trị tại trạm xá hoặc bệnh viện. Nặng hơn thực phẩm bẩn tích trữ lâu ngày sẽ dẫn đến những căn bệnh vô cùng nguy hiểm và một trong số đó chính là ung thư. Các thai phụ khi mang thai ăn các thực phẩm bẩn có thể dẫn đến con bị dị dạng, dị tật bẩm sinh. Như vậy, thực phẩm bẩn không chỉ gây tác hại đến một thế hệ mà nó còn ảnh hưởng dài lâu đến thế hệ tương lai.

    Vậy nguyên nhân nào dẫn đến thực phẩm bẩn tràn lan như vậy. Trước hết là do sự hám lợi của những người bán. Thấy đồ rẻ họ không cần biết đến chất lượng, miễn là doanh thu của mình đạt cao. Họ bất chấp đạo lí, sống không tình yêu thương mang những loại thực phẩm đó bán cho người tiêu dùng. Thứ hai, là do quản lí con chưa nghiêm, các hình thức sử phạt còn quá nhẹ. Ví như cả xe tải hàng nội tạng thối bắt được chỉ phạt vài triệu đồng, số tiền quá ít ỏi, không đủ sức răn đe. Chúng ta cần xây dựng luật chặt chẽ hơn, nghiêm minh hơn để những người lưu thông thực phẩm bẩn không thể tái phạm. Thứ ba là chính ý thức của người tiêu dùng, đôi khi chúng ta vẫn tặc lưỡi, ăn một lần, ăn ít không sao. Nhưng các bạn đâu biết rằng mỗi một lần nhỏ ấy tích tụ lớn dần, nó chính là nguồn gốc nảy sinh mọi bệnh tật. Bên cạnh đó, dân ta vẫn còn tâm lí ham của rẻ, thích đồ miễn phí, bởi vậy những kẻ buôn bán bất lương lợi dụng điều này, vẫn hàng ngày, hàng giờ buôn bán thực phẩm bẩn.

    Với thực trạng thực phẩm bẩn đang tràn lan như hiện nay thì chính bản thân mỗi chúng ta phải trở thành một một người tiêu dùng thông minh, thông thái. Lựa chọn những cơ sở uy tín, siêu thị cũng là một lựa chọn tốt, bởi luôn được kiểm định trước khi bán ra ngoài thị trường. Thứ hai, chính là những người buôn bán, sản xuất cần phải có lương tâm, trách nhiệm với những sản phẩm mình bán ra. Đây là điều quan trọng nhất, bởi người tiêu dùng không thể tinh tường, phân biệt tất cả các loại nhãn hàng, mà cần đến lương tri trong chính những người bán. Và cuối cùng là sự can thiệp của các cơ quan chức năng, có biện pháp xử lí nghiêm minh với những cá nhân, tổ chức vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm.

    Vấn đề thực phẩm bẩn thực sự là một vấn đề nan giải. Để giải quyết nó, không chỉ cần sự nỗ lực của cá nhân mà cần phải có sự kết hợp giữa cơ quan quản lí, người sản xuất và người tiêu dùng thì vấn nạn này mới có thể đầy lùi. Hãy cùng nhau chung tay, góp sức vì sức khỏe của cộng đồng và của chính mình.

    Nuôi dưỡng con người sinh tồn, phát triển chính là các loại rau, củ quả, thịt,… mà chúng ta vẫn thường gọi chung là thực phẩm. Nhưng hiện nay vấn đề thực phẩm bẩn xuất hiện ngày càng nhiều, ngày càng tinh vi, trở thành vấn nạn khiến toàn xã hội lo lắng, quan tâm.

    Thực phẩm bẩn được hiểu là những loại thực phẩm thiu thối, mất vệ sinh, sử dụng các loại chất bảo quản gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Hiện nay thực trạng thực phẩm bẩn ngày càng trở nên nóng bỏng hơn bao giờ hết.

    Thực phẩm bẩn vào nước ta với nhiều cách thức khác nhau, nhưng chủ yếu là nhập qua đường buôn lậu biên giới Việt – Trung. Những thực phẩm này bao gồm rất nhiều loại: nội tạng, gà, lợn,… nhưng tất cả chúng đều có một đặc điểm chung đó là đã bốc mùi hôi thối, đang trong quá trình phân hủy. Chúng được chất trên những chiếc xe tải lớn, xuyên rừng trốn các cơ quan chức năng và đem chúng vào nước ta tiêu thụ từ Bắc vào Nam.

    Những thực phẩm này khi thâm nhập thành công vào nước ta, sẽ được qua bàn tay phù phép thần kì biến chúng thành những miếng thịt thơm ngon, không hề thấy dấu vết của sự phân hủy. Và không lâu sau chúng sẽ chiễm chệ trên mân cơm mỗi gia đình, trên bàn nhậu của các anh. Đây không phải là một dự đoán, mà là một thực tế kinh hoàng đang diễn ra hàng ngày ở nước ta.

    Chỉ cần nghĩ đến đám thịt hôi thôi chất hàng tấn, đổ các loại hóa chất không rõ nguồn gốc để tẩy trắng và tẩy mùi ta cũng có thể hình dung được những nguy hại khôn lường mà thực phẩm gây ra với con người.

    Trước hết là ngộ độc thực phẩm. Cách vài tháng, hoặc ngắn hơn là vài tuần bạn sẽ thấy những tin tức như ngộ độc thực phẩm của một công xưởng nào đó khiến tất cả công nhân phải nhập viện. Hay gần đây, tại địa điểm một công trường miền núi phía Bắc, chín em học sinh đã ngộ độc thực phẩm do ăn phải những đồ ăn không rõ nguồn gốc được bày bán tràn lan ở ngoài cổng trường. Ngộ độc thực phẩm sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng.

    Thứ hai, thực phẩm bẩn ăn về lâu về dài sẽ dẫn đến những căn bệnh nguy hiểm như ung thư. Theo nghiên cứu, tình trạng chết vì ung thư do ăn uống các loại thực phẩm bẩn còn nhiều hơn những người chết vì tai nạn giao thông. Đây quả là thực trạng đáng buồn.

    Thực phẩm bẩn bao giờ cũng có giá rẻ hơn, bởi vậy thu hút người tiêu dùng. Nhưng đây lại chính là đòn đánh mạnh mẽ khiến những người làm ăn chân chính không thể phát triển. Thực phẩm họ làm ra an toàn, sạch sẽ, trải qua quy trình chăn nuôi đảm bảo, bởi vậy giá thành ắt cao hơn. Thị trường đầu ra sẽ gây khó khan cho những người làm ăn chân chính.

    Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng thực phẩm bẩn diễn ra ngày càng tràn lan như vậy. Trước hết, là do quản lí còn thiếu chặt chẽ ở các cơ quan chức năng, khiến cho thực phẩm bẩn dễ dàng đi qua biên giới vào nước ta. Thứ hai, là do bản tính ham của của những người thương lái, thấy lợi nhuận cao họ mạo hiểm, bất chấp sức khỏe người tiêu dùng bán những sản phẩm không đảm bảo chất lượng. Thứ ba cũng là nguyên nhân quan trọng nhất là do chính người tiêu dùng. Ham của rẻ, nên khi thấy món nào rẻ thì lao đầu vào mua mà không biết cân nhắc thiệt hơn, không suy nghĩ vì sao cùng là một loại thực phẩm mà chúng chênh giá nhiều đến vậy. Chính tâm lí ham của rẻ này, khiến cho việc buôn bán thực phẩm kém chất lượng càng trở nên nghiêm trọng.

    Mỗi người chúng ta phải trở thành một người nội trợ thông thái. Khi mua bất cứ món đồ, thực phẩm gì cũng cần cân nhắc kĩ lưỡng. Mua bán ở những nơi có thương hiệu, có kiểm định an toàn thực phẩm. Lựa chọn kĩ lưỡng, thông minh chính là bảo vệ bạn và cả gia đình.

Đề bài: Tuổi trẻ học đường suy nghĩ và hành động để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông.

Bài làm

   Trong những năm gần đây, có thể nhận thấy tình hình trật tự ATGT ở nước ta có nhiều diễn biến phức tạp, đặc biệt là trên lĩnh vực giao thông đường bộ. Tính chất TNGT ngày càng nghiêm trọng hơn.Vậy là thế hệ tuổi trẻ, là thế hệ mai sau của đất nước, chúng ta phải làm thế nào để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông.

   Tai nạn giao thông và những thiệt hại do tai nạn gây ra đang là nổi lo và vấn đề bức xúc của toàn xã hội. Đó là thiệt hại về sinh mạng, thiệt hại về nhân lực, trí tuệ, gây tổn thương về tinh thần xã hội, về vật chất, tiền của và cả nỗi đau thể xác, tinh thần dai dẳng. Điều ấy đã và đang đặt ra cho toàn xã hội, đặc biệt là thế hệ tuổi trẻ hơn bao giờ hết phải nêu cao nhận thức, tinh thần trách nhiệm để chung sức kiềm chế, đẩy lùi những nguy cơ trên.

   Sự hiểu biết còn hạn chế về an toàn giao thông đường bộ và số người chết do tai nạn giao thông.

   Sự hiểu biết còn hạn chế về quy định giao thông, về các hành vi lái xe an toàn.

   Môi trường giao thông không an toàn và cơ sở hạ tầng giao thông nghèo nàn.

   Những hành động nguy hiểm thường gặp của thanh niên như lạng lách, đua xe máy là nguồn gốc của nhiều tại nan giao thông.

   Trong vòng 10 năm qua, số vụ tai nạn giao thông đã tăng gấp 4 lần. Theo điều tra chấn thương liên trường (VMIS), trong năm 2001 có 4.100 trẻ chết do tai nạn giao thông, tương đương với 11 trẻ chết 1 ngày. Tỷ lệ tử vong ở trẻ em trai gấp 2 lần tỷ lệ này ở trẻ em gái. Trong khi đó có 290.000 trẻ bị thương do tai nạn giao thông cũng trong 2001, tương đương với 794 trẻ/ngày. Tai nạn giao thông là nguyên nhân tử vong hàng đầu của trẻ em từ 15 tuổi trở lên.

   Bà Isabelle Bardem, Trưởng phòng Phòng chống Tai nạn Thương tích Trẻ em của UNICEF nói “Tai nạn giao thông có ảnh hưởng nặng nề đối với trẻ Việt Nam. Không chỉ rất nhiều trẻ trực tiếp bị tai nạn giao thông gây tử vong hoặc thương tật nặng nề, còn có biết bao trẻ khác bị ảnh hưởng gián tiếp bởi cha, mẹ các em bị tai nạn giao thông cướp đi sinh mệnh hoặc tàn tật”. Phần lớn trẻ 0-9 tuổi chết là người đi bộ. Đa số trẻ 10-14 tuổi chết khi đi xe đạp trong khi tất cả các ca tử vong ở đối tượng 15-19 tuổi là người đi xe máy.

   Ở cấp quốc gia, vận động để giúp cho công chúng hiểu rõ hơn về luật giao thông và tăng cường nghiêm chỉnh chấp hành luật.

   Thực hiện chương trình giáo dục phòng chống thương tích trong trường học giúp học sinh có kỹ năng về giao thông để phòng tránh tai nạn khi đi bộ, đi xe đạp hay xe máy.Tổ chức các cuộc thi an toàn giao thông cho mọi người đặc biệt là thanh thiếu niên. Hỗ trợ người dân thực hiện các hoạt động thông tin truyền thông phù hợp với điều kiện địa phương. Huấn luyện cho các tuyên truyền viên đi đến từng hộ gia đình tuyên truyền về phòng chống tai nạn bao gồm cả các tai nan giao thông.Hỗ trợ các xã xây dựng sân chơi an toàn cho trẻ để trẻ có thể chơi an toàn xa đường giao thông.Tổ chức các cuộc hội thảo cho các cấp lãnh đạo xã về việc thi hành pháp luật bao gồm luật an toàn giao thông.

   Để hạn chế tai nạn giao thông không phải còn là vấn đề đơn giản, mà đó đã và đang là vấn đề nóng cho toàn xã hội và đất nước. Vì vậy, với việc giảm thiểu tai nạn giao thông nói chung, nhà nước cần phải có một sộ biện pháp mạnh với những kẻ không ý thức, những kẻ cố tình gây nạn cho người khác,và đó chính là những kẻ phóng nhanh vượt ẩu làm mối đe dọa cho người tham gia giao thông. Còn đối với giao thông học đường nói riêng chấn chỉnh giao thông học đường, cần cả xã hội chung tay. Sự đồng thuận giữa gia đình, nhà trường và xã hội không chỉ được thể hiện bằng văn bản, giấy tờ, những lời hứa suông,… mà phải bằng hành động cụ thể.

   Trách nhiệm của gia đình và nhà trường cũng cần phải xem xét khi không hoàn thành nhiệm vụ giáo dục các em. Nhà trường cần đa dạng hoá các sinh hoạt ngoại khoá của học sinh, sinh viên, trong đó có các hoạt động về tuyên truyền, phổ biến pháp luật giao thông. Hàng năm, nếu điều kiện cho phép, các trường chủ động phối hợp với cơ quan chức năng tổ chức học luật và sát hạch cấp giấy phép lái xe tại trường đối với những học sinh đủ tuổi. Cần coi ý thức chấp hành pháp luật về giao thông như một trong những tiêu chí cơ bản để đánh giá ý thức rèn luyện đạo đức của học sinh, sinh viên: xếp loại đạo đức trung bình đối với học sinh, sinh viên vi phạm giao thông lần một và xếp loại yếu nếu vi phạm lần hai trong cùng một năm học.

   Là một học sinh, mỗi chúng ta phải xem xét lại mình đã bao giờ vi phạm lỗi giao thông không, có bao giờ gây tai nạn giao thông không. Tất nhiên là có, không ai chưa bao giờ vi phạm lỗi giao thông dù đó chỉ là một lỗi nhỏ, nhưng qua mỗi lần như vậy chúng ta phải biết nhìn nhận và rút kinh nghiệm để lần sau không tái phạm và mỗi học sinh chúng ta phải tự giác làm đúng các nguyên tắc an toàn giao thông mà nhà trường và xã hội đã chỉ dẫn.Có như thế thì tuổi trẻ học đường đã góp một phần nào trong việc giảm thiểu tai nạn giao thông, một vấn nạn mà xã hội và đất nước đang tìm cách khắc phục.

Đề bài: Hiện nay, ở nước ta có nhiều cá nhân, gia đình, tổ chứ thu nhận trẻ em cơ nhỡ, lang thang kiếm sống trong các thành phố, thị trấn về những mái ấm tình thương để nuôi dạy, giúp các em học tập, rèn luyện, vương lên sống lành mạnh, tốt đẹp. Anh (chị) hãy bày tỏ suy nghĩ về hiện tượng đó.

Bài làm

   Hiện nay thực trạng xã hội ở nước ta, tình trạng trẻ em lang thang ngày càng tăng và là một vấn nạn cần được giải quyết nhanh chóng. Tuy nhà nước ta đã rất cố gắng hết mình, nhưng không dễ gì có thể xóa đi vấn nạn này một cách nhanh chóng được do nhà nước ta không có đủ điều kiện. Vì thế trong xã hội đã xuất hiện một lực lượng mới, một lực lượng cảm thông với tình trạng hiện nay của các em, một lực lượng giàu tâm huyết và đầy tình thương,đó chính là nhiều cá nhân, gia đình & tổ chức có lòng hảo tâm đã thu nhận trẻ em cơ nhỡ, lang thang, kiếm sống trong thành phố, thị trấn về những mái ấm tình thương để nuôi dạy,giúp các em học tập, rèn luyện, vươn lên sống lành mạnh, tốt đẹp.

   Số phận của những đứa trẻ lang thang, khác với các bạn bè cùng trang lứa, lẽ ra giờ này chúng phải đang được yêu thương, được nâng niu chăm sóc bởi gia đình, cha mẹ; thì giờ đây những đứa trẻ ấy phải lang thang kiếm sống dưới những tiêu cực của xã hội, những lừa lọc, áp bức, xâm hại tới bạn thân, mà quan trọng nhất là xâm hại tới tinh thần, tới tư tưởng.Vì thế các mạnh thường quân, các nhà hảo tâm từ khắp mọi miền đất nước đã cùng chung tay lập nên những Mái ấm tình thương, những gia đình không cùng chung huyết thống nhưng lại có chung một tấm lòng, để chăm lo và dạy bảo cho trẻ em lang thang, những mảnh đời bất hạnh có được một cuộc sống hạnh phúc, một tuổi thơ vui tươi và một tương lai tươi sáng.

   Tiêu biểu về các tổ chức nhân đạo ở Vịêt Nam là: Làng trẻ em SOS, một gia đình lớn cuả trẻ em lang thang. Nhưng trong số những nhà hảo tâm có đầy đủ điều kiện về vật chất lẫn tấm lòng thì cũng có không ít người không có điều kiện vật chất nhưng lại có tấm lòng như Cổ tích “bà bụt sinh viên” đăng trên báo Tuổi trẻ số ra ngày 26-9-2008 về nữ SV Nguyễn Hòang Oanh đảm đang, vững vàng với vai trò là chị, là mẹ của 3 em “nuôi” nhỏ mù lòa. Dù chỉ là sinh viên, lo tiền học của bản thân còn không đủ, nhưng Oanh vẫn gắng chăm sóc cho các em, lo cho các em có được một cuộc sống no đủ, được vui chơi, được học hành bằng những mối làm thêm đến tận khuya để có tiền cho các em.Thật đúng là một câu chuyện “cổ tích” giữa đời thường.

   Nhưng do đâu mà trẻ em lang thang trong xã hội ngày một đông? Trẻ em lang thang do nhiều lí do, nhưng nguyên nhân quan trọng nhất là do những người mang tiếng là bậc sinh thành, nhưng lại thiếu trách nhiệm, đang tâm bỏ con giữa một xã hội đen tối, không nơi nương tựa, để chúng bị lợi dụng, lầm đường lạc lối.Thật đáng trách cho những kẻ đã quyết định sinh con ra đời thì ít nhất cũng phải mang đến cho chúng một cuộc sống hạnh phúc cho dù là không no đủ.

   Nguyên nhân thứ hai có thể do bọn trẻ mồ côi từ nhỏ, không nơi nương tựa, chúng phải sống dựa vào những đứa trẻ lang thang lớn hơn, những băng nhóm đường phố, học theo thói xấu, làm việc xấu để mưu sinh.Và nguyên nhân thứ ba chính là những kẻ có tâm địa độc ác, xấu xa đã lừa gia đình các em, dụ dỗ các em, xem các em như một món hàng đem lại lợi nhuận cho chúng.

   Trong cuộc sống có kẻ xấu, người tốt, cũng như có những nhà hảo tâm thì song song đó cũng có những kẻ gian, lừa đảo, chăn dắt các em gọi là “mẹ mìn”.Những người “mẹ” này đã lợi dụng các em, bóc lột sức lao động của các em, bắt các em làm việc quá sức: xin ăn,bán vé số, thậm chí là ăn cắp để kiếm tiền nuôi chúng.Nếu các em không kiếm đủ tiền, thì bị “mẹ” đánh đập dã man, bắt các em nhịn đói. Những kẻ nhẫn tâm hơn nữa thì đánh gãy tay, gãy chân, thậm chí là chặt ngón tay, ngón chân của các em để việc ăn xin đạt “hiệu quả” cao hơn. Những đứa trẻ bị lợi dụng chăn dắt thường xuất thân ở các gia đình nghèo ở vùng sâu, vùng xa, bị những kẻ chăn dắt lường gạt đư vào TP.HCM làm việc kiếm tiền.

   Một thực trạng đau lòng khác là nhiều vụ việc khi phát hiện, lại do chính cha, mẹ ruột đẩy các em theo những kẻ chăn dắt để kiếm tiền. Như trường hợp em Hoa (khỏang 6 tuổi) trên báo Phụ nữ,quê ở Nghệ An, mẹ bệnh mất sớm từ lúc hai tuổi.Nhà có bốn chị em, thu nhập hàng ngày trông vào hai công đất trồng sắn và công việc phụ hồ hàng ngày của ba. “Khỏang giữa năm 2008, bác Năm ở TP.HCM ra quê đưa nhà em ba triệu đồng bảo ba cho con vào TP.HCM phụ bác Năm bán hàng.Bác sẽ cho ăn học đến nơi đến chốn. Khi vào TP.HCM, bác Năm Bắt con gọi bằng “mẹ”.Khi đi bán phải mặc đồng phục học sinh để người ta thấy tội nghiệp, mới bán được nhiều. Mỗi ngày làm việc, “mẹ” sẽ giữ dùm 10.000đ, cuối năm sẽ đưa con gửi về quê” – Hoa nói.Thật đáng xấu hổ khi một người lớn khỏe mạnh lại sống bằng số tiền ít ỏi kiếm được của một đứa trẻ, mà không biết tự lao động để nuôi sống bản thân, chỉ biết bóc lột sức lao dộng của các em. Những kẻ có hành vi này cần phải bị xử phạt thật nghiêm minh, để làm gương cho bọn xấu còn lại.

   Việc làm của những nhà hảo tâm đối với các em lang thang thật là tuyệt vời. Đó là một nghĩa cử vô cùng cao đẹp mà xã hội đang rất cần có ở mỗi công dân. Là một thanh niên sống trong xã hội, chúng ta phải có thái độ tích cực ngăn chặn những hành vi sai phạm của bọn xấu, đồng thời chung tay góp sức giúp các em có một cuộc sống tươi đẹp.Vì trẻ em chính là tương lai của đất nước, là tương lai của chính chúng ta.”Trẻ em hôm nay, đất nứơc ngày mai”, hãy để trẻ được sống trong ấm no hạnh phúc, có thế thì tương lai do chúng xây dựng mới có thể tốt đẹp được.

   Giúp đỡ người tàn tật, trẻ em cơ nhỡ cần có sự chung tay của nhiều cá nhân, gia đình, tổ chức từ thiện và các cấp, các ngành và cả chính bản thân chúng ta nữa.Chúng ta hãy cùng nhau vận động mọi người xây nên những mái ấm, những gia đình thật lớn, để xã hội không còn cảnh trẻ em lang thang nữa.Hãy dể cuộc sống ngày một tốt đẹp hơn.

Đề bài: Hãy trình bày quan điểm của mình trước cuộc vận động “Nói không với những tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”.

Bài làm

   Ngày nay, khi xã hội ngày càng phát triển, một số người đã quên đi những chuẩn mực đạo đức để chạy theo những tiêu cực trong xã hội mà bệnh thành tích trong học tập là một ví dụ. Trước tình hình đó, Bộ Giáo Dục nước ta đã vận động nhân dân “nói không với những tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”

   “Tiêu cực” là những biểu hiện không lành mạnh, có tác dụng không tốt đối với xã hội, làm cho xã hội ta ngày càng đi xuống. “Thành tích” là kết quả của sự nỗ lực mà con người đã bỏ ra. Kết quả đó không chỉ là một lợi ích vật chất hay tinh thần cá nhân, tuy rằng phần lớn yếu tố tạo nên động lực khiến con người phải nỗ lực nhiều hơn, tốt hơn để đạt thành tích chính là lợi ích cho mình. Nhưng con người vẫn có thể làm hết sức mình vì lợi ích chung, lợi ích của xã hội, của đất nước. Thế nhưng “bệnh thành tích” lại là kết quả của sự “nỗ lực” giả dối, nguỵ tạo. Sự khác nhau căn bản giữa “thành tích” và “bệnh thành tích” chỉ là sự khác nhau giữa cái thật và cái giả. Và yếu tố then chốt làm nên sụ khác biệt đó chính là tính trung thực. Chính vì thế mà nỗ lực để đạt thành tích của một cá nhân hay một tập thề là một phẩm chất đạo đức tốt, đáng biểu dương .Còn những tiêu cực và bệnh thành tích cần phải lên án và xoá bỏ.

   Căn bệnh thành tích và tiêu cực trong thi cử ngày càng trở nên phổ biến ở Việt Nam, nhà trường vì muốn đạt chỉ tiêu của bộ đề ra, giáo viên muốn hoàn thành tốt thi đua của nhà trường nên đã lờ đi đạo đức nghề nghiệp mà cho đỉêm ảo. Phụ huynh vì muốn con em mình là học sinh giỏi, học sinh thì muốn lên lớp, có danh hịêu mà không cần phải tốn sức học bài. Vì những lý do đó mà ngày nay mới có hiện tượng chạy theo thành tích mà không cần quan tâm đến chất lượng. Đối với các vị phụ huynh, chắc chắn rằng chẳng ai muốn con mình học kém hay học mà không có chất lượng. Họ là những người đã bỏ ra tiền của thật, công sức thật, thời gian thật và những hy vọng thật về một tương lai tốt đẹp thật của con em mình khi lo cho chúng được ăn học đến thành tài. Vì thế, chẳng có lý do gì họ lại mong muốn nhận sự giả dối từ kết quả học tập của con em mình. Tuy nhiên, đứng trên quan điểm thực dụng, họ sẵn sàng làm mọi cách, kể cả những cách tệ hại nhất mà chúng ta đã được biết qua báo chí, để con em họ qua được một kỳ thi, có một tấm bằng đề tìm việc sau này. Có một tấm bằng đi đã, vì đó là tấm bằng được xã hội thừa nhận, rồi sau này khi có điều kiện sẽ cố mà học tiếp một cách chân thực. Như vậy, suy cho cùng, phu huynh và học sinh chính là những người đã tiếp tay, để cho bệnh thành tích ngày càng lan rộng và nặng hơn.

   Đầu năm hai ngàn không trăm lẻ sáu, tại trường trung học cơ sở Trần Phú , huyện miền núi Sông Hinh tỉnh Phú Yên đã phát hiện hai mươi sáu học sinh lớp sáu đọc chưa thông, viết chưa thạo nhưng vẫn cứ đựoc lên lớp. Trong những kì thi tốt nghiệp phổ thông và đại học, hiện tượng mang tài liệu vào phòng thi, tài liệu vất trắng cả sân trường sau buổi thi đã từng được báo chí đề cập tới. Khi biết những thông tin này,bản thân chúng ta có suy nghĩ gì? Cả một thế hệ,cả một tương lai đất nước nay phải để những con người như thế gánh vác thì chẳng có gì kinh khủng hơn. Nếu những con người giữ những chức vụ cao trong xã hội là những người “hữu danh vô thực” thì đó là những hạt sạn của xã hội, là nguyên nhân kéo nước ta chậm lại trên con đường phát triển.

   Chúng ta đều hiểu rằng, một xã hội muốn phát triển phải có nhiều nhân tài, mà nhân tài phải là người có năng lực thực sự, là nguyên khí của quốc gia. Giáo dục chính là điểm xuất phát, là nơi sản sinh ra nguồn năng lực cho sự cường thinh của một nước, một cộng đồng dân tộc. Một nền giáo dục thực sự tốt sẽ tạo nên những con người đạt những thành tích tốt và trung thực. Những thành tích ấy sẽ tạo nên những bước tiến mạnh mẽ cho cộng đồng dân tộc trên con đường phát triển. Đất nước chúng ta đang tiến bước trên con đường đổi mới, mở cửa, hội nhập và tranh đua với thế giới đề giành lấy một vi trí xứng đáng trên hành tinh này. Cuộc đấu tranh kinh tế sắp đến rất quyết liệt và mang tính chất thắng bại sinh tử không khác gì trên chiến trường hay trên võ đài. Ở đó, một võ sĩ chỉ có thể chiến thắng đối chủ bằng tài năng thực sự của chính mình, không phải vì có một văn bằng chứng nhận đẳng cấp cao hơn. Đất nước chúng ta sau này có cường thịnh hay không tùy thuộc vào nền giáo dục của chúng ta có đổi mới để có thể sản sinh ra những nhân tài thực học hay không.

   Chúng ta cần phải học tập thật tốt, ra sức học tập và tu dưỡng đạo đức để sau này có thể giúp ích cho xã hội và cho bản thân. Cần phải đẩy lùi tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích. Đó không phải là vịêc qúa khó nếu chúng ta cùng có quyết tâm “nói không với những tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1108

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống