Xem toàn bộ tài liệu Lớp 12: tại đây
- Sách Giáo Khoa Vật Lý 12 nâng cao
- Sách Giáo Khoa Vật Lý 12
- Giải Vật Lí Lớp 12 Nâng Cao
- Giải Sách Bài Tập Vật Lí Lớp 12
- Sách Giáo Viên Vật Lí Lớp 12
- Sách Giáo Viên Vật Lí Lớp 12 Nâng Cao
- Sách Bài Tập Vật Lí Lớp 12
- Sách Bài Tập Vật Lí Lớp 12 Nâng Cao
Giải Bài Tập Vật Lí 12 – Bài 37: Phóng xạ giúp HS giải bài tập, nâng cao khả năng tư duy trừu tượng, khái quát, cũng như định lượng trong việc hình thành các khái niệm và định luật vật lí:
C1 trang 191 SGK: Chứng minh rằng, sau thời gian t = xT thì số hạt nhân phóng xạ còn lại là:
Trả lời:
Theo định luật phân rã phóng xạ, số hạt nhân còn lại tại thời điểm t là: N = N0.e-λt
Sau thời gian t = x.T, số hạt nhân phóng xạ còn lại là:
Bài 1 (trang 194 SGK Vật Lý 12): Một hạt nhân
phóng xạ α, β-, β+, γ hãy hoàn chỉnh bảng sau:
Phóng xạ | Z | A | ||
Thay đổi | Không đổi | Thay đổi | Không đổi | |
α | ||||
β- | ||||
β+ | ||||
γ |
Lời giải:
Phóng xạ | Z | A | ||
Thay đổi | Không đổi | Thay đổi | Không đổi | |
α | Giảm 2 | Giảm 4 | ||
β- | Tăng 1 | x | ||
β+ | Giảm 1 | x | ||
γ | x | x |
∗ Phóng xạ α
So với hạt nhân mẹ, hạt nhân con lùi 2 ô trong bảng tuần hoàn và có số khối giảm 4 đơn vị.
∗ Phóng xạ β-
So với hạt nhân mẹ, hạt nhân con tiến 1 ô trong bảng tuần hoàn và có cùng số khối. Thực chất của phóng xạ β- là:
∗ Phóng xạ β+
So với hạt nhân mẹ, hạt nhân con lùi 1 ô trong bảng tuần hoàn và có cùng số khối. Thực chất của phóng xạ β+ là một hạt prôtôn biến thành một hạt nơtrôn, một hạt pôzitrôn và một hạt nơtrinô:
∗ Phóng xạ γ (hạt phôtôn). Hạt nhân con sinh ra ở trạng thái kích thích có mức năng lượng E1 chuyển xuống mức năng lượng E2 đồng thời phóng ra một phôtôn có năng lượng:
Trong phóng xạ γ không có sự biến đổi hạt nhân → phóng xạ γ thường đi kèm theo phóng xạ α và β.
Bài 2 (trang 194 SGK Vật Lý 12): Chọn câu đúng. Quá trình phóng xạ hạt nhân.
A. thu năng lượng
B. tỏa năng lượng
C. không thu, không tỏa năng lượng
D. có trường hợp thu, có trường hợp tỏa năng lượng.
Lời giải:
Chọn đáp án B. Quá trình phóng xạ hạt nhân tỏa năng lượng.
Trong phản ứng toả năng lượng các hạt sinh ra có độ hụt khối lớn hơn nên bền vững hơn. Các hiện tượng: phóng xạ, phân hạnh, nhiệt hạch luôn là phản ứng hạt nhân tỏa năng lượng.
Bài 3 (trang 194 SGK Vật Lý 12): Trong số các tia: α, β–, β+, γ tia nào đâm xuyên mạnh nhất? Tia nào đâm xuyên yếu nhất?
Lời giải:
– Khả năng đâm xuyên tia γ là mạnh nhất vì bước sóng ngắn nhất, năng lượng lớn nhất.
– Khả năng đâm xuyên tia α là yếu nhất vì bước sóng dài nhất, năng lượng nhỏ nhất.
Bài 4 (trang 194 SGK Vật Lý 12): Quá trình phóng xạ nào không có sự thay đổi cấu tạo hạt nhân?
A. Phóng xạ α
B. Phóng xạ β–
C. Phóng xạ β+
D. Phóng xạ γ
Lời giải:
Chọn đáp án D.
a) Phóng xạ α:
Hạt nhân con ở vị trí lùi hai ô so với hạt nhân mẹ
b) Phóng xạ β-:
Hạt nhân con ở vị trí tiến một ô so với hạt nhân mẹ
c) Phóng xạ β+:
Hạt nhân con ở vị trí lùi một ô so với hạt nhân mẹ
d) Phóng xạ γ
Tia γ có bản chất là sóng điện từ nên không có sự biến đổi hạt nhân.
Chọn đáp án D.
Bài 5 (trang 194 SGK Vật Lý 12): Hãy chọn câu đúng. Trong quá trình phóng xạ, số lượng hạt phân hủy giảm đi vào thời gian t theo quy luật
Lời giải:
Chọn đáp án D. Số lượng hạt nhân giảm theo hàm mũ: N = N0.e-λt