Tải ở cuối trang

Sách giáo khoa ngữ văn lớp 7 tập 1

Từ láy –

Những từ láy (in đậm) trong các câu sau (trích từ văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê) có đặc điểm âm thanh gì giống nhau, khác nhau ? Em cắn chặt môi im lặng, mắt lại đăm đăm nhìn khắp sân trường, từ cột cờ đến tấm bảng tin và những vạch than vẽ ô ăn quan trên hệ gạch. Tôi mểu máo trả lời và đứng như chôn chân xuống đất, nhìn theo cái bóng bé nhỏ liêu xiêu của em tôi trèo lên xe. 2. Dựa vào kết quả phân tích trên, hãy phân loại các từ láy có ở mục 1. 3. Vì sao các từ láy (in đậm) dưới đây (trích từ văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê) không nói được là bật bật, thẳm thẩm ?(a). Bài này có nhiều lời ca khác nhau. Đây là hai câu đầu của các lời ca đó, nói về đặc điểm tự nhiên, sản vật, con người Quảng Nam. Đất Quảng Nam nhiều cát và có nhiều vùng khô cằn. Rượu Hồng Đào là loại rượu ngon. (b) Nam Kì sáu tỉnh (lục tỉnh): Nam Kì là tên do vua Minh Mạng đặt năm 1834 cho phần đất từ Biên Hoà đến Hà Tiên. Sáu tỉnh (Nam Kì) gồm Gia Định, Định Tường, Biên Hoà, Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên. (c) Cửu Long: tên chỉ phần sông Mê Công, sông lớn nhất ở Đông Nam Á, chảy trên địa phận nước Việt Nam. Từ Phnôm Pênh, sông Mê Công phân ra hai dòng chính là sông Tiền và sông Hậu và chảy vào Việt Nam. Sông đổ ra biển với chín cửa nên gọi là Cửu Long (chín rồng, tức chín sông). (d), (e) Sông Hương, núi Ngự: những cảnh đẹp tiêu biểu của cố đô Huế.41- Vừa nghe thấy thế, em tôi bất giác run lên bẩn bật, kinh hoàng đưa cặp mắt tuyệt vọng nhìn tôi.- Cặp mắt đen của em lúc này buồn thăm thẳm, hai bở mi đã sưng mọng lên vì khóc nhiều.Ghi nhớ• Từ láy có hai loại: từ láy toàn bộ và từ láy bộ phận.Ở từ láy toàn bộ, các tiếng lặp lại nhau hoàn toàn, nhưng cũng có một số trường hợp tiếng đứng trước biến đổi thanh điệu hoặc phụ âm cuối (để tạo ra một sự hài hoà về âm thanh).- d. từ láy bộ phận, giữa các tiếng có sự giống nhau về phụ âm đầu hoặc phần vần.II – NGHIA CỦA TỦ LÁY 1. Nghĩa của các từ láy ha hả, oa oa, tích tắc, gâu gấu được tạo thành do đặc điểm gì về âm thanh ? 2. Các từ láy trong mỗi nhóm sau đây có điểm gì chung về âm thanh và về nghĩa ? a) lí nhí, li ti, ti hí. b) nhấp nhô, phập phồng, bập bềnh. 3. So sánh nghĩa của các từ láy mềm mại, đo đỏ với nghĩa của các tiếng gốc làm cơ sở cho chúng: mềm, đỏ.Ghi nhớNghĩa của từ láy được tạo thành nhờ đặc điểm âm thanh của tiếng và sự hoà phối âm thanh giữa các tiếng. Trong trường hợp từ láy có tiếng có nghĩa làm gốc (tiếng gốc) thì nghĩa của từ láy có thể có những sắc thái riêng so với tiếng gốc như sắc thái biểu cảm, sắc thái giảm nhẹ hoặc nhấn mạnh,…III – LUYÊN TÂP 1. Đọc đoạn đầu văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê (từ “Mẹ tôi, giọng khản đặc” đến “nặng nề thế này”). a) Tìm các từ láy trong đoạn văn đó.b)Xếp các từ láy theo bảng phân loại sau đây:Từ láy toàn bộTừ láy bộ phận2. Điền các tiếng láy vào trước hoặc sau các tiếng gốc để tạo từ láy: … ló, … nhỏ, nhức…, … khác, … thấp, … chếch, … ách. 3. Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu. – nhẹ nhàng, nhẹ nhõm ! a). Bà mẹ… khuyên bảo con. b) Làm xong công việc, nó thở phào… như trút được gánh nặng. – xấu xí, xấu xa: a). Mọi người đều căm phẫn hành động… của tên phản bội. b) Bức tranh của nó vẽ nguệch ngoạc,… – tan tảnh, tan tác: a) Chiếc lọ rơi xuống đất, vỡ. b). Giặc đến, dân làng… mỗi người một ngả. 4. Đặt câu với mỗi từ: nhỏ nhắn, nhỏ nhặt, nhỏ nhẻ, nhỏ nhen, nhỏ nhoi. 5. Các từ máu mủ, mặt mũi, tóc tai, râu ria, khuôn khổ ngọn ngành, tươi tốt nấu nướng, ngu ngốc, học hỏi, mệt mỏi, nảy nở là từ láy hay từ ghép ? 6,* Các tiếng chiền (trong chùa chiền), nê(trong no nê), rớt (trong rơi rớt),hành (trong học hành) có nghĩa là gì ? Các từ chùa chiền, no nê, rơi rớt học hành là từ láy hay từ ghép ?Do phát âm không phân biệt thanh hỏi và thanh ngã nên người một số vùng thường viết lẫn lộn dấu hỏi và dấu ngã ở từ láy. Ví dụ: đẹp đẽ viết thành đẹp để mới mẻ viết thành mới mẽ khẽ khàng viết thành khể khàng thăm thẳm viết thành thăm thẳm. Muốn viết đúng chính tả các dấu hỏi, dấu ngã trong từ láy, cần nắm vững quy tắc hoà phối thanh điệu trong cấu tạo từ láy tiếng Việt như sau: Thanh ngang (không dấu) | Thanh hỏi (?) Thanh sắc (‘) Thanh huyền (\) Thanh ngã (~) Thanh nặng ()Các thanh điệu cùng hàng ngang hoà phối với nhau. Gặp một tiếng trong từ láy mà ta băn khoăn không biết là dùng dấu hỏi hay dấu ngã, ta nên xem tiếng kia có dấu gì. Nếu tiếng kia có thanh ngang hoặc thanh sắc thì tiếng mà ta đang băn khoăn phải dùng dấu hỏi. Nếu tiếng kia có thanh huyền hoặc thanh nặng thì tiếng mà ta đang băn khoăn phải dùng dấu ngã (trừ một vài trường hợp ngoại lệ như tan tành, ngoan ngoãn).VIÊT BẢITÂPLẢM VẢN SỐ 1-VẢN TƯSƯVẢ MIÊU TẢ (làm ở nhà) Để văn tham khảo: Đề 1 : Kể cho bố mẹ nghe một chuyện lí thú (hoặc cảm động, hoặc buồn cười,…) mà em đã gặp ở trường. Để2: Kể lại nội dung câu chuyện được ghi trong một bài thơ có tính chất tự sự (như Lượm hoặc Đêm nay Bác không ngủ) theo những ngôi kể khác nhau (ngôi thứ ba hoặc ngôi thứ nhất). 14

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1075

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống