Xem toàn bộ tài liệu Lớp 8: tại đây
- Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 8
- Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 8 (Ngắn Gọn)
- Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 8 (Cực Ngắn)
- Tác Giả – Tác Phẩm Văn Lớp 8
- Sách giáo khoa ngữ văn lớp 8 tập 1
- Sách giáo khoa ngữ văn lớp 8 tập 2
- Tập Làm Văn Mẫu Lớp 8
- Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 8 Tập 1
- Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 8 Tập 2
- Sách Bài Tập Ngữ Văn Lớp 8 Tập 1
- Sách Bài Tập Ngữ Văn Lớp 8 Tập 2
I. Từ vựng
Câu 1 (Bài tập 2a trang 157-158 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1):
Trả lời:
Giải thích các từ ngữ có nghĩa hẹp trong sơ đồ:
– Truyện truyền thuyết: Là truyện dân gian cốt cốt lõi từ lịch sử
– Truyện cổ tích: Là truyện dân gian có sử dụng các yếu tố hoang đường kì ảo
– Truyện ngụ ngôn: Là truyện dân gian đem đến những bài học ý nghĩa
– Truyện cười: Là truyện dân gian dùng tiếng cười để mỉa mai châm biếm
Những câu giải thích ấy có từ ngữ chung đó là: Truyện dân gian
Câu 2 (Bài tập 2b trang 158 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1):
Trả lời:
Ví dụ 1:
Gió đưa cây cải về trời
Rau dăm ở lại chịu lời đắng cay
Ví dụ 2:
Bao giờ cây cải làm đình
Gỗ lim làm ghém thì mình lấy ta
Câu 3 (Bài tập 2c trang 158 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1):
Trả lời:
– Câu có dùng từ tượng thanh: Tiếng gió lao xao làm cho không gian bớt yên ắng
– Câu có dùng từ tượng hình: Dáng đi lom khom của bà cụ trông đến là tội nghiệp
II. Ngữ pháp
Câu 4 (Bài tập 2a trang 158 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1):
Trả lời:
– Câu có dùng trợ từ và từ tình thái: Hôm nay, thằng bé nó ăn hết những hai bát cơm cơ à?
– Câu có dùng trợ từ và thán từ: Trời ơi, chính cậu là người làm cho nhóm bị điểm kém.
Câu 5 (Bài tập 2b trang 158 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1):
Trả lời:
– Câu ghép trong đoạn văn trên: Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị.
– Có thể tách câu ghép đã xác định thành các câu đơn bởi nó vẫn đúng về mặt như pháp
– Tuy nhiên việc tách thành các câu đơn như thế sẽ làm thay đổi ý nghĩa diễn đạt
Câu 6 (Bài tập 2c trang 158 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1):
Trả lời:
Câu ghép trong đoạn trích | Cách nối các vế câu ghép |
– Chúng ta không thể nói tiếng ta đẹp như thế nào cũng như ta không thể nào phân tích cái đẹp của ánh sáng, của thiên nhiên. | – “Cũng như” |
– Có lẽ tiếng Việt của chúng ta đẹp bởi vì tâm hồn của người Việt Nam ta rất đẹp, bởi vì đời sống, cuộc đấu tranh của nhân dân ta từ trước tới nay là cao quý, vĩ đại nghĩa là rất đẹp. | – “Bởi vì” |
Câu 7:
Trả lời:
– Trong hai câu đó, câu thứ 2 là câu ghép. Tại vì trong câu có hai cụm cụm C-V không bao chứa nhau.
– Viết câu đơn thành câu ghép:
Vậy mà một trăm năm qua, người da đen vẫn sống trên một ốc đảo khốn khổn những đó là một đại dương giàu có thịnh vượng.