Xem toàn bộ tài liệu Lớp 12: tại đây
- Sách Giáo Khoa Vật Lý 12 nâng cao
- Sách Giáo Khoa Vật Lý 12
- Giải Vật Lí Lớp 12
- Giải Sách Bài Tập Vật Lí Lớp 12
- Sách Giáo Viên Vật Lí Lớp 12
- Sách Giáo Viên Vật Lí Lớp 12 Nâng Cao
- Sách Bài Tập Vật Lí Lớp 12
- Sách Bài Tập Vật Lí Lớp 12 Nâng Cao
Giải Bài Tập Vật Lí 12 – Bài 24: Sóng điện từ (Nâng Cao) giúp HS giải bài tập, nâng cao khả năng tư duy trừu tượng, khái quát, cũng như định lượng trong việc hình thành các khái niệm và định luật vật lí:
Bài C1 (trang 131 SGK Vật Lí 12 nâng cao): Từ hình vẽ 24.2, hãy nêu cách áp dụng quy tắc vặn đinh ốc cho các vectơ (hoặc quy tắc tam diện thuận).
Lời giải:
Tại một điểm bất kỳ trên phương truyền sóng, nếu vặn đinh ốc sao cho đinh ốc tịnh tiến theo chiều truyền sóng
Lời giải:
Sóng điện từ là sóng ngang vì phương của dao động các vecto E→, B→ vuông góc với phương truyền sóng.
Lời giải:
Sóng điện từ khác sóng cơ bản ở hai điểm chính
– Sóng cơ luôn luôn phải lan truyền trong môi trường vật chất, không lan truyền trong chân không, sóng điện từ thì có thể lan truyền trong môi trường vật chất và cả trong chân không.
– Sóng cơ có khả năng sóng ngang lẫn sóng dọc còn sóng điện từ thì chỉ là sóng ngang.
A. Khi một điện tích điểm dao động thì sẽ có điện từ trường lan truyền trong không gian dưới dạng sóng.
B. Điện tích giao động không thể bức xạ ra sóng điện từ.
C. Tốc độ của sóng điện từ trong chân không nhỏ hơn nhiều lần so với vận tốc ánh sáng trong chân không.
D. Tần số của sóng điện từ bằng nửa tần số của điện tích dao động.
Lời giải:
Chọn A.
Bài 2 (trang 132 sgk Vật Lí 12 nâng cao): Trong quá trình làn truyền sóng điện từ, vectơ B→ và vectơ E→ luôn luôn
A. Trùng Phương với nhau và vuông góc với Phương truyền sóng.
B. Dao động cùng pha.
C. Dao động ngược pha.
D. Biên thiên tuần hoàn theo thời gian, không tuần hoàn theo thời gian.
Lời giải:
Chọn B.
Lời giải:
Hai sóng điện từ do hai nguồn phát ra giống hệt nhau nên giao thoa với nhau. Trên đường thẳng AB sẽ có những chỗ cực đại ta thu được sóng mạnh, những chỗ cực tiểu ta hầu như không thu được sóng.
Lời giải:
Dùng quy tắc đinh ốc: ta quay cái đinh ốc cho tiền theo chiều truyền sóng (chiều vectơ vận tốc v) thì vectơ E→ sẽ quay đến B→. Suy ra ở trường hợp bên trái và bên phải vectơ B→ đều hướng vào trong trang giấy.
Lời giải:
a) Thí nghiệm 1 (hình a) đặt vật chắn giữa nguồn sóng và anten thu để kiểm tra về tính chất của sóng điện từ là sóng ngang, nếu anten thu có phương truyền thẳng đứng thì thu được tín hiệu mạnh, còn anten thu đặt nằm ngang, tín hiệu thu được rất yếu.
b) Thí nghiệm 2 (hình b) đặt nguồn sóng và anten thu ở cùng một bên vật có bề mặt nhẵn nhằm kiểm tra về tính phản xạ của sóng điện từ và nội dung định luật phản xạ.
c) Thí nghiệm 3 (hình c) đặt nguồn sóng và anten thu ở 2 bên lăng kính nhằm kiểm tra sự khúc xạ của sóng điện từ qua lăng kính và nội dung của định luật khúc xạ.
d) Thí nghiệm 4 (hình d) đặt nguồn sóng trước 2 khe hẹp và nhiều anten thu ở phía sau nhằm kiểm tra sự giao thoa của 2 sóng điện từ kết hợp và xác định vị trí của các vân cực đại và vân cực tiểu.