Chương 3: Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10: tại đây

Câu 1: Nói về hô hấp tế bào, điều nào sau đây không đúng?

A. Đó là quá trình chuyển đổi năng lượng rất quan trọng của tế bào

B. Đó là quá trình oxi hóa các chất hữu cơ thành CO2 và H2O và giải phóng năng lượng ATP

C. Hô hấp tế bào có bản chất là chuỗi các phản ứng oxi hóa khử

D. Quá trình hô hấp tế bào chủ yếu diễn ra trong nhân tế bào

Đáp án: D

Câu 2: Sản phẩm của hô hấp tế bào gồm:

A. Oxi, nước và năng lượng (ATP + nhiệt)

B. Nước, đường và năng lượng (ATP + nhiệt)

C. Nước, khí cacbonic và đường

D. Khí cacbonic, đường và năng lượng (ATP + nhiệt)

Đáp án: D

Câu 3: Năng lượng chủ yếu được tạo ra từ quá trình hô hấp là

A. ATP    B. NADH    C. ADP    D. FADH2

Đáp án: A

Câu 4: Chất nào sau đây không được phân giải trong hoạt động hô hấp tế bào?

A. glucozo    B. fructozo    C. xenlulozo    D. gahlalactozo

Đáp án: C

Câu 5: Sơ đồ tóm tắt nào sau đây thể hiện đúng quá trình đường phân?

A. Glucozo → axit piruvic + ATP + NADH

B. Glucozo → CO2 + ATP + NADH

C. Glucozo → nước + năng lượng

D. Glucozo → CO2 + nước

Đáp án: A

Câu 6: Năng lượng mà tế bào thu được khi kết thúc giai đoạn đường phân một phân tử glucozo là

A. 2ADP   B. 1ADP   C. 2ATP   D. 1ATP

Đáp án: C

Câu 7: Quá trình đường phân xảy ra ở

A. Trên màng của tế bào

B. Trong tế bào chất (bào tương)

C. Trong tất cả các bào quan khác nhau

D. Trong nhân của tế bào

Đáp án: B

Câu 8: Sau giai đoạn đường phân, axit piruvic được chuyển hóa thành axetyl – CoA và được phân giải tiếp ở

A. màng ngoài của ti thể   B. trong chất nền của ti thể

C. trong bộ máy Gôngi   D. trong các riboxom

Đáp án: B

Câu 9: Chất hữu cơ trực tiếp đi vào chu trình Crep là

A. axit lactic   B. axetyl – CoA

C. axit axetic   D. glucozo

Đáp án: B

Câu 10: Qua chu trình Crep, mỗi phân tử axetyl – CoA được oxi hóa hoàn toàn sẽ tạo ra bao nhiêu phân tử CO2

A. 4 phân tử   B. 1 phân tử

C. 3 phân tử   D. 2 phân tử

Đáp án: C

Giải thích: 2 phân tử axetyl – coA đi vào chu trình Crep tạo ra được 6 phân tử CO2. Nên mỗi phân tử axetyl – coA tạo ra được 3 phân tử CO2.

Câu 11: Quá trình hô hấp tế bào gồm các giai đoạn sau:

(1) Đường phân

(2) Chuỗi truyền electron hô hấp

(3) Chu trình Crep

(4) Giai đoạn trung gian giữa đường phân và chu trình Crep

Trật tự đúng các giai đoạn của quá trình hô hấp tế bào là

A. (1) → (2) → (3) → (4)   B. (1) → (3) → (2) → (4)

C. (1) → (4) → (3) → (2)   D. (1) → (4) → (2) → (3)

Đáp án: C

Câu 12: Nước được tạo ra ở giai đoạn nào?

A. Đường phân

B. Chuỗi chuyền electron hô hấp

C. Chu trình Crep

D. Giai đoạn trung gian giữa đường phân và chu trình Crep

Đáp án: B

Câu 13: Giai đoạn nào sinh ra nhiều ATP nhất?

A.Đường phân

B.Chuỗi chuyền electron hô hấp

C.Chu trình Crep

D.Giai đoạn trung gian giữa đường phân và chu trình Crep

Đáp án: B

Giải thích: chuỗi truyền electron hô hấp tạo ra 36 – 38 ATP hơn nhiều lần so với 2 ATP từ chu trình Crep và đường phân.

Câu 14: ATP không được giải phóng ồ ạt mà từ từ qua các giai đoạn nhằm

A. Thu được nhiều năng lượng hơn

B. Tránh lãng phí năng lượng

C. Tránh đốt cháy tế bào

D. Thu được nhiều CO2 hơn

Đáp án: C

Câu 15: Giai đoạn nào diễn ra ở màng trong ti thể?

A. Đường phân

B. Chuỗi chuyền electron hô hấp

C. Chu trình Crep

D. Giai đoạn trung gian giữa đường phân và chu trình Crep

Đáp án: B

Câu 16: Giai đoạn nào trong những giai đoạn sau trực tiếp sử dụng O2

A. Đường phân

B. Chu trình Crep

C. Giai đoạn trung gian giữa đường phân và chu trình Crep

D. Chuỗi chuyền electron hô hấp

Đáp án: D

Câu 17: Ở sinh vật nhân sơ không có ti thể thì hô hấp tế bào diễn ra ở đâu?

A. ở tế bào chất và nhân tế bào

B. ở tế bào chất và màng nhân

C. ở tế bào chất và màng sinh chất

D. ở nhân tế bào và màng sinh chất

Đáp án: C

Câu 18: Cơ sở khoa học của các biện pháp bảo quản nông sản là

A. Tăng nhẹ cường độ hô hấp tế bào

B. Giảm nhẹ cường độ hô hấp tế bào

C. Giảm cường độ hô hấp tế bào tới mức tối thiểu

D. Tăng cường độ hô hấp tế bào tới mức tối đa

Đáp án: C

Giải thích: hô hấp tế bào sử dụng nguyên liệu là các phân tử đường do đó làm hao hụt chất lượng nông sản, làm nông sản bị giảm chất lượng, thậm chí bị hỏng.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 935

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống