Xem toàn bộ tài liệu Lớp 8: tại đây
- Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 8
- Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 8 (Ngắn Gọn)
- Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 8 (Cực Ngắn)
- Tác Giả – Tác Phẩm Văn Lớp 8
- Sách giáo khoa ngữ văn lớp 8 tập 1
- Sách giáo khoa ngữ văn lớp 8 tập 2
- Tập Làm Văn Mẫu Lớp 8
- Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 8 Tập 1
- Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 8 Tập 2
- Sách Bài Tập Ngữ Văn Lớp 8 Tập 1
- Sách Bài Tập Ngữ Văn Lớp 8 Tập 2
Câu 1 (Câu 1 trang 48 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1):
Trả lời:
a. Diễn biến tâm trạng của lão Hạc:
– Lão Hạc rất yêu quý và trân trọng cậu Vàng (coi nó như người bạn, người con của mình).
– Trong tình thế khốn cùng (ốm đau, bão đi qua) Lão Hạc vô cùng nghèo túng. Vì không muốn bán mảnh vườn của con trai nên đã quyết định bán cậu Vàng.
– Đến tâm sự cùng ông giáo, cố tỏ ra vui vẻ nhưng vô cùng đau khổ, dằn vặt.
– Cảm thấy hối hận, sống bạc bẽo lão với một con chó Hạc đã tìm đến một cái chết vô cùng đau đớn.
b. Vẻ đẹp tâm hồn của lão Hạc: Là một người hiền lành, sống tình nghĩa.
Câu 2: Lão Hạc đã tự thu xếp cuộc đời mình ra sao sau khi bán con chó Vàng? Tại sao lão chọn cho mình cái chết, lại là một cái chết “thật dữ dội” như thế?
Trả lời:
– Sau khi bán chó, lão Hạc đã âm thầm tự thu xếp cuộc đời mình một cách cẩn thận, chu đáo và rất tội nghiệp:
+ Gửi nhờ ông giáo ba sào vườn cho thằng con
+ Gửi ông giáo ba mươi đồng bạc để nhờ lo ma chay khi lão mất
+ Đi xin bả chó của Binh Tư.
– Cuối cùng lão chọn cho mình cái chết, một cái chết “thật là dữ dội” là vì: lão chết vì đã lâm vào cảnh khốn cùng, đói nghèo. Lão chọn cái chết thật dữ dội để chuộc lỗi cùng cậu vàng, ông dằn vặt, áy náy khi đã bán cậu vàng đi nên đã chọn cái chết giống như cậu vàng.
– Ngòi bút Nam Cao là ngòi bút thật xuất sắc về nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật: Qua từng cử chỉ, nét mặt, từng lời đối thoại, độc thoại nội tâm đã toát lên suy nghĩ nội tâm của nhân vật.
Câu 3 (Câu 3 trang 48 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1):
Trả lời:
Diễn biến truyện | Thái độ, tình cảm của nhân vật “tôi” |
---|---|
Lão Hạc tâm sự về việc bán chó | Động viên, an ủi, đồng cảm với lão Hạc |
Chứng kiến cuộc sống của lão những ngày sau đó | Thương cảm cho cuộc sống của Lão hạc, giấu vợ ngấm ngầm giúp lão Hạc |
Sau buổi nói chuyện với Binh Tư | Ngạc nhiên, cảm thấy đáng buồn |
Chứng kiến cái chết của lão Hạc | Nhận ra được phẩn chất cao đẹp của lão Hạc, xót thương, đồng cảm trước cái chết đầy đau đớn của lão |
– Nhận xét về ngòi bút nhân đạo của nhà văn: Ngòi bút Nam Cao đã thể hiện niềm đồng cảm, xót thương đối với số phận của Lão Hạc, đồng thời thể hiện niềm tin tưởng về những phẩm chất cao đẹp đáng quý của người nông dân.
Câu 4 (Câu 4 trang 48 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1):
Trả lời:
– Khi nghe Binh Tư kể chuyện lão Hạc xin bả chó để bắt một con chó hàng xóm, ông giáo cảm thấy “cuộc đời quả thật đáng buồn”: Ở đây ông buồn vì nghĩ rằng vì miếng ăn, vì cái nghèo túng đường cùng đã khiến lão Hạc tha hóa về nhân cách.
– Thế nhưng, chứng kiến cái chết của lão Hạc, ông giáo lại nghĩ: “Không! Cuộc đời chưa hẳn là đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng buồn theo một cách khác”:
+ “Cuộc đời chưa hẳn đáng buồn” vì ông giáo nhận ra lão Hạc vẫn giữ cho mình trọn vẹn nhân cách cao đẹp.
+ Thế nhưng “buồn theo một cách khác” kia đó là cái chết đầy đau đớn, thương tâm mà lão Hạc tự chọn lấy cho mình.
Câu 5: Em có nhận xét gì về tài năng xuất sắc trong nghệ thuật khắc họa nhân vật và trong cách kể chuyện của Nam Cao.
Trả lời:
– Nghệ thuật khắc họa nhân vật xuất sắc:
+ Nam Cao chú ý khắc họa nhân vật qua ngoại hình, từng điệu bộ, cử chỉ cũng thể hiện nội tâm bên trong của nhân vật
+ Ngôn ngữ nhân vật phong phú: Có đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm
+ Nắm bắt sâu diễn biến tâm lí nhân vật, len lỏi vào từng trạng thái cảm xúc, khắc họa rất chân thực dòng chảy cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật
– Nghệ thuật kể chuyện sinh động, hấp dẫn:
+ Kể chuyện theo ngôi thứ nhất, người kể chuyện xưng tôi trực tiếp tham gia câu chuyện, làm tăng tính chân thực cho chuyện kể
+ Kết cấu truyện đầy bất ngờ khiến người đọc cảm thấy tò mò, thú vị đến tận kết truyện.
+ Tình huống truyện độc đáo
+ Ngôn ngữ kể chuyện biến đổi linh hoạt.
Câu 6 (Câu 7* trang 48 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1):
Trả lời:
a. Cuộc đời người nông dân trong xã hội cũ.
– Bị áp bức bóc lột sức lao động (Anh con trai Lão Hạc phải đi đồn điền)
– Họ sống khổ cực ở làng quê, làm quanh năm cũng không đủ ăn.
– Thường xuyên phải chịu những thiên tai, dịch bệnh, bệnh tật.
– Cuộc sống nghèo khổ bần cùng đến khốn cùng
b. Vẻ đẹp tâm hồn và tính cách của người nông dân:
– Họ sống giàu tình cảm, trọng tình trọng nghĩa
– Sống lương thiện, trong sạch
– Sống thủy chung, ân tình
– Dám phản kháng để bảo vệ phẩm chất đáng quý của mình