- Sách Giáo Khoa Vật Lý 12
- Giải Vật Lí Lớp 12
- Giải Vật Lí Lớp 12 Nâng Cao
- Giải Sách Bài Tập Vật Lí Lớp 12
- Sách Giáo Viên Vật Lí Lớp 12
- Sách Giáo Viên Vật Lí Lớp 12 Nâng Cao
- Sách Bài Tập Vật Lí Lớp 12
- Sách Bài Tập Vật Lí Lớp 12 Nâng Cao
Khi nhìn ảnh sáng Mặt Trời chiếu xuyên qua tấm kinh đỏ, ta thấy tấm kính có màu đỏ. Tại sao vậy ?Thực nghiệm chứng tỏ, khi truyền trong chân không, chùm sáng hoàn toàn không bị hấp thụ. Điều đó chứng tỏ chính sự tương tác giữa ánh sáng với các nguyên tử (hay phân tử) cấu tạo nên môi trường đã gây ra hiện tượng hấp thụ ánh sáng.Cường độ của một chùm sáng được xác định bằng lượng quang năng mà chùm sáng tải qua một đơn vị diện tích đặt vuông góc với tia sáng trong một giây. Đơn vị của cường độ sáng là oát trên mét vuông.Khi cho chùm sáng trắng đi qua ống thuỷ tinh có khí hiđrô nung nóng vào máy quang phổ thì ta thu được quang phổ như thế nào ?1. Hấp thụ ánh sáng Thực nghiệm chứng tỏ rằng, khi một chùm ánh sáng đi qua một môi trường vật chất bất kì, thì cường độ chùm sáng bị giảm. Một phần năng lượng của chùm sáng đã bị hấp thụ và biến thành nội năng của môi trường. Hấp thụ ánh sáng là hiện tượng môi trường vật chất làm giảm cường độ của chùm sáng truyền qua nó. a) Định luật về sự hấp thụ ánh sáng Việc khảo sát định lượng sự hấp thụ ánh sáng đã cho thấy: Cường độ I của chùm sáng đơn sắc, khi truyền qua môi trường háp thụ, giảm theo định luật hàm mũ của độ dài d của đường đi tia sáng: I = led (48.1) või o là cường độ của chùm sáng fới mới trường, 0 được gọi là hệ số háp thụ của môi trường. b) Hấp thụ lọc lựa Ta đã biết (Bài 39), khi cho chùm ánh sáng trắng đi qua một chất nào đó, ta quan sát thấy quang phổ hấp thụ (vạch hấp thụ hay đám hấp thụ), trên quang phổ của ánh sáng trắng mất đi một số vạch ứng với các bước sóng đặc trưng cho chất đang Xét. Điều đó chứng tỏ, các ánh sáng có bước sóng khác nhau thì bị môi trường hấp thụ nhiều, ít khác nhau. Nói cách khác, sự hấp thụ ánh sáng của một môi trường có tính chọn lọc, hệ số hấp thụ của môi trường phụ thuộc vào bước sóng ánh sáng. Mọi chất đều hấp thụ có chọn lọc ánh sáng. Những chất hầu như không hấp thụ ánh sáng trong miền nào của quang phổ được gọi là gần trong suốt với miền quang phổ đó.Những vật không hấp thụ ánh sáng trong miền nhìn thấy của quang phổ được gọi là vật trong suốt không màu (chẳng hạn, nước nguyên chất, không khí, thuỷ tinh không màu…). Những vật hấp thụ hoàn toàn mọi ánh sáng nhìn thấy thì có màu đen.Những vật hấp thụ lọc lựa ánh sáng trong miền nhìn thấy thì được gọi là vật trong suốt có màu.2. Phản xạ (hoặc tán xạ) lọc lựa. Màu sắcỞ một số vật, khả năng phản xạ (hoặc tán xạ) ánh sáng mạnh, yếu khác nhau phụ thuộc vào bước sóng ánh sáng tới. Có những vật phản xạ (hoặc tán xạ) mạnh các ánh sáng có bước sóng dài, nhưng lại phản xạ (hoặc tán xạ) yếu các ánh sáng có bước sóng ngắn, chẳng hạn một tấm đồng có mặt đánh bóng (xem Bảng 48.1). Đó là sự phản xạ (hoặc tán \ạ) lọc lựa.Khi chiếu một chùm sáng trắng vào một vật, thì do vật có khả năng phản xạ (hoặc tán xạ) lọc lựa, nên ánh sáng phản xạ (hoặc tán xạ) là ánh sáng màu. Điều đó giải thích tại sao các vật có màu sắc khác nhau.Các vật thể khác nhau có màu sắc khác nhau là do chúng được cấu tạo từ những vật liệu khác nhau. Khi ta chiếu ánh sáng trắng vào vật, vật hấp thụ một Số ánh sáng đơn sắc và phản xạ, tán xạ, hoặc cho truyền qua các ánh sáng đơn sắc khác. Tấm gỗ sơn màu đỏ hấp thụ ánh sáng màu lam lục và tán xạ ánh sáng màu đỏ. Do đó, nếu chiếu một chùm ánh sáng trắng vào tấm gỗ đó thì ta thấy nó có màu đỏ củaCần lưu ý rằng thuỷ tinh không màu hấp thụ mạnh tia tử ngoại.Nhìn Mặt Trời qua tấm kính đỏ (kính lọc sắc đỏ), ta thấy tấm kính có màu đỏ. Giải thích tại sao.Baingo 48.1Tỉ lệ phần trăm cường độ ánh sáng tới bị phản xạ từ mặt đánh bóng củatấm dỗ Tỉ lệ % (nm) 357 27 500 44 600 72 700 83 800 89 1 OOO 90243tấm gỗ. Nhưng nếu chiếu vào tấm gỗ đó một chùm ánh sáng lam hoặc tím thì nó hấp thụ hoàn toàn chùm ánh sáng đó và nó trở thành có màu đen. Vậy, màu sắc các vật còn phụ thuộc màu sắc của ánh sáng rọi vào nó và khi nói một vật có màu này hay màu khác, ta đã giả định nó được chiếu sáng bằng chùm ánh sáng trắng.2. CÂU HÖ!1. Hiên t ks & 44… Araks e:Alà nỉ ? Phát hiểu định luật hấn thu ảnh sá Կ” : ” ༈ ས་ཆ་ཟ །2. Thế nào là sự hấp thụ lọc lựa ? Nêu Ví dụ, 3. Thế nào là sự phản xạ lọc lựa ? Nêu Ví dụ,62. BằI TÂP1. Cườnd đô của chủ ܚܝܒ – — ܀ : ܫ محہء ۔۔۔سے 4 حیگر حیحدیبیہ ھے ۔بہر حسنۃ – Lܚܬܬ ܢܝ ܟ ܚ s, r s,ཟཟར་ཆཟA. giảm tỉ lệ với độ dài đường đi của tia sáng. B. giảm tỉ lệ với bình phương độ dài đường đi của tia sáng. C. giảm theo định luật hàm mũ của độ dài đường đi của tia sáng. D. giảm theo tỉ lệ nghịch với độ dài đường đi của tia sáng.2. Khi chiếu vào tấm bia đỏ chùm ánh sáng tím, ta thấy tấm bia có màu A. tim. B. dó. C. Vàng. D. den.