Bài 16

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 8: tại đây

Câu 1 (Câu 1 trang 156 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1):

Trả lời:

Tác giả có tâm trạng chán trần thế bởi vì: Tình hình xã hội thực dân nửa phong kiến Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX vô cùng rối ren, loạn lạc, bế tắc. Thực dân Pháp xâm lược và thi hành chính sách bóc lột dã man người dân, triều đình bù nhìn là tay sai của Pháp, cách mạng Việt Nam còn đang khủng hoảng, bế tắc về đường lối. Những người tài không được trọng dụng, thơ văn trở nên rẻ rúng.

Câu 2 (Câu 2 trang 156 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1):

Trả lời:

“Ngông” trong văn chương là sự thể hiện bản lĩnh con người có nhân cách có cá tính không chịu bó mình vào khuôn khổ chật hẹp, muốn phá cách muốn lấy sự trái lẽ thường để không nhập cuộc với xã hội đen bạc, xấu xa.

Cái ngông của Tả Đà trong ước muốn làm thằng cuội đó là được lên cung trăng, được sống trong thế giới thần tiên, thoát li khỏi cuộc sống thực tại chán nản, bế tắc, cô đơn buồn tủi. Cách lên trời, lên trăng bộc lộ chất “ngông”, uốn chị Hằng ghì cành đa xuống, thái độ tự tin về bản thân, khi lên cung quế sẽ làm cho chị Hằng bớt lẻ loi, buồn tủi.

Câu 3:

Trả lời:

Tản Đà muốn “thoát li bằng mộng tưởng” lên cung trăng với chị Hằng để thỏa mãn khác vọng sống tự do, phóng túng, ở đó có bè bạn không phải chịu những cay đắng tủi cực của cuộc sống trần gian. Nơi cõi đời thực, Tản Đà cảm thấy cô đơn không có người tri kỉ được cùng mình, ông cảm thấy chán đời. Chính vì thê ông muốn thoát li lên cung trăng với chị Hằng, không còn những tủi hờn, gò bó nữa.

Câu 4 (Câu 3 trang 156 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1):

Trả lời:

– Hình ảnh cuối bài thơ “Tựa nhau trông xuống thế gian cười”: Hành động thoát li, tách mình khỏi thực tại, cười mỉa mai cuộc đời trần thế lắm chán chường, bất công.

– Tiếng cười ở đây có thể mang hai nghĩa:

   + Hướng nội: Cười chính mình, cười vì ước muốn được thỏa mãn , cười vì ông được thoát bỏ cuộc sống trần tục.

   + Hướng ngoại: Cười mỉa mai cuộc đời trần thế lắm chán trường, buồn tủi.

Câu 5:

Trả lời:

– Bài thơ vẫn được làm theo thể loại cũ: Thơ thất ngôn bát cú Đường luật, vẫn xuất hiện những hình ảnh quen thuộc của thi pháp trung đại, nói về thiên nhiên thường có mây, gió trăng

– Thế nhưng nó có những điểm cách tân mới mẻ, độc đáo:

   + Cảm xúc: Nhà thơ trực tiếp bày tỏ tình cảm cảm xúc của mình trong thơ, không cần dùng thủ pháp tả cảnh ngụ tình như thi pháp trung đại

   + Ngôn ngữ: Giản dị, tự nhiên, xuồng xã, cách xưng hô chị – em thân mật

   + Giọng thơ: Nhẹ nhàng pha chút hóm hỉnh

   + Sức tưởng tượng và những hình ảnh sáng tạo, lí thú.

Câu 6:

Trả lời:

Trong bài thơ “Muốn làm thằng cuội” của Tản Đà, hai câu thơ đầu khiến em ấn tượng nhất:

“Đêm thu buồn lắm chị Hằng ơi

Trần thế em nay chán nửa rồi”

Trước tiên là cách xưng hô thân mật “chị – em” của ông đối với chị Hằng thể hiện mối quan hệ gần gũi, gắn bó. Tiếp đó là những dòng bộc bạch, tâm sự của ông chị Hằng. Tản Đà đã trực tiếp bày tỏ nỗi buồn, chán trong thơ – điều mà các thi nhân trung đại xưa nay rất ít làm. Sống trong xã hội thực dân phong kiến tàn tác, bất nhân với nỗi nhục mất nước, con người cảm thấy buồn chán, bế tắc là điều dễ hiểu. Hơn nữa Tản Đà vốn phóng túng, lãng mạn không bằng lòng với cuộc sống tù túng đó. Bản thân ông không đủ sức thay đổi thực tại bi kịch cho nên mới quay lưng lại với nó. Lời giãi bày Tản Đà đã cho thấy tâm trạng buồn, cô đơn lạc lõng trước thời cuộc.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 965

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống