Chương 3: Các nước Á, Phi, và Mĩ La Tinh (1945-2000)

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 12: tại đây

Câu 1: Lực lượng chính trị nào đã lãnh đạo cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Ấn Độ sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)?

A. Liên đoàn hồi giáo Ấn Độ

B. Đảng Quốc đại

C. Đảng Cộng sản

D. Liên minh Đảng Quốc đại và Đảng Dân chủ

Lời giải: 

Sau chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945), nhân dân Ấn Độ dưới sự lãnh đạo của Đảng Quốc đại đứng đầu là M. Gandi đã nổi dậy đấu tranh giành độc lập.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 2: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ giành độc lập từ tay đế quốc thực dân nào?

A. Anh.   

B. Pháp.

C. Mĩ.     

D. Hà Lan

Lời giải: 

Sau chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945), nhân dân Ấn Độ dưới sự lãnh đạo của Đảng Quốc đại đứng đầu là M. Gandi đã nổi dậy đấu tranh giành độc lập từ tay thực dân Anh.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 3: “Phương án Maobáttơn” do thực dân Anh đề ra chủ trương chia Ấn Độ thành 2 quốc gia Ấn Độ và Pakixtan dựa trên cơ sở nào?

A. Lãnh thổ

B. Kinh tế

C. Tôn giáo

D. Văn hóa

Lời giải: 

Tháng 4-1947, thực dân Anh đã thương lượng với Đảng Quốc đại và Liên đoàn Hồi giáo Ấn Độ, đề ra phương án độc lập cho Ấn Độ, được gọi là “phương án Maobáttơn”. Theo phương án này, Ấn Độ sẽ bị chia thành hai nước tự trị trên cơ sở tôn giáo: Ấn Độ của người theo Ấn Độ giáo và Pakixtan của những người theo Hồi giáo.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 4: “Phương án Maobáttơn” của thực dân Anh có nội dung chia đất nước Ấn Độ thành hai quốc gia nào trên cơ sở tôn giáo?

A. Ấn Độ của người theo Ấn Độ giáo, Ápganixtan của người theo Hồi giáo.

B. Ấn Độ của người theo Ấn Độ giáo, Pakistan của người theo Hồi giáo.

C. Ấn Độ của người theo Hồi giáo, Pakistan của người theo Ấn Độ giáo.

D. Ấn Độ của người theo Hồi giáo, Ápganixtan của người theo Hin đu giáo.

Lời giải: 

Trước sức ép của phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ, thực dân Anh buộc phải nhương bộ, hứa sẽ trao quyền tự trị theo “Phương án Maobatton” chia đất nước thành hai quốc gia theo cơ sở tôn giáo: Ấn Độ của người theo Ấn Độ giáo, Pakixtan của người theo Hồi giáo. Ngày 15-8-1947, hai nhà nước tự trị Ấn Độ và Pakixtan được thành lập.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 5: Ấn Độ tuyên bố độc lập và thành lập nước cộng hòa vào thời gian nào?

A.26 -12-1949

B. 16-1-1950

C. 26-1-1950

D. 28-1-1950

Lời giải: 

Trước sức ép của phong trào quần chúng, thực dân Anh buộc phải công nhận độc lập hoàn toàn của Ấn Độ. Ngày 26-1-1950, Ấn Độ tuyên bố độc lập và thành lập nước cộng hòa.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 6: Hãy cho biết đường lối đối ngoại của Ấn Độ sau khi giành độc lập?

A. Chính sách hòa bình trung lập tích cực.

B. Không ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.

C. Tham gia các liên minh chính trị quân sự.

D. Chạy đua vũ trang để bảo vệ lãnh thổ.

Lời giải: 

Sau khi giành độc lập, Ấn Độ thực hiện chính sách đối ngoại hòa bình, trung lập tích cực, luôn luôn ủng hộ cuộc đấu tranh giành độc lập của các dân tộc.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 7: Cuộc cách mạng nào đã giúp Ấn Độ tự túc được lương thực cho toàn dân và bắt đầu xuất khẩu?

A. Cách mạng xanh

B. Cách mạng trắng

C. Cách mạng chất xám

D. Cách mạng khoa học- công nghệ

Lời giải: 

Nhờ thành tựu của cuộc “cách mạng xanh” trong nông nghiệp, từ giữa những năm 70 của thế kỉ XX, Ấn Độ đã tự túc được lương thực cho gần 1 tỉ người và bắt đầu xuất khẩu.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 8: Nhờ cuộc cách mạng nào mà Ấn Độ đã tự túc được lương thực từ giữa những năm 70 của thế kỷ 20?

A. “Cách mạng xanh”

B. “Cách mạng chất xám”.

C. “Cách mạng nhung”.

D. “Cách mạng trắng”.

Lời giải: 

Nhờ tiến hành cuộc “cách mạng xanh” trong nông nghiệp, từ giữa những năm 70 của thế kỉ XX, Ấn Độ đã tự túc được lương thực, và từ năm 1995, là nước xuất khẩu gạo đứng thứ ba thế giới.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 9: Từ những năm 90 của thế kỉ XX, Ấn Độ đã trở thành một trong những nước sản xuất phần mềm lớn nhất thế giới nhờ cuộc cách mạng nào?

A. Cách mạng xanh

B. Cách mạng trắng

C. Cách mạng khoa học- công nghệ

D. Cách mạng chất xám

Lời giải: 

Cuộc “cách mạng chất xám” bắt đầu từ những năm 90 của thế kỉ XX đã đưa Ấn Độ trở thành một trong những nước sản xuất phần mềm lớn nhất thế giới.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 10: Cuộc “cách mạng chất xám” đã đưa Ấn Độ trở thành một trong những cường quốc sản xuất

A. Máy bay lớn nhất thế giới.

B. Hóa chất lớn nhất thế giới.

C. Tàu thủy lớn nhất thế giới.

D. Phần mềm lớn nhất thế giới.

Lời giải:

Cuộc “cách mạng chất xám” đã đưa Ấn Độ trở thành một trong những cường quốc sản xuất phần mềm lớn nhất thế giới.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 11: Năm 1972, trong hoạt động ngoại giao của Ấn Độ đã diễn ra sự kiện nổi bật gì?

A. Ấn Độ thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam

B. Ấn Độ thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc

C. Ấn Độ thiết lập quan hệ ngoại giao với Mianma

D. Ấn Độ thiết lập quan hệ ngoại giao với Mĩ

Lời giải: 

Ngày 7-1-1972 Ấn Độ chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam

Đáp án cần chọn là: A

Câu 12: “Hòa bình, trung lập tích cực, luôn ủng hộ cuộc đấu tranh giành độc lập của các dân tộc” là chính sách đối ngoại của Ấn Độ trong thời kì nào?

A. Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

B. Từ những năm 50 đến những năm 70 của thế kỉ XX.

C. Từ những năm 70 của thế kỉ XX đến nay.

D. Đây là chính sách đối ngoại xuyên suốt của Ấn Độ.

Lời giải: 

Sau khi giành được độc lập, đường lối đối ngoại xuyên suốt của Ấn Độ là hòa bình, trung lập tích cực, luôn ủng hộ cuộc đấu tranh giành độc lập của các dân tộc.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 13: Đặc điểm đường lối đối ngoại của Ấn Độ từ sau khi giành được độc lập là gì?

A. Hòa bình, trung lập tích cực

B. Hòa bình, ủng hộ phong trào cách mạng thế giới

C. Hòa bình, trung lập

D. Hòa bình, thân thiện

Lời giải: 

Sau khi giành được độc lập, đường lối đối ngoại xuyên suốt của Ấn Độ là hòa bình, trung lập tích cực, luôn ủng hộ cuộc đấu tranh giành độc lập của các dân tộc

Đáp án cần chọn là: A

Câu 14: Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự nhượng bộ của thực dân Anh đối với Ấn Độ thông qua “phương án Maobáttơn” là gì?

A. Do sự suy yếu của thực dân Anh

B. Do sự phát triển của phong trào đấu tranh ở Ấn Độ

C. Do sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới

D. Do tác động của cuộc chiến tranh lạnh

Lời giải: 

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, sự phát triển mạnh mẽ của phong trào đòi độc lập của nhân dân Ấn Độ đã đe dọa trực tiếp đến nền thống trị của người Anh ở đây. Do đó, thực dân Anh buộc phải có sự nhượng bộ, thay đổi hình thức thống trị mới phù hợp hơn.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 15: “Phương án Maobáttơn” do thực dân Anh đề ra và thực hiện đã mang lại cho Ấn Độ quyền lợi gì?

A. Quyền độc lập

B. Quyền tự quyết

C. Quyền phân lập

D. Quyền tự trị

Lời giải: 

Mặc dù đất nước bị chia cắt nhưng phương án Maobáttơn đã đưa tới một bước tiến lớn trong cuộc đấu tranh giành độc lập của Ấn Độ là từ chỗ là một vùng thuộc địa chịu sự quản lý trực tiếp của thực dân Anh, Ấn Độ đã giành được quyền tự trị.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 16: Việc thực dân Anh đưa ra phương án “Maobatton”, chia đất nước Ấn Độ thành hai quốc gia tự trị – Ấn Độ và Pakixtan đã chứng tỏ

A. Cuộc đấu tranh đòi độc lập của nhân dân Ấn Độ đã giành thắng lợi hoàn toàn

B. Thực dân Anh không quan tâm đến việc cai trị Ấn Độ nữa

C. Thực dân Anh đã nhượng bộ, tạo điều kiện cho nhân dân Ấn Độ tiếp tục đấu tranh

D. Thực dân Anh đã hoàn thành việc cai trị và bóc lột Ấn Độ

Lời giải: 

Trước cuộc đấu tranh mạnh mẽ của nhân dân Ấn Độ dưới sự lãnh đạo của Đảng Quốc Đại nên thực dân Anh đành phải nhượng bộ, giao quyền tự trị cho nhân dân Ấn Độ theo “Phương án Maobatton”.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 17: Phương án Maobáttơn phản ánh sự thay đổi như thế nào trong chính sách thống trị của thực dân Anh?

A. Có nhượng bộ đối với Ấn Độ

B. Thực hiện chia để trị

C. Từ thực dân kiểu cũ sang kiểu mới

D. Sử dụng tôn giáo để thống trị

Lời giải: 

Phương án Maobáttơn là sự thay đổi hình thức thống trị của thực dân Anh từ cai trị trực tiếp (thực dân kiểu cũ) sang cai trị gián tiếp (thực dân kiểu mới) nhằm xoa dịu những mâu thuẫn trong xã hội Ấn Độ, duy trì quyền lợi của người Anh tại đây.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 18: Điểm giống nhau giữa phong trào giành độc lập của Ấn Độ và Xingapo từ sau chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) là

A. Cùng chống lại thực dân Anh và giành được độc lập năm 1950

B. Đấu tranh vũ trang giữ vai trò quyết định

C. Đấu tranh chính trị đưa lại thắng lợi triệt để

D. Đấu tranh từ thấp đến cao

Lời giải: 

Điểm giống nhau giữa phong trào giành độc lập của Ấn Độ và Xingapo từ sau chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) là đấu tranh từ thấp đến cao, từ tự trị đi đến độc lập hoàn toàn.

Cụ thể ở Ấn Độ:

– Tự trị: tính từ thời gian thực dân Anh thực hiện phương án Maobatton.

– Từ tự trị đến độc lập hoàn toàn: cuộc đấu tranh của nhân dân Ấn Độ sau “phương án Maobáttơn” đến năm 1950.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 19: Sự khác nhau cơ bản giữa cách mạng Ấn Độ (1945-1950) với cách mạng Trung Quốc (1946-1949) là gì?

A. Kẻ thù

B. Phương pháp đấu tranh

C. Kết quả

D. Lực lượng

Lời giải: 

Sự khác nhau cơ bản giữa cách mạng Ấn Độ (1945-1950) với cách mạng Trung Quốc (1946-1949) là phương pháp đấu tranh. Phương pháp đấu tranh chủ yếu của cách mạng Ấn Độ là bất bạo động, đấu tranh chính trị- hòa bình. Còn cách mạng Trung Quốc lại tiến hành đấu tranh vũ trang.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 20: Tính đến năm 2016, Ấn Độ đứng thứ mấy trong bảng xếp hạng các nước xuất khẩu gạo trên thế giới?

A. 1

B.2

C.3

D.4

Lời giải: 

Năm 2016, Ấn Độ đã vượt Thái Lan, vươn lên đứng đầu thế giới về xuất khẩu gạo với sản lượng 10,2 triệu tấn. Trong khi Thái Lan đạt 9,8 triệu tấn.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 21: Từ công cuộc xây dựng đất nước của Ấn Độ, Việt Nam có thể rút ra bài học gì cho công cuộc đổi mới đất nước?

A. Đẩy mạnh cách mạng xanh để xuất khẩu lúa gạo

B. Đẩy mạnh cách mạng chất xám để xuất khẩu phần mềm

C. Ứng dụng những thành tựu Khoa học- kĩ thuật vào sản xuất

D. Nâng cao trình độ dân trí để khai thác hợp lý nguồn tài nguyên

Lời giải: 

Một trong những nguyên nhân dẫn đến những thành tựu rực rỡ của Ấn Độ trong công cuộc xây dựng đất nước đó là ứng dụng những thành tựu khoa học – kĩ thuật vào sản xuất. Việt Nam có thể vận dụng bài học này vào công cuộc đổi mới của mình. Ửng dụng khoa học – kĩ thuật vào sản xuất sẽ giúp Việt Nam nâng cao được năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm từ đó nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 22: Con đường đấu tranh giành độc lập của nhân dân Ấn Độ sau chiến tranh thế giới thứ hai đã diễn ra như thế nào?

A. Từ đòi quyền độc lập đến đòi quyền tự trị.

B. Yêu cầu thực dân Anh trao trả độc lập cho Ấn Độ.

C. Từ đòi quyền tự trị đến đòi quyền độc lập hoàn toàn.

D. Đòi quyền độc lập và quyền tự trị cùng một lúc.

Lời giải: 

– Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc của nhân dân Ấn Độ dưới sự lãnh đạo của Đảng Quốc đại phát triển mạnh mẽ…

– Kết quả, thực dân Anh phải nhượng bộ, nhưng lại trao quyền tự trị theo “phương án Maobáttơn”. Ngày 15- 8-1947, hai nhà nước tự trị Ấn Độ và Pakixtan được thành lập.

– Không thỏa mãn với quy chế tự trị, nhân dân Ấn Độ tiếp tục cuộc đấu tranh giành độc lập trong những năm 1948 – 1950. Ngày 26 – 1 – 1950, Ấn Độ tuyên bố độc lập và thành lập Nhà nước Cộng hòa.

=> Như vậy, sau chiến tranh thế giới thứ hai, cuộc đấu tranh đòi độc lập của nhân dân Ấn Độ diễn ra từ đòi quyền tự trị đến đòi quyền độc lập hoàn toàn. Đồng thời cùng phát triển từ thấp đến cao, từ đòi tự do phát triển kinh tế, văn hóa đến mức đòi độc lập.

Đáp án cần chọn là: C

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1150

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống