Trắc Nghiệm Gdcd Lớp 12 (Có Lời Giải)

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 12: tại đây

Câu 1. Hệ thống quy tắc xử sự chung do nhà nước xây dựng, ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước là nội dung của khái niệm nào dưới đây?

A. Quy định.

B. Quy chế.

C. Pháp luật.

D. Quy tắc.

Đáp án: C

Câu 2. Pháp luật được hiểu là hệ thống các

A. quy tắc sử dụng chung.

B. quy tắc xử sự chung.

C. quy tắc ứng xử riêng.

D. quy định riêng

Đáp án: B

Câu 3. Những quy tắc sử dụng chung, được áp dụng nhiều lần, ở nhiều nơi, đối với tất cả mọi người, trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội là nội dung đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?

A. Tính quy định phổ biến.

B. Tính quy phạm phổ biến.

C. Tính quyền lực, bắt buộc chung.

D. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.

Đáp án: B

Câu 4. Mỗi quy tắc xử sự thường được thể hiện thành

A. nhiều quy định pháp luật.

B. một số quy định pháp luật.

C. một quy phạm pháp luật.

D. nhiều quy định pháp luật.

Đáp án: C

Câu 5. Giá trị công bằng, bình đẳng của pháp luật được thể hiện rõ nhất ở đặc trưng nào dưới đây?

A. Tính xác định chặt chẽ về nội dung.

B. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.

C. Tính quyền lực, bắt buộc chung.

D. Tính quy phạm phổ biến.

Đáp án: D

Câu 6. Đặc trưng nào dưới đây phân biệt sự khác nhau giữa pháp luật và các loại quy phạm xã hội khác?

A. Tính quy phạm phổ biến.

B. Tính quyền lực, bắt buộc chung.

C. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.

D. Tính xác định chặt chẽ về nội dung.

Đáp án: A

Câu 7. Hình thức thể hiện của pháp luật là các văn bản có chứa

A. quy tắc chung.

B. quy định bắt buộc.

C. chuẩn mực chung.

D. quy phạm pháp luật.

Đáp án: D

ad

Câu 8. Nội dung văn bản quy phạm pháp luật đòi hỏi phải được diễn đạt

A. chính xác, một nghĩa.

B. chính xác, đa nghĩa.

C. tương đối chính xác, một nghĩa.

D. tương đối chính xác, đa nghĩa.

Đáp án: A

Câu 9. Nội dung của văn bản do cơ quan cấp dưới ban hành trái với nội dung của văn bản do cơ quan cấp trên ban hành là vi phạm đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?

A. Tính quyền lực, bắt buộc chung.

B. Tính quy phạm phổ biến.

C. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.

D. Tính xác định chặt chẽ về nội dung.

Đáp án: C

Câu 10. Nội dung của tất cả các văn bản pháp luật đều phải phù hợp, không được trái với Hiến pháp vì Hiến pháp là

A. văn bản xác định chặt chẽ về mặt hình thức.

B. văn bản pháp luật do nhà nước ban hành.

C. văn bản pháp lý mang tính quy phạm phổ biến.

D. luật cơ bản của nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất.

Đáp án: D

Câu 11. Các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành phù hợp với

A. nguyện vọng của mọi tầng lớp trong xã hội.

B. nguyện vọng của giai cấp cầm quyền mà nhà nước đại diện.

C. ý chí của giai cấp cầm quyền mà nhà nước là đại diện.

D. ý chí của mọi giai cấp và tầng lớp trong xã hội.

Đáp án: C

Câu 12. Pháp luật mang bản chất giai cấp vì pháp luật do nhà nước ban hành

A. phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền.

B. phù hợp với ý chí của tất cả mọi người.

C. bắt nguồn từ nhu cầu và lợi ích của nhân dân.

D. bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội.

Đáp án: A

Câu 13. Pháp luật mang bản chất xã hội vì pháp luật

A. phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền.

B. phù hợp với ý chí của tất cả mọi người.

C. bắt nguồn từ lợi ích của giai cấp cầm quyền.

D. còn ghi nhận và bảo vệ lợi ích của các giai cấp trong xã hội.

Đáp án: B

Câu 14. Khẳng định nào dưới đây không đúng khi nói về quan hệ giữa pháp luật với đạo đức?

A. Quy phạm pháp luật chủ yếu thể hiện quan niệm về đạo đức.

B. Pháp luật là phương tiện đặc thù để thể hiện các giá trị đạo đức.

C. Pháp luật là phương tiện đặc thù để bảo vệ các giá trị đạo đức.

D. Pháp luật và đạo đức được thực hiện bằng quyền lực nhà nước.

Đáp án: C

Câu 15. So với pháp luật thì đạo đức có phạm vi điều chỉnh

A. như nhau.

B. bằng nhau.

C. hẹp hơn.

D. rộng hơn.

Đáp án: D

Câu 16. Điểm giống nhau cơ bản giữa pháp luật và đạo đức là

A. đều điều chỉnh hành vi để hướng tới các giá trị xã hội.

B. đều là những quy tắc mang tính bắt buộc chung.

C. đều được tuân thủ bằng niềm tin, lương tâm của cá nhân.

D. đều điều chỉnh hành vi dựa trên tính tự giác của công dân.

Đáp án: A

Câu 17. Trong quá trình xây dựng pháp luật, nhà nước luôn cố gắng đưa những nội dung nào dưới đây vào trong những quy phạm pháp luật?

A. Chuẩn mực xã hội.

B. Quy phạm đạo đức phổ biến.

C. Phong tục, tập quán.

D. Thói quen con người.

Đáp án: A

Câu 18. Pháp luật và đạo đức cùng hướng tới các giá trị cơ bản nhất là

A. trung thực, công minh, bình đẳng, bác ái.

B. trung thực, công bằng, bình đẳng, bác ái.

C. công bằng, bình đẳng, tự do, lẽ phải.

D. công bằng, hòa bình, tự do, lẽ phải.

Đáp án: C

Câu 19. Nhà nước đưa các quy phạm đao đức có tính phổ biến, phù hợp với sự phát triển xã hội vào trong các quy phạm pháp luật nhằm bảo vệ

A. các giá trị đạo đức.

B. các quyền của công dân.

C. tính phổ biến của pháp luật.

D. tính quyền lực của pháp luật.

Đáp án: A

Câu 20. Pháp luật là một trong những phương tiện để nhà nước thực hiện vai trò nào dưới đây?

A. Quản lí xã hội.

B. Bảo vệ các công dân.

C. Bảo vệ các giai cấp.

D. Quản lí công dân.

Đáp án: A

Câu 21. Nội dung nào dưới đây không thể hiện vai trò của nhà nước trong quản lý xã hội bằng pháp luật?

A. Nhà nước công bố pháp luật tới mọi người dân.

B. Nhà nước ban hành pháp luật trên quy mô toàn xã hội.

C. Công dân chủ động, tự giác tìm hiểu và thực hiện đúng pháp luật.

D. Phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua các phương tiện truyền thông.

Đáp án: C

Câu 22. Việc đưa giáo dục pháp luật vào các nhà trường nhằm mục đích nào dưới đây?

A. Xây dựng pháp luật.

B. Phổ biến pháp luật.

C. Áp dụng pháp luật.

D. Sửa đổi pháp luật.

Đáp án: B

Câu 23. Việc làm nào dưới đây là biểu hiện cho nhà nước sử dụng pháp luật làm phương tiện quản lí xã hội?

A. Phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua các phương tiện truyền thông.

B. Chủ động đấu tranh, tố giác hành vi vi phạm pháp luật.

C. Chủ động tìm hiểu, cập nhật các thông tin pháp luật.

D. Thực hiện đúng các quyền và nghĩa vụ của các nhân.

Đáp án: A

Câu 24. Phương tiện nào dưới đây được xem là hiệu quả nhất để nhà nước quản lí xã hội?

A. Kế hoạch.

B. Chủ trương.

C. Đường lối.

D. Pháp luật.

Đáp án: D

Câu 25. Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ các quyền và

A. nghĩa vụ của mình.

B. nghĩa vụ cơ bản của mình.

C. lợi ích cơ bản của mình.

D. lợi ích hợp pháp của mình.

Đáp án: D

Câu 26. Hiến pháp là văn bản pháp luật quy định

A. các quyền cơ bản của công dân.

B. lợi ích và trách nhiệm của công dân.

C. lợi ích và nghĩa vụ cơ bản của công dân.

D. các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.

Đáp án: D

Câu 27. Pháp luật không những quy định về quyền của công dân mà còn quy định rõ

A. cách thức để công dân thực hiện quyền của mình.

B. phương tiện để công dân thực hiện quyền của mình.

C. hành động để công dân thực hiện quyền cuả mình.

D. việc làm để công dân thực hiện quyền của mình.

Đáp án: A

Câu 28. Người bị xử lí hành chính do không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông là biểu hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?

A. Tính quy phạm phổ biến.

B. Tính quyền lực, bắt buộc chung.

C. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.

D. Tính quy định, ràng buộc chung.

Đáp án: B

Câu 29. Chủ thể nào dưới đây sẽ đảm bảo cho pháp luật được thực hiện nghiêm minh?

A. Công dân.

B. Tổ chức.

C. Nhà nước.

D. Xã hội.

Đáp án: C

Câu 30. Bất kì ai trong điều kiện, hoàn cảnh nhất định cũng phải xử sự theo khuôn mẫu được pháp luật quy định là đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?

A. Tính quy phạm phổ biến.

B. Tính quyền lực.

C. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.

D. Tính xác định chặt chẽ về nôi dung.

Đáp án: A

Câu 31. Những người có hành vi trái pháp luật sẽ bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lí theo quy định của pháp luật là biểu hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật ?

A. Tính quy phạm phổ biến.

B. Tính quyền lực, bắt buộc chung.

C. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.

D. Tính xác định chặt chẽ về nội dung.

Đáp án: B

Câu 32. Bạn A thắc mắc, tại sao tại sao cả Hiến pháp và Luật Giáo dục đều quy định công dân có quyền và nghĩa vụ học tập? Em sẽ sử dụng đặc trưng nào dưới đây của pháp luật để giải thích cho bạn A?

A. Tính quyền lực.

B. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.

C. Tính quy phạm phổ biến.

D. Tính bắt buộc chung.

Đáp án: B

Câu 33. Để xử lý người có hành vi xâm hại đến lợi ích của giai cấp cầm quyền, nhà nước sẽ sử dụng quyền lực có tính cưỡng chế. Khẳng định này là nội dung nào dưới đây của pháp luật?

A. Đặc trưng của pháp luật.

B. Bản chất của pháp luật.

C. Vai trò của pháp luật.

D. Chức năng của pháp luật.

Đáp án: B

Câu 34. Pháp luật do nhà nước ban hành phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền. Nội dung đó thể hiện bản chất nào dưới đây của pháp luật?

A. Chính trị.

B. Kinh tế.

C. Xã hội.

D. Giai cấp.

Đáp án: D

Câu 35. Khi đạo đức trở thành nội dung của quy phạm pháp luật thì các giá trị đạo đức được nhà nước bảo đảm thực hiện bằng

A. sức ép của dư luận xã hội.

B. lương tâm của mỗi cá nhân.

C. niềm tin của mọi người trong xã hội.

D. sức mạnh quyền lực của nhà nước.

Đáp án: D

Câu 36. Dựa vào nội dung nào dưới đây của pháp luật mà nhà nước có thể kiểm tra, kiểm soát được các hoạt động của mọi công dân?

A. Đặc trưng của pháp luật.

B. Bản chất của pháp luật.

C. Chức năng của pháp luật.

D. Vai trò của pháp luật.

Đáp án: D

Câu 37. Công dân có thể thực hiện quyền kinh doanh phù hợp với khả năng, điều kiện của mình là biểu hiện pháp luật có vai trò nào dưới đây?

A. Là phương tiện để nhà nước quản lí xã hội.

B. Là phương tiện để nhà nước phát huy quyền lực của mình.

C. Là phương tiện để công dân bảo vệ quyền và nghĩa vụ của mình.

D. Là phương tiện để công dân bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Đáp án: D

Câu 38. Nhờ có luật sư tư vấn nên việc khiếu nại của gia đình ông B đã được giải quyết. Trường hợp này đã thể hiện pháp luật là phương tiện để công dân bảo vệ quyền và

A. nghĩa vụ của mình.

B. trách nhiệm của mình.

C. lợi ích hợp pháp của mình.

D. nghĩa vụ hợp pháp của mình.

Đáp án: C

Câu 39. Nhờ chị S có hiểu biết về pháp luật nên tranh chấp về đất đai giữa gia đình chị với gia đình anh B đã được giải quyết ổn thỏa. Trường hợp này cho thấy pháp luật đã thể hiện vai trò nào dưới đây?

A. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

B. Bảo vệ quyền và tài sản của công dân.

C. Bảo vệ quyền dân chủ của công dân.

D. Bảo vệ quyền tham gia và quản lý xã hội.

Đáp án: A

Câu 40. Việc xây dựng tủ sách pháp luật trong nhà trường nhằm mục đích nào dưới đây?

A. Ban hành pháp luật.

B. Sửa đổi pháp luật.

C. Phổ biến pháp luật.

D.Thực hiện pháp luật.

Đáp án: C

Câu 41. Pháp luật được xây dựng, ban hành và bảo đảm thực hiện bởi tổ chức nào sau đây?

A. Chính phủ

B. Quốc hội

C. Nhà nước

D. Đảng cầm quyền.

Đáp án: C

Câu 42. Trách nhiệm bảo đảm cho pháp luật được mọi người thi hành và tuân thủ trong thực thế thuộc về:

A. Tất cả mọi người.

B. Nhà nước.

C. Cơ quan hành Pháp.

D. Chính phủ.

Đáp án: B

Câu 43. Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự chung cho nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng:

A. Sức mạnh của quyền lực Nhà nước.

B. Ý chí của nhà nước.

C. Sức mạnh vũ lực của nhà nước.

D. Quy định của nhà nước.

Đáp án: A

Câu 44. Sức mạnh đặc trưng của pháp luật là

A. Tính thuyết phục

B. Hình Phạt

C. Tính công bằng

D. Quyền lực.

Đáp án: D

Câu 45. Pháp luật có tính

A. Quy phạm phổ biến

B. Quy định rộng

C. Ràng buộc phổ biến

D. Quy mô rộng khắp

Đáp án: A

Câu46. Đặc trưng nao của pháp luật khiến cho quy phạm pháp luật khác với quy phạm đạo đức?

A. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.

B. Tính quy phạm phổ biến.

C. Tính quyền lực bắt buộc chung.

D. Tính nhân văn , cao cả.

Đáp án: C

Câu 47. Văn bản có chứa quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành được gọi là:

A. Văn bản quy định pháp luật

B. Văn bản quy Phạm pháp luật

C. Văn bản thực hiện pháp luật

D. Văn bản áp dụng pháp luật

Đáp án: B

Câu 48. Khoản 1 Điều 16 Hiến pháp (2013) của nhà nước ta quy định “ Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật” đã thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật ?

A. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.

B. Tính quy phạm phổ biến.

C. Tính quyền lực, bắt buộc chung.

D. Tính nhân văn, cao cả.

Đáp án: B

Câu 49. Điều 19 Hiến pháp (2013) của nước ta quy định “Mọi người có quyền sống. Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái pháp luật” đã thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?

A. Tính quy phạm phổ biến

B. Tính nhân văn , nhân đạo

C. Tính quyền lực, bắt buộc chung. D.Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.

Đáp án: B

Câu 50. Đặc trưng nào của pháp luật đòi hỏi ngôn ngữ sử dụng trong văn bản quy phạm pháp luật phải chính xác, phổ thông và cách diễn đạt phải rõ ràng, dễ hiểu.

A. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.

B. Tính quy phạm phổ biến.

C. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.

D. Tính bắt buộc chung.

Đáp án: C

Câu 51. Luật cơ bản của nhà nước, có hiệu lực pháp lí cao nhất là:

A. Hiến pháp

B. Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

C. Bộ luật hình sự

D. Luật tổ chức Quốc hội.

Đáp án: A

Câu 52. Văn bản quy phạm pháp luật nào có hiệu lực pháp lí cao nhất trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật ở nước ta ?

A. Nghị quyết

B. Hiến pháp

C. Quyết định

D. Pháp lệnh.

Đáp án: B

Câu 53. Văn bản nào sau đây không phải là văn bản quy phạm pháp luật ?

A. Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội

B. Quyết định của Thủ tướng Chính Phủ

C. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

D. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp xã về thực hiện nhiệm vụ kinh tế – xã hội , quốc phòng – an ninh năm 2016 và chỉ tiêu kế hoạch năm 2017.

Đáp án: C

Câu 54. Văn bản nào dưới đây là văn bản quy phạm pháp luật?

A. Điệu lệ Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

B. Quyết định của Uỷ ban nhân dân tỉnh A về thực hiện lấp Ban chỉ đạo kì thi Trung học hổ thông Quốc gia năm 2017 tại địa phương.

C. Quyết định của Uỷ ban nhân dân tỉnh A về việc phê duyệt kế hoạch thời gian năm học 2016 – 2017 của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên tại địa phương.

D. Quyết định của Uỷ ban nhân dân tỉnh A quy định mức thu đối với các khoản phí, lệ phí trên địa bàn tỉnh.

Đáp án: D

Câu 55. Văn bản nào dưới đây không phải là văn bản quy phạm pháp luật?

A. Quyết định của Uỷ ban nhân dân tỉnh B ban hành quy chế làm việc cảu Ủy ban nhân dân tỉnh nhiệm kì 2016 – 2021

B. Quyết định của Uỷ ban nhân dân tỉnh B về việc bãi bỏ văn bản do Uỷ ban nhân dân tỉnh đã ban hành trước đó.

C.Chỉ thị 25/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách về bảo vệ môi trường.

D. Lệnh công bố hiến pháp của Chủ tịch nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Đáp án: C

Câu 56. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật nào dưới đây ?

A. Nghị quyết

B. Thông tư

C. Quyết định

D. Pháp lệnh.

Đáp án: A

Câu 57. Bộ luật tố tụng hình sự của nước ta do cơ quan nhà nước có thẩm quyền nào xây dựng , ban hành, sửa đổi?

A. Chính phủ

B. Uỷ ban thường vụ Quốc hội

C. Quốc hội

D. Chủ tịch nước.

Đáp án: C

Câu 58. Ở nước ta cơ quan nhà nước nào dưới đây có quyền công bố luật?

A. Chính phủ

B. Uỷ ban thường vụ Quốc hội

C. Quốc hội

D. Chủ tịch nước.

Đáp án: D

Câu 59. Bộ luật hình sự cảu nước ta thực hiện nay do cơ quan nhà nước có thẩm quyền nào công bố ?

A. Chủ tịch nước.

B. Quốc hội

C.Thủ tướng chính phủ

D. Chính phủ

Đáp án: B

Câu 60. Bộ luật dân sự của nước ta hiện nay do cơ quan nhà nước có thẩm quyền nào công bố ?

A. Quốc hội

B. Thủ tướng chính phủ

C. Chính phủ

D. Chủ tịch nước.

Đáp án: A

Câu 61. Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm do cơ quan nhà nước có thẩm quyền nào của nước ta công bố ?

A. Quốc hội

B. Thủ tướng chính phủ

C. Chính phủ

D. Chủ tịch nước.

Đáp án: D

Câu 62. Hiến pháp của nước ta hiện nay do cơ quan nhà nước có thẩm quyền nào công bố ?

A. Quốc hội

B. Thủ tướng chính phủ

C. Chủ tịch nước.

D. Chính phủ

Đáp án: A

Câu 63. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật nào dưới đây ?

A. Nghị quyết

B. Thông tư

C. Quyết định

D. Pháp luật

Đáp án: C

Câu 64. Ở nước ta, việc soạn thảo, thông qua Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp và thủ tục, trình tự giải thích Hiến pháp do cơ quan nào quy định ?

A. Chính phủ

B. Tòa án nhân dân tối cao

C. Quốc hội

D. Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.

Đáp án: C

Câu 65. Pháp luật luôn mang bản chất của

A. Giai cấp cầm quyền.

B. Giai cấp tiến bộ

C. Mọi giai cấp tầng lớp

D. Dân tộc

Đáp án: A

Câu 66. Pháp luật ở bất kì xã hội nào cũng đều mang

A. Tính giai cấp và tính lịch sử.

B. Bản chất giai cấp và bản chất thời đại.

C. Bản chất giai cấp và bản chất xã hội.

D. Bản chất của giai cấp chiếm số đông trong xã hội.

Đáp án: C

Câu 67. Các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền mà nhà nước đó là đại diện thể hiện điều gì ?

A. Bản chất xã hội của pháp luật

B. Bản chất giai cấp của pháp luật

C. Tính bắt buộc chung của pháp luật.

D. Tính quy phạm phổ biến của pháp luật.

Đáp án: B

Câu 68. Pháp luật do Nhà nước ta xây dựng và ban hành thể hiện ý chí, nhu cầu, lợi ích của ;

A. Đa số nhân dân.

B. Tất cả mọi người.

C. Đảng Cộng sản.

D. Giai cấp công nhân.

Đáp án: A

Câu 69. Bên cạnh bản chất giai cấp, pháp luật còn mang ban chất

A. Dân tộc

B. Xã hội

C. Thời đại

D. Nhân loại

Đáp án: B

Câu 70. Các quy phạm pháp luật bắt nguồn từ

A. Lợi ích của giai cấp cầm quyền

B. Nhu cầu, ý chí của Nhà nước.

C. Thực tiễn đời sống xã hội.

D. Nhu cầu phát triển kinh tế đất nước.

Đáp án: C

Câu 71. Nhân định nào sau đây nói lên mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức?

A. Pháp luật là đạo đức tối đa, đạo đức là pháp luật tối thiểu.

B. Đạo đức là pháp luật tối đa, pháp luật là đạo đức tối thiểu.

C. Pháp luật được thực hiện bằng cưỡng chế, đạo đức được thực hiện tự giác.

D. Pháp luật và đạo đức tồn tại song song, đều có vai trò quan trọng.

Đáp án: D

Câu 72. Pháp luật là một phương tiện đặc thù để thực hiện và bảo vệ

A. Xã hội

B. Các giá trị đạo đức

C. Đất nước

D. Các công dân.

Đáp án: B

Câu 73. Giữa đạo đức và pháp luật có điểm chung là đều

A. Gíup nhà nước quản lí xã hội hiệu quả

B. Thể hiện, bảo vệ các giá trị nhân văn và vì con người.

C. Cần phải được giáo dục, phổ biến cho mọi người.

D. Tác động làm thay đổi hành vi của con người.

Đáp án: B

Câu 74. Điều 185 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định “Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình” là biểu tượng của mối quan hệ giữa pháp luật và

A. Văn hóa

B. Dân tộc

C. Đạo đức

D. Truyền thống

Đáp án: C

Câu 75. Khoản 1 Điều 319 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định “Người nào đào phá mồ mả, chiếm đoạt những đồ vật để ở trong mộ, trên mộ hoặc có hành vi khác xâm phạm thi thể, mô mả, hài cốt, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm” là biểu hiện cho quan hệ giữa pháp luật và

A. Phong tục

B. Văn hóa

C.Tập quán

D. Đạo đức

Đáp án: D

Câu 76. Nhà quá nghèo, mẹ đang bị bệnh nặng, A đã lấy trộm tiền của một nhà cùng xóm để đưa mẹ đi chữa bệnh. Trong trường hợp này, hành động của A

A. Vừa vi phạm pháp luật vừa vi phạm đạo đức

B. Chỉ vi phạm pháp luật, không vi phạm đạo đức.

C. Là vi phạm pháp luật nhưng có thể tha thứ.

D. Cho thấy pháp luật và đạo đức

Đáp án: D

Câu 77. Tất cả các nhà nước đều quản lí xã hội chủ yếu bằng

A. Giáo dục

B. Công an, quân đội.

C. Pháp luật.

D. Chính sách và mệnh lệnh.

Đáp án: C

Câu 78. Nhà nước dựa vào đâu để vừa pháp huy được quyền lực của mình, vừa kiểm tra, kiểm soát được các hoạt động của mọi cá nhân, tổ chức , cơ quan

A. Giáo dục, thuyết phục.

B. Pháp luật.

C. Chủ trương, chính sách.

D. Cơ quan thi pháp luật.

Đáp án: B

Câu 79. Đối với nhà nước, phương pháp quản lí dân chủ và hiệu quả nhất là quản lí bằng.

A. Động viên, thuyết phục

B. Pháp luật

C. Tuyên truyền, giáo dục

D. Đạo đức.

Đáp án: B

Câu 80. Quyền và lợi ích hợp tác của công dân luôn được pháp luật quy định và

A. Ghi nhân

B. Bảo vệ

C. Thừa Nhận

D. Tôn trọng

Đáp án: B

Câu 81. Để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình một cách hiệu quả nhất, công dân cần:

A. Luôn luôn cảnh rác

B. Có nhiều tiền

C. Luôn luôn thận trọng.

D. Dựa vào pháp luật

Đáp án: D

Câu 82. H đã quyết định chia tay với M sau một thời gian yêu nhau. Sau đó M đã thường xuyên dùng hình ảnh , clip quay cảnh quan hệ giữa 2 người khi con đang yêu nhau để tống tiền H và đe dọa nếu H không đáp ứng yêu cầu sẽ phát tán các hình ảnh, clip lên mạng xã hội. Trong trường hợp này , H cần làm gì để bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của mình ?

A. Im lặng và bí mật đáp ứng các yêu cầu của M.

B. Kiên quyết không đáp ứng yêu cầu của M.

C. Chuyển tiền theo yêu cầu của M với điều kiện M phải xóa bỏ các hình ảnh, clip liên quan đến mình.

D. Bí mật báo công an giải quyết.

Đáp án: D

Câu 83. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải căn cứ vào đâu để buộc các chủ thể vi phạm pháp luật phải chịu trách nhiệm pháp lí về hành vi của mình ?

A.Quyền lực của mình

B. Pháp luật

C. Chính sách của mình.

D. Hành vi.

Đáp án: B

Câu 84. Uỷ ban nhân dân B đã ban hành quyết định cưỡng chế buộc Công ty A phải tháo dỡ công trình xây dựng sai so với thiết kế đã được phê duyệt trong giấy phép xây dựng. Trong trường hợp này, pháp luật đã thể hiện vai trò nào dưới đây?

A. Phương tiện để Nhà nước quản lí xã hội.

B. Phương tiện để công dân thực hiện quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

C. Phương tiện để công dân bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

D. Phương tiện để Nhà nước bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Đáp án: A

Câu 85. Uỷ ban nhân dân phường X đã lập viên bản xử phạt vi phạm hành chính và đình chỉ thi công đối với công trình đang thi công mà không có giấy phép xây dựng của ông T. Trong trường hợp này,pháp luật đã thể hiện vai trò nào dưới đây ?

A. Phương tiện để Nhà nước quản lí xã hội.

B. Phương tiện để công dân thực hiện quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

C. Phương tiện để công dân bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

D. Phương tiện để Nhà nước bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Đáp án: A

Câu 86. Sau khi ủy ban nhân dân huyện A ra quyết định trái pháp luật về việc thu hồi 300 mét vuông đất của nhà bà T giao cho Công ty Đ. Bà T đã nộp đơn khởi kiện lên Tòa án nhân dân huyện A đòi Uỷ ban nhân dân huyện A phải hủy bỏ quyết định thu hồi đất trái pháp luật nêu trên. Trong trường hợp này, bà T đã dựa vào pháp luật để

A. Ngăn chặn hành vi trái pháp luật

B. Thực hiện quyền tố cáo của mình

C. Thúc đẩy vai trò quản lí của Nhà nước.

D. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Đáp án: D

Câu 87. Ông B cho ông H thuê nhà để ở và kinh doanh. Sau khi kết thúc hợp đồng, ông B đã nhiều lần đòi nhà nhưng ông H không chịu trả lại nhà cho ông B. Trong trường hợp này , ông B cần phải làm gì ?

A.Mời công an đến giải quyết

B. Kêu người đến đuổi ông H ra khỏi nhà của mình

C. Thương lượng với ông H để gia hạn hợp đồng thêu nhà.

D. Làm đơn khởi kiện ôn H lên Tòa án nhân dân huyện để đòi lại nahf.

Đáp án: D

Câu 88. Bà M cho ông D cạnh nhà vay 200 triệu đồng, ông D đã viết giấy vay tiền và ghi rõ thời gian trả. Đến thời hạn trả tiền , bà M đã nhiều lần đến đòi nhưng ông D không chịu trả tiền cho bà M. Trong trường hợp này, bà M cần phải làm gì ?

A. Nhờ công an giải quyết

B. Nhờ Uỷ ban nhân dân phường giải quyết.

C. Thuê người chuyên đòi nợ thuê đến tìm ông D đòi nợ giúp mình

D. Làm đơn khởi kiện ông D lên tòa án nhân dân quận để đòi lại tiền.

Đáp án: D

Câu 89. A và B yêu nhau và muốn kết hôn với nhau nhưng bị gia đình 2 bên phản đối với lí do là giữa hai người có quan hệ họ hàng. A và B vẫn quyết định kết hôn với nhau với lí do quan hệ họ hàng giữa hai người đã ngoài phạm vi năm đời, do đó việc kết hôn giữa họ không vi phạm quy định của Luật Hôn nhân và gia đình. Trong trường hợp này, pháp luật là phương tiện để A và B

A. Thuyết phục hai bên gia đình chấp nhận

B. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

C. Bác bỏ lí do cấm đoán của hai bên gia đình.

D.Thách thức sự cấm đoán của hai bên gia đình.

Đáp án: B

Câu 90. Tòa án nhân dân thành phố H mở phiên tòa xét xử sơ thẩm và tuyên phạt bị cáo V 5 năm tù giam về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” theo quy định tại Điều 258 , khoản 2 – Bộ luật hình sự. Trong trường hợp này pháp luật đã thể hiện vai trò là phương tiện để Nhà nước

A. Quản lí xã hội’

B. Trừng phạt người phạm tội

C. Quản lí công dân

D.Thể hiện quyền lực

Đáp án: B

Câu 91. Tòa án nhân dân tỉnh A mở phiên tòa xét xử và tuyên phạt bị cáo Nguyễn Văn C 14 năm tù về các tội “ cướp tài sản” và “cố ý gây thương tích”. Trong trường hợp này , pháp luật đã thể hiện vai trò là phương tiện để Nhà nước.

A. Quản lí xã hội

B.trừng phạt người phạm tội

C. Quản lí công dân

D. Thể hiện quyền lực.

Đáp án: B

Câu 92. Pháp luật có đặc điểm là

A. vì sự phát triển của xã hội.

B. bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội.

C. pháp luật có tính quy phạm phổ biến.

D. mang bản chất giai cấp và bản chất xã hội.

Đáp án: C

Câu 93. Bản chất xã hội của pháp luật thể hiện ở pháp luật

A. được ban hành vì sự phát triển của xã hội.

B. phản ánh những nhu cầu, lợi ích của các tầng lớp trong xã hội.

C. bảo vệ quyền tự do, dân chủ rộng rãi cho nhân dân lao động.

D. bắt nguồn từ xã hội, do các thành viên của xã hội thực hiện.

Đáp án: D

Câu 94. Những chuẩn mực đạo đức như thế nào được nhà nước đưa vào các quy định của pháp luật?

A. Có tính phổ biến, quyền lực chung.

B. Phù hợp với sự phát triển và tiến bộ xã hội.

C. Phản ánh phong tục tập quán của từng vùng miền.

D. Có tính phổ biến, phù hợp với sự phát triển và tiến bộ xã hội.

Đáp án: D

Câu 95. Người có hành vi trộm cắp phải chịu trách nhiệm pháp lý hay trách nhiệm đạo đức?

A. Trách nhiệm pháp lý.

B. Không phải chịu trách nhiệm nào cả.

C. Cả trách nhiệm pháp lý và trách nhiệm đạo đức.

B. Chỉ chịu trách nhiệm đạo đức nếu trộm cắp tài sản có giá trị nhỏ.

Đáp án: A

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 1064

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống