- Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 8
- Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 8 (Ngắn Gọn)
- Giải Vở Bài Tập Ngữ Văn Lớp 8
- Tác Giả – Tác Phẩm Văn Lớp 8
- Sách giáo khoa ngữ văn lớp 8 tập 1
- Sách giáo khoa ngữ văn lớp 8 tập 2
- Tập Làm Văn Mẫu Lớp 8
- Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 8 Tập 1
- Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 8 Tập 2
- Sách Bài Tập Ngữ Văn Lớp 8 Tập 1
- Sách Bài Tập Ngữ Văn Lớp 8 Tập 2
Sách giải văn 8 bài dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm (Cực Ngắn), giúp bạn soạn bài và học tốt ngữ văn 8, sách giải ngữ văn lớp 8 bài dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm sẽ có tác động tích cực đến kết quả học tập văn lớp 8 của bạn, bạn sẽ có những lời giải hay, những bài giải sách giáo khoa ngữ văn lớp 8, giải bài tập sgk văn 8 đạt được điểm tốt:
I. Dấu ngoặc đơn
Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi.
– Dấu ngoặc đơn được dùng để làm gì:
a. Dùng để giải thích
b. Dùng để thuyết minh
c. Dùng để bổ sung thêm
– Nếu bỏ phần trong dấu ngoặc đơn thì ý nghĩa cơ bản của đoạn trích trên không thay đổi.
II. Dấu hai chấm
Tác dụng của dấu hai chấm:
a. Dùng để đánh dấu (báo trước) lời đối thoại của Dế Mèn và Dế Choắt.
b. Dùng để đánh dấu (báo trước) lời dẫn trực tiếp (Thép Mới ) dẫn lại lời của người xưa.
c. Dùng để đánh dấu phần giải thích lí do thay đổi tâm trạng của tác giả trong ngày đầu tiên đi học.
Luyện tập
Dấu hai chấm để báo hiệu sự liệt kê những tính chất đẳng lập để giải thích cho ý đã nói trước .
Bài 3 (trang 136 sgk Ngữ Văn 8 tập 1):
– Sau từ “rằng” dấu hai chấm nhằm mục đích: dẫn ra lời nói gián tiếp với mục đích nhấn mạnh, trình bày thông tin.
– Có thể bỏ dấ hai chấm sau từ “rằng” tuy nhiên phần đứng sau không được nhấn mạnh nữa.
Bài 4 (trang 116 sgk Ngữ Văn 8 tập 1):
– Có thể thay dấu hai chấm bằng dấu ngoặc đơn. Khi thay, ý nghĩa cơ bản của câu không thay đổi, phần trong dấu ngoặc đơn chỉ là phần bổ sung thêm thông tin.
– Nếu viết lại là Phong Nha gồm: Động khô và Động nước thì không thể thay dấu hai chấm bằng dấu ngoặc đơn được. Vì trong câu này vế “Động khô và Động nước” không thể coi là thuộc phần chú thích mà là thành phần chính, có tác dụng liệt kê.
Bài 5 ( trang 116 sgk Ngữ văn 8 tập 1):
– Bạn học sinh đó chép dấu ngoặc đơn đó sai, vì bạn còn thiếu phần “đóng ngoặc”
– Phần ở trên dấu ngoặc đơn không phải là một bộ phận của câu.
Bài 6 (trang 116 sgk Ngữ văn 8 tập 1):
Văn bản “Bài toán dân số” (Theo Thái An, Báo Giáo dục và Thời đại Chủ nhật) đã khiến cho chúng ta phải ý thức được trách nhiệm của mỗi công dân trong việc hạn chế gia tăng dân số. Bởi, nếu dân số gia tăng một cách không có kiểm soát thì sẽ dẫn tới nhiều hậu quả nghiêm trọng. Đất nước sẽ chịu nhiều áp lực về: thực phẩm, nước, việc làm, y tế, giáo dục, phúc lợi xã hội…Chúng ta cần có ý thức trong việc hạn chế sự gia tăng dân số để đảm bảo an sinh xã hội và bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta.