Văn mẫu lớp 7 Tập 1

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây

Đề bài: Kể cho bố mẹ nghe về một câu chuyện lí thú (cảm động, vui vẻ) mà em gặp ở trường

Bài làm

   Vào các buổi tối cuối tuần, sau giờ ăn cơm, gia đình tôi thường quây quần bên nhau, trò chuyện, chia sẻ những câu chuyện cuộc sống. Hôm nay dù không phải là cuối tuần nhưng lại là ngày 8/3 nên gia đình tôi tổ chức một bữa tiệc nho nhỏ dành cho mẹ. Trong bữa cơm đầm ấm ấy tôi vô cùng vui sướng kể lại cho bố mẹ nghe câu chuyện xảy ra trong buổi lễ mít tinh.

   Hôm nay là ngày mùng 8 tháng 3 trường tôi có tổ chức hội thi cắm hoa. Bạn nào bạn nấy đều vô cùng hào hứng, ai cũng đến trường thật sớm để chuẩn bị. Việc cắm hoa năm nay được giao cho các bạn nam của lớp, các bạn ấy nhận nhiệm vụ đầy tự tin và hứa với cô giáo cùng cả lớp sẽ mang giải nhất về. Mọi người đều vô cùng hứng khởi. Nhưng lớp cũng có đôi chút buồn vì gần đến ngày thi cô giáo chủ nhiệm bị ốm không thể đến cổ vũ và chung vui với chúng tôi được.

   Hội thi bắt đầu, ba bạn nam lớp tôi hăng hái bắt tay cắt hoa và cắm vào lẵng. Những động tác còn vụng về, cắt hoa đôi lúc còn khiến hoa gẫy, nhưng khuôn mặt ai cũng hết sức nghiêm túc và căng thẳng, trong mắt họ tôi còn thấy ánh lên cả niềm vui, sự hạnh phúc. Chẳng mấy chốc lẵng hoa của lớp tôi đã hoàn thành. Lẵng hoa làm xong thực sự không quá đẹp nhưng chứa đựng cả tấm lòng của các bạn. Sau đó, chúng tôi tranh thủ đi ngắm các lớp khác, dưới đôi bàn tay khéo léo của các bạn nữ, lẵng hoa của các lớp còn lại đều rất đẹp đẽ, sáng tạo. Nhưng tôi vẫn đầy tự hào và hạnh phúc về thành quả mà các bạn nam của lớp đã tạo ra. Trong mắt tôi chúng đẹp nhất, ấm áp nhất.

   Lúc công bố giải ai cũng hồi hộp, mong ngóng nhưng giải khuyến khích, giải ba, rồi giải nhì đều đã đi qua mà không thấy lớp tôi được xướng tên lên. Và tất nhiên giải nhất thì chúng tôi không bao giờ dám mơ tới. Ai nấy đều buồn bã mặc dù hiểu thành phẩm của lớp thực sự không phải quá xuất sắc. Nhưng có một điều thật bất ngờ đã xảy ra, khi giải nhất được trao xong, thầy phụ trách đọc thêm giải đặc biệt dành cho lớp có bài thuyết trình cảm động nhất và cái tên 7A2 đã được vang lên. Chúng tôi vỡ òa vì điều bất ngờ đó, cả lớp nhảy cẫng và hét ầm lên vì sung sướng, các bạn nam hồ hởi lên nhận giải. Bài thuyết trình của chúng tôi là lời cảm ơn đến công ơn dạy dỗ, bảo ban của cô giáo chủ nhiệm. Bằng ngôn ngữ giàu cảm xúc, có lẽ đã lay động được ban giám khảo.

   Ngay sau khi nhận giải, cả lớp mang lẵng hoa và phần thưởng đến nhà cô giáo vừa để thăm cô vừa để chia sẻ niềm vui cùng cô. Cô ốm nên hai đôi mắt trũng sâu lại, làn da tái đi, chúng tôi phải vào tận giường thăm cô. Thấy chúng tôi đến cô hết sức vui mừng, nghe kể về giải thưởng ngày hôm nay và nghe các bạn đọc lại bài thuyết trình cô ứa hai dòng nước mắt nói lời cảm ơn chúng tôi. Cô giáo tôi là người nhân hậu, hiền từ, món quà nhỏ này chúng tôi cố công làm hết sức mình để dâng tặng cô và gửi lời cảm ơn cô đã dìu dắt, chăm lo cho chúng tôi.

   Chúng tôi ra về lòng ai cũng vui sướng, xúc động. Vì vừa đạt được giải thưởng lại vừa làm cô giáo vui lòng. Có lẽ, không phải cô vui vì bó hoa hay giải thưởng mà lớp đạt được, cô vui vì nhận thấy tấm lòng chân thành, sự khôn lớn, trưởng thành của chúng tôi.

   Qua hội thi lần này tôi nhận ra rằng món quà ý nghĩa nhất, đẹp đẽ nhất là món quà xuất phát từ sự chân thành, bằng tình cảm chân thật. Chúng tôi tự hứa sẽ cố gắng học tập thật tốt để mang món quà nhỏ báo đáp công ơn dạy dỗ của cô.

Đề bài: Kể lại nội dung câu chuyện được ghi trong một bài thơ có tính tự sự

Bài thơ “Lượm”

   Chiến tranh đã qua đi từ lâu nhưng mỗi lần nhìn hình ảnh những đứa trẻ hồn nhiên, ngây thơ bao nhiêu kí ức về chú bé Lượm lại ùa về trong tôi. Lượm là chú bé đáng yêu, hồn nhiên mà cũng đầy dũng cảm tôi đã tình cờ gặp ở Hà Nội.

   Tôi còn nhớ hôm ấy là vào một buổi chiều cuối thu, những năm đó cả nước đang sục sôi chiến đấu chống lại các cuộc tiến đánh của thực dân Pháp. Già trẻ lớn bé không phân biệt tuổi tác mỗi người đều ý thức được trách nhiệm của mình, chiến đấu anh dũng. Tôi đang trên đường đến nơi họp thì bỗng va phải một chú bé cũng đang đi vội vàng theo hướng ngược lại. Cú va đã khiến chú bé ngã và bị xước một ít ở chân. Chú bé nhanh chóng đứng dậy và nói:

   – Xin lỗi chú, cháu đi nhanh quá nên không để ý.

   Thật là một chú bé đáng yêu và lễ phép. Tôi đưa đứa trẻ ngồi vào phía góc hè. Hai chú cháu ngồi nói chuyện, hỏi han chú bé tôi được biết chú bé tên Lượm làm nhiệm vụ liên lạc. Đến lúc này tôi mới để ý kĩ: chú bé người nhỏ nhắn, cái trán rộng và đôi mắt sáng, tinh anh thể hiện sự thông minh. Lượm đội chiếc ca lô lệch về một bên trông thật đáng yêu, tinh nghịch, ngộ nghĩnh. Bên sườn là chiếc xắc dùng để đựng các văn kiện giấy tờ. Sau một hồi nói chuyện tôi và Lượm trở nên thân thiết hơn. Chú bé thật hồn nhiên kể về công việc của mình:

   – Cháu làm liên lạc đã được vài năm rồi. Làm liên lạc ở đồn Mang Ca cháu được mọi người yêu quý, cưng chiều, lại được đi nhiều nơi nên thích hơn ở nhà cơ chú ạ.

   Rồi cậu nở nụ cười giòn tan, đôi má ửng đỏ như quả bồ quân khiến tôi không thể không quý mến chú bé đáng yêu này. Cứ như vậy tôi cùng Lượm nói chuyện và chia sẻ với nhau rất nhiều điều. Bỗng cả hai chú cháu chợt nhớ ra nhiệm vụ của mình nên tôi và Lượm tạm biệt nhau rồi đi. Lượm như chú chim nhỏ, vết thương mới đó mà đã lành, chú bé nhảy nhót như chim chích, tôi chờ cậu bé khuất hẳn rồi mới vội vàng đến cuộc họp. Bẵng đi một thời gian bận bịu với nhiệm vụ, tôi không còn chú ý nhiều đến tin tức của Lượm nữa. Nhưng hôm ấy vào một buổi chiều khi đang ngồi đọc báo tôi bất ngờ nhận được tin dữ Lượm đã hi sinh. Tin đó như sét đánh ngang tai, tôi không thể và không dám tin vào những điều mà mình vừa nghe.

   Tôi được đồng đội kể lại rằng trên đường đi làm nhiệm vụ, trong một trận càn quét lớn của địch, Lượm vẫn anh dũng băng qua quãng đồng vắng vẻ nhằm đem văn kiện kịp thời cho quân ta. Nhưng do một phút sơ sẩy không để ý mà trúng vào vùng địch xả súng nhiều, Lượm đã anh dũng hi sinh. Khi mất, đôi bàn tay nhỏ nhắn của em vẫn năm chắc bông lúa và cái xắc vẫn giữ chặt bên mình. Sự ra đi của Lượm là một mất mát lớn với tôi với tất cả những người yêu quý chú bé.

   Cho đến tận bây giờ khi bất chợt nhớ về Lượm tim tôi vẫn nhói đau. Lượm quả là một cậu bé dũng cảm, gan dạ. Sự hi sinh anh dũng của cậu và rất nhiều người như Lượm đã mang lại hòa bình, độc lập cho đất nước. Giá không có những cuộc chiến tranh kia, em đã được sống trong một gia đình yên ấm, được đi học như bao bạn nhỏ khác. Lượm là tấm gương anh dũng để mỗi thế hệ sau răn mình, học tập thật tốt báo đáp thế hệ trước và xây dựng đất nước giàu mạnh.

Đề bài: Kể về chuyến nghỉ hè đáng nhớ nhất của em

Bài làm

   Mỗi khi hè về gia đình tôi lại có những chuyến du lịch trải nghiệm rất thú vị và ý nghĩa. Những trong tất cả những kì nghỉ ấy, kì nghỉ năm vừa qua khiến tôi không thể nào quên được. Hè đó tôi đã được học khóa học quân sự ngắn ngày tại Hòa Bình. Kì học ngắn ngủi chỉ có mười ngày nhưng đã làm tôi trưởng thành lên rất nhiều.

   Kết thúc năm học tôi được nghỉ một tuần trước khi bắt đầu vào kì học quân sự. Về bản thân, tôi là một bạn nam khá mập, với chiếc bụng mọi người vẫn gọi yêu là chiếc trống, tôi lười tập thể dục và làm việc nhà, bởi vậy những việc đơn giản trong nhà hầu hết tôi không làm được. Trước tình hình đó khi bước chân vào bố mẹ ngay từ đầu năm học đã quyết định hết năm sẽ cho tôi tham gia kì học này. Thực lòng thì tôi không hề thích tham gia mấy khóa học này lắm, nghĩ đến mười ngày phải sống ở nơi núi rừng không có điện thoại là tôi đã thấy buồn chán rồi.

   Trước ngày đi, mẹ tôi đã chuẩn bị cho tôi khá kĩ lưỡng quần áo và một ít đồ ăn vặt, sợ tôi lên đó sẽ đói do không ăn hợp khẩu vị. Tôi còn nhanh nhảu giấu chiếc máy điện thoại vào ba lô để lên đó giải trí.

   Trên xe là những bạn tầm tầm bằng tuổi tôi hầu hết đều mang khuôn mặt thiểu não không muốn đi. Từ chỗ tập trung chúng tôi đi hơn một giờ đồng hồ là đã đến nơi. Ngày đầu tiên chúng tôi được chia nhỏ về các phòng, tôi ở cùng: An, Dũng, Việt, Tùng và Dương. Tôi và các bạn được nghe phổ biến nội quy và đi thăm quan một số nơi trong doanh trại. Điều làm tôi vô cùng bất ngờ và chán nản là khi kiểm tra ba lô, chúng tôi đã bị tịch thu hết đồ ăn và điện thoại.

   Năm giờ sáng hôm sau tiếng kẻng vang ầm ĩ khắp mọi nơi khiến cả phòng chúng tôi không tài nào ngủ được. Thầy quản lí đến lột chăn từng người và yêu cầu chúng tôi nhanh chóng xuống sân tập trung. Chúng tôi mắt nhắm mắt mở chạy vội xuống sân tập bài thể dục buổi sáng. Đúng 6 giờ chúng tôi ngừng tập làm vệ sinh cá nhân và 6 giờ 15 phút xuống nhà ăn sáng cùng tất cả mọi người. Vì tập luyện sáng nên chúng tôi đói lả người, cơm chỉ có canh rau, thịt và đậu phụ rán mà đứa nào cũng ăn ngon lành. Chúng tôi còn phải tự học rất nhiều thứ khác như: mắc màn, vệ sinh cá nhân, gấp chăn, tự rửa bát của mình sau khi ăn,…

   Sau đó chúng tôi được chia thành các nhóm, nhóm đi trồng rau, nhóm đi tưới cây, nhóm cho gà ăn,… cứ như thế chúng tôi hăng say lao động cả ngày. Dù mệt nhưng ai cũng vui vẻ. Bữa cơm có rau, có thịt do mình tự vun trồng, chăm bón trở nên ngon hơn tất cả những món ăn sơn hào hải vị ở nhà. Và tôi cũng hiểu ra rằng để làm ra một hạt cơm, một mớ rau thật chẳng phải điều dễ dàng gì. Tối đến chúng tôi được tham gia văn nghệ, giao lưu với nhau. Tính nhút nhát của tôi bỗng biến đâu mất, tôi vui vẻ hòa nhập cùng tất cả các bạn. Cứ thế mười ngày trôi qua vô cùng nhanh chóng, chẳng mấy chốc mà chúng tôi đã phải lên xe chia tay nhau mỗi người đôi ngả.

   Khuôn mặt ai cũng lưu luyến, bịn rịn, có những bạn gái mau nước mắt còn khóc thút thít lúc phải chia tay bạn, chia tay các thầy huấn luyện. Cứ ngỡ rằng năm nay kì nghỉ hè sẽ nhàm chán mà ngờ đâu đây là kì nghỉ đáng nhớ nhất trong cuộc đời tôi.

   Kết thúc kì nghỉ tôi nhận thấy mình đã khôn lớn và trưởng thành hơn rất nhiều. Tôi đã tự làm được vệ sinh cá nhân, biết giúp đỡ bố mẹ nhiều hơn, tôi trở nên vui vẻ, hòa đồng, biết nghĩ cho người khác không còn ích kỉ như trước. Cảm ơn kì học quân sự tuyệt vời, nhất định hè năm nay tôi sẽ tiếp tục học kì học này.

