Xem toàn bộ tài liệu Lớp 8: tại đây
- Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 8
- Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 8 (Ngắn Gọn)
- Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 8 (Cực Ngắn)
- Tác Giả – Tác Phẩm Văn Lớp 8
- Sách giáo khoa ngữ văn lớp 8 tập 1
- Sách giáo khoa ngữ văn lớp 8 tập 2
- Tập Làm Văn Mẫu Lớp 8
- Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 8 Tập 1
- Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 8 Tập 2
- Sách Bài Tập Ngữ Văn Lớp 8 Tập 1
- Sách Bài Tập Ngữ Văn Lớp 8 Tập 2
Câu 1 (Bài tập 1 tr.122 – SGK Ngữ văn 8 tập 2):
Trả lời:
a. Trật tự từ, cụm từ trong câu trên thể hiện thứ tự trước sau của công việc cần phải làm, qua đó khẳng định tầm quan trọng của sự việc.
b. Trật tự từ trong câu thể hiện theo thứ tự việc làm thường xuyên, việc chính xếp trước, việc làm không thường xuyên, việc phụ xếp sau.
Câu 2 (Bài tập 2 tr.122-123 – SGK Ngữ văn 8 tập 2):
Trả lời:
a. Nhấn mạnh về hoàn cảnh tù ngục và khẳng định sự thờ ơ, bất cần của Chí Phèo.
b. Tạo sự liên kết giữa câu trước với câu sau.
c. Tạo sự liên kết giữa hai câu trong một đoạn văn.
d. Tạo sự liên kết giữa các câu trong đoạn.
Câu 3 (Bài tập 3 tr.123 – SGK Ngữ văn 8 tập 2):
Trả lời:
a. Tác giả sử dụng phép đảo cấu trúc câu để làm nổi bật cảnh vật, con người chốn Đèo Ngang và nhấn mạnh tình cảm của nhà thơ khi đứng ở Đèo Ngang.
b. Tác giả sử dụng phép đảo cấu trúc câu nhằm nhấn mạnh hình tượng rực rỡ, tươi sáng của anh bộ đội Cụ Hồ trong cảnh nắng chiều của núi rừng Tây Bắc.
Câu 4 (Bài tập 4 tr. 123 – SGK Ngữ văn 8 tập 2):
Trả lời:
– Câu a đơn thuần chỉ là kể về một sự việc.
– Câu b: đảo “trịnh trọng” lên trước chủ ngữ nên bộ phận này được nhấn mạnh vì thế câu này không phải chỉ chú ý đến sự việc được kể mà còn chú ý nhấn mạnh thái độ xuất hiện của đối tượng trong lời kể.
– Chọn câu b
Câu 5 (Bài tập 5 tr.124 – SGK Ngữ văn 8 tập 2):
Trả lời:
– Các khẳ năng sắp xếp trật tự từ trong bộ phận câu in đậm: Đảo trật tự các tính từ được in đậm
– Tác giả sắp xếp trật tự từ theo trình tự xanh, nhũn nhặn, ngay thẳng, thủy chung, can đảm là vì:
+ Phản ánh những phẩm chất đáng quý của cây tre Việt Nam theo đúng với trình tự đã được tác giả viết trong văn bản của mình.
+ Đi từ phẩm chất bên ngoài, hình thức dễ thấy vào phẩm chất bên trong tiềm tàng.