Chương 2: Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến hết Chiến tranh thế giới thứ nhất (1918)

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 11: tại đây

Câu 26. Sau khi triều đình Huế kí Hiệp ước Hácmăng (1883) và Hiệp ước Patơnốt (1884), phái chủ chiến trong triều đình do ai đứng đầu vẫn hi vọng khôi phục chủ quyền và chờ thời cơ tới?

A. Vua Hàm Nghi.

B. Nguyễn Văn Tường,

C. Vua Duy Tân.

D. Tôn Thất Thuyết.

Đáp án: D

Giải thích: Sau khi triều đình Huế kí Hiệp ước Hácmăng (1883) và Hiệp ước Patơnốt (1884), phái chủ chiến trong triều đình do Tôn Thất Thuyết đứng đầu vẫn hi vọng khôi phục chủ quyền và chờ thời cơ tới.

Câu 27. Chiếu Cần vương kêu gọi đồng bào, tướng lĩnh, sĩ phu ra sức giúp vua cứu nước được ban hành bởi

A. vua Hàm Nghi.

B. vua Duy Tân.

C. vua Thành Thái.

D. vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết.

Đáp án: D

Giải thích: Chiếu Cần vương kêu gọi đồng bào, tướng lĩnh, sĩ phu ra sức giúp vua cứu nước được ban hành bởi vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết.

Câu 28. Trong phong trào Cần vương cuối thế kỉ XIX, cuộc khởi nghĩa nào có quy mô lớn nhất?

A. Khởi nghĩa Hùng Lĩnh.

B. Khởi nghĩa Hương Khê.

C. Khởi nghĩa Ba Đình.

D. Khởi nghĩa Bãi Sậy.

Đáp án: B

Giải thích: Khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa có quy mô lớn nhất và cũng là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương cuối thế kỉ XIX.

Câu 29. Vị tướng nào trong cuộc khởi nghĩa Hương Khê đã nghiên cứu chế tạo thành công súng trường theo mẫu của Pháp?

A. Phan Đình Phùng.

B. Đinh Công Tráng.

C. Cao Thắng.

D. Nguyễn Thiện Thuật.

Đáp án: C

Giải thích: Cao Thắng là người đã cùng các thợ rèn làng Trung Lương và Vân Chàng nghiên cứu chế tạo thành công súng trường theo mẫu của Pháp.

Câu 30. Ai là người khởi xướng phong trào yêu nước ở Việt Nam theo khuynh hướng dân chủ tư sản bằng bạo động vũ trang?

A. Phan Bội Châu.

B. Phan Châu Trinh,

C. Nguyễn Ái Quốc.

D. Lương Văn Can.

Đáp án: A

Giải thích: Phan Bội Châu là người khởi xướng phong trào yêu nước ở Việt Nam theo khuynh hướng dân chủ tư sản bằng bạo động vũ trang.

Câu 31. Tháng 2-1859, thực dân Pháp mở cuộc tấn công địa phương nào của nước ta?

A. Đà Nẵng.

B. Miền Bắc.

C. Gia Định.

D. Hà Nội.

Đáp án: C

Giải thích: Tháng 2-1859, thực dân Pháp tấn công Gia Định.

Câu 32. Triều Nguyễn thừa nhận 3 tỉnh miền Đông Nam Kì là đất thuộc Pháp trong Hiệp ước nào?

A. Hiệp ước Nhâm Tuất.

B. Hiệp ước Giáp Tuất.

C. Hiệp ước Hác-măng.

D. Hiệp ước Pa-tơ-nốt..

Đáp án: A

Giải thích: Theo Hiệp ước Nhâm Tuất, triều Nguyễn thừa nhận 3 tỉnh miền Đông Nam Kì là đất thuộc Pháp.

Câu 33. Thực dân Pháp đã lợi dụng các điều khoản của hiệp ước nào để chuẩn bị xâm lược Việt Nam?

A. Hiệp ước Mácxây (1788).

B. Hiệp ước Vécxai (1787).

C. Hiệp ước Hácmăng (1883).

D. Hiệp ước Patơnốt (1884).

Đáp án: B

Giải thích: Lợi dụng các điều khoản của Hiệp ước Vécxai (1787) mà chúa Nguyễn đã kí với Pháp, thực dân Pháp đã chuẩn bị công cuộc xâm lược Việt Nam.

Câu 34. Vì sao cuối thế kỉ XVIII, thực dân Pháp không thực hiện được ý đồ xâm lược Việt Nam?

A. Vì chúng chưa chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cho cuộc chiến tranh xâm lược.

B. Vì triều đại phong kiến Việt Nam còn mạnh

C. Vì chúng chưa có thế lực nội ứng ở Việt Nam.

D. Vì những diễn biến chính trị năm 1789 và điều kiện khó khăn về kinh tế tài chính.

Đáp án: D

Giải thích: Cuối thế kỉ XVIII, thực dân Pháp không thực hiện được ý đồ xâm lược Việt Nam vì cách mạng tư sản Pháp bùng nổ (năm 1789) và điều kiện khó khăn về kinh tế tài chính.

Câu 35. Người được cử làm tổng chỉ huy mặt trận Quảng Nam – Đà Nẵng để lo việc chống giặc trong những ngày đầu thực dân Pháp xâm lược Việt Nam là

A. Tôn Thất Thuyết.

B. Hoàng Diệu,

C. Phan Thanh Giản.

D. Nguyễn Tri Phương.

Đáp án: D

Giải thích: Người được cử làm tổng chỉ huy mặt trận Quảng Nam – Đà Nẵng để lo việc chống giặc trong những ngày đầu thực dân Pháp xâm lược Việt Nam là Nguyễn Tri Phương.

Câu 36. Thực dân Pháp đánh chiếm thành Hà Nội lần thứ nhất vào năm nào, lúc đó ai là Tổng đốc thành Hà Nội?

A. Năm 1873, Tổng đốc thành Hà Nội là Nguyễn Tri Phương.

B. Năm 1874, Tổng đốc thành Hà Nội là Hoàng Diệu,

C. Năm 1875, Tổng đốc thành Hà Nội là Tôn Thất Thuyết.

D. Năm 1874, Tổng đốc thành Hà Nội là Lưu Vĩnh Phúc.

Đáp án: A

Giải thích: Thực dân Pháp đánh chiếm thành Hà Nội lần thứ nhất vào năm 1873, lúc đó Nguyễn Tri Phương là Tổng đốc thành Hà Nội.

Câu 37. Thực dân Pháp đánh chiếm thành Hà Nội lần thứ hai vào năm nào, lúc đó ai là Tổng đốc thành Hà Nội?

A. Năm 1883, Tổng đốc thành Hà Nội là Nguyễn Tri Phương.

B. Năm 1882, Tổng đốc thành Hà Nội là Hoàng Diệu.

C. Năm 1885, Tổng đốc thành Hà Nội là Tôn Thất thuyết.

D. Năm 1884, Tổng đốc thành Hà Nội là Lưu Vĩnh Phúc.

Đáp án: B

Giải thích: Thực dân Pháp đánh chiếm thành Hà Nội lần thứ nhất vào năm 1882, lúc đó Hoàng Diệu là Tổng đốc thành Hà Nội.

Câu 38. Quyền “bảo hộ” của Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì được triều đình Huế chính thức thừa nhận qua

A. Hiệp ước Giáp Tuất (1874).

B. Hiệp ước Hácmăng (1883).

C. Hiệp ước Patơnốt (1884).

D. Hiệp ước Thiên Tân (1884).

Đáp án: B

Giải thích: Quyền “bảo hộ” của Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì được triều đình Huế chính thức thừa nhận qua Hiệp ước Hácmăng (1883).

Câu 39. Mục tiêu của phong trào Cần vương thế kỉ XIX ở Việt Nam là

A. phò vua, cứu nước.

B. giải phóng dân tộc.

C. chống triều đình Huế.

D. chống các thế lực phản động trong nước.

Đáp án: A

Giải thích: Mục tiêu của phong trào Cần vương cuối thế kỉ XIX ở Việt Nam là phò vua, cứu nước.

Câu 40. Cuộc khởi nghĩa nào dưới đây nổ ra trước khi chiếu Cần vương được ban bố?

A. Khởi nghĩa Hùng Lĩnh.

B. Khởi nghĩa Hương Khê.

C. Khởi nghĩa Ba Đình.

D. Khởi nghĩa Bãi Sậy.

Đáp án: D

Giải thích: Khởi nghĩa Bãi Sậy bùng nổ năm 1883, trước khi chiếu Cần vương được ban bố (năm 1885).

Câu 41. Cuộc khởi nghĩa nào dưới đây tồn tại lâu nhất trong số các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương?

A. Khởi nghĩa Hùng Lĩnh.

B. Khởi nghĩa Hương Khê.

C. Khởi nghĩa Ba Đình.

D. Khởi nghĩa Bãi Sậy.

Đáp án: B

Giải thích: Khởi nghĩa Hương Khê (1885 – 1896) là cuộc khởi nghĩa tồn tại lâu nhất trong phong trào Cần vương, tồn tại cùng với thời gian của phong trào.

Câu 42. Sắp xếp theo thứ tự thời gian kết thúc (từ trước đến sau) các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương:

A. Khởi nghĩa Ba Đình – khởi nghĩa Bãi Sậy – khởi nghĩa Hương Khê.

B. Khởi nghĩa Bãi Sậy – khởi nghĩa Ba Đình – khởi nghĩa Hương Khê.

C. Khởi nghĩa Bãi Sậy – khởi nghĩa Hương Khê – khởi nghĩa Ba Đình.

D. Khởi nghĩa Hương Khê – khởi nghĩa Ba Đình – khởi nghĩa Bãi Sậy.

Đáp án: A

Giải thích: Khởi nghĩa Ba Đình (1886 – 1887), khởi nghĩa Bãi Sậy (1883 – 1892), khởi nghĩa Hương Khê (1885 – 1896)

Câu 43. Cuộc khởi nghĩa nào trong phong trào Cần vương cuối thế kỉ XIX được đánh dấu là bước phát triển cao nhất và khi nó thất bại cũng đánh dấu sự kết thúc của phong trào Cần vương trên phạm vi cả nước?

A. Khởi nghĩa Hùng Lĩnh.

B. Khởi nghĩa Hương Khê.

C. Khởi nghĩa Ba Đình.

D. Khởi nghĩa Bãi Sậy.

Đáp án: B

Giải thích: Khởi nghĩa Hương Khê được đánh dấu là bước phát triển cao nhất trong phong trào Cần vương cuối thế kỉ XIX và khi nó thất bại cũng đánh dấu sự kết thúc của phong trào Cần vương trên phạm vi cả nước.

Câu 44. Nguyên nhân cơ bản nhất làm cho phong trào đấu tranh của nhân dân ta từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918 đều bị thất bại là

A. thiếu sự liên minh giữa giai cấp công nhân với nông dân.

B. thiếu sự lãnh đạo của một giai cấp tiên tiến cách mạng.

C. thực dân Pháp còn mạnh, lực lượng cách mạng còn non yếu.

D. ý thức hệ phong kiến trở nên lỗi thời, lạc hậu.

Đáp án: B

Giải thích: Nguyên nhân cơ bản nhất làm cho phong trào đấu tranh của nhân dân ta từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918 đều bị thất bại là thiếu sự lãnh đạo của một giai cấp tiên tiến cách mạng.

Câu 45. Hạn chế lớn nhất trong quá trình hoạt động cứu nước của Phan Bội Châu là

A. sử dụng bạo động chưa có cơ sở chính đáng.

B. ý đồ cầu viện Nhật Bản để đánh đuổi Pháp.

C. tìm đến Nhật Bản chưa đúng thời điểm.

D. chưa thấy được sứ mệnh của dân tộc.

Đáp án: B

Giải thích: Hạn chế lớn nhất trong quá trình hoạt động cứu nước của Phan Bội Châu là ý đồ cầu viện Nhật Bản để đánh đuổi Pháp. Bản chất Nhật cũng là một nước đế quốc nên việc dựa vào đế quốc Nhật để đánh đuổi đế quốc Pháp chẳng khác gì “đuổi hổ cửa trước, rước beo cửa sau”.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 1003

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống