Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10: tại đây
- Giải Hóa Học Lớp 10
- Sách giáo khoa hóa học lớp 10
- Giải Sách Bài Tập Hóa Lớp 10
- Sách Giáo Viên Hóa Học Lớp 10
- Sách Giáo Viên Hóa Học Lớp 10 Nâng Cao
- Sách Bài Tập Hóa Học Lớp 10
- Sách Bài Tập Hóa Học Lớp 10 Nâng Cao
Giải Bài Tập Hóa Học 10 – Bài 25: Phản ứng oxi hóa khử (Nâng Cao) giúp HS giải bài tập, cung cấp cho các em một hệ thống kiến thức và hình thành thói quen học tập làm việc khoa học, làm nền tảng cho việc phát triển năng lực nhận thức, năng lực hành động:
Bài 1 (trang 102 sgk Hóa 10 nâng cao): Một nguyên tử lưu huỳnh (S) chuyển thành ion sunfua (S2-) bằng cách:
A. nhận thêm một electron.
B. nhường đi một electron,
C. nhận thêm hai electron.
D. nhường đi hai electron.
Hãy tìm đáp án đúng.
Lời giải:
Chọn C.
Bài 2 (trang 103 sgk Hóa 10 nâng cao): Trong phản ứng: Cl2 + 2KBr Br2 + 2KCl, nguyên tố clo:
A. chỉ bị oxi hóa.
B. chỉ bị khử.
C. không bị oxi hóa, cũng không bị khử.
D. vừa bị oxi hóa, vừa bị khử.
Hãy tìm đáp án đúng.
Lời giải:
Chọn B.
Sự khử => Cl2 là chất oxi hóa (chất bị khử).
Bài 3 (trang 103 sgk Hóa 10 nâng cao): Trong phản ứng: 2Fe(OH)3 -> Fe2O3 + 3H2O, nguyên tố sắt:
A. bị oxi hóa.
B. bị khử.
C. không bị oxi hóa, cũng không bị khử.
D. vừa bị oxi hóa, vừa bị khử.
Hãy tìm đáp án đúng.
Lời giải:
Chọn C. Vì số oxi hóa của Fe trước và sau phản ứng không đổi nên bị oxi hóa, cũng không bị khử.
Bài 4 (trang 103 sgk Hóa 10 nâng cao): Các câu sau đây đúng hay sai?
a) Sự đốt cháy natri trong khí clo là một phản ứng oxi hóa – khử.
b) Na2O bao gồm các ion Na2+ và O2-.
c) Khi tác dụng với CuO, CO là chất khử.
d) Sự oxi hóa ứng với sự giảm số oxi hóa của một nguyên tố.
e) Sự khử ứng với sự tăng số oxi hóa của một nguyên tố.
Lời giải:
Câu đúng là a, c
a) 4Na + O2 –to→ 2Na2O
c) CuO + CO –to→ Cu + CO2 ( C+2 → C+4 + 2e: chất khử, sự oxi hóa)
Câu sai là b, d, e:
b) Na2O bao gồm các ion Na+ và O2-
d) Sự oxi hóa ứng với sự tăng số oxi hóa
e) Sự khử ứng với sự giảm số oxi hóa
Bài 5 (trang 103 sgk Hóa 10 nâng cao): Tính số oxi hóa của:
a) cacbon trong CH4, CO, C, CO2, CO32-, HCO3– .
b) lưu huỳnh trong SO2, H2SO3, S2-, S, SO32-, HSO4-, HS–.
c) clo trong ClO4- , ClO– , Cl2, Cl–, ClO3, Cl2O7.
Lời giải:
a) Số oxi hóa của cacbon lần lượt là: +4, +2 , 0, +4, +4, +4
b) Số oxi hóa của lưu huỳnh lần lượt là: +4, +4, -2, 0,+4, + 6, -2
c) Số oxi hóa của clo lần lượt là: +7, +1, 0, -1, +5, +7
Bài 6 (trang 103 sgk Hóa 10 nâng cao): Lập các phương trình hóa học của phản ứng oxi hóa – khử theo các sơ đồ dưới đây và xác định vai trò của từng chất trong phản ứng:
a) Na2SO3 + KMnO4 + H2O -> Na2SO4 + MnO2 + KOH
b) FeSO4 + K2Cr2O7 + H2SO4 -> Fe2(SO4)3 + K2SO4 + Cr2(SO4)2 + H2O
c) Cu + HNO3 -> Cu(NO3)2 + NO2 + H2O
d) Cu + HNO3 -> Cu(NO3)2 + NO + H2O
e) Fe3O4 + HNO3 -> Fe(NO3)3 + NO + H2O
g) Fe + H2SO4 -> Fe2(SO4)3 + SO3 + H2O
h) Cl2 + NaOH -> NaCl + NaClO + H2O.
Lời giải:
Bài 7 (trang 104 sgk Hóa 10 nâng cao): Điiot pentaoxit (I2O5) tác dụng với cacbon monooxit tạo ra cacbon đioxit và iot.
a) Lập phương trình hóa học của phản ứng oxi hóa – khử trên.
b) Khi cho một lít hỗn hợp có chứa CO và CO2 tham gia phản ứng thì khối lượng điiot pentaoxit bị khử là 0,5 gam. Tính thành phần phần trăm về thể tích của CO trong hỗn hợp khí. Biết rằng ở điều kiện thí nghiệm, thể tích mol của chất khí V = 24 lít.
Lời giải:
a)Phương trình phản ứng
b)Tính phần trăm về thể tích CO trong hỗn hợp khí:
Chỉ có CO tham gia phản ứng. Theo phương trình phản ứng:
nCO = 5nI2O5 = (5.0,5)/334 = 5/668 mol
VCO = (24. 5)/668 ≈ 0,18 lit
⇒ %VCO = 0,18.100% ≈ 18%