Xem toàn bộ tài liệu Lớp 8: tại đây
- Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 8
- Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 8 (Ngắn Gọn)
- Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 8 (Cực Ngắn)
- Tác Giả – Tác Phẩm Văn Lớp 8
- Sách giáo khoa ngữ văn lớp 8 tập 1
- Sách giáo khoa ngữ văn lớp 8 tập 2
- Tập Làm Văn Mẫu Lớp 8
- Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 8 Tập 1
- Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 8 Tập 2
- Sách Bài Tập Ngữ Văn Lớp 8 Tập 1
- Sách Bài Tập Ngữ Văn Lớp 8 Tập 2
Câu 1 (Đề 1 trang 145 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1):
Trả lời:
a. Mở bài: Giới thiệu chung về chiếu kính đeo mắt (làm đẹp, bảo vệ mắt)
b. Thân bài
– Nguồn gốc: ra đời đầu tiên ở Ý vào năm 1260
– Cấu tạo: gồm 2 bộ phận (Mắt kính và gọng kính)
+ Gọng kính:
• Làm bằng kim loại được làm bằng một loại sắt, người đeo cảm thấy cứng cáp và chắc
• Gọng nhựa dẻo và bền có thể chịu được áp lức lớn mà không bị cong và biến dạng như gọng kim loại
• Gọng được làm bằng ti tan rất nhẹ có thể bẻ cong mà không gãy.
+ Mắt kính
• Mắt thủy tinh trong suốt nhưng dễ vỡ
• Mắt nhựa tuy nhẹ nhưng dễ bị xước
– Cách chọn kính: Phụ thuộc vào yêu cầu sử dụng và phụ thuộc vào khả năng tài chính của mình.
– Công dụng: cho người có bệnh về mắt, bảo vệ mắt khi đọc sách hay làm việc lâu bên máy tính, bảo vệ mắt khi đi ngoài trời, trang điểm, tạo dáng cho mắt và khuôn mặt;
c. Kết bài: Nêu vài trò của kính trong cuộc sống hiện nay và trong tương lai.
Câu 2 (Đề bài 2 trang 145 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1):
Trả lời:
a. Mở bài: Giới thiệu đối tượng thuyết minh chiếc bút bi
b. Thân bài
– Nguồn gốc, xuất xứ:
Được phát minh bởi nhà báo Hungari Lazo Biro vào những năm 1930. Ông phát hiện mực in giấy rất nhanh khô cứu tạo ra một loại bút sử dụng mực như thế
– Cấu tạo: 2 bộ phận chính:
+ Vỏ bút: Ống trụ tròn dài từ 14-15 cm được làm bằng nhựa dẻo hoặc nhựa màu, trên thân thường có các thông số ghi ngày, nơi sản xuất.
+ Ruột bút: Bên trong, làm từ nhựa dẻo, chứa mực đặc hoặc mực nước.
+ Bộ phận đi kèm: Lò xo, nút bấm, nắp đậy, trên ngoài vỏ có đai để gắn
– Phân loại: Bút bi ngòi to hoặc ngòi nhỏ
– Kiểu dáng và màu sắc khác nhau tuỳ theo lứa tuổi và thị hiếu của người tiêu dùng.
– Các thương hiệu bút nổi tiếng: Thiên Long, Hồng Hà, Bến Nghé,…
– Nguyên lý hoạt động, bảo quản: Mũi bút chứa viên bi nhỏ, khi viết lăn ra mực để tạo chữ, phải biết bảo quả cẩn thận, viết xong đóng nắp bút
– Ưu điểm: Bền, đẹp, nhỏ gọn, dễ vận chuyển, giá thành rẻ, phù hợp với học sinh.
– Nhược điểm: Vì viết được nhanh nên dễ giây mực và chữ không được đẹp. Nhưng nếu cẩn thận thì sẽ tạo nên những nét chữ đẹp mê hồn.
– Ý nghĩa: Thể hiện được nét thẫm mỹ của mỗi con người, dùng để viết, để vẽ. Là người bạn đồng hành thể hiện ước mơ, hoài bão…của con người.
c. Kết bài: Kết luận và nhấn mạnh tầm quan trong của cây bút bi trong cuộc sống.
Câu 3 (Đề bài 3 trang 145 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1):
Trả lời:
a. Mở bài: Giới thiệu về đối tương thuyết minh đôi dép lốp. Vì sao mình biết tới nó (là kỉ vật thân thiết của ông để lại, xem trên ti vi,..)
b. Thân bài
– Cấu tạo của đôi dép
+ Đế dép: miếng cao su, cầm hơi nặng.
+ Quai dép: làm từ cao su. Chiều ngang bằng ngón tay, chiều dài thì theo kích cỡ bàn chân to
– Tại sao dép lốp bền bì theo thời gian: sự đàn hồi của cao su dép dính chăt, bền bỉ
– Đôi dép lốp gắn bó với chú bộ đội như thế nào: trèo đèo lội suối, xông pha trận mạc đôi dép lốp vẫn không bị hỏng.
– Dép lốp đi vào thơ ca.
c. Dép lốp như kỉ vật để nhớ về một thời hào hùng, một thời mà dép lốp như người bạn thân thiết với anh bộ đội.
Câu 4 (Đề bài 4 trang 145 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1):
Trả lời:
a. Mở bài: Giới thiệu đối tượng thuyết minh chiếc áo dài Việt Nam
b. Thân bài
– Nguồn gốc, xuất xứ:
+ Bắt nguồn từ áo tứ thân Trung Quốc
+ Tiền thân của áo dài VN là chiếc áo giao lãnh , hơi giống áo từ thân , sau đó qua lao động, sản xuất chiếc áo giao lãnh mới được chính sửa để phù hợp vs đặc thù lao động ( áo tứ thân, ngũ thân) qua từng giai đoạn lịch sử áo dài lại có sự thay đổi
– Cấu tạo
+ Áo dài từ cổ xuống đến chân, cổ áo may theo kiểu cổ Tàu, cũng có khi là cổ thuyền, cổ tròn theo sở thich của người mặc. Khi mặc, cổ áo ôm khít lấy cổ, tạo vẻ kín đáo.
+ Khuy áo thường dùng khuy bấm, từ cổ chéo sang vai rồi kéo xuống ngang hông.
+ Thân áo gồm 2 phần: Thân trước và thân sau, dài suốt từ trên xuống gần mắt cá chân. Thân áo may sát với thân hình người mặt tạo nên sự mềm mại, quyến rũ.
+ Tay áo dài ko có cầu vai, may liền, kéo dài từ cổ áo
+ Tà áo xẻ dài từ trên xuống, giúp người mặc đi lại dễ dàng, thướt tha, uyển chuyển.
+ Áo dài thường mặc với quần đồng màu hoặc màu trắng
– Một số nơi nổi tiếng với áo dài: Huế, Hà Nôi, Hưng Yên,…
– Chất liệu vải phong phú, đa dạng: Tơ, voan, lụa,…
– Ý nghĩa của áo dài: Là quốc phục của dân tộc
c. Kết bài
– Phải biết nâng niu, trân trọng tà áo dài
– Sự phát triển của áo dài trong tương lai
Đề 5:
Trả lời:
a. Mở bài: Giới thiệu đối tượng thuyết minh cây tre Việt Nam
b. Thân bài
– Nguồn gốc: Có từ lâu đời trong những câu chuyện truyền thuyết lich sử, có mặt khắp đất nước Việt Nam
– Phân loại tre: Tre Đồng Nai, nứa, mai, vầu Việt Bắc, trúc Lam Sơn, tre ngút ngàn rừng cả Điện Biên, và cả lũy tre thân thuộc đầu làng.…
– Đặc điểm của tre:
+ Dễ thích nghi, cây tre có thể mọc khắp mọi nơi
+ Tre thường mọc thành từng bụi, từng khóm
+ Thân tre gầy, được nối lại bởi nhiều mắt
+ Bên trong thân rỗng, mọc ra những cành cây nhỏ
+ Tre có lá mỏng và gai nhọn
+ Rễ tre thuộc loại rễ chùm, nhìn bề ngoài khá cằn cội nhưng rễ tre bám rất chắc.
+ Hoa tre thường rất hiếm, vòng đời của tre sẽ khép lại khi tre “ra hoa”.
– Công dụng của cây tre
+ Làm các đồ vật như: Gia dụng, nhà, (cột, kèo), làm đũa, làm máng nước, làm rổ rá,
+ Vật dụng nông nghiệp (gầu, cán cuốc, cán xẻng)
+ Thức ăn: Tre non làm thức ăn (măng). Tre khô kể cả rễ làm củi đun.
+ Trong chiến tranh, tre được sử dụng làm vũ khí rất lợi hại
– Ý nghĩa của cây tre
+ Trong văn hóa dân gian: Tre đã đi vào truyện một cách thân thuộc và ý nghĩa
+ Trong chiến tranh: Từ thời xa xưa thì thánh Gióng đã dùng tre đánh giặc, Ngô Quyền đã dùng tre làm chống đánh giặc, Thời kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ tre không thể thiếu trong các cuộc đấu tranh của nhân dân ta
c. Kết bài
– Tình cảm, thái độ đối với cây tre
– Biểu tương của tre: Sự ngay thẳng, anh hùng, đoàn kết của người dân Việt Nam.