Xem toàn bộ tài liệu Lớp 11: tại đây
- Sách giáo khoa ngữ văn lớp 11 tập 1
- Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 11
- Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 11 (Ngắn Gọn)
- Tập Làm Văn Mẫu Lớp 11
- Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 11 Tập 1
- Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 11 Tập 2
- Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 11 Nâng Cao Tập 1
- Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 11 Nâng Cao Tập 2
- Sách Bài Tập Ngữ Văn Lớp 11 Tập 2
Sách giải văn 11 bài thực hành về lựa chọn trật tự các bộ phận trong câu (Cực Ngắn), giúp bạn soạn bài và học tốt ngữ văn 11, sách giải ngữ văn lớp 11 bài thực hành về lựa chọn trật tự các bộ phận trong câu sẽ có tác động tích cực đến kết quả học tập văn lớp 11 của bạn, bạn sẽ có những lời giải hay, những bài giải sách giáo khoa ngữ văn lớp 11, giải bài tập sgk văn 11 đạt được điểm tốt:
A. KIẾN THỨC CẦN NHỚ
– Cùng một câu, nếu ở trạng thái tồn tại riêng thì có nhiều khả năng sắp xếp trật tự từ. Nhưng tùy theo ngữ cảnh hay văn bản mà có cách sắp xếp tối ưu. Do đó, khi phân tích, cần so sánh, đối chiếu để nhận ra tác dụng của mỗi cách sắp xếp, nhất là cách sắp xếp phù hợp nhất với mục đích và nhiệm vụ thông báo của câu, với sự liên kết giữa các câu.
– Nếu sắp xếp trật tự từ không đúng sẽ dẫn đến câu văn mơ hồ về nghĩa, tối nghĩa hoặc vô nghĩa.
– Vấn đề trật tự sắp xếp các bộ phận trong câu liên quan đến cả câu đơn và câu ghép. Trong câu ghép, cần chú ý trật tự sắp xếp các vế câu và việc dùng các quan hệ từ ở các vế câu.
B. LUYỆN TẬP CỦNG CỐ
Bài 1:
Hãy phân tích cách viết của hai câu sau đây:
a. Bạn em nhỏ người nhưng rất thông minh. Thầy giáo dã chọn bạn ấy vào đội tuyển học sinh giỏi
b. Bạn em rất thông minh nhưng nhỏ người. Thầy giáo đã chọn bạn ấy vào đội tuyển học sinh giỏi.
Trả lời
– Trong hai cách viết trên, cách viết câu a hợp lí hơn.
– Trong cách viết ở câu a, cụm từ rất thông minh là trọng tâm thông báo, là luận cứ quan trọng nhất dẫn đến kết luận ở câu sau: Thầy giáo đã chọn bạn ấy vào đội tuyển học sinh giỏi. Trong trường hợp câu a, câu đầu nêu luận cứ, câu sau là kết luận. Trong câu đầu có hai luận cứ, rất thông minh là luạn cứ có hiệu lực mạnh, mang trọng tâm thông báo.
– Trong cách viết ở câu b không phù hợp với lập luận, không làm nổi bật trọng tâm thông báo là rất thông minh.
Bài 2: Trong những câu ghép ở các đoạn trích sau, vì sao vế in đậm lại đặt ở vị trí sau so với vế còn lại? Khi đặt vấn đề đó ở vị trí trước thì nội dug của câu và mạch ý của đoạn có gì thay đổi?
a. Chí Phèo đoán chắc rằng một người đàn bà hỏi một người đàn bà khác đi bán vải ở Nam Định về. Hắn lại nao nao buồn, là vì mẩu chuyện ấy nhắc cho hắn một cái gì rất xa xôi. Hình như có một thời hắn đã ao ước có một gia đình nho nhỏ. Chồng quốc mướn cày thuê, vợ dệt vải.
(Chí Phèo – Nam Cao)
b. Thưa cụ, việc đó là việc riêng của chị cháu. Tùy ý chị cháu cư xử. Cháu không co quyền lạm bàn tới, tuy đối với chị cháu cũng như đối với quan huyện, cháu vẫn là người chịu ơn.
(Nửa chừng xuân – Khái Hưng)
Trả lời:
a. Vế chỉ nguyên nhân trong câu ghép này (là vì mẩu chuyện ấy nhắc cho hắn một cái gì rất xa xôi) cần đặt sau vì vế chính (Hắn lại nao nao buồn) tiếp tục nói về Chí Phèo; mặt khác, vế in đậm lại tiếp tục được khai triển ý ở những câu đi sau: cụ thể hóa cho một cái gì rất xa xôi. Nghĩa là vế chính được đặt trước để liên kết dễ dàng với những câu đi trước, còn vế phụ đặt sau để liên kết dễ dàng với những câu đi sau.
b. Vế chỉ sự nhượng bộ (tuy…) đặt sau. Đó là vế phụ xét về cấu tạo ngữ pháp, nhưng ở những trường hợp này được đặt sau để bổ sung một thông tin cần thiết.
Bài 3: Trong câu ghép ở đoạn trích sau, vì sao vế in đậm lại đặt ở vị trí sau so với vế còn lại?
Thị thấy hắn đương uống rượu, và vừa uống vừa lầm bầm chửi thị về nhà lâu. Hắn không quen đợi; bởi phải đợi, hắn lại lôi rượu, và uống cho đỡ buồn. Uống vào thì phải chửi, quen mồm rồi.
Trả lời:
– Vì phần in đậm là vế phụ chỉ nguyên nhân. Vế này đứng sau vế chính để làm rõ nghĩa cho vế chính.
– Hơn nữa, vế chính đứng trước để tiếp tục nói về đề tài “hắn” ở câu trước, còn vế in đậm đúng sau để tạo sự liên kết về nội dung với câu sau.