Đề bài: Kể lại nội dung câu chuyện được ghi trong bài thơ có tính tự sự

1. Bài thơ “Lượm”

   Năm 1946, thực dân Pháp trở mặt xâm lược nước ta một lần nữa. Hồ Chủ tịch thay mặt Chính phủ lâm thời đọc Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, động viên nhân dân quyết hi sinh để bảo vệ chủ quyền độc lập, tự do chúng ta đã phải đổ bao xương máu mới giành lại được. Từ Hà Nội, tôi trở về quê hương, đúng lúc gặp giặc Pháp tấn công vào Huế. Không khí những ngày đó thật sôi sục. Người dân xứ Huế không phân biệt già trẻ, gái trai, đồng lòng đánh giặc, bảo vệ quê hương.

   Đang rảo bước trên đường Hàng Bè, tôi chợt nghe tiếng gọi vô cùng quen thuộc: “Ôi chú Lành! Chú về hồi nào vậy?”. Tôi ngẩng lên nhìn. Một chú bé loắt choắt, da sạm nắng, trên đầu là chiếc mũ ca nô đội lệch, trông mới tinh nghịch làm sao. Cháu cười, phô hàm răng trắng đều, sải bước thật nhanh về phía tôi, hai tay dang rộng, chiếc xắc cốt nhún nhảy trên lưng theo nhịp bước.

   Ồ! Lượm! Đứa cháu bé bỏng của tôi! Xa cháu chưa lâu mà tôi thấy cháu khác trước nhiều quá! Cháu chững chạc hẳn lên, trông như một anh bộ đội thực thụ. Tôi ôm chặt Lượm vào lòng, vội vã hỏi thăm về những người thân. Cháu vui vẻ khoe:

   – Cháu làm liên lạc. Ở với các chú bộ đội trong đồn Mang Cá, cháu được các chú ấy dạy chữ, dạy hát, dạy bắn súng, dạy cách làm việc… Vui lắm chú à!

   Lượm hào hứng kể rồi cười thích thú, mắt sáng ngời, đôi má ứng đỏ như trái bồ quân chín. Tôi cũng vui lây trước niềm vui trẻ thơ, hồn nhiên của Lượm. Cháu giơ tay lên mũ, đứng nghiêm chào tôi: “Thôi, chào đồng chí!” kèm theo nụ cười tinh nghịch. Tôi đứng lặng nhìn theo bóng cháu đang thoăn thoắt nhảy chân sáo trên đường. Tiếng huýt sáo vui vẻ của Lượm vẫn còn văng vẳng bên tai. Tôi rất vui vì Lượm đã trở thành đồng đội của tôi, một đồng đội tí hon.

   Ngày tháng trôi qua, hai chú cháu tôi chiến đấu trên hai mặt trận khác nhau. Vào một ngày hè tháng sáu, tôi bàng hoàng khi nhận được tin Lượm đã hi sinh trong một trận tấn công đồn giặc. Giữa lúc cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt, Lượm nhận nhiệm vụ chuyển thư thượng khẩn ra mặt trận. Trong lửa đạn mịt mù, cháu lao lên như một mũi tên, không sợ hiểm nguy, quyết trao tận tay người chỉ huy trận đánh lệnh của cấp trên. Một viên đạn thù đã bắn vào cháu. Lượm ngã xuống trên quê hương, giữa đồng lúa thơm mùi sữa lên đòng. Lượm đã hi sinh ngay trên mảnh đất chôn nhau cắt rốn của mình. Cháu ra đi mãi mãi, để lại niềm thương cảm khôn nguôi trong lòng tôi…

   Mỗi khi nghĩ đến Lượm, trong tâm trí tôi lại hiện lên hình ảnh một chú bé loắt choắt, vai đeo chiếc xắc cốt đựng tài liệu, đầu đội lệch chiếc mũ ca lô, miệng huýt sáo vang, vừa đi vừa nhảy chân sáo trên con đường chan hòa ánh nắng.



Đề bài: Kể cho bố mẹ nghe một câu chuyện lí thú (hoặc cảm động, hoặc buồn cười, …) mà em đã gặp ở trường.

Bài làm 1

   Vào một thứ hai đầu tuần, tiết đầu tiên của lớp em là tiết Văn. Cả lớp em ai cũng mong là cô Tám sẽ vẫn dạy chúng em ở môn học này….. Nhưng có lẽ là không…. Một cô giáo rất lạ bước vào lớp. Cả lớp em sững sờ nhìn cô và có một bạn ở phía cuối lớp hỏi: “Cô ơi! Cô giáo của chúng em đâu rồi ạ?” Cô trả lời: “Cô của em đã chuyển trường dạy rồi! Cô ấy sẽ không dạy trường này nữa! Từ hôm nay cô sẽ là giáo viên phụ trách môn Văn của các em”. Lúc đó, cả lớp rất buồn! Khi về nhà, em chạy ngay vào phòng kể cho mẹ nghe.

   Tiết học hôm đó, đột nhiên lại buồn bã, không sôi nổi như lúc trước. Hết tiết học, có bạn trong lớp khóc vì không biết cô dạy ở đâu, làm gì, có vui vẻ như ở đây không… rất nhiều câu hỏi đặt ra. Nhưng sẽ không có câu trả lời…….! Mẹ ơi! Con có giác rất khó chịu, mỗi khi nhớ đến cô, con lại không kèm được nước mắt!

   Cô Văn của con là một người nhỏ con, tóc dài, uốn rất đẹp! Cô mặt áo dài rất xinh! Mắt của cô hiền từ như bà tiên. Khi cô ngồi trên ghế đá, dưới góc “hoa học trò” cô tâm sự với chúng con về những câu chuyện học hành, bạn bè, gia đình….! Cô càng hiền dịu hơn khi những lá phượng màu vàng rơi nhè nhẹ xuống!

   Con nhớ những nhớ lúc cô giảng, giọng cô thật ấm áp, dịu dàng, làm cho các bài học rất dễ đi vào lòng người khác. Khi học xong, cô lại kể những chuyện cổ tích, hài, hay là chuyện của cô! Nhưng giờ đây sẽ không còn nghe được giọng nói ấm áp của lúc trước nữa! Dù cô giáo bây giờ giảng rất hay nhưng không thể làm con quên được cô! Con yêu cô lắm! Cô không làm cho chúng con run sơ mỗi khi làm bài kiểm tra! Cô lại tuyên dương, khen thưởng những bạn có thành tích học tập tốt! Cô như một người bạn mỗi khi trò chuyện cùng con, lại như một người mẹ khi con buồn! Cô đối xử với các cô giáo cũng như học trò rất tốt, gần gũi và cũng được rất nhiều phụ huynh quí mến.

   Con còn nhớ vào ngày sinh nhật của cô, chúng con góp tiền lại mua một chiếc bánh sinh nhật nho nhỏ, chỉ mong cô vui. Chúng con còn viết lên bảng những câu chúc mừng, vẽ những chiếc bánh kem, hoa, lá, có bạn còn vẽ chân dung của cô lên bảng nữa nhưng vẽ xấu lắm! Khi biết cô sắp lên lớp, chúng con ra đón cô và bịt mắt cô lại! Khi cô bước vào lớp, phòng học tối lắm, và những cây pháo nho nhỏ được thắp lên, chúng con hát Chúc mừng sinh nhật cô! Cảnh lúc ấy thật đẹp, lung linh! Lúc đó cô rất cảm động và… cô đã khóc….những giọt nước mắt hạnh phúc! Cô trò ta còn chụp hình và trét bánh kem vào mặt nữa! Lúc đó thật vui……nhưng….bây giờ… sẽ không còn cơ hội nữa!

   Vào ngày khai giảng năm học, chúng con rất buồn, không ai nở nụ cười nào. Nhưng….lúc ấy chúng con thấy được một bóng người quen thuộc- người mà chúng con thường thấy khi giảng bài, trò chuyện……chính là cô….. cô giáo dạy Văn! Bấy giờ không còn những giọt nước mắt buồn nữa thay vào đó là những nụ cười hạnh phúc khi cô trở lại! Chúng con ùa ra, ôm cô, những giọt nước mắt hạnh phúc rơi xuống! Cảm giác thật bất ngờ và hạnh phúc, một cảm giác mà không có lời văn nào diễn đạt được!

   Lúc trước, chúng con cứ ngỡ sẽ không nghe được giọng nói ấm áp của ngày xưa. Và lúc ấy, chúng con lại nghe được giọng nói đó, những câu hỏi như “Con có khỏe không? Con học thế nào? Có quen với cô giáo mới không?…..” Không chỉ chúng con, mà những anh chị lớp lớn – những người mà gặp cô lâu hơn chúng con, cũng ra đón cô và cũng…khóc! Chúng con còn định nâng cô lên nhưng cô không chịu! Sau khi gặp tụi con, cô vào trong và gặp những thầy cô cũ! Thầy cô ở trường cũng rất bất ngờ!

   Nguyên ngày khai giảng, đột nhiên lại có cảm giác vui vẻ lạ thường mà cô Tám mang đến! Khi hết chương trình chúng con lại ra ôm cô! Có bạn còn xách cặp giúp cô! Cô chủ nhiệm lớp con còn lấy máy ra chụp tụi con và cô! Khi nói chuyện với cô thỳ mới biết cô bị điều đi vào trường N.T.T- một ngôi trường thuộc loại khá giỏi! Chắc ngày hôm đó là ngày hạnh phúc nhất của chúng con! Cô còn hứa là ngày 20/11 cô sẽ về trường để thăm tụi con! Chúng con rất mừng khi cô nói như thế!

   Nhưng cuộc vui nào cũng có khi tàn, chúng con ôm cô như chưa bao giờ ôm – không muốn buông tay ra! Sợ cô đi rồi sẽ không trở lại nữa! Và lúc ấy, người khóc là cô, những giọt nước mắt yêu thương, không muốn rời xa chúng con! Giot nước mắt từ từ lăn trên má cô, nhưng con không muốn cô khóc! Các bạn đã cố gắng cười khi cô đi! Và…. cô đã đi…. bóng của cô từ từ mờ dần và…. khuất xa tầm mắt!

   Khi kể xong mẹ em khuyên: “Con đừng buồn nữa và cũng đừng khóc, nếu cô Tám biết con buồn thì cô có vui không? Thôi, nín đi con! Cô sẽ trở lại mà! Nhưng cô đi, đâu phải là do cô muốn đâu! Nhà trường điều đi mà! Theo mẹ biết thì cô con đã dạy trường SD được 17 năm rồi! Đến lúc cô phải đi thôi! Con hãy thông cảm cho cô và hãy cố gắng học tập nha con!” Nghe lời mẹ, em không khóc nữa, nhưng hình bóng của cô sẽ in mãi mãi trong tim của em và các bạn! Cô ơi…

Xem thêm bài văn mẫu: Kể cho bố mẹ nghe một câu chuyện lí thú


Đề bài: Kể lại nội dung bài thơ Lượm của Tố Hữu thành một câu chuyện theo những ngôi kể khác nhau (ngôi thứ ba hoặc ngôi thứ nhất).

Bài làm

   Năm 1946, thực dân Pháp trở mặt xâm lược nước ta một lần nữa. Hồ Chủ tịch thay mặt Chính phủ lâm thời đọc Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, động viên nhân dân quyết hi sinh để bảo vệ chủ quyền độc lập, tự do chúng ta đã phải đổ bao xương máu mới giành lại được. Từ Hà Nội, tôi trở về quê hương, đúng lúc gặp giặc Pháp tấn công vào Huế. Không khí những ngày đó thật sôi sục. Người dân xứ Huế không phân biệt già trẻ, gái trai, đồng lòng đánh giặc, bảo vệ quê hương.

   Đang rảo bước trên đường Hàng Bè, tôi chợt nghe tiếng gọi vô cùng quen thuộc: “Ôi chú Lành! Chú về hồi nào vậy?”. Tôi ngẩng lên nhìn. Một chú bé loắt choắt, da sạm nắng, trên đầu là chiếc mũ ca nô đội lệch, trông mới tinh nghịch làm sao. Cháu cười, phô hàm răng trắng đều, sải bước thật nhanh về phía tôi, hai tay dang rộng, chiếc xắc cốt nhún nhảy trên lưng theo nhịp bước.

   Ồ! Lượm! Đứa cháu bé bỏng của tôi! Xa cháu chưa lâu mà tôi thấy cháu khác trước nhiều quá! Cháu chững chạc hẳn lên, trông như một anh bộ đội thực thụ. Tôi ôm chặt Lượm vào lòng, vội vã hỏi thăm về những người thân. Cháu vui vẻ khoe:

   – Cháu làm liên lạc. Ở với các chú bộ đội trong đồn Mang Cá, cháu được các chú ấy dạy chữ, dạy hát, dạy bắn súng, dạy cách làm việc… Vui lắm chú à!

   Lượm hào hứng kể rồi cười thích thú, mắt sáng ngời, đôi má ứng đỏ như trái bồ quân chín. Tôi cũng vui lây trước niềm vui trẻ thơ, hồn nhiên của Lượm. Cháu giơ tay lên mũ, đứng nghiêm chào tôi: “Thôi, chào đồng chí!” kèm theo nụ cười tinh nghịch. Tôi đứng lặng nhìn theo bóng cháu đang thoăn thoắt nhảy chân sáo trên đường. Tiếng huýt sáo vui vẻ của Lượm vẫn còn văng vẳng bên tai. Tôi rất vui vì Lượm đã trở thành đồng đội của tôi, một đồng đội tí hon.

   Ngày tháng trôi qua, hai chú cháu tôi chiến đấu trên hai mặt trận khác nhau. Vào một ngày hè tháng sáu, tôi bàng hoàng khi nhận được tin Lượm đã hi sinh trong một trận tấn công đồn giặc. Giữa lúc cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt, Lượm nhận nhiệm vụ chuyển thư thượng khẩn ra mặt trận. Trong lửa đạn mịt mù, cháu lao lên như một mũi tên, không sợ hiểm nguy, quyết trao tận tay người chỉ huy trận đánh lệnh của cấp trên. Một viên đạn thù đã bắn vào cháu. Lượm ngã xuống trên quê hương, giữa đồng lúa thơm mùi sữa lên đòng. Lượm đã hi sinh ngay trên mảnh đất chôn nhau cắt rốn của mình. Cháu ra đi mãi mãi, để lại niềm thương cảm khôn nguôi trong lòng tôi…

   Mỗi khi nghĩ đến Lượm, trong tâm trí tôi lại hiện lên hình ảnh một chú bé loắt choắt, vai đeo chiếc xắc cốt đựng tài liệu, đầu đội lệch chiếc mũ ca lô, miệng huýt sáo vang, vừa đi vừa nhảy chân sáo trên con đường chan hòa ánh nắng.

Đề bài: Kể lại nội dung bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của Minh Huệ thành một câu chuyện theo những ngôi kể khác nhau (ngôi thứ ba hoặc ngôi thứ nhất).

Bài làm

   Mùa thu năm 1950, Đảng và Chính phủ ta quyết định mở chiến dịch Cao – Bắc – Lạng (còn) gọi là chiến dịch Biên giới) nhằm phá vỡ phòng tuyến bao vậy căn cứ Việt Bắc của thực dân Pháp, mở đường liên lạc giữa nước ta với các nước anh em như Trung Quốc, Liên Xô,… Quân ta chuẩn bị lực lượng tương đối kĩ, có sự phối hợp chặt chẽ trên các chiến trường để giành thắng lợi.

   Trước khi chiến dịch mở màn, Bác đến thăm một đơn vị bộ đội và nghỉ lại nơi chú quân. Đêm mưa, trời lạnh, chiến sĩ ngủ quây quần bên Bác. Riêng Bác không ngủ. Nồi người ngồi bên đống lửa, hai tay bó gối, đôi mắt trầm ngâm, những vết nhăn như sâu hơn trên vầng chán rộng.

   Đêm đã khuya. Cảnh vật chìm trong bóng tối. Thỉnh thoảng văng vẳng đâu đó tiếng vỗ cánh của loài chim ăn đêm. Tiếng mưa rơi tí tách trên mái lán. Đồng đội của tôi đang ngủ say sau một ngày hành quân vất vả. Tôi trở mình, quay mặt về phía đống lửa và lặng lẽ nhìn Bác – người Cha già kính yêu của quân đội và nhân dân Việt Nam. Bác khơi cho bếp lửa cháy bùng lên, hơi ấm tỏa khắp căn lều dã chiến. Rồi Bác đi dém chăn cho từng chiến sĩ. Bác coi trọng giấc ngủ của bộ đội nên nhón chân rất nhẹ nhàng, cố gắng không gây ra tiếng động. Bác ân cần săn sóc các chiến sĩ, không khác gì người mẹ hiền thương yêu lo lắng cho đàn con.

   Tôi dõi theo từng cử chỉ của Bác mà lòng trào lên tình cảm yêu thương và biết ơn vô hạn. Ánh lửa bập bùng in bóng Bác lồng lộng trên vách nứa đơn sơ. Tình thương của Bác đã sưởi ấm chiến sĩ trước giờ ra trận. Tôi cảm thấy mình như được che chở trong tình thương bao la, nồng đượm ấy. Lòng tôi bồi hồi, rưng rưng một niềm xúc động. Tôi thì thầm hỏi nhỏ:

   – Thưa Bác, sao Bác chưa ngủ ạ? Bác có lạnh lắm không?

   Bác không trả lời câu hỏi của tôi mà ân cần khuyên nhủ:

   – Chú cứ việc ngủ ngon, để lấy sức ngày mai đánh giặc!

   Vâng lời Bác, tôi nhắm mắt vào mà lòng vẫn thấp thỏm không yên. Những chiến sĩ trẻ chúng tôi sức dài vai rộng, còn Bác vừa yếu lại vừa cao tuổi. Người không ngủ thì làm sao có đủ sức khỏe để chỉ đạo chiến dịch quyết liệt này?

   Thời gian vẫn âm thầm trôi qua. Trời đang chuyển dần về sáng. Lần thứ ba thức dậy, tôi giật mình thấy Bác vẫn ngồi im như pho tượng, đôi mắt tríu nặng suy tư đăm đăm nhìn ngọn lửa hồng. Không thể đành lòng, tôi đành lên tiếng:

   – Thưa Bác! Xin Bác chợp mắt một chút cho khỏe ạ!

   Bác cất giọng trầm ấm bảo tôi:

   – Cháu đừng bận tâm! Bác không thể yên lòng mà ngủ. Trời thì mưa lạnh thế này, đoàn dân công ngủ ngoài rừng, tránh sao cho khỏi ướt?! Bác nóng ruột lắm, chỉ mong trời mau sáng!

   Nghe Bác nói, tôi càng hiểu tình thương của Người sâu nặng, bao la biết chừng nào! Bác lo cho chiến sĩ, dân công cũng là lo cho chiến dịch, cho cuộc kháng chiến gian khổ mà anh dũng của toàn dân. Tình thương ấy bao trùm lên đất nước và dân tộc.

   Sung sướng và tự hào biết bao, tôi được làm người chiến sĩ chiến đấu dưới ngọn cờ vinh quang của Đảng, của Bác! Bác đã khơi dậy trong tôi tình đồng đội, tình giai cấp đpẹ đẽ và cao quý. Không đành lòng ngủ yên trong chăn ấm, bên bếp lửa hồng, khi những đồng đội của mình còn phải chịu bao gian khổ, tôi thức luôn cùng Bác. Dường như hiểu được lòng tôi, những ngọn lửa hồng cũng nhảy múa reo vui và càng thêm rực sáng.

Đề bài: Kể lại nội dung Bài ca nhà tranh bị gió thu phá của Đỗ Phủ bằng bài văn xuôi biểu cảm.

Bài làm

   Tháng tám giữa thu, trời bắt đầu chuyển lạnh. Suốt mấy ngày, mây xám giăng giăng trên dãy núi trập trùng. Khung cảnh miền sơn cước mới ảm đạm, hiu quạnh làm sao! Căn nhà tranh ba gian vừa được dựng bên khe Càn Hoa của nhà thơ Đỗ Phủ trông giống như một chiếc tổ chim bám cheo leo trên vách đá. Từ ngày thôi làm quan, Đỗ Phủ đưa gia đình về đây ở ẩn, lánh xa chốn triều đình nhiễu nhương, thối nát, lành ít, dữ nhiều.

   Suốt mấy năm trời, thi sĩ mắc bệnh mất ngủ không chỉ vì bệnh tật của bản thân và sự nghèo đói của gia đình mà còn vì lo lắng cho vận dân, vận nước. Lũ quan lại sâu mọt thi nhau đục khoét dân lành. Thượng bất chính, hạ tắc loạn. Kỉ cương phép nước đã tới hồi suy tàn. Thêm vào đó là cảnh vỡ đê xảy ra liên miên dẫn đến nạn đói khủng khiếp kéo dài, loạn lạc nổi lên khắp chốn. Những người có nhiệt tình, có tam huyết như Đỗ Phủ trước tình trạng đau lòng ấy, sao tránh khỏi buồn đâu, khắc khoải đến bạc đầu?!

   Sống trong cảnh đói không cơm, đau không thuốc, sức khỏe của nhà thơ yếu đi nhiều lắm. Nhìn vợ con nheo nhóc, ông tủi cho phận làm chồng, làm cha chưa trọn, nhưng tình thế xã hội rối ren đến mức này, biết phải làm sao?! Lực bất tòng tâm, ông đành ôm mối sầu hận trong lòng. Cũng may mà được bạn bè thương tình giúp đỡ, dựng cho mái tranh sơ sài để che sương che nắng qua ngày. Những tưởng được sống bình yên những năm cuối đời, vậy mà trời già tai ác vẫn muốn thử thách sức chịu đựng của con người khốn khổ đó.

   Vào một buổi chiều, bỗng dưng mây xám ùn ùn kéo tới, giông gió nổi lên cuồn cuộn, réo ù ù như xay lúa. Cây cối vật vã, ngả nghiêng, gãy cành, rụng lá. Cơn lốc xoáy dữ dội bứt tung mái tranh, ném đi muôn ngả. Nhiều tấm tranh bay tít sang tận bên kia sông, nằm bừa bãi khắp nơi. Có tấm treo tận ngọn cây cao trong rừng xa, có tấm rơi xuống mương sâu gần nhà.

   Bất chấp sự ngăn cản, lũ trẻ trong thôn hùa nhau cướp giật những tấm tranh ngay trước mắt nhà thơ. Chúng cắp tranh chạy tuốt vào lũy tre đầu làng. Muốn đòi tranh lại nhưng hơi sức chẳng còn, không thể kêu gào, nhà thơ đành ấm ức chống gậy quay về, đứng run rẩy, ngậm ngùi trước căn nhà bị gió thu phá tan hoang.

   Lát sau gió lặng, màn đêm ập xuống tối đen như mực. Buổi chiều, gió xoáy làm tốc mái tranh. Đến đêm, trời lại đổ mưa. Mưa rơi xối xả xuống ngôi nhà tốc mái như trút nước. Nhà dột khắp nơi, chẳng biết tránh vào đâu. Cả gia đình Đỗ Phủ nằm co quắp trong đống chăn đệm cũ rách, lạnh ngắt như đồng. Lũ trẻ đói bụng ngủ không yên giấc, lại đạp nát thêm. Tình cảnh thật thương tâm!

   Nhà thơ Đỗ Phủ thao thức, trằn trọc suốt năm canh, chỉ mong trời mau sáng. Từ đó loạn lạc tới giờ, ông ít ngủ. Đêm nay, bao nhiêu nỗi khổ dồn dập ập đến: maí nhà bị gió thu phá nát, trống toang; mưa to khiến nền nhà sũng nước; chiếu chăn cũ rách không đủ ấm, trong đầu bao nỗi lo lắng, giày vò… Đúng là cảnh cơ hàn, khốn khó. Vậy mà Đỗ Phủ lo cho mình một phần, lo cho thiên hạ muôn phần. Ông hiểu rằng mình đã khổ, người khác cong khổ hơn. Đỗ Phủ cảm thấy đời mình thật bất hạnh nhưng cũng thấy hiểu nỗi khổ của người khác. Họ cũng giống như mình, đều đói rách tả tơi.

   Trong cảnh bị mưa gió dập một cách tàn nhẫn, trái tim nhà thơ đau thắt không phải vì chuyện căn nhà bị gió thu tốc mái mà còn vì cảnh không nhà của bao kẻ sĩ nghèo trong thiên hạ. Từ hiện thực đau khổ tột cùng ấy đã vút lên ước mơ cao cả, chan chứa lòng vị tha. Ông thầm ước có được ngôi nhà rộng muôn ngàn gian, vững như bàn thạch trước gió mưa để có thể che chở cho tất cả những kẻ sĩ cùng những người nghèo khổ như ông: Than ôi! Bao giờ nhà ấy sừng sững dựng trước mắt, riêng lều ta nát, chịu chết rét cũng được! Lòng vị tha của Đỗ Phủ đã đạt đến mức xả thân, sẵn sàng hi sinh tất cả vì hạnh phúc chung. Ông chấp nhận nỗi khổ về mình, miễn sao mọi người thoát khỏi cảnh lầm than và được hạnh phúc. Ước mơ ấy tuy mang màu sắc ảo tưởng song rất cảm động vì nó bắt nguồn từ trái tim nhân ái của nhà thơ.

   Tưởng tượng ra căn nhà rộng muôn ngàn gian, trong lòng Đỗ Phủ thoáng một chút vui. Ngoài kia, trời vẫn mưa không dứt và gió thu lạnh lẽo vẫn rít ù ù dọc khe núi vắng.

Đề bài: Hãy miêu tả vẻ đẹp của rừng núi quê hương em.

Bài làm

   Đã là người Việt Nam, hẳn ai cũng đã từng nghe đến tên núi Tản Viên – ngọn núi thiêng gắn liền với truyền thuyết Sơn Tinh – Thủy Tinh nổi tiếng trong kho tàng truyện cổ nước ta.

   Núi Tản Viên hay còn gọi là núi Ba Vì thuộc tỉnh Hà Tây (nay đã nhập vào Hà Nội), giáp ranh với Hòa Bình. Từ thị xã Sơn Tây vào tới chân núi chưa tới hai mươi cây số. Vào những ngày mùa hạ, nắng đẹp, trời trong, dãy Ba Vì hiện lên với tất cả vẻ hùng vĩ, oai nghiêm và thơ mộng vốn có tự ngàn đời của nó.

   Đứng trên đê sông Hồng lộng gió, phóng tầm mắt ra xa, ta sẽ thấy dãy núi xanh thẫm sừng sững in hình trên nền trời biếc. Đỉnh núi chia làm ba ngọn. Cao nhất là ngọn Ngọc Hoa ở giữa, hai bên là ngọn Ông, ngọn Bà. Sáng sớm, mây trắng vờn quanh, Ba Vì thấp thoáng sau làn sương mỏng, trông càng thêm huyền ảo.

   Buổi trưa, nắng trung du xứ Đoài vàng như hổ phách. Không khí trong veo. Nắng phủ vàng rực triền núi, lấp lánh trên những tán cổ thụ của đại ngàn. Càng về chiều, màu núi càng tím sẫm lại, nổi bật trên nền ráng đỏ của hoàng hôn. Núi Ba Vì lúc ấy trông kì vĩ lạ lùng!

   Trải dài ven chân núi là những dãy đồi chập chùng, nhấp nhô như sóng lượn. Màu vàng nâu của những trảng cỏ tranh xen lẫn màu xanh ngăn ngắt của đồng cỏ. Hàng ngàn con bòcủa nông trường đang thòn dong gặm cỏ trên những triền đồi. Màu tím hồng của hoa sim, hoa mua sáng lên dưới nắng.

   Hồ Suối Hai như một tấm gương khổng lồ soi bóng trời mây, non nước. Gió thổi, mặt nước lao xao, bóng núi lung linh, chập chờn theo làn sóng. Đủ loại chim như mòng, két, le le… mải mê kiếm mồi. Thỉnh thoảng, chúng bay vút lên, chao lượn giữa không trung bàng bạc hơi sương.

   Những năm gần đây, khu du lịch Đồng Mô, Ngải Sơn của Ba Vì đã trở thành một điểm đến đầy lí thú đối với du khách trong và ngoài nước. Du khách sẽ được thưởng thức vẻ đẹp muôn màu, muôn vẻ của thiên nhiên: những rừng cây âm u, dốc đá cheo leo, hiểm trở, những thác nước tung bọt trắng xóa, lấp lánh bảy sắc cầu vồng. Ao Vua nước trong văn vắt nhìn thấu đáy, những hang động ăn sâu vào lòng núi…hấp dẫn vô cùng! Hòa mình vào khung cảnh thơ mộng của núi rừng, bao nhiêu mệt mỏi sẽ tan biến hết, trong lòng ta lại dấy lên niềm vui và tình yêu cuộc sống.

   Vẻ đẹp của ngọn núi Ba Vì quê em có thể sánh với vẻ đẹp của ngọn núi Phú Sĩ nước Nhật. Dáng núi Ba Vì đã in sâu vào lòng mỗi con người sinh ra và lớn lên trên xứ sở đầy truyền thuyết và cổ tích. Dẫu biết là huyền thoại nhưng em vẫn tin rằng, giờ đây trên đỉnh ngọn núi thiêng, vị thần tài ba, dũng cảm phi thường là Sơn Tinh vẫn sống hạnh phúc bên nàng Mị Nương xinh đẹp.

Đề bài: Hãy miêu tả cảnh đẹp của cánh đồng quê em.

Bài làm

   Hè vừa rồi, em được ba cho về thăm quê nội ở Cần Giuộc, Long An. Sau một đêm nghỉ ngơi thoải mái, sáng hôm sau em theo bác Ba ra thăm đồng. Cánh đồng này có tên là đồng Thượng, nằm dọc theo con lộ đất đỏ như son, nối từ Cần Giuộc đến vùng ngoại ô quận 8, thành phố Hồ Chí Minh.

   Trời đã sáng hẳn. Đằng đông, mặt trời như một trái bóng lớn màu hồng đang từ từ nhô lên, tỏa những tia nắng hình rẻ quạt. Sương đọng li ti trên lá cây, ngọn cỏ. Không khí trong lành, mát mẻ thật dễ chịu.

   Bác Ba quẩy đôi thùng tưới đi trước, em vác chiếc cuốc trên vai, cố đi nhanh cho kịp bác. Đến thửa ruộng của nhà, bác dừng lại rồi đưa tay khoát một vòng, tươi cười nói với em:

   – Cháu thấy phong cảnh quê mình đẹp không?

   Em thích thú gật đầu và mê mải ngắm nhìn cánh đồng buổi sớm trải dài trước mắt một màu xanh mướt của lúa, của ngô khoai đang độ lớn. Thoảng trong gió mùi đòng đòng lúa thơm ngọt quyện với mùi bùn ngai ngái tạo nên hương vị khó quên của đồng quê. Đây đó, có tiếng lích rich của những chú chim trong ruộng lúa.

   Con mương chạy dài cắt ngang cánh đồng, dọc hai bên bờ là hàng dương thẳng tắp. Phía đất trũng hơn cấy lúa, phía đất cao dùng để trồng hoa màu. Những luống rau cải xanh, cải trắng non tươi xen lẫn với những luống cà chua, xà lách, hành hoa… mơn mởn.

   Bác Ba gánh nước từ dưới mương lên tưới rau. Nước theo vòi hoa sen tỏa đều trên mặt ruộng. Bụi nước li ti lấp lánh ánh mặt trời. Em giúp bác nhổ cỏ, bắt sâu. Trên các thửa ruộng khác, vài tốp nông dân đang cần mẫn làm việc. tiếng nói, tiếng cười văng vẳng. Chẳng mấy chốc, nắng đã trải vàng rực khắp cánh đồng.

   Người nông dân Cần Giuộc quê em suốt đời gắn bó với ruộng vườn. Bao nhiêu mồ hôi đã đổ xuống đất này cho lúa thêm xanh, cho rau thêm tốt. Người yêu thương đất, đất nuôi người. Bộ mặt quê hương em không ngừng thay đổi và mỗi ngày một tươi đẹp hơn.

Đề bài: Hãy tả một dòng sông quê em.

Bài làm

   Thị xã Sơn Tây quê em nhỏ xinh và êm đềm nằm bên phải bờ sông Hồng, chỉ cách một con đê. Gọi là sông Hồng vì màu nước của nó quanh năm đỏ sắc phù sa chứ không trong xanh hay đục nhờ nhờ như các dòng sông khác. Nhà em ở dãy phố gần bến cảng nên dòng sông ngày ngày hiện lên trước mắt và trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của em. Tình yêu dòng sông thấm vào máu thịt em lúc nào chẳng rõ.

   Sông Hồng đẹp nhất là vào khoảng cuối xuân đầu hạ. Buổi sớm, sương mù giăng giăng trên mặt nước. Bờ dâu, bãi mía bên kia sông thấp thoáng, mờ ảo một vệt xanh như khói kéo dài tít tắp. Dãy thuyền chài cặp sát chân kè đá đã lấp lóe ánh nửa nấu cơm sáng. Chuyến đò ngang đầu tiên chở khách từ phía Vĩnh Phúc sang đang từ từ cập bến. Mấy bà, mấy chị người gánh chuối, kẻ gánh ngô hay mấy bu gà vịt, mấy mẻ tôm tươi, cá tươi roi rói, hối hả nối đuôi nhau dọc phố Hậu Bình, Lê Lợi để vào chợ Nghệ. Tiếng gọi nhau í ới, tiếng nước vỗ mạn thuyền róc rách, tiếng mái chèo gõ nhịp đuổi cá trên sông lan xa trong gió sớm tạo thành thứ âm thanh quen thuộc của cuộc sống yên bình.

   Nắng đã lên cao, sương tan nhanh, mặt nước lấp lánh, xôn xao. Sông Hồng mải miết tải phù sa từ thượng nguồn về bồi đắp cho vùng đồng bằng châu thổ thêm màu mỡ. Dọc hai bên triền sông là những xóm làng trù phú, tốt tươi. Nhịp điệu làm việc trên bến cảng càng lúc càng nhộn nhịp. Một dãy sà lan chở đầy than và xi măng được giở lớp bạt phủ ngoài cho hàng trăm người xuống chuyển lên bến. Các bác, các chú làm nghề bốc xếp da nâu bóng, bắp chân bắp tay săn chắc , vác trên vai bao xi măng nửa tạ mà vẫn bước vững chắc như người làm xiếc trên những tấm ván dài nối từ sà lan vào bờ. Bốn năm chiếc cần cẩu cần mẫn xúc từng gầu than đầy ắp đổ vào thùng những chiếc xe tải đang chờ sẵn. Không khí làm việc náo nhiệt, rộn ràng, tiếng động cơ hòa lẫn tiếng nói cười rộn rã. Trên sông, tàu thủy, ca nô, thuyền bè… xuôi ngược làm cho khung cảnh càng thêm sinh động.

   Lúc chiều tà, ánh hoàng hôn đỏ sẫm phía trời Tây, in dáng núi Ba Vì sừng sững. Từ trong phố, từng tốp người lớn, trẻ con đổ ra bến để được thỏa thích bơi lội, ngụp lặn giữa dòng nước mát lạnh của sông Hồng. Đã bao đời nay, dòng sông bao dung mở rộng vòng tay vỗ về, ôm ấp, đem lại niềm sảng khoái cho con người sau một ngày lao động vất vả. Riêng đối với tuổi thơ chúng em, còn gì sung sướng hơn được túm năm túm bảy vui đùa trong sóng nước hay rủ nhu thuê một chuyến đò ngang sang bên kia sông bắt dế, bắt bướm hay mua ngô non về đốt lửa nướng ngay dưới chân đê, chia nhau vừa ăn vừa nô giỡn. Mùi ngô nướng thơm ngọt lan xa trong cơn gió lồng lộng thổi dọc triền sông, vấn vít trong những mái tóc trẻ thơ hoe vàng vì dãi nắng. Trời tối dần,mặt sông như rộng thêm ra, cảnh vật nhòa dần. Trên đầu, vòm trời bát ngát điểm muôn vạn ngôi sao li ti, nhấp nháy. Sông Hồng vẫn thức, vẫn mải miết trôi xuôi để hòa vào biển lớn.

   Từ trên chiếc loa phóng thanh gắn ở cột điện ven đường, bài hát Trở về dòng sông tuổi thơ của nhạc sĩ Hoàng Hiệp đang vang lên: Quê tôi ai cũng có một dòng sông bên nhà. Con sông quê gắn bó với tuổi thơ đời tôi… Con sông tôi tắm mát. Con sông tôi đã hát. Con sông cho tôi đậm một tình yêu nước non quê nhà… Ôi những con thuyền giấy, những năm tháng tuổi thơ đã đi về đâu? Để mình tôi nhớ nhung bây giờ… Tiếng hát đằm thắm, tha thiết của ca sĩ Mỹ Trang như đang bày tỏ giùm em tình yêu sông Hồng, dòng sông làm nên vẻ đẹp khó quên của mảnh đất này.

Đề bài: Hãy miêu tả người bạn thân nhất của em.

Bài làm 1

   Năm tháng cứ thế trôi đi, chỉ có thời gian là thước đo tốt nhất cho tình cảm bạn bè. Trong suốt thời gian đó, có lẽ Diệp Anh là người bạn mà em yêu mến nhất, người bạn đã học với em từ suốt năm học lớp ba.

   Dáng người Diệp Anh dong dỏng cao, khuôn mặt bầu bĩnh, đầy đặn của bạn hễ ai nhìn đến cũng thấy đáng yêu. Nước da ngăm ngăm đen. Mái tóc dài óng ả. Cặp mắt đen láy lúc nào cũng mở to, tròn xoe như hai hòn bi ve. Chiếc mũi hếch và cái miệng rộng luôn tươi cười để lộ hai hàm răng trắng bóng. Ở Diệp Anh khi nào cũng toát lên vẻ năng động, tự tin, hóm hỉnh và hài hước nên rất dễ mến.

   Diệp Anh rất hiếu động, không lúc nào yên nghỉ chân tay. Trong giờ ra chơi, chỗ nào sôi động nhất là ở đó có Diệp Anh. Chúng em thường tụ tập nhóm ba, nhóm bảy ngồi xung quanh bạn Diệp Anh để nghe bạn kể chuyện. Mở đầu câu chuyện, Diệp Anh vẫn thường hay kể: “Cái hồi xưa ấy, đấy, cái hồi ấy, cái hồi mà bà tớ chưa sinh ra mẹ tớ ấy …”. Chỉ nghe có đến thế thôi là chúng em đã thấy buồn cười đến nỗi không thể nhịn được rồi mà cái mặt Diệp Anh vẫn cứ tỉnh như bơ. Đặc biệt, Diệp Anh có một trí nhớ rất tốt. Những câu truyện đã đọc hay đã nghe, Diệp Anh đều nhớ như in và kể lại bằng đúng giọng nhân vật nên rất cuốn hút và sinh động. Một mình Diệp Anh đóng đủ các vai, kết hợp với điệu bộ khôi hài khiến bọn em lăn lóc cười đến vỡ bụng.

   Diệp Anh luôn luôn làm ra những trò chơi thú vị. Bạn thường hay chơi cùng với chúng em trò bịt mắt bắt dê hay bó khăn. Vừa chạy lại vừa kêu tiếng dê be be nghe rất ngộ nghĩnh. Diệp Anh thường biểu diễn tiếng hát, tiếng ngựa hí và con sóc nâu hay leo trèo. Mỗi tiết mục, Diệp Anh đều được hoan nghênh nhiệt liệt và gây ra những trận cười nứt nẻ.

   Không chỉ là các bạn gái mà cả các bạn trai ngoài và trong lớp đều yêu mến bạn Diệp Anh. Nhưng thật không may, hai tuần trước đây, một tai nạn giao thông đã cướp đi tính mạng của người bạn mà chúng em yêu quý. Dù biết bạn đã khuất nhưng chúng em vẫn cứ coi như bạn vẫn sống và làm việc cùng chúng em, bây giờ bạn đang thi đỗ vào trường Amsterdam và đi du học rồi. Cô giáo vẫn gọi bạn đứng lên đọc bài và vẫn cứ lấy cơm, lấy gối cho bạn ăn học. Rồi mai đây phải xa mái trường thân yêu, em cũng sẽ mang theo nhiều kỷ niệm cùng với những yêu mến của cả lớp với bạn Diệp Anh.

Xem thêm các bài văn mẫu: Miêu tả người bạn thân nhất




Đề bài: Kể cho bố mẹ nghe một câu chuyện lí thú

Bài làm

   Cuộc sống quanh ta thực sự có bao điều lí thú tuyệt vời đáng để ta phải khám phá và tìm tòi. Hôm nay, tôi đã được tận mắt được chứng kiến một trong những điều kì thú ấy. Tan trường, tôi đạp xe thật nhanh về nhà để kể lại câu chuyện ấy cho bố mẹ nghe. Tôi thầm nghĩ có lẽ bố mẹ sẽ cảm thấy rất thú vị lắm khi nghe câu chuyện của tôi.

   Vừa đến cổng, tôi vội vã chạy ngay vào trong nhà, thấy bố mẹ đều đang ngồi ở phòng khách tôi bắt đầu ngay câu chuyện của mình. Tôi say sưa kể:

   “Hôm nay ở trường con, khi cả lớp học tiết thể dục ngoài sân trường, trời đang nắng rất to bỗng dưng trời tối sầm lại như ban đêm. Con và các bạn trong lớp đều rất bất ngờ, có bạn còn cảm thấy sợ hãi. Con nghĩ có lẽ trời sắp mưa nên trời tối như thế. Nhưng con phát hiện là không phải bởi lẽ thời tiết vẫn rất oi bức không thấy những đám mây đen xuất hiện cũng chẳng có giông gió ùn ùn kéo đến. Chưa bao giờ con được chứng kiến hiện tượng kì lạ như thế!”.

   Tôi không nói với bố mẹ nhưng thực sự lúc ấy trong đầu tôi đã nghĩ về bộ phim Tây Du Kí mà mình đã từng được xem thuở bé, bầu trời đang sáng bỗng đen đặc lại khi những tên yêu quái xuất hiện để bắt Đường Tăng về hang động của mình. Ý nghĩ ấy xuất hiện trong thoáng chốc rồi nhanh chóng vụt biến, tôi tự cười mình bởi suy nghĩ hoang đường ấy. Đây thực sự là một hiện tượng lạ mà tôi và các bạn chưa từng được biết đến. Thấy bố mẹ có vẻ rất chăm chú lắng nghe nên tôi càng hào hứng tiếp tục câu chuyện:

   “Kì lạ thay, chỉ khoảng mười năm phút sau trời dần sáng trở lại, một khối tròn màu đen đặc từ từ chuyển động, cùng lúc ấy mặt trời cũng dần xuất hiện như được tái sinh một lần nữa. Con và các bạn đều hò reo vui vẻ sung sướng khi thấy trời lại sáng”.

   Nghe xong câu chuyện của tôi, bố mẹ tôi đều cười rất tươi. Tôi thầm nghĩ, bố mẹ có lẽ đang vui vì được nghe về câu chuyện lí thú của thiên nhiên. Khi trong lòng còn đang tự hào vì bản thân được chứng kiến hiện tượng lạ thì bố tôi lên tiếng:

   “Con ạ, câu chuyện mà con vừa kể được gọi là hiện tượng nhật thực đó. Nó xảy ra khi mặt trăng đi qua trái đất và mặt trời. Khối đen tròn che lấp mặt trời chính là là mặt trăng con ạ”.

   Tôi trầm trồ khi nghe bố giải thích, thì ra đây là hiện tượng tự nhiên mà bố mẹ tôi đều đã biết. Thế nhưng tôi thực sự cảm thấy tò mò và thú vị về hiện tượng này. Tôi hỏi thêm bố rất nhiều câu chuyện liên quan đến nhật thực, bố vui vẻ giải đáp cặn kẽ từng thắc mắc của tôi, tôi cảm nhận được dường như bố cũng là một người có một niềm say mê, hứng thú không nhỏ với thiên văn học.

   Được tận mắt chứng kiến hiện tượng lí thú của thiên nhiên, tôi bắt đầu nuôi dưỡng trong mình ước mơ được khám phá và tìm hiểu về những điều kì thú ấy. Tôi quả quyết cùng bố mẹ rằng sau này mình sẽ trở thành một nhà thiên văn học. Bố mẹ tôi hạnh phúc ôm tôi vào lòng, cả hai đều rất tôn trọng và ủng hộ ước mơ sở thích của tôi. Sau này, khi lớn lên cuộc sống bộn bề có thể sẽ khiến tôi phải đưa ra nhiều chọn lựa nhưng tôi tin chắc rằng niềm đam mê với những hiện tượng kì lạ của thiên nhiên sẽ không bao giờ đổi thay trong tôi. Đặc biệt, câu chuyện lí thú về hiện tượng nhật thực mà tôi được chứng kiến hôm nay sẽ là một phần kí ức không phai nhòa bởi nó gắn với ước mơ lớn đầu tiên trong cuộc đời tôi.

   Tôi và bố mẹ kết thúc câu chuyện đầy vui vẻ, cả nhà bắt đầu bữa cơm trưa trong sự ấm cúng, hạnh phúc. Trong bữa ăn, tôi vẫn cứ vấn vương nghĩ đến hiện tượng thiên nhiên sáng nay mình được chứng kiến. Tôi tự hỏi tại sao tự nhiên của chúng ta lại ẩn chứa nhiều bí ẩn đặc biệt đến thế. Liệu đến khi nào con người mới khám phá được hết những điều kì diệu của thiên nhiên…

Đề bài: Tả người bạn thân nhất của em

Bài làm

   Nói về tình bạn, tôi vô cùng tâm đắc với câu nói của A. Manzoni: “Một trong những hạnh phúc lớn nhất ở đời này là tình bạn, và một trong những hạnh phúc của tình bạn là có một người để gửi gắm những tâm sự thầm kín”. Tôi đã tìm được niềm hạnh phúc lớn trong tình bạn kể từ khi gặp An, người bạn thân nhất của tôi cho đến tận bây giờ và có lẽ là mãi mãi.

   Năm tôi lên lớp năm, gia đình tôi chuyển lên thành phố sống, bố mẹ cho tôi chuyển đến theo học ở một ngôi trường mới, ở đó tôi không quen biết ai, bạn bè đều rất xa lạ. Đúng lúc cô đơn nhất tôi quen được An lớp trưởng của lớp. Ngay từ ban đầu, tôi đã có ấn tượng đặc biệt với ngoại hình của An. Dáng An thanh mảnh nhìn rất dịu dàng, nữ tính. Mái tóc dài ngang vai, đen mượt lúc được tết hai bên vô cùng đáng yêu. Nước da trắng ngần chính là điểm nổi bật ở An, cho đến tận bây giờ mỗi khi đi cạnh An, tôi vẫn luôn mặc cảm về nước da đen nhẻm của mình. An có khuôn mặt bầu bĩnh giống như vầng trăng, chiếc mũi tuy không cao nhưng rất hợp với khuôn mặt ấy. Tôi đặc biệt ấn tượng đôi mắt của bạn, nó tròn to đen láy sáng long lanh như hạt sương mai, đôi mắt ấy toát lên sự thông minh, lanh lợi. Người ta thường nói đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn, nhìn vào đôi mắt An, tôi dường như cũng cảm nhận được sự trong trẻo, đầy yêu thương nơi tâm hồn ấy của bạn. Chưa bao giờ tôi có ấn tượng sâu sắc về một người ngay từ phút ban đầu như thế.

   Có lẽ An cũng có ấn tượng, cảm tình với tôi. Gặp tôi từ buổi học đầu tiên, An rất hòa nhã, dịu dàng, lại thân thiện, cởi mở. Bạn chủ động nói chuyện cùng tôi, chia sẻ với tôi những câu chuyện học tập, những vấn đề về trường lớp. Thời gian trôi đi, chúng tôi trở thành đôi bạn thân của nhau. An là một người lanh lợi, hoạt bát, thường xuyên tham gia các hoạt động của lớp, của trường. Chính An cũng là người rủ tôi cùng tham gia những hoạt động ấy khiến tôi trở nên hòa đồng và năng động hơn rất nhiều. Cùng An tham gia các chương trình, tôi còn phát hiện An hát rất hay và múa cũng đẹp. Giọng hát của An cao vút và rất truyền cảm, bạn được mệnh danh là “tiếng sơn ca” của trường. Được làm bạn thân của An, tôi vô cùng tự hào, hãnh diện.

   Không chỉ vậy, An còn là một cô gái rất tốt bụng. Tôi còn nhớ như in những ngày tôi bị ốm không thể đến trường, An còn đến tận nhà tôi cho tôi mượn sách, chỉ cho tôi những bài tập khó. Tôi không bao giờ quên ánh mắt trừu mến, cảm thông nhẫn nại mỗi khi An giảng mà tôi không hiểu bài, nụ cười tươi rói của An khi tôi làm được bài khó. Tôi rất quý An và xem bạn ấy như người chị em thân thiết của mình, chúng tôi cùng nhau chơi đùa, cùng nhau học tập, giúp nhau tiến bộ.

   Không chỉ xinh đẹp, học giỏi, tốt bụng, An còn là một người con rất hiếu thảo. Sinh ra trong một gia đình khá giả nhưng An rất chăm chỉ, chịu khó làm việc nhà giúp đỡ bố mẹ. Có hôm tôi đến nhà An chơi, tôi thấy cậu ấy đã biết rửa chén, lau nhà giúp mẹ. Nhìn cách cậu ấy làm việc rất khéo léo, tỉ mỉ và thành thạo. An luôn cố gắng học tập, rèn luyện và dành những điểm tốt để bố mẹ vui lòng, bạn không bao giờ làm điều sai trái, cãi lời bố mẹ khiến họ phải phiền lòng. Tôi xem An như một tấm gương để họ tập, noi theo.

   Giờ đây, chúng tôi đều đã là học sinh phổ thông, không được học cùng lớp với nhau, dù không được thường xuyên gặp nhau nữa nhưng chúng tôi vẫn luôn thân thiết, gắn bó, cùng nhau sẻ chia những vui buồn, cùng nhau tiến bộ, trưởng thành. An càng lớn càng xinh xắn, duyên dáng và học giỏi và luôn là niềm tự hào của bố mẹ, thầy cô, bạn bè.

   Tôi trân quý tình bạn của mình và An. Tôi luôn thấy mình là người may mắn và hạnh phúc khi được gặp An và kết thân cùng bạn. Mai đây, dòng đời có thể đưa chúng tôi đến mỗi nơi khác nhau nhưng tôi chắc chắc rằng trái tim mà tôi và An dành cho nhau mãi mãi không thể xa cách.

Đề bài: Kể lại sự việc em lỡ gây ra khiến bố mẹ buồn phiền

Bài làm

   Con người sinh ra vốn bất toàn, có ai là người chưa từng một lần mắc sai lầm trong cuộc đời dài của chính mình, điều quan trọng là ta phải biết thức tỉnh, sửa sai, đứng lên trên sai lầm ấy mà trưởng thành. Tôi cũng đã từng phạm sai lầm, điều đáng buồn hơn cả là sự việc tôi gây ra đã khiến bố mẹ, những người yêu thương, tin tưởng tôi nhất đau lòng, phiền muộn. Sự việc ấy dù đã qua đi được một thời gian dài nhưng mỗi khi nhắc đến tôi vẫn cảm thấy day dứt và hối hận vô cùng.

   Vì công việc bận rộn, bố mẹ cũng ít có thời gian quan tâm sát sao tôi. Nhưng tính tôi hiền lành, nhút nhát, lại rất thương bố mẹ nên tôi rất ngoan ngoãn, lễ phép, biết vâng lời và giúp đỡ bố mẹ công việc nhà. Thành tích học tập của tôi cũng vào loại khá đủ khiến bố mẹ đặt lòng tin ở tôi để tu chí làm ăn. Nhưng tất cả sự tin tưởng, niềm tự hào của bố mẹ dành cho tôi đã hoàn toàn sụp đổ vào năm tôi học lớp bảy.

   Tôi còn nhớ như in năm đó, ở gần trường tôi có mở thêm vài quán nét mới. Vốn tính nhút nhát lại không ham chơi, đua đòi nên tôi rất ít ra vào nơi đó. Nhưng hôm ấy, tôi còn nhớ vì bị điểm kém bài thi toán tôi đã rất buồn, lại có phần hụt hẫng và chán nản bởi đó là môn mà tôi đã hi vọng và nỗ lực rất nhiều để đạt điểm cao. Trong lúc tâm trạng đang rối bời, có mấy bạn đã rủ tôi vào quán nét chơi game cho thoải mái đầu óc. Sau một hồi đắn đo, phân vân tôi đã quyết định đi cùng các bạn. Chưa bao giờ tôi nghĩ những trò chơi game lại có ma lực lôi cuốn mình đến thế. Những trận đánh ảo, những gia tài khổng lồ trong game khiến tôi như quên đi mọi thứ xung quanh mà chìm đắm vào nó. Một lần, hai lần, ba lần rồi dần dần tôi thường xuyên vào quán nét. Hằng ngày, số tiền bố mẹ cho tôi để ăn sáng tôi đều dành để đi chơi game. Tội lỗi và đáng trách hơn cả là tôi bắt đầu biết nói dối bố mẹ. Tôi nói rằng mình phải đi học thêm, học nhóm để thoái thác các công việc nhà mà tôi thường hay làm, bỏ qua những giờ tự học ở nhà để đến quán nét. Tôi dần trở nên hư đốn, tha hóa khi thường xuyên trốn học, bỏ tiết để đi chơi game. Thậm chí có lần, vì ham chơi lại không có tiền nên tôi đã nói dối bố mẹ xin tiền đi học phụ đạo để phục vụ cho việc làm sai trái của mình. Tôi học hành sa sút nghiêm trọng, tự bản thân tôi cũng cảm thấy mình như trở thành một con người hoàn toàn khác. Bố mẹ tôi đi sớm về khuya có lẽ chưa kịp phát hiện ra sự thay đổi của tôi, cho nên tôi vẫn ngang nhiên bỏ học chơi game.

   Sự việc này cứ thế diễn ra hơn ba tháng trời, chỉ đến khi cô giáo gọi điện mời bố mẹ tôi lên trường để gặp gỡ, trao đổi thì mọi chuyện mới vỡ lở. Vì trốn học quá nhiều, tôi còn không biết đến cuộc gặp mặt này. Buổi chiều hôm ấy, cũng như bao ngày khác, tôi bước ra từ quán nét vào đúng giờ tan học và trở về nhà cũng rất đúng giờ như các bạn khác. Bước vào nhà, tôi ngạc nhiên vô cùng khi cả bố và mẹ đều đang ngồi ở phòng khách. Tôi chào bố mẹ và tỏ ra thắc mắc “sao bố mẹ hôm nay đi làm về sớm thế ạ”. Vẻ mặt tôi cố tỏ ra thật tự nhiên nhưng nhìn nét mặt nghiêm nghị của bố và ánh mắt buồn rầu của mẹ tôi biết chắc chắn đã xảy ra chuyện gì. Bố hỏi tôi:

– Con vừa đi đâu về?

   Tôi vẫn tỏ ra ngoan cố vì không nghĩ rằng bố mẹ chưa biết chuyện:

– Dạ, con vừa đi học về ạ.

   Lúc này, ánh mắt bố tôi đục ngàu, tôi cảm nhận được những tia giận giữ lóe lên từ cái nhìn về tôi. Bố gằn giọng, cố kìm nén cơn nóng giận và nói:

– Bố mẹ vừa đi gặp cô giáo chủ nhiệm của con về.

   Chỉ nghe đến đây thôi, chân tay của tôi như rụng rời, tim tôi đập nhanh, môi run run không thốt lên lời. Tôi biết bão tố sắp ập đến với mình. Tôi cũng đã từng nghĩ ngày này sớm muộn cũng sẽ đến nhưng tôi không sao kiềm chế được bản thân. Tôi khóc nấc không thành tiếng rối rít xin lỗi bố mẹ. Thực sự khi ấy, lời xin lỗi của tôi không đơn thuần xuất phát từ nỗi sợ hãi mà tôi đang ăn năn, day dứt về dằn vặt thực sự về việc làm của mình. Tôi sẵn sàng đón nhận sự trừng phạt, những trận đòn roi, những lời chửi mắng từ bố mẹ. Thế nhưng, mọi thứ hoàn toàn không như tôi nghĩ, mẹ tôi đã khóc, khóc rất nhiều, từ bé đến giờ tôi chưa bao giờ phải thấy mẹ khóc nhiều đến thế. Tôi đau lòng vô cùng, những giọt nước mắt ấy còn làm tôi xót hơn cả những trận đòn roi. Tôi càng trách bản thân nhiều hơn, tôi tự cảm thấy xấu hổ cho chính bản thân mình. Bố điềm tĩnh giảng giải chỉ ra những sai lầm và khuyên răn tôi. Tôi thức tỉnh thực sự, tôi hối hận về những hành động sai trái của mình, tôi yêu thương và kính trọng bố mẹ mình nhiều hơn. Kể từ hôm ấy, tôi chuyên tâm học hành, trở về là chính mình và tự hứa với bản thân sẽ học tập chăm chỉ hơn, ngoan ngoãn hơn để bù đắp những sai lầm mà mình gây ra.

   Giờ đây, khi đã trưởng thành, tôi thấu hiểu rằng, sai lầm không đáng sợ, thứ đáng sợ hơn cả là bản thân không nhận ra được lỗi sai và sửa chữa, Từ ngày ấy, mỗi lần đưa ra các quyết định hay hành động gì tôi đều nghĩ đến bố mẹ, những người đã bao dung rộng lòng cho tôi biết sai, sửa sai và có được một bài học đường đời quý giá.

Đề bài: Tả cây đa làng em (Bài 2)

Bài làm

   Tôi sinh ra ở một vùng quê thanh bình nơi có những con sông hiền hòa, chảy xiết, những cánh diều bay lả lơi mỗi khi chiều về, những con đê đuổi nhau chạy dài tít tắp, những cánh đồng lúa xanh ngát thẳng cánh cò bay. Đặc biệt, tôi yêu và tự hào hơn cả đó là cây đa cổ thụ ngàn năm của quê hương tôi, nó là linh hồn của làng quê và gắn với tâm hồn của tuổi thơ tôi.

   Không biết cây đa có từ bao giờ nhưng mọi người đều truyền tai nhau rằng nó đã ăn sâu bám rễ ở mảnh đất quê hương tôi thuở thời xây làng lập nước. Cây đa cao sừng sững nơi đầu làng vươn rộng cành lá xum xuê như người mẹ hiền dang rộng vòng tay ôm ấp những đứa con bé bỏng của mình. Thân cây to sừng sững như cột đình mà hai ba đứa trẻ như tôi vòng tay ôm không xuể. Vỏ cây sần sùi, khô cứng như một minh chứng của năm tháng và sự tác động bởi thiên nhiên. Bộ rễ của nó to và dài nhấp nhô trên mặt đất như những con trăn khổng lồ đang uốn lượn. Hơn một lần tôi được chứng kiến sự thay da dổi thịt của cây đa mỗi khi thời tiết chuyển mình. Mùa xuân, những chiếc trồi non trên thân cây bắt đầu nảy mầm, sự sinh sôi nảy nở như tiếng mời chào đàn chim bay về đây ca hát. Mùa hạ cây đa như một người thiếu nữ khoác trên mình một sắc xanh mơn mởn, tràn đầy sự sống. Mùa thu, cô gái ấy trở nên đỏng đảnh với trong màu áo mới rực rỡ hơn. Những chiếc áo vàng, áo đỏ nhanh chóng được khoác lên rồi cũng sớm bị cởi ra, rụng rơi xuống mặt đất. Mùa đông, cây đa trơ trụi chỉ còn lại những chiếc cành khẳng khiu, giống như dấu hiệu của tuổi tác hằn trên nếp da của người phụ nữ. Mỗi mùa mỗi vẻ, hình bóng của cây đa trong sự đổi khác của nó luôn in sâu trong tâm trí của tôi.

   Tôi yêu cây đa bởi nó gắn bó sâu sắc với những kí ức của tuổi thơ. Tôi còn nhớ như in những buổi chiều chăn trâu cùng bạn bè, ngồi dưới gốc đa chúng tôi nói với nhau bao điều, kể với nhau bao câu chuyện. Những bác nông dân đi làm đồng về, gốc đa cũng chính là điểm dừng chân lí tưởng. Bóng đa mát rượi xua đi bao cơn nóng mùa hè để người dân quê tôi có nơi hóng mát, lũ trẻ con chúng tôi thoải mái đùa nô, vui vẻ. Nhiều lúc rảnh rỗi, chúng tôi còn lấy lá đa để làm thành những con nghé rất ngộ nghĩnh. Cây đa chính là cuốn nhật kí dài ghi chép lại biết bao kỉ niệm tuổi thơ tôi.

   Cây đa sống cùng làng quê tôi bao đời nay, từ ngày cụ tôi, ông tôi còn sống cũng vẫn thường hay kể những câu chuyện về cây đa. Tôi nhớ nhất câu chuyện mà ông tôi đã từng kể, năm ấy mưa bão lớn đến bất ngờ, cuốn đi bao mái nhà, bật đổ bao gốc cây. Thế nhưng cây đa cổ thụ vẫn đứng sừng sững ở đầu làng, chịu bao trận mưa giông rát buốt, bao cơn lốc, trận gió dữ tợn mà vẫn kiên cường, bất khuất, hiên ngang vững trãi không hề lung lay. Nó chính là biểu tượng của sự trường tồn và sức sống dẻo dai của quê hương tôi.

   Cây đa còn là chứng nhân lịch sử, chứng kiến bao sự đổi thay của cảnh vật và con người của quê hương tôi. Những năm kháng chiến, cây đa đã kiên cường kề vai sát cánh cùng cha ông tôi giữ làng, giữa nước. Trong những năm xây và phát triển quê hương, cây đa cũng gắn bó và theo sát từng chặng đường, thấy được sự thay thay da đổi thịt từng ngày của làng quê tôi. Đặc biệt cây đa là biểu tượng tâm linh mà dân làng tôi luôn luôn kính trọng, tôn thờ. Người ta thường nói “cây gạo có ma cây đa có thần” và chúng tôi tin vào điều đó, rằng đã có một vị thần xuống trần gian để sống và gắn bó cùng làng quê tôi. Cây đa đã trở thành biểu tượng và cũng là linh hồn của quê hương. Những người con phương xa mỗi khi trở về, thấp bóng đa thấp thoáng đầu làng ai ai cũng rưng rưng xúc động.

   Giờ đây, khi đã khôn lớn trưởng thành, tôi đã đi đến biết bao miền quê, sống ở những nơi phố thị xa hoa nhưng chưa bao giờ tôi thôi ao ước được trở về quê hương, được vòng tay ôm lấy gốc đa già đầu làng, được sống lại với những kỉ niệm tuổi thơ. Bây giờ và cho đến cả mai sau tôi sẽ mãi mãi không quên hình bóng của cây đa quê hương mình.

Đề bài: Kể lại nội dung bài thơ Lượm

Bài làm

   Gặp gỡ, chia li, vĩnh biệt là những điều thường xuyên diễn ra trong chiến tranh. Cùng với đó nỗi buồn thương, tiếc nuối, đau xót cũng là cảm giác thường thấy. Từ thuở niên thiếu tôi đã tham gia hoạt động cách mạng. Tôi được nghe không ít những câu chuyện, được chứng kiến không biết bao nhiêu tấm gương anh hùng hi sinh vì đất nước. Thế nhưng suốt đời này sẽ không bao giờ tôi quên câu chuyện về Lượm, chú bé giao liên dũng cảm chưa kịp sống trọn tuổi đời thanh xuân đã ngã xuống cho đất nước được đứng lên.

   Tôi và Lượm tình cờ gặp nhau trong một lần chú đi làm công tác liên lạc. Tôi còn nhớ những năm tháng ấy, cuộc kháng chiến chống Pháp đang trong thời kì sục sôi, thực dân Pháp đem quân càn quét khắp nơi trong đó trọng điểm là vùng Thừa Thiên, mảnh đất xứ Huế vốn dịu dàng, mộng mơ nay bị đạn bom kẻ tàn phá đau thương, đổ máu. Tôi vâng lệnh Đảng trở về quê hương cùng đồng bào Thừa Thiên chiến đấu chống giặc ngoại xâm. Trên đường trở về, đi qua Hàng Bè, tôi tình cờ gặp Lượm – chú giao liên nhỏ bé. Ban đầu gặp chú bé tôi vừa ngạc nhiên, vừa khâm phục. Giao liên là một công việc vô cùng khó khăn, nguy hiểm, chỉ cần một chút bất cẩn cũng có thể hi sinh tính mạng, vì thế nó đòi hỏi sự dũng cảm, gan dạ, nhanh trí. Vậy mà một chú bé mới chừng mười một, mười hai, cái tuổi hồn nhiên, vô tư còn đang tung tăng cắp sách đến trường đã xung phong làm cán bộ giao liên. Tinh thần chiến đấu chống giặc ngoại xâm, bản chất anh hùng của người dân xứ Huế đã sớm ăn sâu vào máu thịt của con người nơi đây, trong đó có cả những đứa trẻ còn chưa kịp trưởng thành như Lượm.

   Cho đến bây giờ, tôi vẫn nhớ mãi hình ảnh Lượm chú bé giao liên hồn nhiên, vui vẻ trong lần đầu tiên gặp gỡ. Chú bé có dáng người nhỏ bé, loắt choắt nhưng đôi chân của chú thoăn thoắt tỏ rõ sự hoạt bát, nhanh nhẹn. Tôi ấn tượng nhất với sự hồn nhiên, tinh nghịch của chú, cái đầu lúc nào cũng nghênh nghênh cùng chiếc mũ ca nô đội lệch. Nét hồn nhiên đúng với lứa tuổi của cậu bé thật đáng yêu, đáng quý. Đặc biệt, Lượm còn rất hồn nhiên, vui vẻ, lạc quan yêu đời, nụ cười luôn nở trên môi, miệng thì huýt sáo vang cho nên mọi người thường gọi chú là con chim chích nhảy trên đường vàng. Ngay từ lần đầu tiên gặp gỡ, chú bé đã để lại trong tôi những ấn tượng thật sâu sắc.

   Dù rất ấn tượng và quý mến chú bé nhưng do sự khẩn thiết của cuộc chiến, tôi và Lượm không có nhiều thời gian để trò chuyện cùng nhau. Tôi chỉ kịp hỏi cậu bé một câu:

   – Cháu đi liên lạc có sợ nguy hiểm không?

    Chú bé không trực tiếp trả lời câu hỏi của tôi, nhưng câu nói vừa ngây thơ, vừa quả quyết mà chú bé thốt lên khiến tôi vô cùng bất ngờ và cảm động:

   – Dạ thưa chú, cháu đi liên lạc vui lắm chú à, ở đồn mang cá thích hơn ở nhà ạ.

   Tôi trân trọng và cảm phục tinh thần kiên cường bất khuất của chú bé. Câu nói tưởng chừng ngây thơ, hồn nhiên nhưng tiếng “vui”, tiếng “thích” được thốt ra kia không đơn giản là niềm vui con trẻ mà nó còn chứa đựng niềm tự hào, niềm hạnh phúc khi được gánh vác trên vai nhiệm vụ cao cả mà tổ quốc giao phó. Nói rồi, chú bé cười híp mí, chào tạm biệt tôi rồi lên đường làm nhiệm vụ.

   Lượm để lại ấn tượng sâu sắc trong tôi ngay từ lần đầu gặp gỡ, tôi luôn mong muốn có một dịp hai chú cháu gặp lại để có thể nói với nhau bao điều còn dang dở. Nhưng tôi không ngờ, đó là lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng tôi gặp chú bé. Vào một buổi chiều tháng sáu đổ lửa, tôi bỗng nhận được lá thư báo tin Lượm đã hi sinh. Tôi đau đớn, nghẹn ngào, xót xa. Đã từng chứng kiến bao sự hi sinh của anh em, đồng đội tôi nhưng sự ra đi của Lượm khiến tôi buốt lòng, nhức nhối, thư kể lại rằng: Hôm ấy, cũng như bao hôm nào, Lượm được giao nhiệm vụ đi mang đi một bức thư “thượng khẩn”. Cầm bao thư trên tay, chú bé vẫn hồn nhiên, tinh nghịch tung tăng huýt sáo. Mặc cho bom rơi, đạn nổ, cậu bé dũng cảm vẫn thoăn thoắt băng qua mọi nẻo đường mưa bom, mọi mặt trận máu lửa. Đến một cánh đồng quê vắng vẻ, lúa đương thì trổ bông, mọi sự nguy hiểm dường như không còn thì bỗng chốc, một tiếng “đoàng” kinh hãi vang lên, chơp đỏ lóe sáng, một dòng máu tươi đổ xuống. Thôi rồi Lượm ơi, thế là chú đã mãi mãi ra đi. Lượm ngã xuống, tay nắm chặt bông lúa, hương lúa thơm làm mát dịu một linh hồn nhỏ bé mà quả cảm. Hồn chú bay lên tươi mát cùng trời xanh, chú đã ngã xuống cho tổ quốc được đứng lên. Linh hồn của Lượm hòa cùng hồn thiêng của đất nước, chú ra đi, nhưng là đi vào cõi bất tử bởi tuổi trẻ ấy, thanh xuân ấy còn sống mãi cùng thời gian. Cho đến bây giời, nụ cười, ánh mắt, dáng vẻ, và cả tiếng sáo tinh nghịch của chú bé vẫn còn in sâu trong tâm trí tôi.

   Tổ quốc ta luôn tự hào bởi có được những người anh hùng trẻ tuổi như Lượm. Lượm đã viết lên một bản anh hùng ca bất tử cho chính cuộc đời mình khi còn ở tuổi niên thiếu. Tôi đem câu chuyện về Lượm để lan tỏa khắp nơi, truyền cho thế hệ trẻ niềm tin, động lực để bước cho ngày mai.

Đề bài: Tả một loài cây em yêu

Bài làm

   Tuổi học trò có lẽ không ai là không biết đến cây phượng, loài cây thân thiết và gắn bó với kí ức thanh xuân của mỗi người thuở còn cắp sách tới trường. Những cánh phượng hồng tươi, đỏ thắm đã ghim vào biết bao trang sách học trò. Tôi có dịp trở về thăm trường xưa đúng vào lúc phượng đang nở rộ, đã xa những bóng phượng bao năm nay giờ nhìn lại mà lòng tôi xiết bao xao xuyến, bồi hồi.

   Không biết cây phượng có từ khi nào, chỉ biết ngày đầu tiên tôi bước chân vào trường đã thấy nó cao lớn, sừng sững đứng hiên ngang trước cổng trường như một người gác cổng trung thành. Ngày ấy là mùa thu, mùa tựu trường đầu tiên của tôi ở ngôi trường mới, ấn tượng của tôi về cây phượng đó thân cây to, xù xì mà hai, ba đứa học trò như tôi ông không xuể, rễ cây gân guốc nổi lên mặt đất như những con rắn khổng lồ. Lá phượng li ti mọc thành từng cành, hơi thu làm cho những tán lá ấy chuyển sang sắc vàng, mỗi khi nàng gió lướt qua, bông đùa, rủ rỉ lại khiến những lá phượng vàng lại ham chơi lìa cành mải miết chạy theo làn gió.

   Mùa đông tới, cây phượng khẳng khiu trơ lại những cành tán gân guốc, gầy guộc, tiết đông lạnh giá khiến cây phượng thu mình lại trở nên khô khan, cứng nhắc. Tôi tưởng tượng cây phượng khi ấy như một kẻ đa sầu đa cảm bị thất tình buồn bã, ưu tư, không còn sức sống. Nỗi buồn cây phượng kéo dài đến tận ba tháng, khi những ánh nắng ấm áp mùa xuân xuất hiện xé tan màn sương lạnh lẽo của mùa đông, cây phượng bắt đầu bật ra những mầm xanh mới, sự bắt đầu sinh sôi trở lại. Chỉ sau một đêm, cây phượng như khoác trên mình một diện mạo hoàn toàn mới, những chiếc lá xanh mơn mởn chen nhau vươn mình đón ánh sáng, nhựa sống căng tràn trên từng chiếc lá li ti xanh mướt.

   Hè sang, phượng lại bắt đầu thay da đổi thịt. Dưới bóng nắng, phượng kiều diễm soi tán lá của mình dưới bóng nắng như những người thiếu nữ dịu dàng đang chải tóc. Nắng hè rực rỡ chiếu vào từng khe lá làm cho cây phượng trở nên lung linh. Chẳng bao lâu, cây phượng kết nụ, nụ phượng chúm chím nhỏ xinh như chiếc cúc áo kết lại với nhau thành từng chùm.

   Phượng đẹp nhất vào mùa hoa nở, hoa phượng kết thành từng chùm, đỏ rực như những cánh bướm lung linh rực rỡ. Tôi nhớ nhất mùa hoa phượng đầu tiên tôi được nhìn thấy, cảm giác thực sự ngỡ ngàng và hạnh phúc, chưa bao giờ tôi thấy phượng đẹp đến thế. Từ xa nhìn lại, tôi cứ ngỡ đó là chiếc ô khổng lồ màu đỏ điểm thêm họa tiết màu xanh nổi bật một vùng trời. Cây phượng lúc này lộng lẫy, kiêu sa như một nữ hoàng khiến ai cũng phải trầm trồ thốt lên bởi vẻ đẹp của nó. Phương đẹp gọi đàn chim nô nức kéo về làm tổ, những chú ve hằng ngày, hằng đêm không ngớt lời râm ran thổn thức trước vẻ đẹp của hoa phượng. Hoa phượng có năm cánh, mỗi cánh rất mỏng và nhẹ. Vào giờ ra chơi, chúng tôi lại rủ nhau ra cổng trường nhặt những cách phượng rơi để ép vào trang vở hay những dòng lưu bút nghẹn ngào. Phượng nở còn báo hiệu mùa thi, mùa chia tay sắp đến, cho nên nhìn hoa phượng tôi vừa rạo rực, vừa lại vừa xao xuyến bồi hồi về khoảnh khắc chia xa.

   Dưới bóng phượng cũng ghi dấu biết bao kỉ niệm học trò của chúng tôi, đó là những câu chuyện vui buồn chúng tôi kể cùng nhau dưới gốc phượng, là những trò đùa tinh nghịch của mấy cậu bạn học sinh, là nơi gặp gỡ đầu tiên của chúng tôi mỗi buổi đến trường, là những buổi chiều hè nóng nực chúng tôi cùng nhau ra cây phượng để ôn bài. Đặc biệt, phượng còn chứng kiến phút chia li cùng những giọt nước mắt nghẹn ngào của học sinh cuối cấp. Với học trò, cây phượng chính là người bạn gắn bó khằng khít với những năm tháng đến trường.

   Tôi tạm biệt trường xưa sau những phút vấn vương khi được nhìn ngắm lại những bông hoa học trò năm ấy. Giờ đây, chúng tôi mỗi đứa mỗi nơi nhưng hình ảnh về cây phượng vĩ trước cổng trường cùng bao kỉ niệm buồn vui cùng nó sẽ mãi không phai mờ trong tâm trí.

Đề bài: Kể lại nỗi buồn hay niềm vui tuổi thơ

Bài làm

   Cuộc đời con người có ai trưởng thành mà không từng trải qua những năm tháng tuổi thơ hồn nhiên, thơ ngây. Đó là khoảng thời gian mà ta được sống cho chính mình và làm những điều mình thích. Với tôi, trong hành trang vào đời, tôi luôn mang theo kí ức tươi đẹp của tuổi thơ với những niềm vui ngô nghê, giản dị. Cho đến tận bây giờ tôi vẫn còn nhớ mãi những khoảnh khắc chiều xuống được cùng bạn bè ra đê thả diều. Những tiếng cười giòn tan bay lên theo cánh diều mãi vấn vương trong tâm trí tôi.

   Còn nhớ ngày ấy, trong xóm tôi đứa trẻ con nào cũng có một chiếc diều làm bằng báo cũ dán chi chít băng keo, mỗi cánh diều lại được trang trí bằng nhiều màu sắc và hình thù rực rỡ. Cánh diều của tôi được chính tay ông nội làm cho, ông dùng thanh tre nối lại thành khung và buộc chúng bằng dây cước rất chắc chắn. Cánh diều chính là món đồ chơi quý giá, tuyệt vời nhất mà bọn trẻ con chúng tôi có khi ấy, với tôi nó còn mang theo cả tình cảm, tấm lòng của ông cho nên tôi rất nâng niu, giữ gìn nó.

   Chiều hè, khi những vạt nắng choi chang bắt đầu dịu đi, lũ trẻ chúng tôi lại í ới gọi nhau ra đê thả diều. Con đê làng tôi dài tít tắp xa đến tận chân trời, ở đó chúng tôi có thể thoải mái đùa vui. Đây cũng là nơi ngọn gió thường xuyên lui tới bởi ở nơi chân đê được trồng rất nhiều cây cối trời. Từ dốc đê, chúng tôi đón hướng gió và bắt đầu căng dây diều. Cánh diều từ mặt đất dần dần bay lên trời cao như những cánh bướm rực rỡ lượn vòng trên không trung. Cánh diều lượn vòng hòa trong tiếng sáo vi vu vẳng nơi đồng xa đem lại cho tôi cảm giác bình yên đến lạ. Nới lỏng sợi dây cước trong tay để thả con diều bay lên cao tôi thấy mình như một người hùng đang nâng cả bầu trời lên. Khoảnh khắc ấy khiến tôi thích thú, hạnh phúc vô cùng.

   Tôi nhớ những lần lũ trẻ chúng tôi cùng thi thả diều. Bắt đầu chúng tôi cùng xuất phát ở một vị trí, sau tiếng hiệu lệnh, tất cả con diều được thả ra, Chúng tôi quay từng vòng dây trong tay đưa con diều lên cao. Những cánh diều đón được hướng gió cứ thế bay xa, xa mãi. Lũ chúng tôi hướng mắt nhìn theo, ngửa cổ lên trời vị nắng chiều, vị gió mát phả vào từng khuôn mặt làm chúng tôi sảng khoái vô cùng. Cánh diều của ai bay cao nhất, xa nhất người đó sẽ chiến thắng. Tiếng cười reo, tiếng cổ vũ náo nhiệt của chúng tôi làm rộn vang cả một vùng trời. Đó là âm vang của tuổi thơ mà tôi không bao giờ quên. Con diều của tôi được ông làm rất chắc chắn và tỉ mỉ, vì thế không ít lần nó đã bay lên cao tít trên bầu trời bỏ xa con diều của các bạn. Tôi rất vui và tự hào về điều ấy. Có một lần, khi đang thả diều cùng các bạn, bỗng con diều của tôi bị đứt dây cánh diều mắc lại trên cành cây. Khi ấy tôi vô cùng hoảng hốt, nước mắt trực trào ra. Bạn bè đến bên a ủi tôi và giúp tôi lấy cánh diều xuống. Các bạn cùng nhau xúm lại giúp tôi sửa lại con diều. Sau một hồi lâu hí hoáy, lũ chúng tôi đã buộc lại xong cánh diều. Những bàn tay nhỏ xíu đã cùng nhau nâng con diều lên, đón gió từ xa chúng tôi bắt đầu buông tay để cánh diều đuổi theo làn gió. Vết thương vừa mới lành, cánh diều tôi đã mải miết chạy theo cơn gió đến một khoảng không xa thật xa. Những con mắt dõi theo cánh diều mà niềm hạnh phúc như vỡ òa, trào dâng. Chúng tôi ôm nhau cười thật lớn như vừa làm được một điều phi thường. Những cảm xúc ấy sẽ mãi không bao giờ phai đi trong tâm chí tôi.

   Tuổi thơ chúng tôi được nâng lên từ cánh diều. Mỗi con diều bay lên cao lại chuyên chở bao ước mơ và hi vọng của tôi. Nhìn theo cánh diều, tôi luôn nuôi dưỡng khát khao tự do vùng vẫy giữa bầu trời cao rộng như những cánh diều kia thả mình trong gió. Niềm vui tuổi thơ tôi gắn với cánh diều, gắn với những buổi chiều hè đi thả diều cùng bạn. Đó chính là kí ức tuổi thơ tươi đẹp mà tôi yêu và trân trọng suốt đời.

   Cuộc sống với bao bộn bề làm mờ đi những dấu ấn tuổi thơ, quả thực là như vậy. Bao niềm vui, bao trò đùa con trẻ ngày ấy tôi không thể ghi nhớ hết nhưng chắc chắn kỉ niệm về những tháng ngày hồn nhiên vô ưu được đem cánh diều cùng bạn ra đê để thả tôi sẽ mãi không bao giờ quên. Giờ đây, khi những ngôi nhà cao tầng hầu như đã phủ lấp mọi không gian, trẻ thơ đã có những thú vui mới lạ khác, nhưng tôi chắc chắn thả diều đem lại cho ta cảm giác thích thú và vui vẻ nếu như chúng ta được trải nghiệm nó.

Đề bài: Miêu tả vẻ đẹp của cánh đồng

Bài làm

   Nơi tôi sinh ra và lớn lên là một vùng quê đồng bằng Bắc Bộ, nơi có con sông Hồng đỏ nặng phù sa ôm ấp bãi bờ, có con đê lượn vòng chạy dài tít tắp, có những cánh đồng lúa bát ngát thẳng cánh cò bay. Mỗi nơi mỗi vẻ đẹp khác nhau song tất cả đều mang dáng dấp, linh hồn quê hương. Với tôi cánh đồng lúa quê hương là thắng cảnh giản dị tươi đẹp mà tôi yêu nhất, đó là nơi ghi dấu biết bao kỉ niệm tuổi thơ tôi.

   Cánh đồng quê tôi nằm bao quanh con đường chính của làng. Hằng ngày đi học qua con đường ấy tôi đều ngắm nhìn vẻ đẹp của cánh đồng lúa. Cánh đồng quê tôi được chia thành những ô thửa nhỏ như một bàn cờ, chúng được chia cắt với nhau bằng những bờ đất có cỏ xanh mọc rậm. Trên cánh đồng, đàn cò trắng thi nhau bay lượn như những người gác đồng chăm chỉ, miệt mài. Vẻ nổi bật nhất của cánh đồng đó là cây lúa với sự thay đổi diện mạo theo thời gian. Mùa xuân, khi những cơn mưa phùn phảng phất trên nền trời, hơi xuân phả vào từng nhành cây, ngọn cỏ cũng là lúc cánh đồng được phủ một lớp mạ non xanh mượt. Những nhánh mạ mềm mại, non nớt, tinh nghịch vờn nhau trong gió như những đứa trẻ tinh nghịch hồn nhiên nô đùa. Vài tháng sau, khi ánh mắt trời bắt đầu rực rỡ, những tia nắng chói chang phủ vàng mặt đất, cánh đồng cũng thay một chiếc áo mới để bước vào thời kì sinh trưởng đẹp nhất của mình. Cánh đồng lúa đương thì con gái xanh tươi mơn mởn như những thiếu nữ đương xuân tràn đầy sức sống. Mỗi khi nàng gió lướt qua, cánh đồng lúa lại đung đưa xào xạc như đang tâm tình trò chuyện. Chạy theo cơn gió, những khóm lúa mải miết đuổi bắt tạo thành từng đợt sóng mềm mại uốn lượn như tấm lụa khổng lồ. Vẻ đẹp xuân xanh của cánh đồng còn được toát lên từ những bông đòng đòng trên thân cây lúa. Vào thời kì sinh trưởng của mình, cây lúa bắt đầu đương bông, trổ đòng. Mùi hương thoang thoảng phả ra từ những bông lúa mới ấy cho tôi cảm giác khoan khoái và bình yên đến lạ. Đó là mùi hương của đồng nội, của quê hương và cũng là của tuổi thơ tôi. Còn nhớ những chiều hè, tôi cùng các bạn rủ nhau ra cánh đồng, bứt bông lúa nếp thơm dịu về nhà làm cốm, đó chính là thức quà thức quà của tuổi thơ mà tôi không bao giờ quên. Thời gian thấm thoát trôi qua, chẳng mấy chốc cánh đồng đã được phủ một màu vàng tươi của lúa chín. Những bông lúa nặng trĩu trông thật thích mắt, nâng chúng trên tay mà tôi thêm yêu quý hạt vàng của làng quê. Tôi nhớ nhất cánh đồng quê hương mỗi dịp nước về. Khi đó nước sông đổ ngập cánh đồng, không còn ranh giới giữa các thửa ruộng, không còn một cành cây, ngọn cỏ nhấp nhô, cánh đồng chìm trong biển nước như một dòng sông rộng lớn, bao la. Đi trên con đường làng, giữa cánh đồng quê hương mà tôi có cảm giác mình đang lạc trôi vào một miền sống nước rợn ngợp. Cho đến bây giờ mỗi khi nhắm mắt hồi tưởng lại cảm giác đi giữa cánh đồng trời nước bao la mà tôi vẫn cảm thấy thích thú.

   Cánh đồng quê tôi đẹp bởi đó là nơi ghi dấu sự lam lũ một nắng hai sương của người dân quê. Chẳng bao giờ cánh đồng quê tôi không lúc nào vắng bóng của con người. Các bác nông dân ngày ngày ra đồng chăm lúa, khi thì cày sâu cuốc bẫm, lúc lại phun thuốc, bắt sâu. Trên cánh đồng ấy đã có bao giọt mồ hôi, nước mắt của người dân quê tôi đổ xuống. Đặc biệt, vào những vụ mùa khi người nông dân nô nức xuống đầu gieo cấy cấy và gặt lúa cánh đồng trở nên đông vui hơn bao giờ hết. Làm ruộng biết bao vất vả nhọc nhằn nhưng người dân quê tôi vẫn luôn nở trên môi nụ cười, tiếng cười xua đi nỗi mệt mỏi với niềm tin niềm hi vọng về vụ mùa bội thu. Không phụ tấm lòng con người, những cây lúa trải qua bao mưa nắng gió bụi đem đến hạt gạo cho con người, khiến cho cuộc sống của người dân quê tôi no đủ, ấm cúng hơn.

   Cánh đồng còn là nơi ghi dấu bao kỉ niệm tuổi thơ tôi. Những buổi chiều hè cùng bạn ra đồng chăn trâu thả diều. Giữa cánh đồng, chúng tôi cùng nhau cưỡi lên lưng trâu, cảm giác thúc vào lưng trâu để chạy nhanh về đích thật giống như một cuộc đua chinh phục. Lũ chúng tôi còn rủ nhau thả diều trên cánh đồng, cánh diều bay cao hòa trong tiếng sáo vi vu chở theo bao ước mơ, hi vọng của tuổi thơ tôi. Cánh đồng chính là cuốn nhật kí ghi lại bao niềm vui, bao tiếng cười của một thời thơ ngây, trong sáng của tôi.

   Khi trưởng thành, tôi may mắn được đi nhiều nơi, ghi dấn chân ở nhiều thắng cảnh đẹp trên mọi miền đất nước. Mỗi nơi đều có những vẻ đẹp riêng, thế nhưng thực sâu trong lòng, những chốn mà tôi đã qua ấy không đâu đem lại cảm giác bình yên như cánh đồng quê tôi. Tôi yêu cánh đồng bởi vẻ giản dị, mộc mạc đậm hồn quê, yêu những giọt mồ hôi của người dân đã vã xuống, yêu những tiếng cười giòn tan của trẻ thơ trên cánh đồng. Dù có đi đâu xa nhưng tôi vẫn mãi nhớ về cánh đồng quê hương.

Đề bài: Miêu tả dòng sông quê em (Bài 2)

Bài làm

   “Quá nửa đời phiêu dạt con lại về úp mạch vào sông quê, ơi con sông dạt dào như lòng mẹ chở che con đi qua chớp bể mưa nguồn…” mỗi khi câu hát ấy vang lên lòng tôi lại rưng rưng xúc động nhớ về dòng sông quê hương. Dòng sông ấy đã ăn đời ở kiếp với người dân quê tôi từ bao đời nay. Tôi yêu con sông bởi nó chính là linh hồn của quê hương và tuổi thơ tôi.

   Con sông quê tôi là một nhánh của sông Hồng, nằm vắt mình ở khu bãi trồng hoa màu cuối làng. Không biết nước sông đã thấm quyện vào mảnh đất quê tôi từ bao giờ chỉ biết cha ông tôi vẫn thường gọi nó sông Long Xuyên. Từ xa nhìn lại dòng sông như một dải lụa đào không lồ, nhấp nhô, uốn lượn từng đợt sóng. Hai bên bờ sông là những dãy tre xanh mượt, chiều chiều bắt gặp bóng tre soi mình dưới dòng sông như những thiếu nữ đang buông tóc chải đầu làm duyên làm dáng. Những khóm ngô khẳng khiu đứng thẳng như những người gác sông cần mẫn. Dưới dòng sông, thuyền bè của người dân qua lại tấp nập để bắt cá, thả câu và chở khách qua sông. Tiếng cười nói vui vẻ khiến cho dòng sông không bao giờ vắng lặng buồn tẻ. Những cơn gió bắt nguồn từ dòng sông thổi về đem lại cảm giác khoan khoái, mát mẻ đến lạ. Tôi thường xuyên bắt gặp khoảnh khắc hồn nhiên, tinh nghịch của con sông mỗi khi gió về, những đợt sóng lăn tăn thi nhau bơi vào bờ như những đứa trẻ mải miết chơi trò đuổi bắt trốn tìm. Tôi đặc biệt thích ngắm dòng sông mỗi độ hè về. Buổi sáng, sương mai nhẹ nhàng vờn trên mặt nước, sắc nước mang màu trắng đục mơ màng, huyền ảo trông rất tình tứ. Đến trưa, khi mặt trời lên cao những tia nắng rực rỡ, chói chang soi suống dòng sông, sắc nước được phủ lên một màu vàng óng, long lanh vô cùng rực rỡ. Chiều xuống, trời trong gió mát, nắng dịu dàng hơn khiến cho sắc nước trở nên trong xanh. Ngắm nhìn dòng sông mà tôi chỉ biết thốt lên: “dòng sông thật đẹp!”Thế nhưng, trái với vẻ hiền hòa, yêu kiều thường thấy, khi mùa lũ đến, dòng sông cũng biết giận dữ, nóng nảy sóng đập mạnh, nước xô tràn vào bờ bãi cho thỏa cơn thịnh nộ của mình. Tuy nhiên, sau những phút giây ấy, dòng sông như biết nhận ra lỗi lần của mình, nó lại đem đến những hạt phù sa màu mỡ để đắp bồi hoa màu ven sông. Vì lẽ ấy dòng sông đã trở thành một phần không thể thiếu của quê hương tôi.

   Dòng sông quê hương còn đong đầy kỉ niệm tuổi thơ tôi. Tôi nhớ những buổi chiều theo chân bố ra sông câu cá, mỗi mùa nước lên, sông lại đem về những mẻ cá lớn cho người dân quê tôi. Cảm giác ngồi câu được những con cá lớn thích thú vô cùng. Rồi bao buổi trưa hè tôi cùng bạn rủ nhau ra sông tắm. Nước sông mát lạnh ôm ấp chúng tôi vào lòng. Đã bao cuộc thi bơi, lặn của chúng tôi đã diễn ra trên dòng sông ấy. Tiếng cười đùa ríu rít, tiếng gọi nhau í ới của lũ trẻ chúng tôi vẫn cứ vang vọng mãi trên dòng sông. Đặc biệt, dòng sông còn là nơi tôi đến để giãi bày tâm tình. Mỗi lúc có chuyện không vui, tôi lại tìm đến dòng sông, hét lên một tiếng thật lớn để giải tỏa ưu phiền. Dòng sông không biết nói lời sẻ chia nhưng đứng trước sự trầm tĩnh mà bao la của nó tâm hồn tôi như được gột rửa thanh thản hơn nhiều. Tuổi thơ tôi lớn lên bên dòng sông, những kỉ niệm cùng với nó sẽ mãi không bao giờ phải mờ trong tâm trí tôi.

   Dòng sông là một phần không thể thiếu của quê hương tôi. Nó là con đường quan trọng để người dân quê tôi có thể giao lưu, buôn bán với những vùng đất khác, nó đem đến nguồn nước dồi dào, lượng phù sa màu mỡ làm tươi xanh bãi bồi. Dòng sông còn là người mẹ thiên nhiên tuyệt vời đem đến nguồn thủy sản quý giá cho quê hương. Đặc biệt vào dịp đầu xuân, quê tôi còn tổ chức hội đua thuyền trên dòng sông. Tiếng trống chiêng, tiếng nhịp phách rộn ràng cùng biết bao cờ hoa rực rỡ được giăng mắc kín cả dòng sông làm nên một không gian lễ hội đặc sắc. Con sông chính là một phần văn hóa của quê hương tôi. Những người con xa quê trở về chốn cũ, không ai là không nhớ tới con sông Long Xuyên, nó không chỉ đẹp, thơ mộng mà còn là bản sắc của làng quê.

   Tình yêu của tôi đối với dòng sông quê hương không phải sự rung động, bộc phát nhất thời mà đó là thứ tình cảm tự nhiên mà sâu nặng mà thấm thía. Dù xa quê đã lâu nhưng tôi chưa khi nào thôi khát khao được trở về quê hương, được dòng nước mát lành của con sông tưới mát da thịt mình, được sống lại những khoảnh khắc bên dòng sông với bao kỉ niệm tươi đẹp. Trong trái tim tôi, vị trí của dòng sông sẽ không bao giờ thay đổi.

Đề bài: Kể về người mẹ của em

Bài làm

   Mẹ là món quà ngọt ngào nhất mà thượng đế ban tặng cho mỗi người con. Không có ơn mẹ sinh thành, dưỡng dục thì cũng không có ta ngày hôm nay. Mẹ là người dõi theo từng bước chân của chúng ta, là người nâng ta dậy mỗi khi vấp ngã, sẵn sàng bao dung, thứ tha cho ta những lầm lỗi. Với tôi, mẹ là tất cả, từng ánh mắt trừu mến, từng cử chỉ yêu thương, từng hành động ân cần của mẹ tôi đều trân trọng và biết ơn vô cùng.

   Hơn bốn mươi năm cuộc đời, mẹ dành quá nửa để yêu thương chăm lo cho tôi. Thời gian tàn phai lấy đi tuổi xuân của mẹ, khuôn mặt bầu bầu với nước da trắng hồng của mẹ thuở nào giờ đã xuất hiện những nếp nhăn. Thế nhưng đôi mắt lấp lánh thân thương trừu mến cùng nụ cười hiền hậu của mẹ dành cho tôi bao giờ đổi thay. Mẹ đã hi sinh mọi niềm vui, hạnh phúc của mình để chăm lo cho tôi được khôn lớn từng ngày. Từ khi có tôi, mẹ không còn thời gian riêng tư cho mình nữa, mẹ theo sát hành trình cuộc đời tôi, nâng niu từng bước đi của tôi từ còn chưa thành hình đến khi khôn lớn trưởng thành

   Dù không được tận mắt chứng kiến nhưng qua những lời bà kể, tôi cảm thấy biết ơn và cảm động vô cùng trước sự hi sinh mà mẹ dành cho mình. Từ những ngày tháng còn nằm trong bụng mẹ tôi đã khiến mẹ mệt mỏi đau đớn rất nhiều thế nhưng bà nói chưa bao giờ mẹ tôi than van mà luôn mỉm cười hạnh phúc khi có tôi đến bên đời. Khoảnh khắc tôi cất tiếng khóc chào đời cũng là lúc giây phút mẹ nghẹn ngào xúc động nhất. Tôi bướng bỉnh, nghịch ngợm từ nhỏ cho nên mẹ đã phải nhọc lòng, vất vả để chăm sóc cho tôi. Từng miếng ăn, giấc ngủ của tôi đều có bàn tay của mẹ nâng niu. Tôi vẫn còn nhớ những lần tôi đau ốm mẹ đã thức suốt đêm không ngủ vừa bởi sự lo lắng lại vừa phải săn sóc cho con. Sáng hôm sau, sự mệt mỏi hằn lên đôi mắt thâm quầng, sưng lên của mẹ. Tôi trách bản thân khi ấy còn quá nhỏ, chưa đủ tinh tế, thấu hiểu để nói với mẹ một lời quan tâm, động viên giờ nghĩ lại tôi vẫn thấy thương mẹ vô cùng. Tôi yêu những câu hát ru của mẹ, sao mà nó ngọt ngào và nhẹ nhàng đến thế. Những câu ca tiếng hát ấy cùng những câu chuyện cổ tích mẹ kể mỗi tối đã nâng giấc ngủ cho tôi mỗi ngày, hơn nữa nó chảy sâu vào tiềm thức tôi những bài học đầu đời về những con cò đáng thương tôi nghiệp phải dò dẫm đi ăn đêm, cô tấm hiền thảo chui ra từ quả thị trải qua bao sóng gió cuối cùng được hưởng hạnh phúc.

   Đến khi tôi bắt đầu khôn lớn, mẹ là người thầy đầu tiên dạy tôi những con chữ, những vần thơ. Hơn thế, mẹ dạy tôi cách làm người phải biết sống trung thực thật thà, cách đối nhân xử thế, biết kính trên nhường dưới, dạy tôi cách sắp xếp cuộc sống ngăn nắp, gọn gàng. Mẹ quan tâm và yêu thương tôi hết mực, mẹ dành nhiều thời gian để tâm sự cùng tôi, cho tôi bao lời khuyên chân thành. Mẹ vỗ về động viên tôi mỗi khi tôi gặp khó khăn, sẵn sàng ở bên tôi khi tôi cần. Mẹ cho tôi nhiều như vậy mà chưa bao giờ mẹ cần nhận lại. Mẹ thường nói cuộc sống của mẹ, hạnh phúc của mẹ chính là được nhìn thấy con khôn lớn trưởng thành. Ấy vậy mà đã có lúc tôi khiến mẹ phải buồn lòng, có lần tôi giận giữ to tiếng với mẹ, tôi không vâng lời, không biết tiếp thu lời mẹ rồi cả những lần điểm kém bị cô giáo phê bình. Những khi ấy mẹ đều bao dung thứ tha lỗi lầm cho tôi, mẹ ít khi đánh mắng mà thường khuyên răn, bảo ban tôi nhẹ nhàng mà thấm thía. Mẹ là người phụ nữ quan trọng nhất trong cuộc đời tôi, mọi thứ trên đời này không gì có thể sánh được ân tình của mẹ

   Giờ đây khi đã trưởng thành nhưng nhiều lúc tôi luôn ao ước được nằm trong vòng tay mẹ. Mẹ tôi hiền từ và dịu dàng lắm, ở bên mẹ bao ưu tư, phiền dường như đều tan biến. Mẹ chính là bến đỗ bình yên luôn dang rộng vòng tay để chào đón tôi trở về. Mẹ tôi cũng rất đảm đang, tháo vát từ trước đến giờ cuộc sống của tôi đều được mẹ sắp xếp, từ bữa ăn đến giấc ngủ. Mẹ tôi nấu ăn ngon vô, dù đã đi nhiều nơi, thưởng thức đủ món ngon trên đời nhưng tôi vẫn không bao giờ quên hương vị của những món ăn mẹ nấu bởi ở đó mẹ tôi còn nêm vào gia vị của tình yêu. Mẹ chính là động lực để tôi luôn sẵn sàng cố gắng bước đi trên con đường tương lai. Tôi luôn hứa với bản thân sẽ phải trở thành một người thật tốt, thật có ích cho đất nước để xứng đáng với niềm tự hào và tình yêu thương mà mẹ dành cho tôi.

   Thật hạnh phúc và may mắn biết bao khi có mẹ bên đời. Chưa bao giờ con thôi biết ơn công lao sinh thành, dưỡng dục mà mẹ dành cho. Mỗi khi nhắc đến những câu chuyện về mẹ lòng tôi lại trào dâng niềm xúc động, nghẹn ngào. Tôi sẽ trân trọng những giây phút có mẹ, sẽ đền đáp những gì mẹ đã dành cho dù biết không bao giờ là đủ. Cuộc sống dù dài rộng và lắm bộn bề bon chen nhưng con vẫn luôn vững tin vì có mẹ ở bên.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1067

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống