Tải ở cuối trang

Sách giáo khoa ngữ văn lớp 9 tập 1

Cố hương –

Thấý được tinh thần phê phán sâu sắc xã hội cũ và niềm tin trong sáng vào sự xuất hiện tất yếu của cuộc sống mới qua Cố hương, thấy được vị trí của hình tượng nhân vật “tôi”, tác dụng của sự kết hợp nhiều phương thức biểu đạt trong việc thể hiện nội dung tư tưởng tác phẩm và xây dựng tính cách nhân vật. Tiếp tục thực hiện tốt yêu cầu ôn tập phần Tập làm văn đã nêu ở bài 15. Nắm vững các nội dung cơ bản của cả ba phần (Văn, Tiếng Việt Tập làm văn) trong sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập một, biết cách vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã học một cách tổng hợp, toàn diện theo nội dung và cách thức kiểm tra, đánh giá mớiVẢN BẢN CỐ HƯONGTôi không quản trời lạnh giá, về thăm làng cũ, xa những hai ngàn dặm mà tôi đã từ biệt hơn hai mươi năm nayo.Đang độ giữa đông. Gần về đến làng, trời lại càng u ám. Gió lạnh lùa vào khoang thuyền, vi vu. Nhìn qua các khe hở mui thuyền, thấy xa gần thấp thoáng mấy thôn xóm tiêu điều, hoang vắng, nằm im lìm dưới vòm trời màu vàng úa. Không nén được, lòng tôi se lại.A, đây thật có phải là làng cũ mà hai mươi năm trời nay tôi hằng ghi lấy hình ảnh trong kí co không ?Hình ảnh làng cũ trong kí ức tôi không giống hẳn như thế này. Làng cũ tôi đẹp hơn kia ! Nhưng nếu phải nhớ rõ đẹp như thế nào, nói rõ đẹp ở chỗ nào thì thật không có hình ảnh ngôn ngữ nào diễn tả ra cho được. Phảng phất thì cũng có hơi giống đấy. Tôi nghĩ bụng: Hẳn làng cũ mình vốn chỉ như thế kia thôi, tuy chưa tiến bộ hơn xưa, nhưng cũng vị tất đến nỗi thê lương như mình tưởng. Chẳng qua là tâm tình mình đã đổi khác, bởi vì về thăm chuyến này, lòng mình vốn đã không vui.207 Về thăm quê chuyến này, ý định là để từ giã nó lần cuối cùng Ngôi nhà cũ nơi cả đại gia đình chúng tôi đời đời ở chung với nhau, mà chúng tôi đã phải đồng tình bán cho người ta rồi, nội năm nay phải giao cho họ. Vì thế, tôi cần phải về trước Tết, vĩnh biệt ngôi nhà yêu dấu và từ giã làng cũ thân yêu, đem gia đình đến nơi đất khách tôi đang làm ăn, sinh sống.Tinh mơ sáng hôm sau, tôi về tới cổng nhà. Trên mái ngói, mấy cọng tranh khô phất phơ trước gió, đủ rõ nhà không đổi chủ không được. Những gia đình khác có lẽ đã dọn đi rồi, cho nên cảnh tượng càng hiu quạnh.Tôi vừa bước vào gian nhà chúng tôi ở thì mẹ tôi đã chạy ra đón. Hoàng, đứa cháu vừa mới lên tám tuổi, cũng chạy theo.Mẹ tôi rất mừng rỡ, nhưng nét mặt vẫn ẩn một nỗi buồn thầm kín. Mẹ tôi bảo tôi ngồi xuống, nghỉ ngơi, uống trà, không đả động gì đến chuyện dọn nhà cả. Cháu Hoàng chưa gặp tôi bao giờ chỉ dám đứng đằng xa nhìn tôi chòng chọc.Nhưng rồi chúng tôi cũng bàn đến chuyện dọn nhà. Tôi nói nhà trên kia đã thuê xong, cũng đã sắm được ít đồ đạc, giờ hãy đem các thứ đồ gỗ ở nhà này bán đi hết lấy tiền mua thêm sau. Mẹ tôi cho cũng phải và bảo hành lí đã thu xếp gọn gàng đâu vào đấy cả rồi, đồ gỗ không tiện chuyên chở cũng bán được một ít rồi, nhưng tiền chưa thu vén được đủ.Mẹ tôi nói:- Con hãy nghỉ ngơi vài hôm, đi thăm các nhà bà con một chút rồi mẹ con mình lên đường.- Vâng,- Có anh Nhuận Thổ lần nào đến chơi cũng nhắc đến con và rất mong có ngày được gặp con. Mẹ đã nhắn tin cho anh ấy biết chừng ngày nào con về. Có lẽ anh ấy cũng sắp đến thôi.208 Lúc bấy giờ, trong kí ức tôi bỗng hiện ra một cảnh tượng thần tiên, kì dị: Một vầng trăng tròn vàng thắm treo lửng lơ trên nền trời xanh đậm, dưới là một bãi cát bên bờ biển, trồng toàn dưa hấu, bát ngát một màu xanh rờn. Giữa ruộng dưa, một đứa bé trạc mười một, mười hai tuổi, cổ đeo vòng bạc, tay lăm lăm cầm chiếc đỉnh bao”, đang cố sức đâm theo một con tra”. Con vật bỗng quay lại, luồn qua háng đứa bé, chạy mất.Đứa bé ấy chính là Nhuận Thổ. Khi tôi quen Nhuận Thổ cách đây khoảng chừng hai mươi năm, Nhuận Thổ chỉ độ lên mười. Lúc đó thầy tôi hãy còn, cảnh nhà sung túc, tôi đàng hoàng là một cậu ấm”. Năm ấy là năm đến lượt nhà tôi lo giỗ tổ. Nghe nói thì cứ hơn ba mươi năm mới đến lượt lo giỗ này một lần, cho nên rất linh đình. Giỗ vào tháng giêng, lễ vật rất nhiều, các đồ tế rất sang, người đến lễ cũng rất đông, vì thế phải đề phòng mất cắp. Nhà tôi chỉ nuôi một người ở tháng (địa phương tôi, người đi làm thuê chia làm ba hạng, ở năm gọi là “trường niên”, làm thuê từng ngày gọi là “đoản công”, nhà mình cũng có cày, chỉ giỗ tết, hay vụ thu tô, đến làm mướn cho người ta thì gọi là “ở tháng”). Người ở bận quá, làm không hết việc, liền xin thầy tôi cho gọi thằng con là Nhuận Thổ đến để nó trông coi các thứ đồ tế cho.Thầy tôi bằng lòng. Tôi cũng rất thích vì đã có nghe nói đến Nhuận Thổ, lại biết Nhuận Thổ với tôi tuổi cũng suýt soát bằng nhau. Hắn sinh tháng nhuận, ngũ hành khuyết thổ” nên bố hắn đặt tên là Nhuận Thổ. Hắn bẫy chim sẻ thì tài lắm.Thế là ngày nào tôi cũng mong cho mau đến năm mới. Năm mới đến thì Nhuận Thổ cũng đến mà ! Chờ mãi mới hết năm. Một hôm, mẹ tôi bảo : “Thằng Nhuận Thổ đến rồi đấy !”. Tôi liền chạy ra xem. Hắn đang đứng trong bếp, khuôn mặt tròn trĩnh, nước da bánh mật, đầu đội mũ lông chiên bé tí tẹo, cổ đeo vòng bạc sáng loáng. Đủ biết bố hắn quý hắn như thế nào: Sợ hắn khó nuôi, bố hắn đã nguyện trước thần phật làm vòng xích, xích lại. Hắn thấy ai là bẽn lẽn, chỉ không bẽn lẽn với một mình tôi thôi. Khi vắng người, hắn mới nói chuyện với tôi. Thế là chưa đầy nửa ngày, chúng tôi đã thân nhau. Không biết bấy giờ chúng tôi nói với nhau những gì, chỉ nhớ rằng Nhuận Thổ thích chí lắm. Hắn bảo lên tỉnh hắn mới được trông thấy những điều hắn chưa bao giờ trông thấy cả.14 – N GUVÄN 9/11…-A 209Hôm sau, tôi rủ hắn bẫy chim. Hắn nói:- Không được đâu ! Phải chờ tuyết xuống cho nhiều đã. Làng em toàn đất cát, hễ tuyết xuống là em quét lấy một khoảng đất trống, dùng một cái que ngắn chống một cái nong lớn, rắc ít lúa lép, thấy chim tước xuống ăn, đứng đằng xa giật mạnh sợi dây buộc vào cái que, thế là chim bị chụp vào nong hết. Thứ nào cũng có: sẻ đồng, chào mào, “bột cô”, sẻ xanh lưng.Thế là tôi lại càng chờ ngày tuyết xuống.Nhuận Thổ lại nói:- Bây giờ trời đang rét lắm. Đến mùa hè, anh xuống nhà em chơi. Ban ngày, chúng mình ra biển nhặt vỏ sò, màu đỏ có, màu xanh có, đủ cả. Có cả sò “mặt quỷ”, sò “tay phật”(”. Tối đến, em và thầy em đi canh dưa thì anh cũng đi.- Canh trộm à?- Không phải. Ở làng em, người đi qua đường khát nước hái một quả dưa ăn, không kể là lấy trộm. Canh là canh lợn rừng, nhím, tra. Này nhé! Sáng trăng. Có tiếng sột soạt. Tra đang ngốn dưa đấy ! Thế là cầm đinh ba khe khẽ tiến lên.Hồi đó và cho cả đến bây giờ nữa, tôi vẫn chưa biết con tra là con gì. Chẳng căn cứ vào đâu, tôi cứ tưởng tượng hình thù nó như con chó con nhưng dữ tợn hơn.- Nó không cắn à?- Đã có đinh ba rồi. Tiến lên gần, thấy tra là đâm ngay. Giống ấy tinh khôn lắm. Nó quay lại, đâm thẳng về phía mình rồi luồn qua háng mình biến mất. Lông, da nó trơn như mỡ.Tôi chưa hề biết trên đời này lại có những chuyện mới lạ như vậy : bên bờ biển có những vỏ sò đủ màu sắc như thế kia, và có được quả dưa hấu ăn cũng phải trải qua bao nhiêu là nguy hiểm. Trước đây tôi chỉ biết quả dưa hấu bán ở hàng hoa quả mà thôi!- Ở đất cát chúng em, lúc thuỷ triều dâng lên, có rất nhiều những con “cá nhảy”, cứ nhảy lung tung, hai chân như chân nhái.Trời ! Nhuận Thổ hẳn biết nhiều chuyện lạ lùng lắm, kể không xiết ! Những chuyện đó, bạn bè tôi từ trước đến nay, không ai biết cả. Chúng nó không biết là vì trong khi Nhuận Thổ sống bên bờ biển thì chúng nó, cũng như tôi, chỉ nhìn một mảnh trời vuông trên bốn bức tường cao bao bọc lấy cái sân mà thôi!210 14 NGU WAN 9/1_-BNhưng tiếc thay, đã hết tháng giêng. Nhuận Thổ phải về quê hắn. Lòng tôi xốn xang, tôi khóc to lên. Hắn lẩn trong bếp, cũng khóc mà không chịu về. Nhưng rồi bố hắn cũng lôi hắn đi. Sau đó, hắn có nhờ bố hắn mang lên cho tôi một bọc vỏ sò và mấy thứ lông chim rất đẹp. Tôi cũng có vài lần gửi cho hắn ít quà. Nhưng từ đấy chúng tôi không hề gặp mặt nhau nữa.Bây giờ mẹ tôi nhắc đến Nhuận Thổ, kí ức tôi bỗng như bừng sáng lên trong chốc lát. Tôi cảm thấy tựa hồ tôi đã tìm ra được quê hương tôi đẹp ở chỗ nào rồi. Tôi trả lời mẹ tôi:- Thế thì hay quá ! Anh ta… ra sao ?- Anh ta ấy à? Tình cảnh cũng chẳng ra gì. – Mẹ tôi vừa nói vừa nhìn ra phía ngoài. – Mấy người kia lại đến ! Nói mua đồ gỗ nhưng cứ tiện tay mang bừa đi. Mẹ phải ra xem xem sao.Mẹ tôi đứng dậy, đi ra. Ngoài cửa có tiếng đàn bà đang hỏi chuyện. Tôi gọi cháu Hoàng đến gần, hỏi vớ vẩn: hỏi nó đã biết viết chưa, có thích đi xa không.- Chúng ta có đi tàu hoả không bác?- Có, chúng ta đi tàu hoả.- Thế có đi thuyền không, bác?- Có, đi thuyền trước.Bỗng có tiếng ai lạ, the thé nói to lên:- Thế này rồi kia à! Râu mọc dài thế này rồi kia à?Tôi giật mình, vội ngẩng đầu lên thì trông thấy một người đàn bà, trên dưới năm mươi tuổi,lưỡng quyền” nhô ra, môi mỏng dính, hai tay chống nạnh, không buộc thắt lưng, chân đứng chạng ra, giống hệt cái com-pa trong bộ đồ vẽ, có hai chân bé tí.Tôi rất lấy làm ngạc nhiên.- Không nhận ra à! Ngày bé tôi vẫn bếanh đấy ! Tôi lại càng ngạc nhiên hơn. May mà lúc đó mẹ tôi bước vào, đỡ lời cho: – Cháu nó đi xa lâu ngày thành ra quên hết cả. Con nhớ nhá !Rồi ngoảnh về phía tôi nói: – Đây là thím Hai Dương ở xế cửa nhà ta đây mà! Thím mở hàng bán đậu phụ. A ! Nhớ ra rồi. Hồi tôi còn bé, quả có một chị Hai Dương vẫn ngồi trong quán bán đậu phụ xếcửa nhà tôi, người ta gọi chị là “nàng Tây Thi” đậu phụ”. Nhưng hồi đó, chị xoa phấn, lưỡng quyền không cao như thế này, môi cũng không mỏng như bây giờ. Và chị cứ ngồi suốt buổi nên tôi211cũng chưa hề được nhìn thấy cái dáng điệu “com-pa” của chị. Hồi đó người ta nói, sở dĩ hàng đậu phụ bán chạy là vì có chị ta. Song có lẽ vì tôi không cùng lứa tuổi với chị, cũng chưa bao giờ bị chịta làm cho đắm đuối, nên mới quên bẵng đi. Nhưng cái “com-pa” kia lấy làm bất bình lắm, tỏ vẻ khinh bỉ, cười kháy tôi như cười kháy một người Pháp không biết đến Nã Phá Luân”, một người Mĩ không biết đến Hoa Thịnh Đốn” vậy ! Rồi nói: – Quên à! Phải, bây giờ cao sang rồi thì để ý đâu đến bọn chúng tôi nữa ! Tôi hoảng hốt, đứng dậy nói : – Đâu có phải thế! Tôi. – Thế thì tôi nói anh nghe nhé! Anh Tấn này ! Anh bây giờ sang trọng rồi, còn cần quái gì các thứ đồ gỗ hư hỏng này nữa. Chuyên chở lại lịch kịch lắm. Cho chúng tôi khuân đi thôi. Chúng tôi nhà nghèo dùng được tất. – Có gì đâu mà sang trọng! Chúng tôi cần phải bán các thứ này đi để… – Ái chà ! Anh bây giờ làm quan rồi mà bảo là không sang trọng? Những ba nàng hầu. Mỗi lần đi đâu là ngồi kiệu lớn tám người khiêng, còn bảo là không sang trọng? Hừ! Chẳng cái gì giấu nổi chúng tôi đâu! Tôi biết không thể nói làm sao được đành ngậm miệng, đứng trầm ngâm. – Ôi dào ! Thật là càng giàu có càng không dám rời một đồng xu ! Càng không dám rời một đồng xu lại càng giàu có ! Mụ “com-pa” tức giận, miệng lẩm bẩm, quay gót thong thả đi ra, tiện tay giật luôn đôi bít tất tay của mẹ tôi giắt vào lưng quần, cút thẳng. Sau đó, lại có mấy người bà con hàng xóm và mấy người thân thuộc đến thăm. Tôi vừa tiếp khách vừa tìm chút thì giờ rảnh sửa soạn hành lí. Như thế mất ba bốn ngày.Một hôm, trời rét lắm. Quá trưa, tôi vừa ăn cơm xong, đang ngồi uống trà, bỗng nghe như có tiếng ai ở ngoài đi vào. Ngoảnh ra xem tôi ngạc nhiên vô cùng vội vàng đứng dậy ra đón.Người đi vào là Nhuận Thổ. Tuy tôi nhận ra ngay là Nhuận Thổ, nhưng lại không phải là Nhuận Thổ trong kí ức tôi. Anh cao gấp hai trước, khuôn mặt tròn trĩnh, nước da bánh mật trước kia nay đổi thành vàng sạm, lại có thêm những nếp răn sâu hoắm. Cặp mắt giống hệt cặp mắt bố anh ngày trước, mi mắt viền đỏ húp mọng lên. Tôi không lấy làm lạ, ở miền biển, gió thổi suốt ngày, đại để ai cũng thế cả. Anh đội một cái mũ lông chiên rách tươm, mặc một chiếc áo bông mỏng dính, người co ro cúm rúm, tay cầm một bọc giấy và một tẩu thuốc lá dài.212Bàn tay này cũng không phải là bàn tay tôi còn nhớ, hồng hào, lanh lẹn, mập mạp, cứng rắn, mà vừa thô kệch vừa nặng nề, nứt nẻ như vỏ cây thông.Lúc bấy giờ tôi mừng rỡ vô cùng, nhưng chưa biết nói thế nào cho phải, đành chỉ hỏi: – Ả anh Nhuận Thổ, anh đã đến đấy à!Tôi còn có rất nhiều chuyện để nói tiếp, tưởng chừng có thể tuôn ra như nước chảy “nào là chim chào mào, nào là cá nhảy, vỏ sò, tra…” nhưng không biết hình như có cái gì chẹn lại, chỉ loanh quanh trong đầu óc, không thốt ra thành lời được.Nhuận Thổ đứng dừng lại, nét mặt vừa hớn hở vừa thê lương, môi mấp máy, nhưng cũng nói không ra tiếng. Rồi bỗng anh lấy một dáng điệu cung kính, chào rất rành mạch :- Bẩm ông !Tôi như điếng người đi. Thôi đúng rồi ! Giữa chúng tôi đã có một bức tường khá dày ngăn cách. Thật là bi đát. Tôi cũng nói không nên lời.Anh ta ngoảnh đầu lại gọi: -Thuỷ Sinh. Con không lạy ông đi kìa !Anh liền kéo đứa bé nấp sau lưng anh ra. Trông nó giống hệt anh hai mươi năm về trước, chỉ có điều vàng vọt, gầy còm hơn một tí, và cổ không đeo vòng bạc mà thôi.- Thưa, đây là cháu thứ năm đấy ạ! Chưa đi đâu bao giờ, cứ thấy ai là lẩn tránh.Mẹ tôi và cháu Hoàng chừng đã nghe thấy tiếng từ trên gác đi xuống. Anh Nhuận Thổ nói : – Lạy cụ ạ! Thư cụ con đã nhận được, biết ông có về chơi, thật mừng quá ! Mẹ tôi vui vẻ nói : -*Ấy, sao lại khách tình thế! Chẳng phải là trước kia, vẫn gọi nhau bằng anh em cơ mà ? Cứ gọi là anh Tấn như trước thôi!213- Ái chà ! Cụ thật là… Như thế thì còn ra thể thống nào nữa. Hồi đó, còn nhỏ dại, chưa hiểu… Anh Nhuận Thổ vừa nói vừa gọi Thuỷ Sinh lại chào, nhưng thằng bé bẽn lẽn, bám sát vào lưng bố. Mẹ tôi nói : – Cháu Thuỷ Sinh đấy à? Cháu thứ năm phải không nhỉ ? Toàn là người lạ, , chả trách rụt rè là phải. Hoàng đâu, dẫn em ra chơi đi ! Hoàng nghe nói liền gọi Thuỷ Sinh. Thuỷ Sinh nhẹ nhàng khoan khoái cùng Hoàng đi ra. Mẹ tôi bảo Nhuận Thổ ngồi. Anh ngập ngừng một lát rồi cũng ngồi xuống, để cái tẩu thuốc dựa vào mé bàn, đưa cái giấy ra nói : – Ngày đông tháng giá, chẳng có gì. Đây chỉ là ít đậu xanh của nhà phơi khô, Xin ông. Tôi hỏi thăm gia đình anh. Anh chỉ lắc đầu : – Bẩm, vất vả lắm ! Cháu thứ sáu cũng đã giúp được việc, nhưng nhà vẫn không đủ ăn, lại có được sống yên ổn đâu!… Chỗ nào cũng hỏi tiền, chẳng có luật lệ gì cả. Mùa lại mất. Trồng được gì là gánh đi bán tất. Chỉ đóng góp vài lần là cụt vốn rồi. Không đem bán thì lại thối mục hết. Anh cứ lắc đầu. Những nếp răn khắc sâu trên mặt anh tuyệt nhiên không động đậy. Trông anh phảng phất như một pho tượng đá. Có lẽ anh chỉ cảm thấy khổ nhưng không nói ra được hết, ngồi trầm ngâm một lúc, rồi cầm lấy dọc tẩu, lặng lẽ hút thuốc. Mẹ tôi hỏi chuyện anh, biết nhà anh bận lắm việc, ngày mai phải về, lại chưa ăn cơm trưa, liền bảo anh xuống bếp rang cơm ăn.Anh đi ra. Mẹ tôi và tôi đều than thở, buồn cho cảnh nhà anh : con đông, mùa mất, thuế nặng, lính tráng, trộm cướp, quan lại, thân hào đày đoạ thân anh khiến anh trở thành đần độn, mụ mẫm đi! Mẹ tôi bàn với tôi:- Cái gì không cần chở đi thì cho anh ta hết. Cứ để cho tuỳ ý chọn, lấy cái nào thì lấy.Đến chiều anh chọn xong mấy thứ: một đôi bàn dài, bốn chiếc ghế dựa, một bộ tam sự và một cái cân. Anh lại xin tất cả các đống tro (ở quê tôi, người ta nấu214bằng rơm, rạ, tro có thể dùng bón ruộng), chờ khi nào chúng tôi lên đường là đem thuyền đến chở. Đêm đến, chúng tôi cũng có nói vài ba câu chuyện phiếm, toàn là những chuyện chẳng quan trọng gì. Sáng hôm sau, Thuỷ Sinh về. Chín ngày sau, chúng tôi lên đường. Sáng sớm, Nhuận Thổ đã đến rồi. Thuỷ Sinh không đi theo. Anh chỉ đem theo một đứa cháu gái năm tuổi để trông thuyền. Chúng tôi bận rộn suốt ngày, không có thì giờ trò chuyện. Khách khứa cũng nhiều. Kẻ đến đưa chân, người đến lấy đồ đạc. Có kẻ vừa đưa chân vừa lấy đồ đạc. Gần tối, chúng tôi xuống thuyền thì tất cả đồ đạc trong ngôi nhà cũ, hư hỏng, to nhỏ, xấu tốt đều mang đi sạch trơn như quét. Thuyền chúng tôi thẳng tiến. Trong hoàng hôn, những dãy núi xanh hai bên bờ sông đen sẫm lại, nối tiếp nhau chạy lùi về phía sau lái. Tôi và cháu Hoàng ngồi tựa cửa thuyền, cũng nhìn phong cảnh mờ ảo bên ngoài. Bỗng cháu Hoàng hỏi: – Bác này ! Lúc nào chúng ta lại trở về nhỉ ? – Trở về ? Sao cháu chưa đi đã nghĩ đến chuyện trở về ? – Nhưng mà thằng Thuỷ Sinh nó hẹn cháu đến nhà nó chơi cơ mà ! Hoàng giương to đôi mắt đen nháy nhìn tôi, ngây người suy nghĩ. Tôi và mẹ tôi cũng đều có ý buồn, thế là lại nhắc đến Nhuận Thổ. Mẹ tôi nói : – Cái chị Hai Dương, “nàng Tây Thi đậu phụ” ấy mà ! Từ khi nhà ta bắt đầu sửa soạn hành lí, chẳng ngày nào là chị ta không đến. Hôm trước, chị ta đứng cạnh đống tro, moi ra hơn mười chiếc, cả bát lẫn đĩa, bàn tán một hồi rồi nói quyết rằng Nhuận Thổ vùi vào đấy để khi nào xúc tro là mang đi luôn. Chị ta khám phá ra việc đó, tự cho mình là có công, liền lấy ngay cái “cẩu khí sát” (một dụng cụ ở quê tôi người ta dùng nuôi gà làm bằng một tấm ván, trên có chấn song, trong đựng thức ăn, gà chỉ việc thò cổ vào mổ còn chó thì đứng nhìn, chịu chết), rồi chạy biến. Tuy chị ta lùn và chân bé tí tẹo thế mà chạy cũng nhanh đáo để !Ngôi nhà cũ xa dần, phong cảnh làng cũ cũng mờ dần, nhưng lòng tôi không chút lưu luyến. Tôi chỉ cảm thấy chung quanh tôi là bốn bức tường vô hình, nhưng rất cao, làm cho tôi vô cùng lẻ loi, ngột ngạt. Hình ảnh đứa trẻ oai hùng,215cổ đeo vòng bạc, đứng giữa ruộng dưa hấu, tôi vốn nhớ rõ lắm, nhưng bây giờ bỗng nhiên cũng mờ nhạt đi, khiến tôi lại càng thêm ảo não.Mẹ tôi và cháu Hoàng đã ngủ rồi.Tôi nằm xuống, nghe nước róc rách vỗ vào mạn thuyền, biết là tôi đang đi theo con đường của tôi. Tôi nghĩ bụng: tôi và Nhuận Thổ, tuy cách bức đến như thế này, nhưng con cháu chúng tôi vẫn còn thân thiết với nhau. Chẳng phải là cháu Hoàng đang mơ tưởng nhớ đến Thuỷ Sinh đó ư? Tôi mong ước chúng nó sẽ không giống chúng tôi, không bao giờ phải cách bức nhau cả. Nhưng tôi cũng không muốn chúng nó vì thân thiết với nhau mà phải vất vả, chạy vạy như tôi, cũng không muốn chúng nó phải khốn khổ mà đần độn như Nhuận Thổ ; cũng không muốn chúng nó phải khốn khổ mà tàn nhẫn như bao nhiêu người khác. Chúng nó cần phải sống một cuộc đời mới, một cuộc đời mà chúng tôi chưa từng được sống.Tôi nghĩ đến những niềm hi vọng, bỗng nhiên hoảng sợ. Khi Nhuận Thổ xin chiếc lư hương và đôi đèn nến, tôi cười thầm, cho rằng anh ta lúc nào cũng không quên sùng bái tượng gỗ.Nhưng bây giờ, điều tôi đang gọi là hi vọng đây, biết đâu không phải là một thứ tượng gỗ tự tay tôi chế tạo ra ? Có khác chăng là những điều anh ta mong ước thì gần gũi, còn những điều tôi mong ước thì xa vời đó thôi. Tôi đang mơ màng thì trước mắt tôi hiện ra cảnh tượng một cánh đồng cát, màu xanh biếc, cạnh bờ biển, trên vòm trời xanh đậm, treo lơ lửng một vừng trăng tròn vàng thắm. Tôi nghĩ bụng: Đã gọi là hi vọng thì không thể nói đâu là thực, đâu là hư. Cũng giống như những con đường trên mặt đất; kì thực trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi.(Lỗ Tấn”, Truyện ngắn tuyển tập theo bản dịch của Trương Chính, NXB Văn học, Hà Nội, 1977)Chú thích(*) Lỗ Tấn (1881 – 1936) là nhà văn nổi tiếng của Trung Quốc, lúc nhỏ tên là Chu Chương Thọ, tên chữ là Dự Tài, sau đổi tên là Chu Thụ Nhân, quê ở phủ Thiệu Hưng, tỉnh Chiết Giang. Sinh trưởng trong một gia đình quan lại sa sút, mẹ xuất thân nông dân nên từ nhỏ ông đã có nhiều cơ hội tiếp xúc với đời sống216nông thôn. Từ lúc còn trẻ, ông đã từ giã gia đình, quyết tâm đi tìm con đường lập thân mới, khác với những thanh niên cùng quê đương thời. Thoạt đầu, nghĩ rằng sức mạnh của khoa học và kĩ thuật có thể cứu được nước, ông lần lượt theo học các ngành hàng hải, địa chất rồi y học. Nhưng rồi ông dần thấy rằng một mình khoa học không thể làm thay đổi được xã hội một cách triệt để. Ông bỏ ngành y, chuyển sang hoạt động văn học vì nghĩ rằng văn học là vũ khí lợi hại để “biến đổi tinh thần” dân chúng đang ở tình trạng “ngu muội” và “hèn nhát”. Công trình nghiên cứu và tác phẩm văn chương của Lỗ Tấn rất đồ sộ và đa dạng, trong đó có 17 tập tạp văn và hai tập truyện ngắn xuất sắc là Gào thét (1923) và Bàng hoàng (1926). Cố hương là một trong những truyện ngắn tiêu biểu nhất của tập Gầo thét. Năm 1981, toàn thế giới đã kỉ niệm 100 năm ngày sinh Lỗ Tấn như một danh nhân văn hoá. (1) Thực tế không phải như vậy. Trong khoảng hai mươi năm ấy, Lỗ Tấn có về quê một số lần. Đặc biệt từ năm 1909 đến năm 1911, Lỗ Tấn đã dạy học tại các trường trung học và sư phạm ở quê nhà. Không gian, thời gian được trình bày như trong tác phẩm có tác dụng vừa làm nổi bật sự thay đổi của cố hương, vừa tô đậm thêm tình cảm của nhân vật “tôi” đối với cố hương. Dù nhiều chi tiết trong tác phẩm là sự việc có thực trong cuộc đời Lỗ Tấn song không nên đồng nhất nhân vật “tôi” và tác giả. Cố hương là một truyện ngăn có yếu tố hồi kíchứ không phải là hồi kí (2) Kí ức: trí nhớ (về những việc đã qua). (3) Đinh ba: loại vũ khí có cán dài, đầu bằng sắt chĩa ra nhiều mũi nhọn để đâm, xỉa. (4) Tra: tên một giống thú thuộc loài lợn rừng. (5). Cậu ấm ; từ thời trước chỉ con trai nhà quan, ở đây chỉ con trai nhà giàu sang. (6) Ngũ hành khuyết thổ; theo quan niệm của các nhà tư tưởng xưa ở Trung Quốc, ngũ hành là năm nguyên tố cấu tạo nên mọi vật trong thế giới : nước (thuỷ), lửa (hoả), gỗ (mộc), kim loại (kim), đất (thổ). Theo cách lí giải duy tâm về tướng số thì cơ thể con người phải có đủ ngũ hành : kim, mộc, thuỷ, hoả, thổ. Nhân vật trong truyện này sinh vào tháng nhuận nên thiếu mất một hành là hành thổ, vì thế phải đặt tên là Nhuận Thổ.217(7) Sò “mặt quy” sò “tay phật”: các giống sò được đặt tên theo hình dáng vỏ ngoài của chúng, ở vùng ven biển Chiết Giang trước đây, vỏ sò thường được xâu thành chuỗi để làm vật trang sức cho trẻ con.(8) Lưỡng quyền: hai gò má.(9) Tây Thi: tên một phụ nữ rất đẹp ở nước Việt (nay thuộc tỉnh Chiết Giang) thời Xuân Thu, sau lấy vua nước Ngô là Phù Sai. Người ta thường ví một phụ nữ đẹp với Tây Thi. Ở đây dùng điển Tây Thi rất đúng chỗ vì thím Hai Dương là “đồng hương” với Tây Thi song đặt chữ “đậu phụ” bên cạnh tên Tây Thi lại gây nên giọng điệu hài hước, một nét ta thường thấy ở trong truyện ngắn Lỗ Tấn, dù là tác phẩm mang đậm màu sắc trữ tình như Cố hương.(10) Nã Phá Luân: Na-pô-lê-ông (1769- 1821), hoàng đế nước Pháp nổi tiếng thế giới đầu thế kỉ XIX.(11) Hoa Thịnh Đốn: Oa-sinh-tơn (1732 – 1799), năm 1789 được bầu làm tổng thống đầu tiên của nước Mĩ.ל ĐọC-HIÊU VẢN BÁN 1. Tìm bố cục của truyện. (Gợi ý: căn cứ vào trình tự thời gian chuyến về thăm quê của nhân vật “tôi”)2. Trong truyện, có mấy nhân vật chính ? Nhân vật nào là nhân vật trung tâm ? Vì sao ?3. Tác giả đã dùng những biện pháp nghệ thuật nào để làm nổi bật sự thay đổi ở nhân vật Nhuận Thổ ? Ngoài sự thay đổi của Nhuận Thổ, tác giả còn miêu tả sự thay đổi nào khác của những con người và cảnh vật ở Cố hương? Tác giả đã biểu hiện tình cảm, thái độ như thế nào và đặt ra vấn đề gì qua sự miêu tả đó?4. Đọc kĩ ba đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:a) “Nhưng tiếc thay, đã hết tháng giêng. Nhưng từ đấy chúng tôi không hề gặp mặt nhau nữa”.b) “Người đi vào là Nhuận Thổ… vừa thô kệch vừa nặng nề, nứt nẻ như vỏ cây thông”.c) “Tôi nghĩ bụng. Người ta đi mãi thì thành đường thôi”.218Đoạn nào chủ yếu dùng phương thức miêu tả và thông qua đó, tác giả muốn biểu hiện điều gì ? Đoạn nào chủ yếu dùng phương thức tự sự ? Ngoài tự sự, tác giả còn sử dụng các yếu tố của những phương thức biểu đạt nào khác? Nêu hiệu quả của sự kết hợp đó trong việc thể hiện tính cách nhân vật. Đoạn nào chủ yếu dùng phương thức nghị luận và thông qua đó, tác giả muốn nói lên điều gì ?Ghi nhớTrong truyện ngăn Cố hương, thông qua việc thuật lại chuyển về quê lần cuối cùng của nhân vật “tôi”, những rung cảm của “tôi” trước sự thayđổi của làng quê, đặc biệt là của Nhuận Thổ Lỗ Tấn đã phê phán xã hội phong kiến, lễ giáo phong kiến, đặt ra vấn đề con đường đi của nông dân và của toàn xã hội để mọi người suy ngẫm.LUYÊN TÂP 1. Chọn đoạn văn mà em thích nhất trong tác phẩm để học thuộc. 2. Tìm những từ ngữ thích hợp trong tác phẩm điền theo bảng mẫu dưới đây:Sự thay đổi ở nhân vật Nhuận ThổNhuận Thổ lúc còn nhỏ (20 năm trước)Nhuận Thổ lúc đứng tuổi(lúc “tôi” trở về)Thái độ đối với “tôi”Tính cáchGiọng nói219

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 1146

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống