Xem toàn bộ tài liệu Lớp 12: tại đây
- Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 12
- Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 12 Cực Ngắn
- Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 12 Tập 1
- Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 12 Tập 2
- Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 12 Tập 1 Nâng Cao
- Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 12 Tập 2 Nâng Cao
- Sách Bài Tập Ngữ Văn Lớp 12 Tập 1
- Sách Bài Tập Ngữ Văn Lớp 12 Tập 2
- Sách Bài Tập Ngữ Văn Lớp 12 Nâng Cao Tập 1
- Sách Bài Tập Ngữ Văn Lớp 12 Nâng Cao Tập 2
- Tập Làm Văn Mẫu Lớp 12
Sách giải văn 12 bài nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi (Ngắn Gọn), giúp bạn soạn bài và học tốt ngữ văn 12, sách giải ngữ văn lớp 12 bài nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi sẽ có tác động tích cực đến kết quả học tập văn lớp 12 của bạn, bạn sẽ có những lời giải hay, những bài giải sách giáo khoa ngữ văn lớp 12, giải bài tập sgk văn 12 đạt được điểm tốt:
– Đối tượng của bài văn nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi rất đa dạng: có thể là giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm nói chung, có thể chỉ là một phương diện, thậm chí một khía cạnh nội dung hay nghệ thuật của một tác phẩm hoặc của các tác phẩm, đoạn trích khác nhau.
– Nội dung của bài nghị luận, về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi:
+ Giới thiệu tác phẩm hoặc đoạn trích văn xuôi cần nghị luận.
+ Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật theo định hướng của đề hoặc một số khía cạnh đặc sắc nhất của tác phẩm, đoạn trích.
+ Nêu đánh giá chung về tác phẩm, đoạn trích.
Nghệ thuật châm biếm, đả kích trong truyện ngắn “Vi hành” của Nguyễn Ái Quốc.
a, Tìm hiểu đề
– Đề bài yêu cầu nghị luận về một khía cạnh nghệ thuật trong truyện ngắn “Vi hành” của Nguyễn Ái Quốc.
– Đối tượng châm biếm, đả kích trong truyện là nhân vật nào? Vì sao? Biểu hiện của nghệ thuật châm biếm, đả kích trong tác phẩm? Tác dụng của nghệ thuật châm biếm, đả kích trong tác phẩm?
b, Lập dàn ý
– Mở bài:
+ Giới thiệu về truyện ngắn “Vi hành” của Nguyễn Ái Quốc – một truyện ngắn tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật truyện ngắn của tác giả.
+ Giới thiệu sự thành công của nghệ thuật châm biếm, đả kích trong tác phẩm.
– Thân bài:
+ Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, mục đích của tác phẩm.
+ Tình huống hiểu nhầm trong tác phẩm: đôi tình nhân nhầm tác giả là Khải Định; chính quyền thực dân, bọn mật thám nhầm tác giả là Khải Định
+ Xây dựng chân dung nhân vật Khải Định hài hước, mỉa mai.
+ Ngôn ngữ hài hước, mỉa mai,…
+ Đánh giá về tác dụng của nghệ thuật châm biếm, đả kích trong tác phẩm: lật tẩy bộ mặt đớn hèn, bù nhìn, tay sai của Khải Định và bản chất xấu xa của bè lũ thực dân Pháp.
– Kết bài: Khẳng định thành công của nghệ thuật châm biếm, đả kích trong tác phẩm và giá trị của tác phẩm.