Chương 3: Virut và bệnh truyền nhiễm

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10: tại đây

Bài 32: Bệnh truyền nhiễm và miễn dịch

Câu 1: Bệnh truyền nhiễm là bệnh:

A. Lây lan từ cá thể này sang cá thể khác

B. Do vi khuẩn và virut gây ra

C. Do nấm và đông vật nguyên sinh truyền qua

D. Chỉ có ở động vật, thực vật

Lời giải:

Bệnh truyền nhiễm là bệnh lây lan từ cá thể này sang cá thể khác.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 2: Bệnh truyền nhiễm là

A. Là bệnh do cá thể này tạo nên cho cá thể khác

B. Là bệnh lây lan từ cá thể này sang cá thể khác

C. Là bệnh do vi sinh vật gây nên

D. Cả A, B và C

Lời giải:

Bệnh truyền nhiễm là bệnh lây lan từ cá thể này sang cá thể khác. Tác nhân gây bệnh rất đa dạng: có thể là vi khuẩn, vi nấm, động vật nguyên sinh hoặc virut…

Đáp án cần chọn là: B

Câu 3: Tác nhân gây bệnh truyền nhiễm gồm?

A. Vi khuẩn, vi nấm, động vật nguyên sinh, virut

B. Vi khuẩn, nấm, động vật, virut

C. Vi khuẩn, vi nấm, động vật, thực vật

D. Vi khuẩn, động vật nguyên sinh, côn trùng

Lời giải:

Tác nhân gây bệnh rất đa dạng: có thể là vi khuẩn, vi nấm, động vật nguyên sinh hoặc virut…

Đáp án cần chọn là: A

Câu 4: Tác nhân gây bệnh truyền nhiễm gồm?

A. Vi khuẩn, vi nấm

B. Động vật nguyên sinh

C. Virut

D. Cả A, B và C

Lời giải:

Tác nhân gây bệnh rất đa dạng: có thể là vi khuẩn, vi nấm, động vật nguyên sinh hoặc virut…

Đáp án cần chọn là: D

Câu 5: Cho các yếu tố sau: 

1 – Độc lực 

2 – Số lượng nhiễm đủ lớn 

3 – Tác nhân gây bệnh có kích thước nhỏ 

4 – Con đường xâm nhập thích hợp 

Để gây bệnh, tác nhân gây bệnh cần thỏa mãn mấy điều kiện?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Lời giải:

– Để gây bệnh, cần có đủ 3 điều kiện: độc lực, số lượng nhiễm đủ lớn, con đường lây nhiễm thích hợp.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 6: Để có thể gây bệnh, các tác nhân gây bệnh truyền nhiễm phải đảm bảo điều kiện nào sau đây ?

A. Con đường xâm nhập thích hợp

B. Đủ độc lực

C. Số lượng nhiễm đủ lớn

D. Tất cả các phương án đưa ra

Lời giải:

Muốn gây bệnh phải có đủ 3 điều kiện: độc lực (tức khả năng gây bệnh), số lượng nhiễm đủ lớn, con đường xâm nhập thích hợp.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 7: Bệnh truyền nhiễm có hai phương thức lan truyền là:

A. Truyền thẳng; truyền chéo

B. Truyền ngang; truyền dọc

C. Truyền thẳng; truyền ngang

D. Truyền ngang; truyền chéo

Lời giải:

Tùy loại vi sinh vật mà có thể lan truyền theo các con đường khác nhau theo 2 phương thức lan truyền là truyền ngang (qua sol khí, đường tiêu hóa, tiếp xúc trực tiếp,..) và truyền dọc, từ mẹ sang con

Đáp án cần chọn là: B

Câu 8: Chọn phương án đúng để hoàn thành nhận xét sau đây: Tùy loại vi sinh vật mà bệnh truyền nhiễm có thể lan truyền theo các con đường khác nhau theo 2 phương thức lan truyền là …(1)… và …(2)…

A. 1 – Truyền thẳng; 2 – truyền chéo

B. 1 – Truyền ngang; 2 – truyền dọc

C. 1 – Truyền thẳng; 2 – truyền ngang

D. 1 – Truyền ngang; 2 – truyền chéo

Lời giải:

– Tùy loại vi sinh vật mà bệnh truyền nhiễm có thể lan truyền theo các con đường khác nhau theo 2 phương thức lan truyền là truyền ngang (qua sol khí, đường tiêu hóa, tiếp xúc trực tiếp,..) và truyền dọc (từ mẹ sang con).

Đáp án cần chọn là: B

Câu 9: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào tác nhân gây bệnh lan truyền theo phương thức truyền dọc:

A. Truyền qua các sol khí

B. Truyền qua động vật cắn

C. Truyền qua đường tiêu hóa

D. Truyền từ mẹ sang con.

Lời giải:

– Các phương thức phương thức lan truyền qua sol khí, qua động vật cắn, qua đường tiêu hóa là truyền ngang

– Phương thức truyền từ mẹ sang con là truyền dọc

Đáp án cần chọn là: D

Câu 10: Phương thức lây truyền nào dưới đây không cùng nhóm với những phương thức lây truyền còn lại ?

A. Truyền qua sol khí bắn ra khi ho hoặc hắt hơi

B. Truyền qua đường tiêu hóa

C. Truyền qua vết thương hở

D. Truyền từ mẹ sang con

Lời giải:

– Các phương thức phương thức lan truyền qua sol khí, qua động vật cắn (vết thương hở), qua đường tiêu hóa là truyền ngang

– Phương thức truyền từ mẹ sang con là truyền dọc

Đáp án cần chọn là: D

Câu 11: Vi sinh vật có thể lây bệnh theo con đường nào sau đây?

A. Con đường hô hấp, con đường tiêu hóa, con đường thần kinh

B. Con đường hô hấp, con đường tiêu hóa, con đường tình dục

C. Con đường hô hấp, con đường tiêu hóa, con đường tình dục, qua tiếp xúc

D. Con đường hô hấp, con đường tiêu hóa, con đường tình dục, con đường thần kinh, qua tiếp xúc

Lời giải:

Vi sinh vật có thể lây bệnh theo các con đường hô hấp, tiêu hóa, con đường tình dục, qua tiếp xúc.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 12: Vi sinh vật có thể lây bệnh theo con đường nào sau đây?

A. Con đường hô hấp

B. Con đường tiêu hóa

C. Con đường tình dục, qua tiếp xúc

D. Tất cả các con đường trên

Lời giải:

Vi sinh vật có thể lây bệnh theo các con đường hô hấp, tiêu hóa, con đường tình dục, qua tiếp xúc, từ mẹ sang thai nhi,…..

Đáp án cần chọn là: D

Câu 13: Điều nào sau đây là đúng khi nói về các bệnh truyền nhiễm ở người?

A. Cúm, viêm phổi, viêm phế quản, viêm họng, cảm lạnh, bệnh SARS là những bệnh truyền nhiễm đường hô hấp

B. Viêm gan, gan nhiễm mỡ, quai bị, tiêu chảy, viêm dạ dày – ruột là những bệnh truyền nhiễm đường tiêu hóa

C. Bệnh hecpet, bệnh HIV/AIDS, mụn cơm sinh dục, ung thư cổ tử cung, viêm gan B, viêm gan A là những bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường tình dục

D. Viêm não, viêm màng não, bại liệt là những bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường thần kinh.

Lời giải:

A Đúng. Cúm, viêm phổi, viêm phế quản, viêm họng, cảm lạnh, bệnh SARS là những bệnh truyền nhiễm đường hô hấp.

B nhiễm mỡ không phải bệnh truyền nhiễm.

C Viêm gan A lây qua đường tiêu hóa.

D Cac bệnh viêm não, viêm màng não, bại liệt không lây qua đường thần kinh mà lây lan qua các con đường khác nhau như hô hấp, tiêu hóa, niệu, sau đó vào máu rồi tới hệ thần kinh trung ương.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 14: Bệnh truyền nhiễm sau đây không lây truyền qua đường hô hấp là

A. Bệnh SARS

B. Bệnh AIDS

C. Bệnh lao

D. Bệnh cúm

Lời giải:

Cúm, viêm phổi, viêm phế quản, viêm họng, cảm lạnh, bệnh SARS là những bệnh truyền nhiễm đường hô hấp.

Bệnh AIDS truyền nhiễm qua đường máu, quan hệ tình dục, từ mẹ sang con.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 15: Bệnh kiết lị là một bệnh truyền nhiễm do trùng kiết lị gây nên, nhưng vì sao chúng ta vẫn có thể tiếp xúc, nói chuyện với người bị kiết lị nhưng không bị nhiễm?

A. Vì mầm bệnh không đủ động lực

B. Vì số lượng trùng kiết lị trong môi trường không đủ lớn.

C. Vì trùng kiết lị chưa thể vượt qua được hàng rào miễn dịch của cơ thể.

D. Vì trùng kiết lị lây truyền qua đường tiêu hóa, nên tiếp xúc, nói chuyện sẽ không lây bệnh.

Lời giải:

Bệnh kiết lị là một bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa, do đó việc tiếp xúc, nói chuyện sẽ không lây bệnh

Đáp án cần chọn là: D

Câu 16: Hoạt động nào sau đây KHÔNG lây nhiễm HIV

A. Bắt tay, nói chuyện, ăn chung bát.

B. Dùng chung bơm kim tiêm với người nhiễm.

C. Quan hệ tình dục với người nhiễm.

D. Cả B và C.

Lời giải:

Bệnh HIV/AIDS truyền nhiễm qua đường máu, quan hệ tình dục, từ mẹ sang con. Do đó bắt tay, nói chuyện, ăn chung bát không lây nhiễm HIV.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 17: Bệnh nào sau đây là bệnh truyền nhiễm:

A. Ngộ độc thực phẩm

B. Đau dạ dày

C. Kiết lị

D. Viêm ruột thừa

Lời giải:

Trong các bệnh trên, chỉ có bệnh kiết lị do trùng kiết lị gây nên, có khả năng lây truyền qua đường tiêu hóa.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 18: Bệnh nào sau đây là bệnh truyền nhiễm:

A. Cúm

B. HIV/AIDS

C. Kiết lị

D. Cả 3 bệnh trên

Lời giải:

Cúm, HIV/AIDS, kiết lị đều là các bệnh truyền nhiễm.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 19: Biện pháp nào sau đây có thể áp dụng để phòng tránh bệnh lây nhiễm:

A. Tiêm vacxin phòng bệnh

B. Giữ vệ sinh và nhân và môi trường.

C. Tiêu diệt vật trung gian truyền bệnh.

D. Cả A, B và C

Lời giải:

Để phòng tránh bệnh lây nhiễm, ta có thể áp dụng đồng thời nhiều biện pháp:

+ Tiêm vacxin phòng bệnh để tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể.

+ Giữ vệ sinh cá nhân và môi trường để loại bỏ các tác nhân gây bệnh.

+  Tiêu diệt vật trung gian truyền bệnh.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 20: Biện pháp nào thường không sử dụng để phòng tránh bệnh lây nhiễm:

A. Tiêm vacxin phòng bệnh

B. Di chuyển hết dân cư ra khỏi vùng dịch

C. Tiêu diệt vật trung gian truyền bệnh.

D. Giữ vệ sinh cá nhân và môi trường.

Lời giải:

Để phòng tránh bệnh lây nhiễm, người ta thường áp dụng các biện pháp:

+ Tiêm vacxin phòng bệnh để tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể.

+ Giữ vệ sinh cá nhân và môi trường để loại bỏ các tác nhân gây bệnh.

+ Tiêu diệt vật trung gian truyền bệnh.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 21: Một trong các biện pháp phòng tránh bệnh lây nhiễm là tiêm vacxin, vacxin có bản chất là:

A. Kháng thể chống lại tác nhân gây bệnh

B. Tế bào lympho B có khả năng tiết kháng thể

C. Mầm bệnh hay những thành phần tương tự mầm bệnh đã được làm giảm độc lực hay hoạt tính.

D. Tế bào lympho T

Lời giải:

Vacxin là chế phẩm sinh học có chứa mầm bệnh hay những thành phần tương tự mầm bệnh đã được làm giảm độc lực hay hoạt tính.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 22: Chế phẩm sinh học có chứa mầm bệnh hoặc tương tự mầm bệnh nhưng đã được làm giảm độc lực hay hoạt tính là:

A. Kháng thể

B. Thuốc kháng sinh

C. Hoocmôn.

D. Vacxin

Lời giải:

Vacxin là chế phẩm sinh học có chứa mầm bệnh hay những thành phần tương tự mầm bệnh đã được làm giảm độc lực hay hoạt tính.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 23: Vì sao tiêm vacxin sẽ giúp phòng tránh bệnh lây nhiễm:

A. Vacxin giúp làm tăng cường hệ miễn dịch bẩm sinh của cơ thể

B. Vacxin giúp giúp cơ thể làm quen mầm bệnh, hình thành trí nhớ miễn dịch.

C. Vacxin bổ sung thêm lượng kháng thể cho cơ thể.

D. Vacxin bổ sung thêm lượng tế bào lympho B cho hệ miễn dịch.

Lời giải:

Khi đưa vào cơ thể, vacxin kích hoạt các phản ứng miễn dịch đặc hiệu trong cơ thể, giúp cơ thể làm quen mầm bệnh, hình thành trí nhớ miễn dịch. Trong lần xâm nhập tiếp theo của tác nhân gây bệnh, miễn dịch đặc hiệu của cơ thể sẽ được hình thành nhanh hơn và hoạt động hiệu quả hơn.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 24: Vacxin có đặc điểm gì giúp cơ thể phòng tránh bệnh truyền nhiễm ?

A. Vacxin giúp cơ thể làm quen mầm bệnh, hình thành trí nhớ miễn dịch

B. Vacxin kích hoạt các phản ứng miễn dịch đặc hiệu trong cơ thể.

C. Trong lần xâm nhập tiếp theo của tác nhân gây bệnh, miễn dịch đặc hiệu của cơ thể sẽ được hình thành nhanh hơn và hoạt động hiệu quả hơn

D. Cả A, B và C.

Lời giải:

Khi đưa vào cơ thể, vacxin kích hoạt các phản ứng miễn dịch đặc hiệu trong cơ thể, giúp cơ thể làm quen mầm bệnh, hình thành trí nhớ miễn dịch. Trong lần xâm nhập tiếp theo của tác nhân gây bệnh, miễn dịch đặc hiệu của cơ thể sẽ được hình thành nhanh hơn và hoạt động hiệu quả hơn.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 25: Chỉ tiêm phòng vacxin khi:

A. Đang bị kháng nguyên xâm nhập vào cơ thể.

B. Cơ thể đã mắc bệnh 1 lần.

C. Biết bệnh đó có thực sự nguy hiểm hay không.

D. Cơ thể khỏe mạnh.

Lời giải:

Chỉ tiêm phòng vacxin khi cơ thể khỏe mạnh.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 26: Không tiêm phòng vacxin khi nào:

A. Đang bị kháng nguyên xâm nhập vào cơ thể.

B. Cơ thể đang mắc bệnh.

C. Cơ thể đang khỏe mạnh.

D. Cả A, B.

Lời giải:

Chỉ tiêm phòng vacxin khi cơ thể khỏe mạnh.

Không tiêm phòng vacxin khi cơ thể đang mắc bệnh, đang bị kháng nguyên xâm nhập.

Đáp án cần chọn là: D

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 938

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống