Xem toàn bộ tài liệu Lớp 8: tại đây
- Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 8
- Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 8 (Ngắn Gọn)
- Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 8 (Cực Ngắn)
- Tác Giả – Tác Phẩm Văn Lớp 8
- Sách giáo khoa ngữ văn lớp 8 tập 1
- Sách giáo khoa ngữ văn lớp 8 tập 2
- Tập Làm Văn Mẫu Lớp 8
- Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 8 Tập 1
- Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 8 Tập 2
- Sách Bài Tập Ngữ Văn Lớp 8 Tập 1
- Sách Bài Tập Ngữ Văn Lớp 8 Tập 2
Câu 1 (Câu 1 tr.10 – SGK Ngữ văn 8 tập 2):
Trả lời:
– Khổ 1 và 2: Hình ảnh ông đồ cho chữ ngày Tết trong hai khổ thơ đầu là hình ảnh đẹp đậm chất văn hóa truyền thống của người Việt: Sự xuất hiện của ông đồ gắn với Tết và mùa xuân. Hình ảnh song hành cùng ông là mực tàu, giấy đỏ trên phố đông người. Ông đồ hiện lên là người tài hoa và tấm lòng của người thảo chữ, tài năng của ông được nhiều người công nhận và biết đến, họ thuê viết, ngợi khen tài.
→ Hình ảnh ông đồ đẹp có tài và có tâm. Ông mang lại niềm vui cho mọi người bằng tấm lòng và tài năng của mình.
– Khổ 3 và 4: Hình ảnh ông đồ lạc thời, cô đơn. “Mỗi năm mỗi vắng”, ông đồ mờ nhạt dần theo thời gian, không được mọi người chú ý nữa. “Giấy đỏ buồn, mực sầu” cũng chính là tâm trạng buồn sầu của ông đồ. Ông đồ bị mọi người lãng quên, ông đồ vẫn ngồi đấy mà qua đường không ai hay không ai để ý. Hình ảnh lá vàng, mưa bụi: cảnh lạnh lẽo buồn thảm tô đậm tâm trạng buồn xót xa của ông đồ.
→ Hình ảnh đối lập của khổ 1,2 với khổ 3, 4 là sự đối lập về cảnh và tâm trạng, gợi cho người đọc những suy ngẫm, xót thương cho ông đồ.Ông đồ dần bị đưa vào quên lãng khi không ai còn nhận ra giá trị từ những điều ông tạo ra.
Câu 2:
Trả lời:
Thời gian qua đi mang theo bao sự đổi thay, thiên nhiên cứ tuần hoàn lặp lại nhưng những giá trị truyền thống nay không còn. Hoa đào vẫn nở, xuân lại về nhưng ta không còn nhìn thấy hình bóng ông đồ nữa bởi người đời đâu ai còn nhớ ông. Trở lại với hai khổ thơ đầu, thời vàng son vinh quang của ông đồ, ai ai cũng yêu quý và chuộng nét chữ của ông. Nhưng năm nay ông không còn được nữa. Ông đã cố bám lấy xã hội hiện đại nhưng ông đã bị buông rơi tự bao giờ. Bóng dáng ông đâu phải bóng dáng của một người, của một nghề, mà là dáng của cả một thời đại, bóng dáng kí ức của chính tâm hồn chúng ta. Đến bây giờ chúng ta mới thấy luyến tiếc, nhưng quá muộn rồi. Chúng ta hỏi nhau hay tự hỏi mình? Hỏi hay khấn khứa tưởng niệm, hay ân hận sám hối. Hai câu thơ hàm súc nhất của bài, chúng ta đọc ở đấy số phận của ông đồ và nhất là đọc được thái độ, tình cảm của cả một lớp người đối với những gì thuộc về dân tộc, về ngữ pháp câu thơ này rất lạ, nhưng không ai thấy cộm: Những người muôn năm cũ. Muôn năm, thật ra chỉ là vài ba năm, nhưng nói muôn năm mới đúng, thời ông đồ đã xa lắc rồi, đã lẫn vào với những bút, những nghiên rất xa trong lịch sử. Chữ muôn năm cũ của câu trên dội xuống chữ bây giờ của câu dưới càng gợi sự bâng khuâng tiếc nuối khôn nguôi
Câu 3 (Câu 2 tr.10 – SGK Ngữ văn 8 tập 2):
Trả lời:
– Tâm trạng của tác giả được thể hiện ngầm ẩn sau những lớp hình ảnh mang tính ẩn dụ, biểu trưng: Tác giả tạo ra cảnh đối lập về hình ảnh ông đồ nhằm gợi lên trong lòng người đọc niềm thương cảm về vị trí của ông đồ.
– Tác giả bộc lộ trực tiếp tâm trạng, sự xót thương của mình ở cuối bài (những người muôn năm cũ/ Hồn ở đâu bây giờ?) thể hiện sự thương cảm, xót xa của tác giả không chỉ dành cho ông đồ mà còn dành cho lớp người cũ bị quên lãng. Đó cũng chính là sự hòa niệm những giá trị tinh thần đẹp truyền thống bị mai một.
Câu 4 (Câu 3 tr.10 – SGK Ngữ văn 8 tập 2):
Trả lời:
Bài thơ hay ở những điểm sau:
– Cách miêu tả, dựng cảnh tương phản: Ban đầu cảnh cho chữ đông vui tấp nập, càng về sau cảnh buồn bã, lạnh nhạt, hiu quạnh.
– Sự đối lập trong hình ảnh ông đồ viết chữ trong ngày tết: Một bên nét chữ như rồng bay phượng múa. một bên giấy đỏ buồn, mực sầu, cảnh hiu quạnh.
– Cái kết đầu cuối tương ứng: Vẫn là cảnh ngày tết, không gian mùa xuân có hoa đào nở nhưng ông đồ từ thời được trân trọng, ưa chuộng trở nên mờ nhạt dần, cuối cùng thì không thấy nữa.
– Ngôn ngữ bình dị, trong sáng nhưng hàm súc, đầy dư vị.
→ Tác giả tái hiện được vẻ đẹp của cảnh cho chữ, hình tượng ông đồ xưa với bàn tay tài hoa giá trị tinh thần truyền thống đẹp- đang dần mai một trong đời sống. Sự nuối tiếc, hoài cổ cảnh cũ người xưa
Câu 5 (Câu 4 tr.10 – SGK Ngữ văn 8 Tập 2):
Trả lời:
Những câu thơ trên là những câu thơ tả cảnh ngụ tình:
+ Hình ảnh đẹp (mực tàu, giấy đỏ, lá) nhưng gợi ra sự tàn lụi, u uất (buồn không thắm, đọng trong nghiên).
→ Tâm trạng của ông đồ buồn thảm, bẽ bàng như chính những đồ vật gắn với nghề của ông ( giấy đỏ, mực tàu).
+ Biện pháp nhân hóa làm cho giấy, mực – tưởng như vô tri bỗng nhiên trở nên sinh động, mang tâm trạng sầu bi như con người.
+ Hình ảnh thiên thiên: lá vàng, mưa bụi càng tô đậm hơn sự hiu quạnh, lạnh lẽo của không gian cũng như sự vô tình, hờ hững quên lãng của người đời.
→ Là những câu thơ đẹp, hoài cổ, ghi lại dấu ấn và mang lại cho người đọc nhiều dư vị về cảnh cũ người xưa, những nét đẹp về văn hóa truyền thống một thời.