Tiếng Việt – Tập làm văn 11 tập 1

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 11: tại đây

Sách giải văn 11 bài từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân (Cực Ngắn), giúp bạn soạn bài và học tốt ngữ văn 11, sách giải ngữ văn lớp 11 bài từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân sẽ có tác động tích cực đến kết quả học tập văn lớp 11 của bạn, bạn sẽ có những lời giải hay, những bài giải sách giáo khoa ngữ văn lớp 11, giải bài tập sgk văn 11 đạt được điểm tốt:

A. KIẾN THỨC CẦN NHỚ

B. LUYỆN TẬP CỦNG CỐ

Bài 1: Trong hai câu thơ dưới đây, từ “mặt trời” đã được tác giả sử dụng với nghĩa như thế nào?

“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”

         (Viếng lăng Bác – Viễn Phương)

Trả lời:

– Hình ảnh “mặt trời” thứ nhất là hình ảnh thực mang nghĩa gốc, mặt trời của tự nhiên, vĩnh hằng đem ánh sáng cho trái đất.

– Từ “mặt trời” thứ hai được dùng với nghĩa chuyển bằng phương thức ẩn dụ mang ý nghĩa sau:

    + Ca ngợi vĩ đại, công lao to lớn của Bác Hồ với dân tộc Việt Nam, đất nước Việt Nam.

    + Khảng định sự bất tử của Bác

    + Hình ảnh mặt trời tượng trưng cho sự nhiệt huyết cách mạng, lòng yêu nước sâu sắc của Bác.

    + Thể hiện sự kính trọng, biết ơn vô hạn của toàn dân đối với Bác.

⇒Lời nói cá nhân của tác giả.

Bài 2: Nhận xét về cách sắp đặt từ ngữ, trong 2 câu thơ sau. Cách sắp đặt ấy tạo được hiệu quả giao tiếp như thế nào?

Có thể khẳng định ngôn ngữ là tài sản chung của xã hội, lời nói là sản phẩm của từng cá nhân. Có thể nhận thấy mối quan hệ này qua đoạn trích Nỗi thương mình– Truyện Kiều của Nguyễn Du:

“Biết bao bướm lả ong lơi,

Cuộc say đầy tháng trận cười suốt đêm.

Dập dìu lá gió cành chim

Sớm đưa Tống Ngọc tối tìm Trường Khanh”

         (Truyện Kiều – Nguyễn Du)

– Nghệ thuật tách từ (bướm lả ong lơi/ong bướm lả lơi), tiểu đối, đối xứng nhấn mạnh thân phận ô nhục, bẽ bàng, hiện thực trớ trêu của Kiều ở lầu xanh.

– Đối xứng: lá gió >< Cành chim, sớm đưa Tống Ngọc >< Tối tìm Trường Khanh: hình ảnh người kĩ nữ phải tiếp khách bốn phương.

– Nghệ thuật ẩn dụ, ước lệ quen thuộc trong thơ văn trung đại. Tả cảnh sống thực của Thúy Kiều với thân phận một kĩ nữ, giữ được chân dung cao đẹp của Thúy Kiều.

– Ở đoạn này chủ yếu là lời kể – tả tương đối khách quan của tác giả. Đó là hoàn cảnh sống thực của Kiều. Bốn câu thơ đầu đã tái hiện lại tình cảnh trớ trêu trong lối sống xô bồ, nhơ nhớp và thân phận bẽ bàng của người kĩ nữ ở chốn lầu xanh. của Kiều ở lầu xanh qua đó thể hiện thái độ cảm thông, trận trọng của tác giả.

Bài 3. Cho các câu thơ sau:

“Đau đớn thay phận đàn bà

Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”

“Hồng quân với khách hồng quần

Đã xoay đến thế còn vần chưa tha.”

“Rằng: hồng nhan tự thuở xưa

Cái điều bạc mệnh có chừa ai đâu.”

         (Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du)

Những từ in đậm đều mang một ý nghĩa nói về thân phận con người nào trong xã hội phong kiến xưa? Tác dụng của việc sử dụng các từ đồng nghĩa đó?

Trả lời:

– Những từ in đậm đều mang một ý nghĩa nói về thân phận người phụ nữ trong xã hội xưa.

– Tác dụng: diễn tả số phận cay chua, cực nhục của người phụ nữ trong xã hội cũ.

⇒ Cách dùng từ Hán -Việt tạo ra các đặc sắc về tu từ trong thơ. Có thể khẳng định rằng: Nguyễn Du là bậc thầy ngôn ngữ dân tộc, là bậc đại thành về ngôn ngữ của thời đại ông.

Bài 4.Trong các cụm từ sau đây, cụm từ nào là thành ngữ, cụm từ nào là quán ngữ mang nội dung lời ăn tiếng nói hàng ngày?

1. Ăn có nhai, nói có nghĩ.

2. Học ăn, học nói, học gói, học mở.

3. Tiếng chào, cao hơn mâm cỗ.

4. Lời nói, gói vàng.

5. Quân tử nhất ngôn.

6. Nói ngọt, lọt đến xương.

7. (Nói) bỏ ngoài tai

8. Khổ một nỗi là

9. Ăn ngay nói thật, mọi tật mọi lành.

10. Một sự thất tín, vạn sự chẳng tin

11. Nói tóm lại

Trả lời:

-Thành ngữ là các câu số: 1, 2, 3. 4, 5, 6, 9, 10.

-Quán ngữ là các câu số: 7, 8, 11.

Bài 5: Trong những câu sau, từ “tay” được dùng theo sự sáng tạo riêng. Hãy phân tích nghĩa của từ tay trong những câu sau:

1. Bàn tay làm nên tất cả

Có sức người sỏi đá cũng thành công

2. Cô ấy có đôi bàn tay búp măng thật đẹp

3. Anh ta thật chắc tay lái.

Trả lời:

1. Từ “Tay” trong hình ảnh “Bàn tay”: chỉ sức lao động. khẳng định và ngợi ca vai trò to lớn của sức lao động trong việc kiến tạo nên nguồn tài sản vật chất – tinh thần to lớn cho xã hội.

2. Từ “tay” trong hình ảnh “Bàn tay” theo nghĩa thực: bộ phận của cơ thể con người.

3. Từ “tay”: thể hiện trình độ nghề nghiệp, khả năng hành động.

Bài 6:

1.Thơ Hồ Xuân Hương có câu:

“Quả cau nho nhỏ, miếng trầu hôi hôi”

2. Thơ Nguyễn Du có câu:

      “Sầu đong càng lắc càng đầy

Ba thu dọn lại một ngày dài ghê”

3. “Truyện Kiều” có câu:

      “Rắp mong treo ấn từ quan,

Mấy sông cũng lội mấy ngàn cũng qua”

Các câu thơ trên được các tác giả trung đại vận dụng từ những bài ca dao nào?

Trả lời:

1. Được rút ra từ câu ca dao:

“Quả cau nho nhỏ

Cái vỏ vân vân

Nay anh học gần

Mai anh học xa”.

2. Được rút ra từ câu ca dao:

      “Ai làm cho bướm lìa hoa,

Cho chim xanh nỡ bay qua vườn hồng

      Ai đi muôn dặm non sông

Để ai chất chứa sầu đong vơi đầy”

3.Rút ra từ câu ca dao:

      “Yêu nhau tam tứ núi cũng trèo

   Thất bát sông cũng lội, tứ cửu tam thập lục đèo cũng qua”

Bài 7: Trong các cặp từ sau, từ nào là chính xác:

bàn quan/bàng quan, thăm quan/tham quan, chính trực/chính chực, đọc giả/độc giả, bắt chước/ bắt trước, chín muồi/chín mùi, tựu trung/tựu chung, chuẩn đoán/chẩn đoán, vô hình chung/vô hình trung, trau chuốt/chau chuốt…

rả lời: bàng quan, bàng quan, chính trực, độc giả, bắt chước, chín muồi, tựu trung, chẩn đoán, vô hình trung, trau chuốt.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 1152

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống