Chương 3: Những thành tựu văn hóa thời cận đại

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 11: tại đây

Câu 13. Chủ nghĩa Mác – Lê nin là cương lĩnh cách mạng cho

A. cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa.

B. cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản, xây dựng chủ nghĩa cộng sản.

C. cuộc đấu tranh giải phóng giai cấp tư sản khỏi chế độ phong kiến.

D. cuộc đấu tranh vì hoà bình và tiến bộ xã hội.

Đáp án: B

Giải thích: Chủ nghĩa Mác – Lênin là cương lĩnh cách mạng cho cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản, xây dựng chủ nghĩa cộng sản.

Câu 14. “Vô sản tất cả các nước đoàn kết lại”, đó là chủ trương của

A. Quốc tế thứ nhất.

B. Quốc tế thứ hai.

C. Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản.

D. Quốc tế thứ ba.

Đáp án: C

Giải thích: “Vô sản tất cả các nước đoàn kết lại” là chủ trương của Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản.

Câu 15. Một cuộc tấn công “chọc trời” của giai cấp vô sản diễn ra vào ngày 18-3-1871, đó là sự kiện nào?

A. Phong trào Hiến chương ở Anh.

B. Phong trào Sơ-lê-din ở Đức.

C. Phong trào Li-ông ở Pháp.

D. Công xã Pa-ri (Pháp).

Đáp án: D

Giải thích: Công xã Pa-ri (Pháp, 1871) được coi là một cuộc tấn công “chọc trời” của giai cấp vô sản đối với chủ nghĩa tư bản.

Câu 16. Số phận chung của Ấn Độ và Trung Quốc giữa thế kỉ XIX là

A. bị thực dân Pháp xâm lược.

B. bị thực dân Anh xâm lược.

C. bị thực dân Tây Ban Nha xâm lược.

D. bị thực dân Bồ Đào Nha thôn tính.

Đáp án: B

Giải thích: Số phận chung của Ấn Độ và Trung Quốc giữa thế kỉ XIX là bị thực dân Anh xâm lược.

Câu 17. Linh hồn của Quốc tế thứ nhất là

A. Các Mác.     B. Ăng-ghen.

C. Lê nin.     D. Hồ Chí Minh.

Đáp án: A

Giải thích: Linh hồn của Quốc tế thứ nhất là Các Mác.

Câu 18. Sự kiện có tác dụng thúc đẩy việc tiến hành cải cách Nhật Bản theo con đường tư bản chủ nghĩa là

A. Nhật Bản được các nước phương Tây viện trợ về kinh tế và quân sự.

B. Nhật Bản lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng vào giữa thế kỉ XIX.

C. Nhật Bản không muốn duy trì chế độ phong kiến.

D. Nhật Bản đã có cuộc Cải cách Minh Trị.

Đáp án: B

Giải thích: Sự kiện có tác dụng thúc đẩy việc tiến hành cải cách Nhật Bản theo con đường tư bản chủ nghĩa là Nhật Bản lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng vào giữa thế kỉ XIX.

Câu 19. Kết quả lớn nhất của Chiến tranh giành độc lập của các thuộc Anh ở Bắc Mĩ năm 1775 – 1783 là gì?

A. Buộc thực dân Anh phải rút quân khỏi Bắc Mĩ.

B. Nước Mĩ tuyên bố độc lập và đi lên tư bản chủ nghĩa.

C. Bắc Mĩ giành độc lập, Hợp chủng quốc Hoa Kì ra đời.

D. Bắc Mĩ thông qua Tuyên ngôn Độc lập.

Đáp án: C

Giải thích: Kết quả lớn nhất của Chiến tranh giành độc lập của các thuộc Anh ở Bắc Mĩ năm 1775 – 1783 là Bắc Mĩ giành độc lập, Hợp chúng quốc Hoa Kì ra đời.

Câu 20. Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, Nhật Bản dựa vào sức mạnh trên các lĩnh vực nào để thi hành chính sách xâm lược và bành trướng?

A. Sức mạnh về kinh tế, chính trị và văn hoá.

B. Sức mạnh về quân sự và chính trị và văn hóa.

C. Sức mạnh về khoa học – kĩ thuật và quân sự.

D. Sức mạnh về kinh tế, chính trị và quân sự.

Đáp án: D

Giải thích: Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, dựa vào sức mạnh về kinh tế, chính trị và quân sự, Nhật Bản đã tiến hành chính sách xâm lược và bành trướng lãnh thổ ra bên ngoài.

Câu 21. Vào thế kỉ XV – XVI, hai nước ở Đông Nam Á bị thực dân Tây Ban Nha xâm lược là:

A. Mã Lai và In-đô-nê-xi-a.

B. In-đô-nê-xi-a và Phi-líp-pin.

C. Phi-líp-pin và Xin-ga-po.

D. In-đô-nê-xi-a và Xin-ga-po.

Đáp án: B

Giải thích: Vào thế kỉ XV – XVI, hai nước ở Đông Nam Á bị thực dân Tây Ban Nha xâm lược là In-đô-nê-xi-a và Phi-líp-pin.

Câu 22. Tôn Trung Sơn là vị lãnh đạo của

A. Chiến tranh thuốc phiện ở Trung Quốc.

B. cuộc vận động Duy tân ở Trung Quốc.

C. Cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc.

D. cuộc vận động dân tộc, dân chủ ở Trung Quốc.

Đáp án: C

Giải thích: Tôn Trung Sơn là vị lãnh đạo của Cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc.

Câu 23. Để giải quyết những mâu thuẫn xung quanh vấn đề thị trường và thuộc địa, các nước đế quốc đã

A. mở các cuộc chiến tranh xâm lược các nước.

B. tiến hành những cải cách kinh tế – xã hội.

C. gây ra Chiến tranh thế giới thứ nhất.

D. thành lập các khối liên minh kinh tế – chính trị.

Đáp án: C

Giải thích: Để giải quyết những mâu thuẫn xung quanh vấn đề thị trường và thuộc địa, các nước đế quốc đã gây ra Chiến tranh thế giới thứ nhất.

Câu 24. Năm 1889, tổ chức nào ra đời ở Mĩ La tinh?

A. “Châu Mĩ của người châu Mĩ.

B. “Châu Mĩ là sân sau êm đềm của Mĩ.

C. “Liên minh tôn giáo của các nước cộng hoà châu Mĩ.

D. “Liên minh dân tộc các nước cộng hoà châu Mĩ.

Đáp án: D

Giải thích: Năm 1889, Mĩ lập ra “Liên minh dân tộc các nước cộng hoà châu Mĩ” để biến Mĩ Latinh thành “sân sau” của mình.

Câu 25. Từ năm 1885 đến năm 1905, Đảng Quốc đại ở Ấn Độ phản đối phương pháp đấu tranh nào?

A. Phương pháp đấu tranh ôn hoà.

B. Phương pháp đấu tranh chính trị.

C. Phương pháp đấu tranh bất bạo động.

D. Phương pháp đấu tranh bạo lực.

Đáp án: D

Giải thích: Từ năm 1885 đến năm 1905, Đảng Quốc đại ở Ấn Độ phản đối phương pháp đấu tranh bạo lực.

Câu 26. Nội dung nào không phản ánh đúng ý nghĩa của Cách mạng Tân Hợi năm 1911 ở Trung Quốc?

A. Lật đổ triều Mãn Thanh tồn tại nhiều thế kỉ ở Trung Quốc.

B. Chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế ở Trung Quốc.

C. Đánh bại hoàn toàn các nước đế quốc xâm lược, giải phóng nhân dân Trung Quốc.

D. Có ảnh hưởng nhất định đến cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở một số nước châu Á.

Đáp án: C

Giải thích: Cách mạng Tân Hợi năm 1911 ở Trung Quốc không đề cập đến vấn đề đánh bại các nước đế quốc xâm lược Trung Quốc.

Câu 27. Mâu thuẫn cơ bản trong xã hội tư bản chủ nghĩa là

A. mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và giai cấp phong kiến.

B. mâu thuẫn giữa giai cấp nông dân với giai cấp tư sản.

C. mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân với giai cấp tư sản.

D. mâu thuẫn giữa giai cấp nông dân với giai cấp địa chủ.

Đáp án: D

Giải thích: Mâu thuẫn cơ bản trong xã hội tư bản chủ nghĩa là mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân với giai cấp tư sản.

Câu 28. Tác dụng to lớn nhất của cuộc Duy tân Minh Trị (1868) ở Nhật Bản là

A. chấn hưng được nền kinh tế Nhật Bản.

B. chấn hưng được nền giáo đục Nhật Bản.

C. đưa nước Nhật thoát khỏi số phận bị các nước phương Tây xâm lược và trở thành nước tư bản chủ nghĩa.

D. ổn định được đời sống chính trị – xã hội cho nhân dân Nhật Bản.

Đáp án: C

Giải thích: Tác dụng to lớn nhất của cuộc Duy tân Minh Trị (1868) ở Nhật Bản là đưa nước Nhật thoát khỏi số phận bị các nước phương Tây xâm lược và trở thành một nước đế quốc ở châu Á.

Câu 29. Một trong những điểm tích cực của cách mạng tư sản thời cận đại là

A. xoá bỏ chế độ phong kiến, xác lập chế độ tư bản chủ nghĩa.

B. tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế, chính trị.

C. đưa loài người bước vào nền văn minh mới: văn minh công nghiệp.

D. đưa giai cấp tư sản lên vũ đài chính trị.

Đáp án: C

Giải thích: Một trong những điểm tích cực của cách mạng tư sản thời cận đại là đưa loài người bước vào nền văn minh mới: văn minh công nghiệp.

Câu 30. Sự kiện nào làm cho Trung Quốc từ một nước phong kiến độc lập trở thành một nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến?

A. Chính quyền Mãn Thanh kí Hiệp ước Nam Kinh (1842).

B. Chính quyền Mãn Thanh kí Điều ước Tân Sửu (1901).

C. Chính quyền Mãn Thanh sụp đổ (1912).

D. Cách mạng Tân Hợi bùng nổ (1911).

Đáp án: A

Giải thích: Thất bại trong cuộc Chiến tranh thuốc phiện (1840 – 1842), chính quyền Mãn Thanh buộc phải kí Hiệp ước Nam Kinh (1842). Hiệp ước này đã biến Trung Quốc từ một nước phong kiến độc lập trở thành một nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến.

Câu 31. Quốc gia nào ở Đông Nam Á không trở thành thuộc địa của chủ nghĩa thực dân vào cuối thế kỉ XIX?

A. Mã Lai.

B. Việt Nam.

C. Xiêm.

D. Miến Điện.

Đáp án: C

Giải thích: Vào cuối thế kỉ XIX, Xiêm là nước duy nhất ở ở Đông Nam Á không trở thành thuộc địa của chủ nghĩa thực dân nhờ tiến hành cải cách trên nhiều lĩnh vực và thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo.

Câu 32. Điểm tương đồng trong cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp của ba nước Đông Dương cuối thế kỉ XIX là

A. biểu lộ tinh thần đoàn kết của nhân dân ba nước Đông Dương.

B. mang tính chất tự phát, do sĩ phu phong kiến hay nông dân lãnh đạo.

C. sử dụng bạo lực cách mạng còn hạn chế.

D. mang tính tự giác, do giai cấp vô sản lãnh đạo.

Đáp án: B

Giải thích: Điểm tương đồng trong cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp của ba nước Đông Dương cuối thế kỉ XIX là mang tính chất tự phát, do sĩ phu phong kiến hay nông dân lãnh đạo.

Câu 33. Nguyên nhân sâu xa làm bùng nổ các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại là

A. mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất tư bản chủ nghĩa với quan hệ sản xuất phong kiến.

B. mâu thuẫn giữa quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa với lực lượng sản xuất phong kiến.

C. mâu thuẫn giữa nông dân với chế độ phong kiến.

D. mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản với giai cấp tư sản.

Đáp án: A

Giải thích: Mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất tư bản chủ nghĩa tiên tiến với quan hệ sản xuất phong kiến lỗi thời chính là nguyên nhân sâu xa làm bùng nổ các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại

Câu 34. “Sống trong lao động hoặc chết trong chiến đấu!”, đó là khẩu hiệu đấu tranh của công nhân nước nào ở nửa đầu thế kỉ XIX?

A. Nước Anh.     B. Nước Pháp.

C. Nước Đức.     D. Nước Mĩ.

Đáp án: B

Giải thích: Năm 1831, công nhân dệt tơ thành phố Li-ông (Pháp) khởi nghĩa. Tinh thần chiến đấu của họ thể hiện qua khẩu hiệu viết trên lá cờ “Sống trong lao động hoặc chết trong chiến đấu”.

Câu 35. Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) bùng nổ giữa hai phe

A. Liên minh và Hiệp ước.

B. Liên minh và Phát xít.

C. Đồng minh và Phát xít.

D. Đồng minh và Hiệp ước.

Đáp án: A

Giải thích: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) bùng nổ giữa hai phe Liên minh (Đức, Áo – Hung, Italia đứng đầu) và Hiệp ước (Anh, Pháp, Nga đứng đầu).

Câu 36. Cuộc cách mạng nào dưới đây được Lênin đánh giá là một cây chổi khổng lồ quét sạch mọi các rưởi ở châu Âu thời cận đại?

A. Cách mạng tư sản Hà Lan thế kỉ XVI.

B. Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII.

C. Cách mạng tư sản Anh nửa cuối thế kỉ XVII.

D. Cách mạng tư sản Đức thế kỉ XIX.

Đáp án: B

Giải thích: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII được Lênin đánh giá là một cây chổi khổng lồ quét sạch mọi các rưởi ở châu Âu thời cận đại.

Câu 37. Nhà nước vô sản đầu tiên trên thế giới được thành lập là kết quả của cuộc cách mạng nào dưới đây?

A. Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.

B. Cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc năm 1911.

C. Công xã Pa-ri ở Pháp năm 1871.

D. Cách mạng tháng Tám ở Việt Nam năm 1945.

Đáp án: C

Giải thích: Công xã Pa-ri ở Pháp năm 1871 là nhà nước vô sản đầu tiên trên thế giới.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1053

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống