Xem toàn bộ tài liệu Lớp 11: tại đây
Câu 1. Từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868, đặc điểm bao trùm của nền kinh tế Nhật Bản là gì?
A. Nông nghiệp lạc hậu
B. Công nghiệp phát triển
C. Thương mại hàng hóa
D. Sản xuất quy mô lớn
Đáp án: A
Giải thích: Mục 1 Trang 4 SGK Lịch sử 11 cơ bản
Câu 2. Nội dung nào không phản ánh đúng nét mới của kinh tế Nhật Bản từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868?
A. Công trường thủ công xuất hiện ngày càng nhiều
B. Kinh tế hàng hóa phát triển mạnh
C. Tư bản nước ngoài đầu tư nhiều ở Nhật Bản
D. Những mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển
Đáp án: C
Giải thích: Mục 1 Trang 4 SGK Lịch sử 11 cơ bản
Câu 3. Nội dung nào không phản ánh đúng tình hình kinh tế của Nhật Bản từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868?
A. Nông nghiệp vẫn dựa trên quan hệ sản xuất phong kiến lạc hậu
B. Công trường thủ công xuất hiện ngày càng nhiều
C. Mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển nhanh chóng
D. Sản xuất công nghiệp theo dây chuyền chuyên môn hóa
Đáp án: D
Giải thích: Mục 1 Trang 4 SGK Lịch sử 11 cơ bản
Câu 4. Xã hội Nhật Bản từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868 có điểm gì nổi bật?
A. Nhiều đảng phái chính trị được thành lập
B. Chế độ đẳng cấp vẫn được duy trì
C. Nông dân là lực lượng chủ yếu chống chế độ phong kiến
D. Tư sản công thương nắm quyền lực kinh tế và chính trị
Đáp án: B
Giải thích: Mục 1 Trang 4 SGK Lịch sử 11 cơ bản
Câu 5. Từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868, tầng lớp nào trong xã hội Nhật Bản đã dần tư sản hóa?
A. Đaimyô (quý tộc phong kiến lớn)
B. Samurai (võ sĩ)
C. Địa chủ vừa và nhỏ
D. Quý tộc
Đáp án: B
Giải thích: Mục 1 Trang 4 SGK Lịch sử 11 cơ bản
Câu 6. Đến giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản là một quốc gia
A. phong kiến quân phiệt
B. công nghiệp phát triển
C. phong kiến trì trệ, bảo thủ
D. tư bản chủ nghĩa
Đáp án: C
Giải thích: Mục 1 Trang 5 SGK Lịch sử 11 cơ bản
Câu 7. Người đứng đầu chế độ Mạc phủ ở Nhật Bản được gọi là
A. Thiên hoàng B. Sôgun (Tướng quân)
C. Nữ hoàng D. Vua
Đáp án: B
Giải thích: Mục 1 Trang 5 SGK Lịch sử 11 cơ bản
Câu 8. Đến giữa thế kỉ XIX, vị trí tối cao ở Nhật Bản thuộc về
A. Thủ tướng B. Sôgun (Tướng quân)
C. Thiên hoàng D. Nữ hoàng
Đáp án: C
Giải thích: Mục 1 Trang 5 SGK Lịch sử 11 cơ bản
Câu 9. Đến giữa thế kỉ XIX, quyền lực thực tế ở Nhật Bản thuộc về
A. Thủ tướng B. Sôgun (Tướng quân)
C. Thiên hoàng D. Nữ hoàng
Đáp án: B
Giải thích: Mục 1 Trang 5 SGK Lịch sử 11 cơ bản
Câu 10. Vào giữa thế kỉ XIX, để ép Nhật Bản phải “mở cửa”, các nước tư bản phương Tây đã
A. tiến hành đàm phán ngoại giao.
B. dùng áp lực quân sự.
C. tiến hành chiến tranh xâm lược.
D. phá hoại kinh tế.
Đáp án: B
Giải thích: Mục 1 Trang 5 SGK Lịch sử 11 cơ bản
Câu 11. Nội dung nào dưới đây phản ánh khái quát nhất tình hình xã hội Nhật Bản giữa thế kỉ XIX?
A. Xã hội ổn định do chính sách cai trị của Mạc phủ Tôkugaoa
B. Tồn tại nhiều mâu thuẫn ở tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội
C. Mâu thuẫn gay gắt giữa nông dân với lãnh chúa phong kiến
D. Mâu thuẫn gay gắt giữa nông dân với địa chủ phong kiến
Đáp án: B
Giải thích: Mục 1 Trang 4 SGK Lịch sử 11 cơ bản
Câu 12. Những mâu thuẫn gay gắt về kinh tế, chính trị, xã hội tồn tại ở Nhật Bản vào giữa thế kỉ XIX là do
A. sự tồn tại và kìm hãm của chế độ phong kiến Mạc phủ
B. áp lực quân sự ép “mở cửa” của các nước phương Tây
C. sự chống đối của giai cấp tư sản đối với chế độ phong kiến
D. làn sóng phản đối và đấu tranh mạnh mẽ của nhân dân
Đáp án: A
Giải thích: Mục 1 Trang 5 SGK Lịch sử 11 cơ bản