- Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 7
- Giải Vở Bài Tập Ngữ Văn Lớp 7
- Tác Giả – Tác Phẩm Văn Lớp 7
- Sách giáo khoa ngữ văn lớp 7 tập 2
- Tập Làm Văn Mẫu Lớp 7
- Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 7 (Ngắn Gọn)
- Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 7 (Cực Ngắn)
- Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 7 Tập 1
- Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 7 Tập 2
- Sách Bài Tập Ngữ Văn Lớp 7 Tập 1
- Sách Bài Tập Ngữ Văn Lớp 7 Tập 2
Đọc những câu dưới đây, chú ý các từin đậm và trả lời câu hỏi. Gia đình tôi khá giả. Anh em tôi rất thương nhau. Phải nói em tôi rất ngoan. Nó lại khéo tay nữa. (Khánh Hoài) b) Chợt con gà trống ở phía sau bếp nổi gáy. Tôi biết đó là con gà của anh Bốn Linh. Tiếng nó dõng dạc nhất xóm. (Võ Quảng) c). Mẹ tôi, giọng khẩn đặc, từ trong màn nói vọng ra:– Thôi, hai đứa liệu mà đem chia đồ chơi ra đi.(a) Quan tướng: chức quan võ, đứng đầu một đạo binh. (b) Có danh: có tiếng, nổi tiếng(c). Trận tiề i đang diễn ác cuộc chiến đấu (tiền: trước, trận: trận đánh trong chiến tranh).(d) Có bản ghi: cởi khố chạy ra, tức tự cởi khố mà xông vào quân giặc (khiến giặc sợ mà bỏ chạy !).54Vừa nghe thấy thế em tôi bất giác run lên bần bật, kinh hoàng đưa cặp mắt tuyệt vọng nhìn tôi. (Khánh Hoài) d) Nước non lận đận một mình, Thân cò lên thác xuống ghềnh bẩy nay. Ai làm cho bể kia đầy, Cho ao kia cạn, cho gầy cò con ? (Ca dao) Câu hỏi: 1. Từ nó ở đoạn văn đầu trỏ ai? Từ nó ở đoạn văn thứ hai trỏ con vật gì ? Nhờ đâu em biết được nghĩa của hai từ nó trong hai đoạn văn này ? 2. Từ thếở đoạn văn thứ ba trỏ sự việc gì ? Nhờ đâu em hiểu được nghĩa của từ thế trong đoạn văn này ? 3. Từ ai trong bài ca dao dùng để làm gì ?4. Các từ nó, thế, ai trong các đoạn văn trên giữ vai trò ngữ pháp gì trong câu ?Ghi nhớ • Đại từ dùng để trở người, sự vật, hoạt động, tính chất… được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi • Đại từ có thể đảm nhiệm các vai trò ngữpháp như chủ ngữ, vị ngữ trong câu hay phụ ngữ của danh từ, của động từ, của tính từ.II – CÁC LOAI ĐAI TỦ 1. Đại từ để trỏ a) Các đại từ tôi, tao, tớ, chúng tôi, chúng tao, chúng tớ, mày, chúng mày, nó, hắn, chúng nó, họ,… trỏ gì ? b) Các đại từ bấy, bấy nhiêu trỏ gì ? c) Các đại từ vậy, thế trỏ gì ?Ghi nhớĐại từ để trỏ dùng để: – Trở người, sự vật (gọi là đại từ xưng hô), – Trở số lượng, – Trở hoạt động, tính chất, sự việc.2. Đại từ để hỏi a) Các đại từ ai, gì,… hỏi về gì ? b) Các đại từ bao nhiêu, mấy hỏi về gì ?c) Các đại từ sao, thế nào hỏi về gì ?Ghi nhớĐại từ để hỏi dùng để: – Hỏi về người, sự vật, – Hỏi về số lượng, – Hỏi về hoạt động, tính chất, sự việc.III = LUYÊN TÂP1.a). Hãy xếp các đại từ trỏ người, sự vật theo bảng dưới đây:SőSố ít Số nhiều b). Nghĩa của đại từ mình trong câu “Cậu giúp đỡ mình với nhé!”có gì khác nghĩa của đại từ mình trong câu ca dao sau đây ? Mình về có nhớ ta chăng, Ta về ta nhớ hàm răng mình cười. 2. Khi xưng hô, một số danh từ chỉ người như ông, bà, cha, mẹ, chú, bác, cô, di, con, cháu,… cũng được sử dụng như đại từ xưng hô. Ví dụ: Đã bấy lâu nay, bác tới nhà, Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa. (Nguyễn Khuyến) Hãy tìm thêm các ví dụ tương tự. 3. Các từ để hỏi trong nhiều trường hợp được dùng để trỏ chung. Ví dụ: – Hôm ấy ở nhà, ai cũng vui – Qua đình ngả nón trông đình, Đình bao nhiều ngói, thương mình bấy nhiêu. (Ca dao) – Thế nào anh cũng đến nhé. Dựa theo những cách nói trên, hãy đặt câu với mỗi từ: ai, sao, bao nhiêu để trỏ chung. 4. Đối với các bạn cùng lớp, cùng lứa tuổi, em nên xưng hô thế nào cho lịch sự ? C trường, ở lớp em, có hiện tượng xưng hô thiếu lịch sự không? Nên ứng xử thế nào đối với hiện tượng đó ? ° 5* Em hãy so sánh sự khác nhau về số lượng và ý nghĩa biểu cảm giữa từ xưng hô tiếng Việt với đại từ xưng hô trong ngoại ngữ mà em học (tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Trung Quốc). ĐọC THÊMTừ niên khoá 1934 – 1935, tôi trúng tuyển vào Trường Cao đẳng Tiểu học (tương đương với cấp Trung học cơ sở bây giờ) ở thị xã Bắc Ninh.Sang niên khoá 1935 – 1936, bỗng có một giáo sư, chừng gần 40 tuổi, đâu như từ trường Thành chung, Lạng Sơn đổi về đây. Lần đầu gặp, tôi bỗng thấy ở người thầy giáo mới này một vẻ gì đó rất nho nhã, rất đáng yêu và dĩ nhiên đáng kính […]. Đó là thầy Hoàng Ngọc Phách’o), dạy về môn Văn. […] Đến khi tôi 18 tuổi, lập gia đình quá sớm do ý muốn quyết định của bố mẹ, một điều không ngờ lại đến với tôi. Hoá ra ông trời run rủi thế nào mà vợ tôi lại là chị con nhà bác của thầy Hoàng Ngọc Phách. Một ngày Tết, ở thị xã Bắc Ninh, tôi và vợ tôi đến chúc Tết họ hàng nội ngoại thì người thầy rất kính yêu của mình lại chạy ngay ra cửa đón chào, gọi tôi bằng “bác”. Một điều “thưa bác”, hai điều “thưa bác” khiến lúc đầu tôi rất lúng túng ngượng nghịu chưa biết xưng hô thế nào. Còn vợ tôi cứ thản nhiên gọi thầy giáo của tôi bằng “cậu” và tự xưng là “chị”, mặc dù vợ tôi kém “cậu em” đến trên 20 tuổi. Thế mới biết, cách xưng hô ở ngôn ngữ của ta thật là khó vì nỗi quá chi li khe khắt, quá phức tạp trong quan hệ họ hàng và xã hội.Tôi tự trấn tĩnh và nói với thầy :- Năm mới, con đến chúc thầy và gia đình có nhiều sức khoẻ và thành đạt trong mọi việc của đời sống ạ!Khi trở về nhà, vợ tôi cứ phàn nàn:- Sao mình lại xưng “con” với cậu ấy ? Cậu ấy là em mình chứ !Tôi cười rất vui, đáp:– Anh phải tôn trọng cái điều có trước. Trước khi làm chồng em, anh đã là học trò của ông Phách từ lâu rồi. Người thầy giáo ấy đã có công lớn đào tạo được ra anh hôm nay đấy em ạ!(Theo lời kể của Hoàng Cầm”, Nhớ thầy Song An Hoàng Ngọc Phách, tạp chí Thế giới mới)(a) Hoàng Ngọc Phách (1896 – 1973): nhà giáo, nhà văn, nhà nghiên cứu văn học nổi tiếng, tác giả của tiểu thuyết Tố Tâm – được coi là cuốn tiểu thuyết hiện đại đầu tiên viết bằng chữ quốc ngữ (1925).(b) Hoàng Cầm: nhà thơ nổi tiếng, kém Hoàng Ngọc Phách 26 tuổi.