Tải ở cuối trang

Sách giáo khoa ngữ văn lớp 11 tập 1

Đọc thêm: Tình thần thể dục –

Nguyễn Công Hoan (1903 – 1977) xuất thân trong một gia đình quan lại Nho học thất thế; quê ở làng Xuân Cầu, huyện Văn Giang, tỉnh Bắc Ninh (nay là xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên). Trước Cách mạng tháng Tám, ông vừa dạy học vừa viết văn. Ông bắt đầu viết truyện từ năm 1920, tài năng được khẳng định khi xuất bản Kép Tư Bền (1935) – một tập truyện ngắn đặc sắc được dư luận hoan nghênh, đã làm nảy sinh cuộc tranh luận sôi nổi nhiều năm về “nghệ thuật vị nghệ thuật” hay “nghệ thuật vị nhân sinh”. Nguyễn Công Hoan sáng tác hơn 20 tiểu thuyết và hơn 200 truyện ngắn, đặc biệt sở trường về truyện ngắn trào phúng phê phán mạnh mẽ xã hội thực dân phong kiến đương thời. Sau Cách mạng. Nguyễn Công Hoan tiếp tục hoạt động trên lĩnh vực báo chí, văn học. Ông được bầu làm Chủ tịch Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khoá đầu tiên (1957-1958).Nguyễn Công Hoan là một trong số những tác giả đặt nền móng cho nền văn xuôi Việt Nam hiện đại, một cây bút trào phúng xuất sắc, độc đáo, có sức sáng tạo dồi dào, dẻo dai. Hơn nửa thế kỉ cầm bút, ông đã để lại một sự nghiệp văn học đồ sộ, Toàn bộ tác phẩm của Nguyễn Công Hoan là một bức tranh phong phú, sống động về xã hội Việt Nam thời Pháp thuộc. Năm 1996, ông đã được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.Tác phẩm chính của Nguyễn Công Hoan:Trước Cách mạng: các tập truyện ngắn Kép Tư Bền (1935), Hai thằng khốn nạn (1937), Đào kép mới (1937), Người vợ lẽ bạn tôi (1939); các tập tiểu thuyết. Lá ngọc cành vàng (1935), Ông chủ (1935), Bước đường cùng (1938),… Sau Cách mạng, ngoài các tập truyện ngắn và tiểu thuyết, ông còn viết tập hồi kí Đời viết văn của tôi (1971).Truyện ngắn. Tỉnh thần thể dục (đăng trên tuần báo Tiểu thuyết thứ bảy, số 251, ra ngày 25 – 3 – 1939) vạch rõ tính chất bịp bợm của “phong trào thể dục thể thao” đương thời mà thực dân Pháp cổ động rầm rộ để đánh lạc hướng thanh niên.172WằN BẢN Có lính huyện mang trát}} quan về làng: Quan tri huyện huyện XX. sức(?) hương lío xã Ngũ Vọng tuân cứ{o}. Nay thừa lệnh Tỉnh đường, ngày 19 mars(5) này, tức 29 tháng giêng An Nam(6), tại sân vận động huyện có cuộc đá bóng thi, nhiều chiến tướng đá rất hay, mọi nhẽ. Vậy sức các thầy phải thông báo cho dân làng biết và phải thân dẫn đủ một trăm người, đúng 12 giờ trưa đến xem, không được khiếm diện”. Những người đã cắt đi dự cuộc khánh thành sân thể dục tháng trước, thì lần này được miễn. Ai có mặt tại sân vận động cũng phải ăn mặc tử tế, đi đứng nghiêm chỉnh, và phải vỗ tay luôn luôn, vì hôm ấy có nhiều quan khách. Làng Ngũ Vọng lại phải có năm lá cờ, sẵn sàng từ 10 giờ sáng.Việc này tuy là việc thể dục, nhưng các thầy không được coi thường, nếu không tuân lệnh sẽ bị cữu’o).Nay sứcAnh Mịch nhăn nhó, nói:– Lạy ông, ông làm phúc tha cho con, mai con phải đi làm trừ nợ cho ông nghị, kẻo ông ấy đánh chết.Ông lí cau mặt, lắc đầu, giơ roi song to bằng ngón chân cái lên trời, dậm doại:– Kệ mày, theo lệnh quan, tao chiếu sổ đinh”, thì lần này đến lượt mày rồi.– Cắn cỏ con lạy ông trăm nghìn mớ(“lạy, ông mà bắt con đi thì ông nghị ghét con, cả nhà con khổ,(1) Tráf: xem chú thích (1), tr. 108. 2. Nuwe – hi hi ền lệnh (từ dùng trong công phong kỉ hời Pháp thuộc).R – – ——— l l lrܟܖ ים- רדר – רם. (4) Tuân Cứ (fuân: theo, Vä l . . . theo) : tuân the la l. Al lla(5) Mars (tiếng Pháp): tháng ba. (6) Tháng giêng An Nam: tháng giêng âm lịch. (7) Khiếm diện: thiếu, vắng mặt. (8) Cữu: khiển trách. (9). Sổ đình (định: những người đàn ông thuộc lứa tuổi đóng thuế thân và đi lính): sổ ghi danh sách số dân định trong làng. (10). Mớ (từ cổ): chỉ đơn vị số lượng 10 vạn, tức 100 nghìn (thơ Tú Xương: Trăm nghìn vạn mớđể pa day – A tau pa na – 1 – .. ܬ oçay i ca k n v -173– Thì mày hẹn làm ngày khác với ông ấy, không được à? – Đối với ông nghị, con là chỗ đầy tớ, con sợ lắm. Con không dám nói sai lời, Vì là chỗ con nhờ vả quanh năm. Nếu không, vợ con con chết đói. – Chết đói hay chết no, tao đây không biết, nhưng giấy quan đã sức, tao cứ phép tao làm. Đứa nào không tuân, để quan gắt, tao trình thì rũ tù”). – Lạy ông, ông thương phận nào con nhờ phận ấy. – Mặc kệ chúng bay, tao thương chúng bay, nhưng ai thương tao. Hôm ấy mày mà không đi, tao sai tuầno đến gô cổ lại, đừng kêu.Bác Phô gái, dịu dàng, đặt cành cau lên bàn, ngồi xổm ở xó cửa, gãi tai, nói với Ông lí:- Lạy thầy, nhà con thì chưa cất cơn, mấy lại sợ thầy mắng chửi, nên không dám đến kêu. Lạy thầy, quyền phép trong tay thầy, thầy tha cho nhà con, đừng bắt nhà con đi xem đá bóng vội. – Ô, việc quan không phải thứ chuyện đàn bà của các chị ! -Thì lạy thầy, thế này, làng ta thì đông, thầy cắt ai không được. Tại nhà con ốm yếu, nên xin thầy hoãn cho đến lượt sau. – Ốm gần chết cũng phải đi. Lệnh quan như thế. Ai cũng lấy cớ ốm yếu mà không đi, thì người ta đá bóng cho chó xem à? – Thưa thầy, giá nhà con khoẻ khoắn, thì nhà con chả dám kêu. Nhưng, thưa thầy, từ đây lên huyện, những chín cây lô mếch, sợ nhà con đi nắng thì cảm, rồi phải lại(3) thì oan giao). – Đây không biết, mà đây cũng không nghe đâu. Vợ chồng thu xếp với nhau thế nào, đây mặc kệ! – Thưa, hay con nghỉ buổi chợ để đi thay nhà con có được khôngạ? – Không! Phải là đàn ông kia! Chứ nữ nhân ngoại tộc{5), ai kể. Người đàn bà thở dài: – Thế thì con biết làm thế nào được! (1) Rũ từ: chết rũ trong tù. (2) .. – : – l 星 phiên) – tuần tra, canh phòng. (3) Phải lại: ốm lại. (4) Oam gia: ở đây có nghĩa là tai vạ, tai hoạ. (5). Nữ nhân ngoại tộc: đàn bà là người ngoài gia tộc (quan niệm phong kiến); ở đây dùng với nghĩa là đàn bà không được kể đến.174Bà cụ phó Bính, mắt kèm nhèm, vừa nói, vừa cười rất vô duyên: – Thì lòng thành, ông lí cứ nhận đi cho cháu. Cháu hôm ấy không bận đi ăn cưới thì cháu cũng xin vâng. Cháu đã thuê thằng Sang đi thay cho cháu cũng thế. Ông ngơ đi là được. – Thế ngộ quan biết, có chết tôi không! – Quan điểm đủ đầu người là xong, chứai xem thẻ mà ông sợ, – Tôi nhận lễ của con bà mà tôi lo lắm. Việc quan nào phải việc chơi. – Thì cũng như ông làm phúc ấy mà lị0). – Nhưng thằng Sang có khăn áo tử tế, hay lại ăn mặc như thằng ăn mày ấy, – Ông không phải lo việc ấy. Nó đã dạm mượn được đủ cả rồi. Cháu mặc cả và đã khoán đủ với nó như thế. Ông lí nhăn mặt, nhặt ba hào, bỏ túi: – Làm việc mà cứ gặp phải những người như con bà, thì tôi đến chết mất. – Thì ông không cho phép cháu ở nhà, cháu phải thuê người khác đi thay cũng thế chứ gì. – Thế đến gà gáy hôm 29, bà phải bảo thằng Sang chực sẵn ở đình, tôi dẫn đi. – Ấy, ông cho nó cơm nước thong thả đã chứ. Đá bóng ít ra ba bốn giờ chiều mới bắt đầu kia mà. Tôi tưởng mười hai giờ ở nhà đi cũng vừa. Buổi sáng, tôi còn mượn nó cuốc mảnh vườn. – Ba bốn giờ chiều mới bắt đầu, nhưng quan bắt đến huyện từ 12 giờ trưa. Để ngài điểm. Mà quan sức 12 giờ, thì mình phải đến từ 11 giờ cho sớm sủa. Vả lại, tôi còn phải mang cờ lên lúc 10 giờ, thì chả đi từ 5, 6 giờ thì đi vào lúc nào ? Cho nên, mọi người phải chờ tôi ở đình từ gà gáy. – Thế thì sớm quá. Ông lí gắt: -Tôi không lôi thôi. Bà không bằng lòng thế, thì tôi cứ bắt đích danh con bà. Mặc kệ! Bà phó sợ hãi: – Không, lệnh ông thì thế nào tôi chả phải nghe. Là tôi nói chuyện thế đấy chứ. – Mấy lịo) bao nhiêu người đều phải thế, chứ riêng gì bà. Bà bảo thằng Sang nắm cơm từ chiều hôm trước, chứsáng hôm ấy dậy mới thổi thì không kịp đâu. – Vâng.(1) Mà lị: mà lại. (2). Mấy lị: với lại.175Ngay từ sáng tờ mờ hôm 29, ở sân đình làng Ngũ Vọng, đã có tiếng ông lí quát thåO om som :- Thiếu những mười tám thằng kia à? Tuần đâu, đến tận nhà chúng nó, lôi cổ chúng nó ra đây. Chứ đã hẹn đi lại còn định chuồn phỏng !Sau tiếng dạ ran, những ngọn đuốc linh tinh kéo đi các ngả. Ông lí dặn theo, tiếng oang oang:– Hễ đứa nào láo, cứ đánh sặc tiếto) chúng nó ra, tội vạ ông chịu. Mẹ bố chúng nó ! Việc quan thế này có chết cha người ta không! Chúng bay gô cổ cả, giải cho được ra đây cho ông !Lại một tiếng dạ nữa, giữa những tiếng chó rống dậy. Ngọn lửa đỏ như nổi lềnh bềnh trong biển sương mù.Thì đại khái cái cảnh diễn ra như thế này:Hai người tuần, một người cầm đuốc, một người cầm tay thước, đạp cửa vào nhà thằng Cò. Sau khi tìm sục khắp gian ngoài, buồng trong, không thấy một ai, họ xuống bếp, chọc tay thước vào cót gio và bồ trấu. Rồi họ lùng ra mé sau nhà. Cũng vô hiệu.Nhưng bỗng có tiếng trẻ khóc thét lên, thì hai anh tuần mới khám phá ra chỗ người trốn : Thằng Cò nằm ẹp với con ở cạnh đống rơm, phủ lên mình đầy rơm.Nó bị lôi ra ngoài. Nó van lạy:– Lạy các bác, các bác cho tôi ở nhà làm ăn.- Sao anh đã hẹn với ông lí, lại không đi, để ông ấy chửi địao) lên kia kìa.- Tôi đi thì tôi mất cả ngày, mà mất buổi làm thì tôi với cháu nhịn đói.-Tôi không biết !- Mấy lị tôi không mượn đâu được quần áo.- Không biết! Anh ra đình mà kêu với ông lí.Thằng bé con nhắm nghiền mắt, ôm chặt lấy bố. Nó sợ quá, không khóc được nữa. Thằng Cò chưa kịp trả lời, đã bị lôi xềnh xệnh đi.(1) Sặc tiết: hộc máu mồm, máu mũi. (2) Churi dia : chủri åmī.176Cuộc săn dù ráo riết đến đâu cũng không sao tróc đủ một trăm người phải đi Xem đá bóng. Dăm sáu anh khôn ngoan, đã kéo đến ngủ nhờ nhà khác, hoặc làng khác. Họ làm như lánh nạn. Khi thấy đã chậm giờ, ông lí trưởng nghiến răng nói: Chúng nó ngu như lợn. Người ta ch ta. g chứai l à cũng phả bắt. Rồi quan thấy không đủ số, lại chửi ông không tận tâm. Rồi ông ra lệnh:- Chín mươi tư thằng ở đây, xếp hàng năm lại, đi cho đều bước. Tuần, chúng bay phải kèm chung quanh giúp tao. Đứa nào trốn về thì ông bảo. Đoạn Ông lo lắng, đi cuối cùng, mắt nhanh nhẹn để coi cẩn thận như coi tù binh. – Mẹ bố chúng nó, cho đi xem đá bóng chứ ai giết chết mà phải trốn như trốn giặc! 1938(Theo Tuyển tập Nguyễn Công Hoan, tập I, NXB Văn học, Hà Nội, 1983)HƯỨNG DẫNĐ00 THÊM1. Bố cục và cách dựng truyện của Nguyễn Công Hoan trong truyện ngắn trào phúng này có gì đặc biệt? (Gợi ý: Sau đoạn mở đầu giới thiệu tờ trát của tri huyện Lê Thăng, truyện gồm mấy cảnh, các cảnh đó có quan hệ với tờ trát và quan hệ với nhau như thế nào ?)2. Mâu thuẫn trào phúng cơ bản của truyện ? Trên cơ sở của mâu thuẫn cơ bản đó, mâu thuẫn trào phúng riêng từng cảnh là gì ? Phân tích truyện để làm rõ mâu thuẫn cơ bản và những mâu thuẫn riêng đó.3. Hãy nêu ý nghĩa phê phán của truyện Tình thần thể dục.(1) Trốc:bắt.12NGỨVẢN 11/4 A 177

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1105

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống